Thursday, June 24, 2010

THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG CANADA

Việt Nam và Hội Nghị G20 tại TORONTO: Thư Ngỏ gửi Thủ Tướng Canada

Thứ Năm, 24 Tháng 6, 2010.

http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=9123

.

(Bản dịch “Vietnam and the G20 Meeting in Toronto - An Open Letter to Prime Minister Stephen Harper”, đã đăng trên nhật báo Ottawa Citizen ngày 23-6-2010)

.

Ngày 23-6-2010
Thưa Thủ Tướng,

Cuối tháng này Thủ Tướng sẽ có dịp gặp phái đoàn Việt Nam tham dự Hội Nghị G20 tại Toronto. Chúng tôi muốn gửi tới Thủ Tướng một số dữ kiện về Việt Nam và đề nghị phương cách Canada có thể giúp Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, tự do.

Tình trạng kinh tế, xã hội

Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, một đội ngũ nhân công trẻ, chăm chỉ, và phong cảnh nên thơ, rất hấp dẫn đối với đầu tư ngoại quốc. Nhờ vậy mà tổng sản lượng quốc gia tính theo đầu người đã gia tăng từ 402 MK năm 2000 lên tới 1.060 MK, năm2009. Tuy nhiên, Việt Nam còn thua xa các nước láng giềng không Cộng Sản như MãLai (6.897 MK), Thái Lan (3.940 MK), Nam Dương (2.329 MK), và Phi Luật Tân (1.746MK). KhNu hiệu "Phát triển kinh tế theo đường hướng xã hội chủ nghĩa" chỉ là một khẩu hiệu tự mâu thuẫn, trống rỗng.
Về chỉ số phát triển con người (Human Development Index) của Liên Hiệp Quốc, dựa trên lợi tức tính theo đầu người và các yếu tố khác như tuổi thọ trung bình lúc sơ sinh, tỷ lệ biết chữ của người lớn, và trình độ học vấn, năm 2009 Việt Nam bị xếp hạng thấp thứ 116 trên 182 quốc gia được thNm lượng. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì tất cả quyền lực kinh tế thực sự đều nằm trong tay những người có gắn bó với Đảng Cộng Sản, vì hệ thống luật pháp thiếu minh bạch, và vì nạn tham nhũng vô cùng trầm trọng. Transparency International (Minh Bạch Quốc Tế), một tổ chức quốc tế có uy tín chuyên phanh phui tham nhũng trên khắp thế giới, năm 2009 đã xếp Việt Nam hạng thứ 120 trong số 180 quốc gia được đánh giá theo trình độ minh bạch.

Vi phạm nhân quyền
Freedom House, một tổ chức bất vụ lợi quốc tế được thành lập với mục đích cổ động cho tự do trên thế giới, tóm tắt tình trạng tại Việt Nam trong bản tường trình hàng năm 2010 như sau:
“Nhà nước (Việt Nam) tiếp tục tước đoạt đất của dân chúng cho các công trình xây dựng dù trong tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và những người chống đối bị trừng phạt nặng nề. Chính quyền càng ngày càng tỏ ra khắc nghiệt đối với những nhà đối kháng chính trị bằng cách khủng bố các nhà tranh đấu cho dân chủ và những người viết những trang mạng cá nhân để chỉ trích chính quyền. Hồi tháng 9 (2009), chính phủ ban hành chính sách ngăn cấm chỉ trích Đảng Cộng Sản Việt Nam, và đóng cửa một viện nghiên
cứu độc lập duy nhất trong nước.”
Tháng 3 vừa qua, do áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tạm thời thả Linh mục Nguyễn Văn Lý - vị lãnh đạo chống chế độ kiên cường nhất - để ông có thể về nhà trị bệnh. Luật sư Lê Thị Công Nhân - một người trẻ dấn thân đã can đảm đòi hỏi cải tổ chính trị, thường xuyên bị xách nhiễu, và bị giam trong tù 3 năm - cũng được phóng thích, sau khi mãn hạn án tù.
Ngoài Linh mục Lý và Luật Sư Lê Thị Công Nhân còn rất nhiều tù nhân lương tâm vẫn bị quản thúc tại gia, như Hoà Thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; nhiều người còn bị giam trong tù, như Cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Trần Anh Kim, chuyên viên tin học Nguyễn Tiến Trung, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Luật sư Lê Công Định, các thương gia Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long,
tác giả trang blog Điếu Cày Nguyễn Hoàng Hải, nhà văn Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo Sư Vũ Hùng, v.v.
Trong buổi hội thảo do Liên Hội Người Việt Canada tổ chức nhân Ngày Việt Nam tại Quốc Hội Canada, 28-4-2010, Linh Mục Lý phát biểu qua điện thoại, yêu cầu quý vị Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Canada giúp “thúc đNy tiến trình hóa Dân Chủ Việt Nam, cụ thể là dành quyền tự do lập hội, lập đảng, ngăn cản không để nhà nước Cộng Sản Việt Nam bắt thêm các chiến sĩ Dân Chủ Hòa Bình, và yêu cầu thả ngay không điều kiện các chiến sĩ Dân Chủ đang bị giam trong các trại giam tại Việt Nam”.
Cũng trong dịp này, Luật Sư Lê Thị Công Nhân kêu gọi đồng bào tại hải ngoại “tiếp tay với chúng tôi để tranh đấu cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, phải có báo chí tư nhân, chống lại sự phá internet”.
Mặc dầu trong những năm vừa qua, chính phủ Canada đã giúp Việt Nam huấn luyện các thẩm phán và luật sư, chương trình này đã không mang lại kết quả mong muốn.
Bản báo cáo của Freedom House đề cập trên đây nói về hệ thống tư pháp tại Việt Nam như sau:
“Hệ thống tư pháp tại Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản. Tuy các bị can có quyền nhờ luật sư giúp đỡ nhưng Việt Nam có ít luật sư, và nhiều người ngần ngại bênh vực những trường hợp nhạy cảm, sợ sẽ bị nhà nước khủng bố và trả thù. Các luật sư không được quyền gọi hoặc thNm vấn nhân chứng, và rất ít khi được phép xin khoan hồng cho thân chủ. Ngoài ra, công an có quyền quản chế hành chánh những người bị tình nghi đe dọa an ninh quốc gia cho tới 2 năm.”
Dưới chế độ Cộng Sản tại Việt Nam tự do tôn giáo không được tôn trọng. Năm ngoái, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tịch thâu khu đất của nhà thờ Thiên Chúa Giáo Thái Hà, gần Hà Nội, sau đó họ cho ủi sập Thánh đường nhà thờ Tam Toà ở Đồng Hới để làm công viên.
Ngày 13 tháng 9, 2009, họ dùng công an đuổi các học sinh ra khỏi các lớp dạy giáo lý của giáo xứ Loan Lý ở Huế để chiếm đoạt ngôi truờng này. Ngày 27 tháng 9, họ trục xuất các tăng, ni ra khỏi Thiền viện Bát Nhã thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Gần đây hơn, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ra lệnh cho lực lượng công an đến thôn An Phú thuộc Hà Nội, triệt hạ cây Thánh giá được dựng trên đỉnh đồi trên 100 năm nay. Khi giáo dân thuộc khu Đồng Chiêm cương quyết bảo vệ Thánh giá, họ bị đánh đập tàn nhẫn và một số người bị công an bắt đem đi.
Những biến cố kể trên chứng tỏ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã coi thường sự phẫn nộ của thế giới, vẫn tiếp tục chính sách đàn áp các tổ chức tôn giáo và những hoạt động đối kháng chính trị, dù là bất bạo động.
Ủy Ban Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo tại Hoa Kỳ, trong bản tin phổ biến ngày 29-4-2010, nêu tên Việt Nam là một trong 13 quốc gia vi phạm tự do tôn giáo cần phải được lưu ý.

Hoạt động phá rối liên mạng Internet

Theo bản tin ngày 31 tháng 3, 2010 của đài phát thanh BBC, công ty Google cho biết nhu liệu phá hoại đã được dùng để rình mò theo dõi hàng chục ngàn người Việt Nam sử dụng trang mạng. Công ty này cho biết các cuộc tấn công trên mạng dường như nhắm vào những người chống đối việc khai thác mỏ bâu xít tại Việt Nam.
Ngày 10-6-2010, Google chỉ trích một điều luật do chính phủ Việt Nam mới ban hành theo đó các tiệm cung cấp dịch vụ internet phải đặt một nhu liệu nhằm mục đích “giúp chính phủ ngăn chặn không cho người dùng internet vào các trang nhà hoặc để theo dõi các hoạt động của họ.”

Vấn đề môi sinh

Mặc dầu rất nhiều người, trong đó có cả những người trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã lên tiếng phản đối kế hoạch khai thác quặng mỏ bâu xít tại miền Trung Nguyên vì ảnh hưởng tệ hại của nó đối với môi sinh, chính phủ Việt Nam vẫn cho phép một công ty Trung Quốc lớn khai thác. Quyết định này sẽ làm ô nhiễm không những vùng Trung Nguyên, mà cả đồng bằng sông Đồng Nai, nơi có hàng triệu người dân hiện đang sinh sống.

Kết luận

Dù đuợc mời tham dự Hội Nghị G20, Việt Nam còn lâu mới có thể trở thành một quốc gia thực sự tự do, dân chủ. Canada -- một trong những nước viện trợ đáng kể cho Việt Nam -- có thể giúp Việt Nam rất nhiều qua những biện pháp sau đây:


1/ Đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải trả lại tự do cho tất cả các các tù nhân chính trị và xúc tiến đối thoại với họ để tìm cách cải tổ xã hội, kinh tế, và chính trị;

2/ Duyệt lại chương trình viện trợ cho Việt Nam, nhất là trong việc huấn luyện các thNm phán và luật sư, để bảo đảm công quỹ được dùng một cách hữu hiệu;

3/ Đặt điều kiện tiên quyết Việt Nam phải cải tổ nhân quyền, phải bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do lập hội nếu muốn Canada tiếp tục viện trợ.

Xin cám ơn Thủ Tướng đã lưu ý về những đề nghị của chúng tôi.

Trân trọng,

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới
Văn Phòng Đại Diện Khối 8406 Hải Ngoại
Hội Y Sĩ Quốc Tế Việt Nam Tự Do
Văn Bút Việt Nam Hải Ngọai - Trung Tâm Canada
Ủy Ban Canada Yểm Trợ Tù Nhân Lương Tâm
Uỷ Ban Hỗ Trợ Dân Chủ và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam
Ủy Ban Canada Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam
Uỷ Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto
Hội Nhà Văn Lưu Vong
Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada
Hội Y Sĩ Việt Nam tại Ontario
Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại - Trung Tâm Điều Hợp Canada
Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Canada - vùng Montréal
Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - vùng Ontario
Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - vùng Calgary
Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Ontario
Liên Minh Dân Chủ Việt Nam
Đảng Việt Tân
Liên Hội Người Việt Canada

Vietnamese Canadian Federation, 249 Rochester St., Ottawa, ON K1R 7M9 CANADA
www.vietfederation.ca, vietfederation@yahoo.ca

.
.

Vietnam and the G20 Meeting in Toronto
An Open Letter to Prime Minister Stephen Harper

(Published in the Ottawa Citizen, June 23, 2010)

June 23, 2010
Dear Prime Minister:

Later this month you will have the chance to meet the Vietnamese delegation to the G20 meeting
in Toronto. We wish to provide you with some facts about Vietnam and to make some
suggestions on how Canada can help Vietnam join the community of free, democratic countries.

Socio-Economic Standings

With abundant natural resources, a young and industrious work force, and beautiful scenery,
Vietnam attracts a lot of foreign direct investment. This helped boost the country’s per capita
GDP from US$402 in 2000 to US$1,060 in 2009. Yet, Vietnam still has a long way to go to
catch up with its neighbouring non-Communist countries such as Malaysia (US$6,897), Thailand
(US$3,940), Indonesia (US$2,329) and the Philippines (US$1,746). The regime’s motto “market
economy with socialist orientation” is just an empty, self-inconsistent bravado.
In terms of the U.N.’s Human Development Index, which takes into consideration other factors
besides per capita GDP such as life expectancy at birth, adult literacy rate, and education
Vietnam ranked in 2009 a rather low 116th among 182 countries evaluated. This came as no
surprise since much of the real economic power in the country rests with those who have
connections with the Communist Party of Vietnam (CPV), the country legal system is far from
being transparent, and corruption is rampant. Transparency International, a widely respected
international organization dedicated to exposing corruption around the world, in 2009 ranked
Vietnam 120th among 180 countries investigated.

Violations of Human Rights

Freedom House, an international non-profit organization dedicated to the promotion of freedom
around the world, summarized the situation in Vietnam in its 2010 Annual Report as follows:
“The state continued to seize land for development in 2009 despite the global economic
downturn, and those who protested such moves were harshly punished. The authorities also
displayed a growing intolerance for political dissent, cracking down on democracy activists and
critical bloggers. In September (2009), a government ban on public criticism of the Communist
Party of Vietnam took effect, leading to the closure of the country’s only independent think
tank.”
In March 2010, due to international pressure, Vietnamese authorities temporarily released from
prison Father Thaddeus Nguyen Van Ly - one of the regime’s fiercest opposition leaders - for
medical treatment. Lawyer Le Thi Cong Nhan, a young activist who fearlessly demanded
political reforms in the country despite being repeatedly harassed and then thrown in jail 3 years
ago, was also released after serving her sentence.
There are other political dissidents who either remain under house arrest such as the Most
Venerable Thich Quang Do of the Unified Vietnamese Buddhist Church, or are still imprisoned
such as former Army Lieutenant Colonel Tran Anh Kim, information technology specialist
Nguyen Tien Trung, writer Tran Khai Thanh Thuy, lawyer Le Cong Dinh, businessmen Tran
Huynh Duy Thuc, and Le Thang Long, blogger Nguyen Hoang Hai (Dieu Cay), and writer Pham
Thanh Nghien, writer Nguyen Xuan Nghia, Professor Vu Hung, etc.
At the forum held by the Vietnamese Canadian Federation on the occasion of the Vietnam Day
on Parliament Hill, April 28, 2010, Father Ly made – via telephone – an appeal to Canadian
Parliamentarians for help in “pushing for the democratization of the political regime in Vietnam,
specifically for the freedom of forming organizations and political parties; stopping Vietnamese
authorities from arresting more democracy and peace advocates; and demanding the immediate
and unconditional release of those democracy advocates who are being held in prisons in
Vietnam.”
On her part, Lawyer Nhan asked for support in “our struggle for the freedom of press and
freedom of information, the right to publish private newspapers, and against the government’s
control of the internet.”
Despite the efforts made by the Canadian government in the last few years in training
Vietnamese jurists and lawyers, it appears that this help did not bring the desired results at all.
Freedom House characterized the justice system in Vietnam as follows:
Vietnam’s judiciary is subservient to the CPV, which controls courts at all levels. Defendants
have a constitutional right to counsel, but lawyers are scarce and many are reluctant to take on
human rights and other sensitive cases for fear of harassment and retribution by the state.
Defence attorneys cannot call or question witnesses and are rarely permitted to request leniency
for their clients. Police can hold individuals in administrative detention for up to two years on
suspicion of threatening national security.”

Religious freedom is severely curtailed under Communist Vietnam.
In 2009 Vietnamese authorities confiscated the lands that belonged to the Catholic Church in
Thai Ha near Hanoi and later bulldozed a sacred building belonging to the Tam Toa Church in
Dong Hoi Province to make a public park.
In September, they sent the police to lock out the students of the catechism classes belonging to
the Loan Ly Parish in Hue, Central Vietnam, in order to take over the school. Afterward, they
forcibly expelled the monks and nuns of the Bat Nha Buddhist Temple in Lam Dong Province.
More recently, the Vietnamese government ordered the police to An Phu Hamlet in Hanoi to take
down a Holy Cross that has been on top of a nearby hill for over 100 years. When the Dong
Chiem parishioners in the area tried to protect the cross, they were savagely beaten back, and
some of them were taken away.
The independent U.S. Commission on International Religious Freedom, in its report released on
April 29, 2010, named Vietnam among 13 countries of particular concern on religious freedom
violations.

Incidents of Internet Interference
According to a report by the BBC on March 31, 2010, Google says malicious software has been
used to spy on tens of thousands of Vietnamese web users. The company said the cyber attacks
appeared to target opponents of bauxite mining in Vietnam.
On June 10, 2010, Google criticized a regulation recently enacted in Vietnam that will require
retail Internet locations to install a software that will likely “allow the Vietnamese government to
block access to websites, as well as to track user activities.”

Environmental Issues

Despite widespread popular concerns on the impact of bauxite mining on the environment,
including those from its own ranks, the Government of Vietnam went ahead to allow a major
Chinese company to mine bauxite in the Central Highlands of Vietnam. This will lead to serious
pollution of not only the lands in the region but also the Dong Nai River delta in South Vietnam,
where millions of Vietnamese live.

Conclusion

Despite being invited to the G20 meeting, Vietnam is far from qualifying as a fully democratic
and free country. As one of its major aid donors, Canada can help Vietnam a long way by taking
the following actions:
1/ Demanding that Vietnam release all its political prisoners and initiate dialogue with them on
how best to develop the country’s socio-economic and political systems;
2/ Reviewing Canada’s aid to Vietnam, especially in the training of Vietnamese jurists and
lawyers, to ensure that public funds are effectively used; and
3/ Imposing the improvement of its human rights record, including the guarantee of freedom of
information, religion, and assembly to Vietnamese citizens, as a primary condition of
continuation of development aid.

Thank you very much for your consideration.

Yours respectfully,

World Vietnamese Buddhist Order
Bloc 8406 - Overseas Office
World Free Vietnamese Physicians Association
Vietnamese Writers Abroad - P.E.N. Centre (Canada Chapter)
Canadian Committee in Support of Vietnamese Prisoners of Conscience
Comité Canadien de support à la Démocratie et Liberté Religieuse au Vietnam
Canada Committee for Religious Freedom in Vietnam
Committee to Support the Movement for Democracy in Vietnam
Vietnamese Writers in Exile Association
Vietnamese Physicians Association of Canada
Vietnamese Physicians Association of Ontario
Assembly of Veterans of the Republic of Vietnam - Canada Coordination Centre
Vietnamese Veterans Association of Canada - Montreal Region
Vietnamese Veterans Association of Ontario
Calgary Vietnamese Veterans Immigrants Aid Association
Former Thu Duc Reserve Officer Cadet Association of Ontario
Alliance for Democracy in Vietnam
Vietnam Reform Party
Vietnamese Canadian Federation

Vietnamese Canadian Federation, 249 Rochester St., Ottawa, ON K1R 7M9 CANADA
www.vietfederation.ca, vietfederation@yahoo.ca

.

.

.

No comments: