Tuesday, June 1, 2010

NỀN ĐỊA DƯ CỦA SỨC MẠNH TRUNG QUỐC (1)

Nền đa dư ca sc mnh Trung Quc (1)

Robert D. Kaplan

Nguồn: Foreign Affairs

Lê Quốc Tuấn & Cymbidium, X-Cafe chuyển ngữ

http://www.x-cafevn.org/node/420

Bắc Kinh có thể vươn xa đến đâu trên đất đai và lãnh hải?

ROBERT D. Kaplan là thành viên cao cấp tại Trung tâm cho Một nền An ninh mới của Mỹ và là phóng viên cho tờ The Atlantic. Tác phẩm "Gió mùa: Ấn Độ Dương và tương lai của Quyền lực Hoa Kỳ" của ông sẽ được xuất bản vào mùa thu.

Nhà địa lý người Anh, ngài Halford Mackinder đã kết thúc bài viết nổi tiếng năm 1904 "Điểm mấu chốt Địa dư của Lịch sử" của ông, bằng một tham chiếu đáng lo ngại đến Trung Quốc. Sau khi giải thích lý do tại sao khu Á-Âu là điểm tựa địa lý chiến lược cho sức mạnh của thế giới, ông thừa nhận rằng nếu người Trung Quốc mở rộng quyền lực của họ ra ngoài biên giới của mình "có thể tạo nên hiểm họa màu vàng nguy hiểm đến nền tự do của thế giới chỉ vì họ sẽ thêm một mặt tiền đại dương đến các nguồn tài nguyên của lục địa vĩ đại, một lợi thế vốn chưa hề từ chối người dân Nga ở thuê trong khu vực có tính cốt lõi này".

Gác lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của cảm tính, vốn là phổ biến cho thời đại, cũng như các cơn kích động thần kinh gây ra bởi sự nổi lên của một sức mạnh chưa lúc nào từng thuộc về phương Tây, Mackinder có một luận điểm: trong khi Nga, một người khổng lồ Á-Âu khác, về cơ bản đã được, và vẫn còn là một sức mạnh lãnh thổ với một mặt tiền đại dương bị chặn lại bởi băng đá, Trung Quốc, sở hữu một bờ biển ôn đới dài 9.000 dặm với nhiều bến cảng thiên nhiên tốt, là một sức mạnh của cả đất liền và đại dương. (Mackinder thực sự lo sợ rằng một ngày nào đó Trung Quốc có thể còn chinh phục cả Nga). Tầm với thực sự của Trung Quốc kéo dài từ Trung Á, với tất cả các khoáng sản và dầu khí phong phú của họ đến các đường vận chuyển chính của Thái Bình Dương.

Sau đó, trong cuốn Thực tại và những lý tưởng Dân chủ, Mackinder dự đoán rằng cùng với Hoa Kỳ và Anh Quốc, cuối cùng Trung Quốc sẽ chỉ đạo thế giới bằng cách "xây dựng cho một phần tư nhân loại một nền văn minh mới, không hẳn Đông phương và cũng không hoàn toàn Tây phương ".

Địa lý thiên nhiên ưu đãi của Trung Quốc rõ ràng là một điểm quan trọng vốn có khuynh hướng thường bị xem nhẹ trong các cuộc thảo luận về sự năng động kinh tế của đất nước và trong các quyết đoán quốc gia. Tuy nhiên đó là điều tinh yếu: nó có nghĩa là Trung Quốc sẽ đứng ở trung tâm của nền địa lý chính trị ngay cả khi con đường đi đến quyền lực toàn cầu của đất nước này không nhất thiết phải là một đường thẳng. (Trung Quốc đã thường xuyên có tỷ lệ tăng trưởng GDP hơn 10 phần trăm hàng năm trong 30 năm qua, nhưng chắc chắn họ không thể được như thế trong 30 năm nũa) Trung Quốc, kết hợp một nền hiện đại cực đoan kiểu phương Tây với một nền "văn minh thủy lực " (thuật ngữ tạo nên bởi sử gia Karl Wittfogel để mô tả các xã hội thực hành sự kiểm soát tập trung vào thủy lợi) đó là một gợi nhớ về Phương Đông cổ đại: nhờ sự kiểm soát tập trung mà chế độ đã, chẵng hạn như có thể huy động được đội ngũ lao động hàng triệu người để xây dựng các cơ sở hạ tầng lớn. Điều này làm cho Trung Quốc không ngừng năng động trong cách thức mà các nền dân chủ, với tất cả các trì hoãn của họ, không thể thực hiện được. Như những nhà cai trị mang danh nghĩa Cộng sản của Trung Quốc - các dòng giống của khoảng 25 triều đại trở ngược về 4.000 năm trước- đang tiếp thu công nghệ và thực tiễn của phương Tây, tổng hợp chúng trở thành một cơ cấu văn hoá kỷ luật và tinh vi với một kinh nghiệm độc đáo để hình thành được các mối quan hệ triều cống-giữa nhiều điều khác nữa- với các nhà nước khác. "Người Trung Quốc," một người Singapore chính thức nói với tôi vào đầu năm nay rằng họ "quyến rũ được bạn khi họ muốn, ép được bạn khi họ cần ép và họ làm điều đó một cách khá hệ thống ".

Tính năng động bên trong của Trung Quốc tạo nên các tham vọng ở bên ngoài. Các đế chế hiếm khi xảy đến từ sự thiết kế; chúng đã phát triển nên một cách hữu cơ. Khi các tỉnh lớn trở nên lớn mạnh hơn, chúng vun trồng những nhu cầu mới và - điều này có vẻ khác thường - chính những nỗi sợ hãi đã buộc họ phải phát triển ra các hình thức khác nhau. Ngay cả dưới sự quản lý của các vị tổng thống dễ quên nhất - như Rutherford Hayes, James Garfield, Chester Arthur và Benjamin Harrison - nền kinh tế của Hoa Kỳ đã từng tăng trưởng đều đặn và lặng lẽ trong cuối thế kỷ mười chín. Khi giao dịch với thế giới bên ngoài nhiều hơn, đất nước này mới phát triển kinh tế phức tạp và các chiến lược lợi ích ở những nơi xa. Đôi khi, chẳng hạn như ở trong Nam Mỹ và khu vực Thái Bình Dương, những lợi ích này biện minh cho các hành động quân sự.

Hoa Kỳ cũng đã có thể bắt đầu tập trung ra bên ngoài trong thời gian đó bởi vì nó có được sự hợp nhất nội tình của các lục địa; trận quan trọng cuối cùng của các cuộc chiến với người Da đỏ đã xảy ra vào năm 1890.

Hiện nay Trung Quốc đang củng cố biên giới trên đất liền của mình và bắt đầu hướng ra bên ngoài. Các tham vọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng hung hăng như các tham vọng của Hoa Kỳ vào thế kỷ trước, nhưng lại xuất phát từ những nguyên nhân hoàn toàn khác. Trung Quốc không dùng một phương pháp tiếp cận có tính truyền giáo trong các vấn đề thế giới, không tìm cách truyền bá một hệ tư tưởng hoặc một hệ thống chính phủ. Tiến trình đạo đức trong công việc quốc tế là một loại mục tiêu của Mỹ chứ không phải là của Trung Quốc; hành động của Trung quốc ở ngoại quốc bị thúc đẩy bởi việc cần phải bảo đảm năng lượng, kim loại và các khoáng sản chiến lược nhằm hỗ trợ các tiêu chuẩn sống tăng cao cho một dân số quá to lớn của mình, vốn lên đến khoảng một phần năm tổng dân số thế giới.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ quyền lực có lợi thế cả
ở những vùng lãnh thổ tiếp giáp và những miền địa phương xa xôi giàu tài nguyên mà đất nước này cần đến để làm nhiên liệu cho sự tăng trưởng của mình. Bởi vì những gì dẫn dắt Trung Quốc ra các nước bên ngoài là đều có liên quan đến sự sống còn của nền kinh tế - một lợi ích cốt yếu của quốc gia. Trung Quốc có thể được định nghĩa là một sức mạnh siêu-hiện thực (uber-realist). Trung Quốc tìm cách phát triển sự hiện diện một cách chắc chắn ở khắp các phần lãnh thổ Phi Châu vốn được trời phú cho dầu mỏ, các loại khoáng sản đồng thời còn muốn bảo đảm được việc truy cập an toàn đến các cảng trên khắp Ấn Độ Dương và vùng biển Nam Trung Quốc, vùng có thể kết nối thế giới Ả Rập-Ba Tư giàu hydrocarbon với bờ biển Trung Quốc. Không có được lựa chọn trong vấn đề này, Bắc Kinh ít quan tâm về thứ loại chế độ mà mình phải tham dự; Trung quốc cần đến sự ổn định, chứ không phải đức hạnh như phương Tây nghĩ đến. Và bởi vì một số trong những chế độ này- như những chế độ ở Iran, Myanmar (còn gọi là Miến Điện) và Sudan - sự lùng sục nguồn tài nguyên trên khắp thế giới của Trung Quốc đã mang đất nước này đến sự xung khắc với đất nước Hoa Kỳ có định hướng truyền giáo, cũng như với các nước như Ấn Độ và Nga, chống lại những ai đang sở hữu các khu vực của ảnh hưởng Trung Quốc đang bật lên.

Thật ra mà nói, Trung Quốc không phải là một vấn nạn sống còn cho các nước này. Cơ hội của một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là xa vời; đe dọa quân sự của Trung Quốc vào Hoa Kỳ chỉ là gián tiếp. Thách thức mà Trung Quốc đưa ra chủ yếu là vì địa lý – bất kể các vấn đề quan trọng về nợ nần, giao thương và sự tăng nhiệt toàn cầu. Khu vực ảnh hưởng tại lục địa Á-Âu và Châu Phi của Trung quốc đang phát triển, không phải theo một loại ý nghĩa đế quốc của thế kỷ 19 nhưng trong một tính cách tinh tế hơn, phù hợp hơn với thời đại toàn cầu. Chỉ đơn giản bằng việc đảm bảo nhu cầu kinh tế của mình, Trung Quốc đang chuyển dịch cán cân quyền lực ở Đông bán cầu, và điều ấy khiến Hoa Kỳ phải quan tâm mạnh mẽ. Trên đất liền và trên biển, tiếp tay bởi vị trí thuận lợi của Trung Quốc trên bản đồ, Ảnh hưởng của Bắc Kinh đang lan tỏa và mở rộng từ Trung Á đến biển Nam Trung Hoa, từ Nga ở vùng Viễn Đông cho đến Ấn Độ Dương. Trung Quốc là một sức mạnh lục địa đang gia tăng, và, như Napoleon từng tuyên bố một lời nổi tiếng, các chính sách của các quốc gia như vậy đều đã có sẵn trong địa dư của họ.

Hội chứng Nhạy cảm Biên giới

Tân Cương và Tây Tạng là hai khu vực chính trong các tỉnh Trung quốc mà người dân ở đó đã từng phản đối lại sức lôi kéo của nền văn minh Trung Quốc. Điều này, trong một cách nhìn, làm cho hai tỉnh này trở thành một loại tài sản có quyền lực của Bắc Kinh. Ngoài ra, những căng thẳng ái quốc có tính sắc tộc ở các khu vực này làm phức tạp các mối quan hệ của Bắc Kinh với các tỉnh lân cận.

"Tân Cương" tên một tỉnh cực tây của Trung Quốc, có nghĩa là "lãnh địa mới", nói đến vùng Turkestan thuộc Trung Quốc, một khu vực rộng gấp hai Texas nằm xa khỏi khu trung tâm của Trung Quốc, ngang qua sa mạc Gobi. Về một số hình thức, Trung Quốc đã được là một quốc gia từ hàng ngàn năm, nhưng Tân Cương chỉ mới chính thức trở thành một phần của Trung quốc vào cuối thế kỷ mười chín. Kể từ đó, như ngài Fitzroy Maclean, nhà ngoại giao người Anh trong thế kỷ 20 từng nhận định, lịch sử của tỉnh này "đã từng là một lịch sử của những bất ổn lâu dài" ngắt quãng bởi các cuộc khởi nghĩa và các giai đoạn khác nhau của nền cai trị độc lập mãi đến những năm 1940. Vào năm 1949, Mao Trạch Đông của chủ nghĩa Cộng sản đã hành quân vào Tân Cương, cưỡng bức tỉnh này hội nhập vào các phần còn lại của Trung Quốc. Nhưng thời gian gần đây như hồi năm 1990 và một lần nữa vào năm ngoái, dân tộc Turkic người Duy Ngô Nhĩ - hậu duệ của người Thổ Nhĩ Kỳ từng cai trị Mông Cổ trong các thế kỷ thứ
thứ bảy và thứ tám – đã nổi loạn chống lại quyền cai trị của Bắc Kinh.

Người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc có khoảng tám triệu người, tạo nên một dân số ít hơn một phần trăm dân số của Trung Quốc, nhưng họ chiếm đến 45 phần trăm của tỉnh Tân Cương. Tổng số dân Hán đa số của Trung Quốc tập trung nhiều ở các vùng đất thấp nơi trung tâm của đất nước gần sát Thái Bình Dương, trong khi các cao nguyên khô hơn ở phía tây và phía Tây nam của đất nước là những gốc quê có tính lịch sử của các dân tộc thiểu số Uighur và Tây Tạng. Phân phối này là một nguồn liên tục của căng thẳng, bởi vì trong cái nhìn của Bắc Kinh, một đất nước Trung Quốc hiện đại cần phát huy được toàn quyền kiểm soát các vùng bình nguyên này. Để đảm bảo các khu vực này - cùng dầu hỏa, khí đốt tự nhiên, đồng và các quặng sắt trong đất của họ - trong nhiều thập kỷ Bắc Kinh đã tăng dân số các khu vực này bằng người Hán của Trung Quốc từ các khu trung tâm của đất nước. Trung quốc cũng đã tích cực tán tỉnh dân tộc Turkic của các nước cộng hòa Trung Á, một phần để tước mất các cơ sở có thể là hậu phương của những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Bắc Kinh cũng đã tán tỉnh các chính phủ Trung Á để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình; Trung Quốc đã trải dài xa vào lục địa Á-Âu, nhưng không xa đủ cho nhu cầu tài nguyên thiên nhiên của mình. Thế lực của Bắc Kinh ở Trung Á nằm trong dạng hình của hai đường dẩn dầu chính đến Tân cương vốn chẳng bao lâu sẽ được hoàn thành: một đường để chở dầu từ biển Caspian qua Kazakhstan và một đường khác để để mang khí tự nhiên từ Turkmenistan ngang qua Uzbekistan và Kazakhstan. Cơn đói khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc cũng có nghĩa là Bắc Kinh sẽ phải chịu những rủi ro đáng kể để giữ được chúng. Bắc kinh đang khai thác mỏ đồng ở phía nam Kabul giữa chiến tranh tàn phá ở Afghanistan đồng thời còn ngắm nghía đến cả sắt, vàng, uranium và đá quý của khu vực (khu vực có một số quặng mỏ chưa hề được khai thác của thế giới). Bắc kinh cũng hy vọng sẽ xây dựng được đường xá và đường ống dẫn năng lượng thông qua Afghanistan và Pakistan, liên kết lên lãnh địa Trung Á vừa chớm nở của mình với các cửa cảng trên Ấn Độ Dương. Địa lý chiến lược của Trung Quốc sẽ được nâng cao nếu Hoa Kỳ ổn định được Afghanistan.

Cũng giống như Tân Cương, Tây Tạng là niềm quan yếu đối với việc tự thai nghén ra lãnh thổ của Trung Quốc, và giống như Tân Cương, Tây Tạng ảnh hưởng đến các quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Miền núi cao nguyên Tây Tạng, giàu đồng và sắt quặng, chiếm phần lớn lãnh thổ của Trung Quốc. Đây là lý do tại sao Bắc Kinh quan niệm với nỗi niềm kinh hoàng về viễn cảnh quyền tự chủ của Tây Tạng, chưa kể đến nền độc lập, và tại sao Trung Quốc phải điên cuồng xây dựng đường giao thông và đường sắt trên toàn khu vực. Nếu không có Tây Tạng, Trung Quốc chỉ là phần đuôi - và Ấn Độ sẽ thêm một khu vực phía Bắc vào căn cứ quyền lực cho tiểu lục địa của mình.

Với dân số trên một tỷ, Ấn Độ đã là một miếng nêm địa lý cùn mẻ trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á. Một bản đồ của nước "Đại Trung" trong cuốn “Ván cờ Vĩ đại” của Zbigniew Brzezinski hồi năm 1997 đã làm sống động cho quan điểm này. Ở một số mức độ , Trung Quốc và Ấn Độ đang thực sự có số mệnh theo địa lý để là các đối thủ của nhau: là các hàng xóm với dân số cực đông, là các nền văn hóa phong phú và đáng kính và các khẳng định luôn cạnh tranh lẫn nhau về lãnh thổ (ví dụ như tỉnh Arunachal Pradesh của Ấn độ). Vấn đề Tây Tạng chỉ làm trầm trọng thêm những vấn đề này. Ấn Độ đã cung cấp nơi chốn cho chính phủ lưu vong của Dalai Lama từ năm 1957, và theo Daniel Twining, một uỷ viên cao cấp tại Quỹ Marshall Đức, những căng thẳng trong biên giới Trung Quốc-Ấn Độ gần đây "có thể liên quan đến các lo lắng ở Bắc Kinh về người kế vị của Đạt Lai Lạt Ma ": vị Dalai Lama kế tiếp có thể đến từ vành đai văn hóa Tây Tạng vốn trải dài qua phía bắc Ấn Độ, Nepal, và Bhutan, khiến ngài còn thậm chí có thể ủng hộ Ấn Độ hơn là chỉ chống Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chơi một "Trò chơi lớn" không chỉ ở trong những khu vực đó mà còn ở BangladeshSri Lanka. Tân Cương và Tây Tạng nằm trong biên giới pháp lý của Trung Quốc, nhưng các quan hệ căng thẳng của chính phủ Trung Quốc với dân chúng ở hai tỉnh này cho thấy rằng khi Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng của mình ra ngoài cốt lõi Hán tộc của mình, nó sẽ bắt buộc phải gặp sự kháng cự.

(còn tiếp)

.

.

.

No comments: