Wednesday, June 16, 2010

HỘI CHỢ QUỐC TẾ SÁCH BÁO 2010 tại GENEVA, THỤY SĨ

Từ Văn Chương đến Nhân Quyền, Văn Bút và Việt Nam tại Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève Thụy Sĩ 2010

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

http://www.doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0610/baimoi0610_230.html

Mặc dù có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khoảng một trăm ngàn người đã đến viếng Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève từ ngày 28 tháng 4 đến 2 tháng 5 năm 2010. Có sự tham dự của 750 cơ sở xuất bản sách báo, tổ chức văn hóa, giáo dục, thư viện, đại học, sinh viên, hội nhà văn, nhà báo ở Thụy Sĩ và 17 nước khác, nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc (UNESCO, UNICEF, OMC, OMS, OMPI, BIT), Cộng đồng Quốc tế Pháp thoại, Đài Vô Tuyến Truyền Thanh và Truyền Hình Thụy Sĩ. Thượng khách của Hội Chợ là Thụy Điển, mà thủ đô Stockholm là nơi Giải Nobel Văn chương được trao tặng cho 102 khôi nguyên từ năm 1901. Đông đảo bạn đọc đủ mọi lứa tuổi bị lôi cuốn vào không gian Thụy Điển bởi một một nền văn chương phong phú, đa dạng, nổi tiếng thế giới. Nếu chỉ kể vài tác giả tiêu biểu: August Strindberg (1849-1912), nhà soạn kịch và viết tiểu thuyết với quyển Röda rummet (Căn phòng màu đỏ), nhà văn nữ Selma Lagerlöf (1858-1940), Giải Nobel văn chương năm 1909, với thiên truyện thiếu nhi Nils Holgerssons underbara resa genom Sverige (Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nils Holgerssons xuyên qua suốt nước Thụy Điển); Elsa Beskow (1874-1953) nhà văn nữ và nhà minh họa sách thiếu nhi; nhà văn nữ Astrid Lindgren (1907-2002), nữ văn sĩ lừng danh và có nhiều ảnh hưởng đối với giới văn học dành cho thiếu nhi, với gần 90 cuốn sách, nhứt là tác phẩm Pippi Langstrump (Pippi cô gái vớ dài) được dịch ra hơn 90 thứ tiếng; Stieg Larsson (1954-2004), tác giả ba quyển tiểu thuyết trinh thám trong bộ Millénium (Thiên niên kỷ). Camilla Läckberg Eriksson (1974), tác giả tiểu thuyết trinh thám. Trong số những nhà văn hiện đại Thụy Điễn thân hành đến Genève có Hakan Nesser, tác giả Bức Tường của Sự Im Lặng. Hội chợ còn có Phòng Sách Báo và Văn Hóa Phi châu, Phòng triển lãm về văn sĩ Pháp Albert Camus, Giải Nobel Văn chương 1957. Ngoài ra, Phòng triển lãm với hơn 40 bức tranh cố danh họa Thụy Sĩ Félix Vallotton thu hút nhiều khách thưởng ngoạn nghệ thuật.

.

Về phía những tổ chức Nhân Quyền, có Ân Xá Quốc Tế bên cạnh Văn Bút Quốc Tế (PEN International) mà Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre PEN Suisse Romand) là thành viên đại diện. Cộng đồng Tây Tạng tị nạn cũng có Phòng triễn lãm sách báo và thông tin. Chương trình hàng ngày của Hội Chợ thông báo những buổi thảo luận sôi nổi và lý thú về Văn hóa, Văn chương, Báo chí, Truyền thông…Riêng Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đã tổ chức những buổi giới thiệu tác giả và tác phẩm, hội luận về văn chương và vấn đề sáng tác tại Genève và Thụy Sĩ. Ngoài sự tham dự của các văn thi hữu Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Hội Nhà Văn và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève còn có phần thuyết trình của nữ thi hữu Koumantho Zeinat Diallo, nguyên sáng lập viên Trung tâm Văn Bút Nigéria, hai nhà văn nữ Daniela Norris, Do Thái và Shireen Anabtawi, Palestine. Nữ thi hữu Nigéria đã ngâm thơ bằng tiếng Mẹ đẽ và một văn hữu kiêm kịch sĩ Thụy Sĩ đọc thơ bà trong bữa ăn do Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Hội Nhà Văn Genève khoản đải các văn hữu tân khách. Đại sứ Nigéria tại Thụy Sĩ đã xin được tham dự và lên tiếng ca ngợi nữ thi hữu.

Văn Bút Quốc Tế - Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại - Nhân Quyền Việt Nam

.

Trong Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève, Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại có một phòng triển lãm song lập tại khu Chouette Espace, một nửa dành cho Văn Bút Quốc Tế ở số 554 và một nửa cho Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại ở số 552. Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt trông nom Phần Văn Bút Quốc Tế, chọn chủ đề là Việt Nam và 50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù. Năm 2010, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện hiện sống lưu vong tại Californie Hoa Kỳ và Cố Hòa Thượng Thích Huyền Quang là hai người trong số 50 tù nhân ngôn luận và lương tâm thế giới được Văn Bút Quốc Tế tuyên dương. Năm mươi tù nhân ngôn luận và lương tâm được coi như là tiêu biểu cho hàng ngàn cá nhân được Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù bênh vực trong suốt 50 năm qua lúc họ bị đàn áp, tù đày vì hành sử quyền Tự do Diễn đạt Tư tưởng. Năm mươi người cầm bút, gồm có các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, trí thức, dân chủ đối kháng, bảo vệ Nhân Quyền dưới các chính thể khác nhau :

1960 Musine Kokalari (Albanie), 1961 Henri Alleg (Algérie/Pháp), 1962 Mochtar Lubis (Nam Dương),

1963 Josef Brodsky (Liên Sô), 1964 Wolfgang Harich (Đông Đức),1965 Wole Soyinka (Nigeria),

1966 Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel (Liên Sô), 1967 Angel Cuadra (Cuba),1968 Rajat Neogy (Ouganda),

1969 Yannis Ritsos (Hy Lạp), 1970 Jose Revueltas (Mễ Tây Cơ), 1971 Nguyễn Chí Thiện (Việt Nam),

1972 Xose Luis Mendez (Galice/Tây Ban Nha), 1973 Nien Cheng (Trung Hoa),

1974 Shahmush Parsipur (Ba Tư), 1975 Breyten Breytenbach (Nam Phi), 1976 Kim Chi Ha (Nam Hàn)

1977 Alicia Partnoy (Á Căn Đình), 1978 Georgi Markov (Bulgarie), 1979 Vaclav Havel (Tiệp Khắc),

1980 Alaide Foppa de Solorzano (Guatemala), 1981 Nawal El Saadawi (Ai Cập),

1982 Ngugi Wa Thiong’s (Kenya), 1983 Mansur Rajih (Yemen), 1984 Martha Kumsa (Ethiopie),

1985 Irina Ratushinskaya (Liên Sô), 1986 Adam Michnik (Ba Lan), 1987 Jack Mapanje (Malawi),

1988 Faraj Bayrakdar (Syrie), 1989 Salman Rushdie (Ấn Độ), 1990 Aung San Suu Kyi (Miến Điện),

1991 Ragip Zarakolu (Thổ Nhĩ Kỳ), 1992 Pramoedya Ananta Toer (Nam Dương),

1993 Tahar Djaout (Algérie), 1994 Maria Elena Cruz Varela (Cuba), 1995 Ken Saro Wiwa (Nigeria),

1996 Taslima Nasrin (Bangladesh), 1997 Faraj Sarkoohi (Ba Tư), 1998 Pius Njawe (Cameroun),

1999 Mamadali Makhmudov (Ouzbékistan), 2000 Yehude Simon Munaro (Pérou),

2001 Sihem Bensedrine (Tunisie), 2002 Dawit Isaak (Erythrée), 2003 Thích Huyền Quang (Việt Nam),

2004 Ali Lmrabet (Maroc), 2005 Lydia Cacho (Mễ Tây Cơ), 2006 Anna Politkovskaya (Nga),

2007 Hrant Dink (Thổ Nhĩ Kỳ), 2008 Sayed Parvez Kambakhsh (A Phú Hãn), 2009 Liu Xiaobo (Trung Hoa). ‘.

Bên cạnh những sách trưng bày của các văn thi hữu Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, còn có tác phẩm :

* Trần Khải Thanh Thủy với Viết Từ Hang Đá Nhỏ Lệ Cùng Dân, tuyển tập tiểu luận, phê bình, phóng sự, truyện ngắn và thơ, nxb. Cội Nguồn Hoa Kỳ 2007;

* Nguyễn Chí Thiện với Hạt Máu Thơ - Blood Seeds Become Poetry, thơ (bản dịch tiếng Anh Nguyễn Ngọc Bích, nxb. Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 1996 ); Hoa Địa Ngục - The Flower of Hell, thơ song ngữ, bản dịch tiếng Anh Nguyễn Ngọc Bích, nxb. Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 1996); Hỏa Lò, Tập Truyện, nxb. Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 2001; Hỏa Lò - Hanoi Hilton Stories, bản dịch Nguyễn Ngọc Bích, Vann Saroyan và Nguyễn Kiếm Phong, nxb. Yale University South East Asia Studies 2007); Fleurs de L’Enfer, thơ song ngữ, bản dịch tiếng Pháp Nguyễn Ngọc Quỳ và Dominique Delaunay, nxb Institut de L’Asie du Sud-Est 1999.

* Nguyên Hoàng Bảo Việt với Dấu Tích Phượng Hoàng, thơ và L’Empreinte du Phénix, thơ, bản dịch tiếng Pháp bà Hoàng Nguyên, nxb Bạn Văn Paris 2008.

* Nhiều tác giả với Tuyển Tập Thơ Văn tiếng Đức (nguyên văn hoặc bản dịch) Die Mauern des Schweigens uberwinden (Vượt Qua Bức Tường của Sự Im Lặng) :

Afeif Ismail Abdelrazig (Soudan), Hussein Ali Al- Hashimi và Jasim Al Alibaddi (Iraq), Daniel Alikhani (Ba Tư), Victor Rolando Arroyo (Cuba), Alhierd Bacharevic (Biélo-Russie), Nahid Bagheri Goldschmied (Ba Tư), Bei Dao (Trung Hoa), Sihem Bensedrine (Tunisie), Flora Brovina (Cựu Nam Tư), Horacio Castellanos Moya (Honduras/El Savador); Dai Wangshu và Duo Duo (Trung Hoa), Ramesh Fernadao (Sri Lanka), Reza Ghaffari (Ba Tư), Izzat Ghazzawi (Palestine), Gu Cheng (Trung Hoa), Hoài Việt (Việt Nam), Aftab Husain (Hồi Quốc), Philo Ikonya (Kenya), Easterine Iralu (Ấn Độ), Drafer Jacobs (Iraq), Adam Janali (A Phú Hản), Fadeel Kayat (Iraq), Liu Xiaobo và Ma Zhe (Trung Hoa), Sabit Madaliev (Ouzbékistan), Jack Mapanje (Malawi), Rafael Marques (Angola), Alesssandra Molina (Cuba), Fiston Basser Mwanza (Congo), Nguyên Hoàng Bảo Việt (Việt Nam), Nguyễn Song Anh (Việt Nam), Jodgor Obid (Ouzbékistan), Osonye Tess Onwueme (Nigeria), Orhan Pamuk (Thổ Nhĩ Kỳ), Eliana Potiguara (Ba Tây), Mansur Rajih (Yémen), Ales Rasanau (Biélo-Russie), Moniru Ravanipour (Ba Tư), Rolando Sánchez Mejia (Cuba), Said (Ba Tư), Thiagarajah Selvanithy (Sri Lanka), Ahmad Shamlu (Ba Tư), Shi Tao (Trung Hoa), Aung San Suu Kyi (Miến Điện), Javier Tuanama (Pérou), Tùy Anh (Việt Nam), Vân Hải (Việt Nam), Koigi Wa Wamwere (Kenya), Saw Wei (Miến Điện), Tsering Woeser (Tây Tạng bị chiếm đóng), Yang Lian (Trung Hoa), Nurmemet Yasin Orkishi (Ouighour/Tân Cương bị chiếm đóng), Mohsen Soltany Zand (Ba Tư) và Zargana (Miến Điện). Chủ biên Helmuth A. Niederle, nhà văn Chủ tịch Ủy Ban Văn Bút Áo Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù, nxb Locker, Vienne (thủ đô Áo) 2009, phát hành vào dịp Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế tại thành phố Linz (Áo) tháng 10 năm 2009.

Ghi chú : thi hữu Hoài Việt và nữ thi hữu Vân Hải cư ngụ tại Pháp, thi hữu Tùy Anh và Nguyễn Song Anh tại Đức, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt tại Thụy Sĩ, tất cả các tác giả từng là hội viên Trung tâm Âu Châu/Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

* Nhiều tác giả với Tạp chí PEN INTERNATIONAL(VĂN BÚT QUỐC TẾ), Số đặc biệt Contexte Asie Pacifique (Á Châu Thái Bình Dương), tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha :

Marjorie Evasco (Phi Luật Tân), Nurmuhemmet Yasin (Ouighour/Tân Cương bị chiếm đóng), Nguyên Hoàng Bảo Việt/Hoàng Nguyên (Việt Nam), Urvashi Butalia (Ấn Độ), Iain Britton (Tân Tây Lan), Vojtech Novotny (Tiệp), Yan Lianke (Trung Hoa), Kshanika Argent (Sri Lanka), Koike Masayo (Nhựt Bản), Tabish Khair (Ấn Độ), Tsering Woeser (Tây Tạng bị chiếm đóng), Liao Yiwu/Wen Huang (Trung Hoa), Peter Loveday (Úc), Samay Hamed (A Phú Hãn), Nelson Wattie (Tân Tây Lan), Taslima Nasrin (Bangladesh), Nares Banerji (Ấn Độ), Malu Halasa (Ba Tư), Lee Gil-Won (Nam Hàn), Wang Xiaobo (Trung Hoa), Easterine Kire Iralu (Ấn Độ), Michel Hockx (Giáo sư Anh môn Hoa Văn), Suragamika (Miến Điện), Joseph O. Legaspi (Phi Luật Tân), Marilyn Duckworth (Tân Tây Lan), Sunny Singh (Ấn Độ), Tze Ming Mok (Trung Hoa/Tân Tây Lan), Aamer Hussein (Hồi), Marc Mangin (nhà văn Pháp chuyên về Đông Nam Á), Rachel Harris (Giáo sư Nhân Chủng Âm Nhạc Học chuyên về dân tộc Ouighour) và Sampurna Chattarji (Ethiopie/Ấn Độ). Chủ biên Albert Mitchell, Văn Bút Quốc Tế, nxb Bloomberg Luân Đôn (Anh Quốc), phát hành vào dịp Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế tại thành phố Linz (Áo) tháng 10 năm 2009.

* Nhiều tác giả với Tuyển Tập Thơ Văn của Các Nhà Văn Bị Cầm Tù từng được Văn Bút Quốc Tế bênh vực - Ecrivains en Prison - bản dịch tiếng Pháp của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nxb Labor et Fides Genève (Thụy Sĩ) 1997 - This Prison Where I Live - tiếng Anh (nguyên văn hoặc bản dịch), Chủ biên Siobhan Dowd, Văn Bút Quốc Tế, nxb. Cassell Luân Đôn (Anh Quốc) 1996 :

Jorge Valls Arango (Cuba), Reza Baraheni (Ba Tư), Czewlaw Bielecki (Ba Lan), Breyten Breytenback (Nam Phi), Dennis Brutus (Nam Phi), Milovan Jjilas (Nam Tư), Ruth First (Nam Phi), Izzat Ghazzawi (Do Thái), Angel Cuadra (Cuba), Dashiell Hammett (Hoa Kỳ), George Mangakis (Hy Lạp), Vaclav Havel (Tiệp Khắc), Nazim Hikmet (Thổ Nhĩ Kỳ), Kim Chi Ha (Nam Hàn), Eva Kanturkova (Tiệp Khắc), Arthur Koestler (Hung Gia Lợi, bị giam và kết án tử hình tại Tây Ban Nha năm 1938), Kim Dae Jung (Nam Hàn), Abdellatif Laabi (Maroc), Primo Levi (Ba Lan), Osip Mandelstam (Liên Sô), Jack Mapanje (Malawi), Ngugi Wa Thiong’o (Kenya), Nguyễn Chí Thiện (Việt Nam), Nien Cheng (Trung Hoa), Tang Qi (Trung Hoa), Shahmush Parsipur (Ba Tư), Alicia Partnoy (Á Căn Đình), Natalya Gorbanevskaya (Liên Sô), Molefe Pheto (Nam Phi), Vladimir Bukovsky (Liên Sô), Pramoedya Ananta Toer (Nam Dương), Nizametdin Akhmetov (Liên Sô), Putu Oka Sukanta (Nam Dương), Irina Ratushingkaya (Liên Sô), Yannis Ritsos (Hy Lạp), Albie Sachs (Nam Phi), Ken Saro-Wiwa (Nigeria), Varlam Shalamov (Liên Sô), Ahmad Shamloo (Ba Tư), Alexander Solzhensitsyn (Liên Sô), Wole Soyinka (Nigeria), Jacobo Timerman (Á Căn Đình), Judith Todd (Rhodésie), Cesar Vallejo (Pérou) , Wang Ruowang (Trung Hoa), Zargana (Miến Điện) và Zhang Xianliang (Trung Hoa).

.

Tại phòng triển lãm, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại có đưa ra bốn Kháng Nghị thư đòi nhà cầm quyền Hà Nội và Bắc Kinh trả tự do vô điều kiện cho bốn tù nhân dân chủ đối kháng. Đó là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhà báo phóng viên độc lập Phạm Thanh Nghiên, hai nhà văn Trung Hoa He Depu và Liu Xiaobo. Tất cả bốn Kháng Nghị thư đã nhận được rất nhiều chữ ký của các văn hữu, bạn văn, bạn đọc đến thăm phòng triển lãm, kể cả những nhà ngoại giao Âu châu và Trung Cận Đông. Một nhà báo Thụy Sĩ kỳ cựu ở Genève, ông Thierry Oppikofer, Chủ tịch Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam, và phu nhân, cũng đã ghé lại phòng triển lãm Văn Bút Quốc Tế và Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Sau khi thăm hỏi, hai ông bà Thierry Oppikofer đã ký tên vào các Kháng Nghị thư. Cũng nên nhắc lại, do sáng kiến và công trình của Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam, Bia Tưởng Nhớ Thuyền Nhân Việt Nam tị nạn CS bỏ mình trên đại dương từ sau Tháng Tư Đen đã được dựng lên tại Genève hồi tháng hai năm 2006. Suốt năm ngày Hội chợ Sách Báo, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt thường trực làm việc với các văn hữu Thụy Sĩ. Tiếp đón, giới thiệu, trình bày về tổ chức Văn Bút Quốc Tế, Hiến chương, cuộc vận động toàn cầu để bênh vực quyền tự do phát biểu và các nhà văn, nhà báo bị đàn áp, tù đày. Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại cũng cho phân phát Bản Tin Ngày Phụ Nữ thế giới đối với các nhà văn nữ bị giam cầm và Bản Tin song ngữ Anh Pháp đặc biệt giới thiệu 50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù.

.

Trong Bản tin, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đã dành nhiều trang để nhắc đến các trường hợp tù nhân ngôn luận và lương tâm:

*Lê Thị Công Nhân (còn bị tù quản chế), Trần Khải Thanh Thủy và linh mục Nguyễn Văn Lý cùng nhiều bạn tù khác tại Việt Nam (bản danh sách dài hai trang đánh máy chữ nhỏ) ; * He Depu và Liu Xiaobo tại Trung Hoa; * Sihem Bensedrine tại Tunisie; * Ragip Zarakolu và Mehmet Guler tại Thổ Nhĩ Kỳ; * Oscar Sanchez Maddenn và 24 bạn tù khác tại Cuba.

.

Khách viếng Hội Chợ Sách Báo, đi ngang qua phòng triển lãm Văn Bút Quốc Tế, đều thấy rõ những hình ảnh tù nhân ngôn luận Việt Nam và một số nước khác trên thế giới. Nhứt là những ảnh chụp màu có ghi chú phơi bày chứng tích những hành vi tội ác của CSVN đối với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Văn học sử sẽ biên chép cho hậu thế : mấy tháng liên tục CSVN ném phân người và xác chết thú vật, tác phẩm ‘’văn hóa đảng’’ vào cửa và mặt tiền nhà của tác giả Viết Từ Hang Đá Nhỏ Lệ Cùng Dân trong lúc ban Văn hóa Tư tưởng đảng thúc giục đoàn quân văn nghệ sĩ và Hội Nhà Văn thi đua sáng tác chào mừng ‘’Nghìn Năm Thăng Long’’. Chuyện xảy ra không bao lâu trước khi tổ chức gây sự để hành hung tàn bạo hai vợ chồng một người cầm bút chỉ có tấm lòng yêu nước thương dân, khao khát tự do và công bằng xã hội. Rồi giam nhốt, kết án tù người vô tội, lương thiện, biến nạn nhân thành tội nhân. Suốt lịch sử Việt Nam, chỉ có chế độ CSVN vượt hẳn thực dân Pháp, đạt thành tích về ‘’án tù chồng chất tội yêu nước, công lý phi nhân luật bạo quyền’’, cùng các trại tù tập trung khổ sai và các điều kiện giam cầm nổi tiếng cực kỳ khắc nghiệt.

.

Genève ngày 6 tháng 6 năm 2010

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue vietnamienne des droits de l’homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

-------------------------------------

.

Tài liệu về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được Văn Bút Quốc Tế phổ biến

vào dịp 50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù

1971 Nguyên Chi Thiên – Vietnam (Detained)

Nguyen Chi Thien was born in February 1939 in Hanoi, Vietnam. In 1960 a friend asked him to teach one of his classes as he was ill. In the lesson Chi Thien told the students that America had defeated Japan in World War Two, not the Soviet Union which the official curriculum claimed.

Nguyen was soon arrested and sentenced to two years imprisonment on the charge of spreading 'anti-propaganda'. During what turned out to be a three and a half year incarceration he composed 'almost a hundred poems' (committing them to memory). He was briefly released in 1964, however, he was soon re-arrested in February 1966 on the charge of producing 'politically irreverent poems'. For this offence, and without trial, he was to serve 11 years in prison camps before being temporarily released in July 1977 because there was no room in the crowded camp for cope with the increasing flow of new prisoners coming from South Vietnam. Denied employment, Nguyen composed a further four hundred poems.

After the end of the Sino-Vietnamese war of 1979, afraid of being unable to survive if re-arrested, Nguyen decided to send his 'incriminated' poems abroad. In July 1979, braving security police, he handed his handwritten manuscript to diplomats at the British embassy after extracting a promise that the poems would be published. Upon leaving the embassy he was arrested by Vietnamese security forces and imprisoned for a further twelve years.

Nguyen Chi Thien was freed in October 1991 after international interventions, including by PEN members and granted asylum in the U.S.A., where he was invited to address Congress. Between 1998 and 2001 he lived in France where he had been awarded a fellowship by the International Parliament of Writers. His Hoa Lo Prison Stories, a prose narrative of his imprisonment's experiences, was translated and published in English as The Hoa Lo / Hanoi Hilton Stories by Yale Southeast Asia Studies in 2007. He returned to America and he settled in California where he continues to write. Nguyen Chi Thien's collection of poems was published abroad in eight different languages and in 1985 he won the International Poetry Award in Rotterdam.

Inside The Prison Trap of Steel

Inside the prison trap of steel,
I want to see no streams of tears,
And laughter I want even less to hear.
I want that each of us
clamp tight his jaws,
withdraw his hands from everything,
refuse to be a buffalo, a dog.
Soak up this truth: this jail will last
As long as it holds buffalos and dogs.
Unless were are mere clay
we shall stay men.

'Flowers from Hell' translated by Huynh Sanh Thong. Yale Southeast Asia Studies 1984. ISBN: 0-938692-21-6

For more click here:

Vietnam Literature Project Profile of Nguyen Chi Thien
Vietnam Literature Project Nguyen Chi Thien autobiography

Vietnam Literature Project Nguyen Chi Thien poems
Image from
Yale University

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

.

.

.

No comments: