Saturday, June 12, 2010

NGƯỜI DÂN LẠI PHẢN KHÁNG NHÀ CẦM QUYỀN

Người dân lại phản kháng lại nhà cầm quyền

Lê Diễn Đức Weblog News

Tháng Sáu 12, 2010

http://ledienduc.wordpress.com/2010/06/12/ng%c6%b0%e1%bb%9di-dan-l%e1%ba%a1i-ph%e1%ba%a3n-khang-l%e1%ba%a1i-nha-quy%e1%bb%81n/

Rất đáng tiếc, một lực lượng phản kháng lớn như vậy nhưng thường lại nổ ra tự phát, thiếu sự tổ chức thống nhất và đồng khắp nên chưa gây được sức mạnh thích ứng, buộc nhà cầm quyền phải đáp ứng được yêu cầu chính đáng của giới lao động.

.

Báo trong nước Vietnamnet cho hay, liên tục trong những ngày qua, hơn 300 hộ dân của xã Phước Công, huyện Phước Sơn, Quảng Nam đã chặn đường không cho đơn vị thi công mở đường xây dựng nhà máy thuỷ điện Đắk Mi 2…

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Chủ tịch UBND xã Phước Công khẳng định, nguyên nhân sự việc trên là do tắc trách của chủ dự án không đền bù thiệt hại diện tích đất sản xuất của dân khi mở đường thi công nhà máy.

Thống kê của UBND xã, diện tích đất sản xuất lúa nước hiếm hoi của bà con dân tộc tại đây chỉ có hơn 20 ha đã bị đơn vị thi công mở đường xây dựng nhà máy thuỷ điện làm vùi lấp nhưng không được đền bù thoả đáng.

Ngoài diện tích đất lúa nước, diện tích đất rẫy còn lại của bà con nhân dân tại các thôn 1, thôn 2, thôn 3 của xã Phước Công cũng chưa được áp giá đền bù cho người dân. Nhưng đơn vị thi công vẫn ngang nhiên đưa phương tiện cơ giới vào thi công làm vùi lấp hoa màu của bà con.

Bức xúc, 300 hộ dân của xã Phước Công đã khiếu nại các cấp chính quyền địa phương trong vòng hơn 2 tháng nay. Nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết nên bà con nhân dân đã kiên quyết chặn đường.

Chủ tịch UBND xã Phước Công Nguyễn Ngọc Vinh cho biết, xã đã hai lần mời Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 2 và đơn vị thi công lên làm việc, yêu cầu tiến hành kiểm kê, áp giá đền bù cho dân rồi mới thi công. Thế nhưng, Ban quản lý vẫn cố tình phớt lờ. Xã đã có nhiều văn bản báo cáo với ngành chức năng, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Đất thực sự đã trở thành đề tài nóng, quyết liệt và trên một địa bàn rộng trong cả nước trên tuyến cuộc xung đột giữa “dân oan” với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Hiện tượng này bộc lộ sự bất mãn lớn của nhân dân lao động trước chính sách đất đai áp đặt bất công, nhưng đồng thời cũng chứng tỏ người dân đã có tinh thần phản kháng, không sợ bạo lực đàn áp của nhà cầm quyền.

.

Mới hôm 7/05/2010, người dân đã nổi giận trước hành động bất cẩn gây chết người của công an, đã châm lửa đốt một xe tải và đập nát một xe máy của cảnh sát. Quốc lộ 1A bị tê liệt trong nhiều giờ trên đoạn đường hàng km khiến công an tỉnh đã huy động 30 cảnh sát cơ động cùng công an huyện Kỳ Anh (Nghệ An) đến hiện trường để giải thích, vận động người dân.

.

Quốc hội 1A hôm 7/05/2010 - Ảnh: VnExpress

http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/qlavanhao.jpg?w=400&h=242

.

Sau vụ bắn chết nông dân Lê Hữu Nam và em Lê Xuân Dũng 12 tuổi tại cuộc biểu tình phản đối thi công mặt bằng xây dựng tại Nghi Sơn (Thanh Hoá) hôm 25/05/2010, đám tang của anh Lê Hữu Nam được xem như một phản ứng trực diện và thách đố với chính quyền với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương. (http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/06/lehuunam.jpg?w=455&h=255)

Và rất nhiều các vụ khác trong thời gian gần đây nhất chống đối lại chính quyền giải toả, thu hồi đất như vụ Giáo dân Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Hà Đông (Hà Nội), v.v… khiến nhà cầm quyền đã phải dùng bạo lực dã man để trấn áp.

Rất đáng tiếc, một lực lượng phản kháng lớn như vậy nhưng thường lại nổ ra tự phát, thiếu sự tổ chức thống nhất và đồng khắp nên chưa gây được sức mạnh thích ứng, buộc nhà cầm quyền phải đáp ứng được yêu cầu chính đáng của giới lao động.

Nguồn: Vietnamnet 11/06/2010

.

.

.

No comments: