Sunday, June 6, 2010

LUẬT AN TOÀN Ở VIUEETJ NAM và NHỮNG TAI NẠN CHẾT NGƯỜI

Luật an toàn ở Việt Nam và những tai nạn chết người?
Mark Magnier – Phan Tường Vi tóm tắt

06-06-2010

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7494

Cháu Châu Linh Uyên, một học sinh lớp bốn, đang chơi trước trường mình ở thành phố Hồ Chí Minh hai tháng trước đây, khi cháu sờ vào một máy rút tiền (ATM) của ngân hàng nhà nước nằm cách cổng trường chỉ vài mét.
Trong chớp mắt, một dòng điện hơn 100 volts chạy qua thân hình bé nhỏ của cháu, cháu Uyên sùi bọt mép, mê man bất tỉnh. Cháu chết chỉ vài phút sau đó.

Cuộc điều tra ngay sau tai nạn này xảy ra cho hay, trong tổng số 866 máy ATM được gắn trong toàn thành phố, có 121 máy bị chạm điện thoát ra ngoài, hoặc ở bàn phím hay trên bề mặt, rất nhiều máy có sự chạm điện với luồng điện cao thế có thể gây chết người nếu bị giật.

Khi một Việt Nam cộng sản bắt đầu nhắm đến chuyện bảo vệ người tiêu thụ (như hiện đang bàn luận ở Quốc hội – DCVOnline) và ước mơ trở thành tầng lớp trung lưu, ngày càng có nhiều người đặt vấn đề với những công trình xây dựng kém phẩm chất và hệ thống phân phối điện cẩu thả, không an toàn trong lúc cả nước hối hả lao vào tương lai và cùng một lúc - là sự cảm nhận sự gian dối đang có có mặt khắp mọi nơi, trong đời sống hôm nay, cái gọi là tính ngay thẳng và tự trọng của con người không còn nữa.

Cái chết oan uổng của cháu Uyên là cái chết sau cùng trong một loạt người chết vì điện giật. Tháng Tư năm 2009, trong lúc một cô gái 22 tuổi đang dừng lại trên đường vì kẹt xe, dây điện bên lề đường Âu Cơ, Sài Gòn bỗng rớt xuống ngay trên người cô. Cô chết tươi tại chỗ.
Hôm tháng Tám, một bé trai 13 tuổi đi xe đạp qua một vũng nước mưa sau một trận mưa lớn và bị điện giật chết tại chỗ vì một cột điện bên đường bị chạm ra ngoài. Một tháng sau, một bé trai khác 10 tuổi cũng bị điện giật chết trong lúc chơi đá banh dưới cơn mưa, cũng vì đường dây điện chạy ngầm dưới lòng đất bị chạm.

Theo Bộ Thương mãi và Kỹ nghệ, hằng năm có khoảng 450-500 chết vì điện giật ở Việt Nam, và nhà nước Việt Nam hứa sẽ gia tăng tiêu chuẩn an toàn trong một nỗ lực nhằm làm giảm con số tử vong hằng năm vì bị điện giật này.

Cũng rất nhiều người coi thường chuyện này, họ chấp nhận rủi ro đi cùng với sự thay đổi của đời sống đang nhanh chóng chuyển mình ở Việt Nam, theo một số nhà xã hội học. Cho một đất nước mà điện chỉ có hai mươi năm trước đây, một số nhỏ người chết là cái gía có thể chấp nhận được so với những gì điện mang tới cho đời sống con người.

Trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển trung bình 7% hằng năm, số người nghèo giảm xuống còn 11% trong tổng số 86 triệu người, so với 58% trong năm 1993. Lợi tức mỗi đầu người giờ lên khoảng 1,000 đô-la, so với 400 đô-la trong năm 2000.

“Đời sống thay đổi qúa nhanh, những nhà xã hội học cũng không thể bắt kịp,” nhà báo Nguyễn Lan Anh nói.

Anh Phan An là một trường hợp điển hình. Anh An là một tư vấn về IT đã cùng với năm anh chị em khác lớn lên ở thành phố Đà Nẵng đã không biết điện và nước máy là gì, tất cả mọi người đi tắm ở ngoài đồng và đọc sách bằng đèn dầu, ngủ chung chạ với nhau trong một căn phòng và đi bộ năm cây số đến trường học.
Giờ đây anh An ngồi nghe nhạc từ máy điện toán trong một building được xây ngay trên một mảnh đất mà chỉ mới mấy năm trước đây là một cánh đồng. Căn hộ hai phòng anh ở chung với bạn có đầy đủ quạt máy, máy giặt, TV, tủ lạnh Sanyo và cây đàn điện.
Theo anh An, chuyện điện bị chạm ở máy ATM là chết người là một chuyện đau lòng, nhưng vấn đề thực sự nằm sâu hơn thế: đó là một hệ thống tham nhũng, không bảo vệ người dân hay không cho người dân có dịp lên tiếng nói nhằm đóng góp một xã hội nên được tổ chức như thế nào.
“Cái chết ở máy ATM, cái chết của em bé trên vũng nước, những điều này là triệu chứng cho thấy cái hệ thống (quản trị của nhà nước này) không hiệu qủa,” anh An nói.

Cho một số người khác, họ cho rằng gia tăng hình phạt dành cho những người vi phạm sẽ giải quyết được vấn đề làm ăn cẩu thả này. “Nên dân làm ăn biết họ sẽ bị đổ nợ và đi tù vài năm vì gây ra chuyện chết người ở máy ATM, họ không dám làm lơ là với vấn đề an toàn nữa, một sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh nói.

Một số người khác, bao gồm cả những người còn nhớ đến cái giai đoạn suy tàn của Sài Gòn trước khi quân Cộng sản chiếm, thì cho rằng cần giáo dục tốt hơn về đạo đức và những gía trị căn bản của con người.
“Giới trẻ bây giờ ít đạo đức hơn, và cả xã hội chỉ nghĩ đến đồng tiền,” Ông Nguyễn Thanh Minh, 56 tuổi, một cựu quân nhân của quân đội miền Nam trước đây, người đã bị tù cải tạo bảy năm trong rừng sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975. “Bây giờ nó tồi tệ hơn Sài Gòn ngày xưa.”

Ở một chừng mực nào đó, thì chuyện bị điện giật ở máy ATM phản ảnh cho thấy Việt Nam đã đạt được gì và những gì chưa đạt được, ông Chuck Searcy người đã sống ở Hà Nội từ năm 1995 nói.
Một mặt, giới trung lưu giờ khấm khá ra và họ hãnh diện với những gì họ đạt được, theo ông. Nhưng cùng lúc, building đắt tiền được xây với cát nhiều hơn xi-măng và những tòa văn phòng cao ngất trời được xây … không đủ gạch. “Tôi thường thán phục (người Việt Nam) vì giá trị gia đình và sức mạnh thật sự của họ. Giờ đâu, có qúa nhiều gỉa tạo, gian dối, lòng người qúa sức tham lam,” ông Searcy chia sẻ.

© DCVOnline

Nguồn: (1) Deadly shocks point up gaps in Vietnam safety rules. LA Times, by Mark Magnier, 5 June 2010

.

.

.

No comments: