Võ Tấn Phong
19/06/2010 12:00 chiều
http://www.talawas.org/?p=21542#comment-14796
Trong bộ phim The Edge of Heaven (tiếng Đức Auf der anderen Seite) có một câu chuyện tôi không thể quên. Nhân vật chính Nejat giận cha mình đến độ tưởng không thể nào hàn gắn được. Cho đến khi anh hồi tưởng lại, lúc nhỏ nghe câu chuyện Ibrahim dâng Ishmael làm sinh tế (tương tự câu chuyện trong Cựu ước, Abraham hiến tế con mình là Isaac), Nejat đã kinh hãi và hỏi cha anh, nếu Thượng đế bắt ông phải làm như vậy thì ông sẽ hành xử ra sao. Cha của Nejat trả lời: “Cha sẽ bảo vệ con dù có phải trở thành thành kẻ thù của Thượng đế”.
Câu chuyện đó làm tôi bâng khuâng mãi. Tôi đã lục lọi trong trí nhớ xem cha mẹ tôi có khi nào dám đối đầu với kẻ mạnh để bảo vệ chúng tôi không. Và tôi phiền lòng không ít khi nhớ lại bài thơ của nhà thơ cộng sản Tố Hữu, thương cha mẹ và chính mình không bằng một phần mười tình thương dành cho Stalin. Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơn một chút khi một số người có học của Việt Nam[i] cố tình lập lờ hạ thấp công lao một người cha khai quốc của Mỹ – Washington, để tâng bốc “cha già dân tộc Việt Nam” – Hồ Chí Minh.
*
*
Để xét công tội Hồ Chí Minh (cũng như bất kỳ nhà chính trị nào), hãy đặt ba câu hỏi quan trọng: Tư tưởng của ông Hồ thế nào? Hành động của ông Hồ có lợi hại gì cho nước nhà? Gia tài của ông Hồ để lại là gì?
Hồ Chí Minh ở Pháp sống trong giới cùng khổ. Điều đó giúp ông gần gũi và thông cảm với dân nghèo, nhưng cùng lúc làm ông căm ghét tầng lớp trung thượng lưu và không tiếp cận được với những tư tưởng tự do dân chủ khác. Điều tự nhiên là Hồ Chí Minh đi theo chủ nghĩa cộng sản mà không suy xét kỹ càng. Ngay cả quyết định bầu cho Quốc tế Cộng sản III cũng đầy cảm tính: chỉ vì Lenin có đề cập đến các dân tộc thuộc địa. Một người sáng suốt sẽ so sánh chủ nghĩa Marx với các chủ thuyết khác để xem lợi hại, hoặc sẽ so sánh lời lẽ cao cả của Lenin về thuộc địa với cách nhà nước Liên Xô của Lenin đã đàn áp vô cùng tàn bạo các nước cộng hòa trong liên bang. Sống một thời gian dài ở Liên Xô và chứng kiến cuộc thanh trừng khủng khiếp của Stalin, Hồ Chí Minh vẫn không tỉnh ngộ và vẫn kiên quyết đi theo con đường của Stalin. Những cuốn sách Hồ Chí Minh tự viết để đề cao mình cho thấy ông Hồ là một người quá khích: mọi thành quả tốt đẹp của các nước tư bản đều là giả tạo và do bóc lột, còn những khổ cực của dân chúng Liên Xô đều chỉ là tạm thời. Nhiều người bênh vực Hồ Chí Minh rằng vào thời điểm đó, con đường chủ nghĩa cộng sản là con đường duy nhất đúng. Lập luận này là ngụy biện vì Gandhi và bao nhiêu lãnh tụ Á – Phi khác không chọn con đường cộng sản cho dân tộc của họ sau khi độc lập. Hơn nữa, lãnh tụ có tầm nhìn xa thì không thể đổ thừa cho hoàn cảnh lúc này lúc nọ. Hồ Chí Minh thiếu sáng suốt, thiếu tầm nhìn, và đã chọn sai đường từ lúc đầu.
Những cuộc chiến gây mất mát khủng khiếp thường được dùng để kết tội ông Hồ. Điều đó đúng một phần nhưng không phải là tất cả. Có những cuộc chiến không thể tránh khỏi, và dù phải hy sinh bao nhiêu cũng phải quyết đánh. Người Việt
Rõ ràng là không.
Trong chế độ thực dân Pháp, tự do ngôn luận dù không hoàn hảo, vẫn có. Trong chế độ thuộc địa trước 1945, người dân bị bóc lột thì có các nhà báo, nhà văn và những người có công tâm dám lên tiếng cho họ. Những trí thức có uy tín dám lên tiếng chê bai nhà chức trách mà không bị tù đày. Nhiều người chống đối chế độ sau khi tù đày vẫn có thể trở về sống và tiếp tục chống đối thực dân Pháp. Những cuộc tàn sát vào số trăm hay ngàn người nổi dậy là đã bị báo chí đưa tin và lên án. Dù thực dân Pháp cố hạn chế, những phong trào chấn dân khí và khai dân trí vẫn được cổ võ mà không bị chính quyền chơi trò côn đồ, mà bằng các phiên tòa công khai. Ngược lại, ngay khi chiếm được miền Bắc, chế độ Hồ Chí Minh giết chết, bỏ tù và khủng bố không cần xét xử những ai dám chống đối. Trí thức thì có vụ Nhân văn – Giai phẩm là nổi bật nhất, hay nhà Phật học Thiều Chửu bị khủng bố đến tự sát. Ngay sau khi chiếm trọn miền Bắc, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản đã thực hành Cải cách Ruộng đất và giết chết hàng chục ngàn, nếu không nói là cả trăm ngàn người vô tội[iii]. Theo tiêu chuẩn quốc tế, Pinochet bị truy tố vì chính quyền của ông ta giết khoảng 3200 người[iv], và Chun Doo-hwan bị kết án tử hình vì chính quyền của ông ta tàn sát khoảng 191 đến dưới 2000 người (theo nhiều ước lượng khác nhau) trong cuộc nổi dậy ở Kwangju[v]. Theo tiêu chuẩn Việt
Chế độ miền
Vì vậy cái chính quyền Việt Nam thối nát hiện nay không phải vì đã “đi sai con đường Bác Hồ đã chọn”, mà vì đã đi rất đúng con đường của Hồ Chí Minh vạch ra. Tội nặng nhất của Hồ Chí Minh là đã thiết lập chính quyền độc tài toàn trị tàn bạo mà không biết đến bao giờ dân Việt
Nhà nước cộng sản phá tan mọi giềng mối đạo đức của dân tộc và áp đặt cái đạo đức cộng sản lên dân chúng. Hôm nay khi đạo đức cộng sản bị phá sản và hiện nguyên hình là một mớ đồ giả, xã hội chẳng còn chỗ dựa, và vô số hành động suy đồi đạo đức nhâng nhâng công khai trong mọi tầng lớp xã hội.
Nhà nước coi dân chúng như một thứ công cụ. Khi cần dân phục vụ chiến tranh thì mỵ dân: ca ngợi dân chúng anh hùng bất khuất. Khi cần củng cố độc đảng thì hạ thấp dân: dân chúng chưa đủ trí tuệ để thực hiện đa đảng.
Nhà nước hoàn toàn đi ngược lại với quyền lợi dân chúng. Ngay dưới thời Hồ Chí Minh, văn nghệ sĩ mong tự do sáng tác thì bị đàn áp thô bạo, dân chúng thèm yên bình sau chiến chinh thì bị nạn Cải cách Ruộng đất và bị kéo vào cuộc chiến xâm lược miền
Nhà nước không tự lực, không dựa vào chính mình, chỉ biết quốc sách ăn xin. Lúc còn khối xã hội chủ nghĩa thì xin viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan…; ngày nay xin xỏ Mỹ, Nhật viện trợ xây đường sá, xe điện cao tốc…; một đất nước trải qua bao chinh chiến vẫn không có một nhà máy sản xuất súng đạn, xe tăng, hay đại bác, mà chỉ biết xin viện trợ.
Nhà nước không pháp luật, hành xử tùy tiện, trí trá. Ví dụ thì vô số, có thể kể những phiên tòa nhân dân của cuộc Cải cách Ruộng đất, hoặc những hành xử côn đồ với tôn giáo và những người bất đồng chính kiến hôm nay. Sự trí trá này bắt nguồn chính từ Hồ Chí Minh. Khi cần thiết thì Hồ Chí Minh chối bỏ bản chất cộng sản của mình để thoát thân, hay để xin Mỹ giúp đỡ. Vì biết phần lớn dân chúng không ưa cộng sản nên buổi ban đầu Hồ Chí Minh chỉ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, thành lập Việt Minh, để lôi kéo mọi tầng lớp yêu nước. Nếu Hồ Chí Minh lật bài ngửa từ đầu, tuyên bố sau khi độc lập sẽ làm cuộc Cải cách Ruộng đất và chỉ có Đảng Cộng sản nắm hết mọi quyền lực, thử hỏi có bao nhiêu người theo?
Nhà nước không có tầm nhìn lâu dài. Sự nô lệ tinh thần đã nảy nở ngay vào buổi bình minh của chế độ Hồ Chí Minh[vii]; Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản ảo tưởng về thân tình quốc tế cộng sản, không nhìn thấy dã tâm của Trung Quốc. Về giáo dục chỉ biết đào tạo nô tài. Ngày nay Đảng của ông Hồ cho thấy rất nhiều dấu hiệu là những kẻ bán nước-bán đất-bán biển-bán rừng-bán dân.
Nhà nước chỉ hám danh vô thực. Quân đội cộng sản Việt
Nhà nước nghiền nát nhân phẩm con người, thích nịnh bợ và triệt tiêu mọi phê phán. Ngay thời Hồ Chí Minh, càng nịnh bợ đê hèn càng được tưởng thưởng. Những ai phê phán dù với mục đích xây dựng cho chế độ tốt hơn đều bị trừng trị. Nịnh thần đầy dẫy không phải là điềm báo hiệu suy vong? Cho đến hôm nay trí thức không lập thân bằng trí tuệ mà bằng đầu gối[viii]. Những Nguyễn Tuân, Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ dưới chế độ tiền cộng sản đều ngang tàng không sợ ai, khi sống trong chế độ cộng sản cũng biết xu nịnh. Những người thất trận và những người chống đối không được bảo toàn nhân phẩm mà phải chịu khủng bố, tù tội, đói khát, hành hạ đến không còn ra con người mới thôi.
Nhà nước chỉ biết đổ thừa, không bao giờ chịu trách nhiệm. Hồ Chí Minh là người phát động cuộc Cải cách Ruộng đất bằng bài viết tố cáo tội ác bà Nguyễn Thị Năm[ix], đến khi dân chúng nổi giận, Hồ Chí Minh đã đổ thừa và cách chức Trường Chinh, cho Võ Nguyên Giáp xin lỗi dân, tạo dựng huyền thoại Bác Hồ nhỏ nước mắt thương bà Nguyễn Thị Năm. Sử liệu chính thống thường hay biện hộ: chiến thắng Điện Biên Phủ là vì Võ Đại tướng không nghe lời khuyên của cố vấn Trung Quốc, còn sai lầm Cải cách Ruộng đất là vì Bác Hồ và Đảng bị sức ép của Mao Trạch Đông. Đúng là: Mất mùa là bởi thiên tai, Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta[x].
*
Bằng ấy tội ác, Hồ Chí Minh có xứng là cha già dân tộc không? Khi có đầy đủ chứng cớ Hồ Chí Minh là bạo chúa tàn ác nhất trong lịch sử nước nhà và để lại nhiều di hại lâu dài cho đất nước, không phải bỗng nhiên nhiều người lại rỗi hơi đi phê phán một nhà lãnh đạo Việt
© 2010 Võ Tấn Phong
© 2010 talawas
[i] Ngô Tự Lập, Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh hay là luận về vĩ nhân
http://www.viet-studies.info/NgoTuLap_NguyenTraiVaHoChiMinh.htm
Hà Văn Thịnh, Mấy suy ngẫm về Hồ Chí Minh
[ii] Tiểu sử
http://en.wikipedia.org/wiki/George_Washington
[iii] Xem wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Land_reform_in_Vietnam
[iv] Xem wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Chile_under_Pinochet
[v] Xem wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Gwangju_massacre
[vi] Đại Việt sử ký toàn thư, bản điện tử:
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt15a.html
[vii] Nguyễn Hoàng Văn, Thực dân, nô lệ, ăn mày
http://www.talawas.org/?p=21228
http://www.talawas.org/?p=21230
[viii] Nguyễn Tôn Hiệt, Ông nghè Ngô Tự Lập không thiệt thà chút nào [đối thoại]
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=10688
[ix] Nguyễn Quang Duy, Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=9078&rb=
[x] Ca dao dưới chế độ cộng sản Việt
[xi] Mạnh Tử, Lương Huệ Vương hạ: “Kẻ làm hại đức nhân, gọi là tặc; kẻ làm hại đức nghĩa gọi là tàn. Kẻ tàn, kẻ tặc chẳng qua là người thường mà thôi. Tôi từng nghe vua Võ Vương giết một người thường là Trụ, chớ tôi chưa hề nghe giết vua.”
.
.
.
Phản hồi :
.
Hoàng Trường Sa nói:
Trước hết tôi xin cám ơn tác giả Võ Tấn Phong về bài viết rất súc tích và có giá trị này.
Tôi tin bài này, và những bài tương tự viết về ông Hồ, sẽ đóng góp một phần nhất định vào việc nâng cao kiến thức của đồng bào ta trong cũng như ngoài nước về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh, và sẽ giúp góp phần trong cuộc đấu tranh gian khổ giành lại quyền Dân tộc Tự quyết, quyền được sống trong Độc lập, Tự do, Hạnh phúc ĐÍCH THỰC cho 85 triệu đồng bào ta, cái quyền thiêng liêng mà đáng lẽ dân tộc ta đã được hưởng từ mùa thu năm 1945 nếu không có sự xuất hiện của ông Hồ trên chính trường VN từ những tháng ngày định mệnh bất hạnh ấy của Tổ quốc ta.
Đối với cá nhân tôi, việc thay đổi quan niệm nhận thức về ông Hồ, một người tôi từng kính yêu, tôn sùng trong thời thơ ấu, cho đến ngày hôm nay với bao nỗi chua xót, oán hận về ông, là một sự lột xác đầy đau đớn, qua nhiều năm tháng trằn trọc, dày vò, với câu hỏi lặp đi lặp lại trong đầu rằng: Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tại sao định mệnh lại đến một cách vô cùng tàn nhẫn như thế cho dân tộc tôi?
Bàn về ông Hồ Chí Minh, thì phải nói là không cùng. Biết bao nhiêu giấy mực đã đổ ra, chủ yếu là từ bộ máy tuyên truyền khổng lồ của ĐCSVN trong hơn 60 năm qua, để tô son trát phấn cho “cha già dân tộc” của họ, để qua đó có được sự chính thống hòng kéo dài vô hạn quyền cai trị độc tài, độc đảng và độc ác trên đất nước VN của chúng ta.
Tác giả Nguyễn Gia Kiểng, qua bài viết Về huyền thoại HỒ CHÍ MINH đã viết như sau mà tôi rất tâm đắc:
“Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ cộng sản Việt Nam đặt nền tảng trên ba huyền thoại : chủ nghĩa cộng sản chủ trương giải phóng giai cấp vô sản và thiết lập một thế giới công bằng lý tưởng ; cuộc chiến đấu oanh liệt thắng Pháp, thắng Mỹ đem lại độc lập và thống nhất đất nước; và thần tượng Hồ Chí Minh, một nhà tư tưởng lớn, một nhà chính trị lỗi lạc, một mẫu mực về đạo đức, đồng thời cũng là một người giản dị, khắc khổ chỉ sống cho đất nước.
Mỗi huyền thoại có một công dụng riêng. Chủ nghĩa cộng sản là một cứu cánh, một biện minh sau cùng cho mọi hành động. Chiến công giành độc lập, thắng ngoại bang cho Đảng Cộng Sản Việt Nam một sự chính đáng lịch sử và, quan trọng hơn, tiêu biểu cho dụng cụ bạo lực sẵn sàng đập tan mọi chống đối. Thần tượng Hồ Chí Minh là đối tượng để ngưỡng mộ và kính phục và đem lại cho đảng sự chính đáng về mặt đạo đức. Ngày nay lý tưởng cộng sản không những đã sụp đổ mà còn bị lố bịch hóa. Nó chỉ được duy trì qua loa như vòng phòng thủ bên ngoài. Còn lại cặp bài trùng cố hữu và bắt buộc của mọi quyền lực : bạo lực và đạo đức. Bạo lực để đập tan mọi chống đối, đạo đức để đừng bị chống đối. Đảng cộng sản dùng bạo lực để áp đặt sự tôn sùng Hồ Chí Minh, ngược lại sự tôn sùng thần tượng Hồ Chí Minh, biểu tượng của đảng, có tác dụng triệt tiêu ý muốn chống đối và do đó cho phép tiết kiệm việc sử dụng bạo lực. Nếu một trong hai thành tố này không còn thì chế độ cộng sản không thể tiếp tục tồn tại.”
Nhưng, may thay, càng ngày cũng càng có nhiều bài phản biện của những người Việt đã biết nhiều mặt trái của nhân vật lịch sử HCM này, và lên tiếng vạch trần những sự thật về ông Hồ để giúp cho quần chúng trong nước thấy rõ sự thật về ông Hồ hầu có cái nhìn đúng đắn hơn trước thực trạng bi đát về mọi mặt của đất nước ta hiện nay. Thấy để trả lại cho César những gì của César, trả lại cho ông HCM những gì thuộc về HCM và trả lại cho lịch sử VN một tương lai rực rỡ, khi bóng hình của “cha già dân tộc” bị lạnh lùng xóa bỏ trong trí óc của những thế hệ VN tương lai, khi những lời “Tử viết” “bác Hồ đã dạy” v.v… biến mất trên cửa miệng và trên các bài viết của người dân và trí thức Việt.
Việc biết rõ giá trị THỰC của ông Hồ, về nhân cách, đạo đức, tư tưởng, lòng yêu nước và lòng yêu chủ nghĩa cộng sản, về công tội của ông, theo tôi, là vô cùng quan trọng. Vì thế, tôi đánh giá cao và ủng hộ lời kêu gọi rằng “khi Hồ Chí Minh “bại nhân nghĩa nát cả đất trời”, thì tố cáo tội ác của Hồ Chí Minh, để lấy lại công đạo cho hàng triệu nạn nhân và làm bài học (quá đắt giá) cho hậu thế, là nhiệm vụ của kẻ thức giả có công tâm.” của tác giả Võ Tấn Phong.
Một lần nữa xin cám ơn tác giả Võ Tấn Phong.
.
.
Hoà Nguyễn nói:
Nhiều người ca tụng thơ Bác Hồ Chí Minh, nhất là những bài thơ chữ Hán làm lúc Bác bị tù ở Trung Quốc đã được nhiều nhà thơ tài ba, nhiều nghiên cứu văn học VN xuất sắc dịch qua tiếng Việt. Tôi nghĩ, nói chung, thơ dịch hay hơn nguyên bản chữ Hán, nhờ tài sử dụng tiếng Việt của các dịch giả. Nhưng dù thế nào, Bác HCM cũng rất thông thạo thơ Đường luật, như bài thơ vịnh Trần Hưng Đạo thấy trong bài viết của ông Trường Xuân Triệu (chép lại trong phản hồi của ông Hoàng Trường Sa). Xin trích lại :
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Hai câu thơ đầu ở trên, đối rất chỉnh, và mục đích của lời thơ đối nhau chan chát là nêu lên cái ý tương phản: THĐ thắng quân Nguyên bằng sử dụng sức mạnh hay tài quân sự (thanh kiếm bạc), còn HCM diệt được quân Pháp nhờ giương cao chính nghĩa (cờ hồng thắng cờ tam sắc của thực dân).
Hai câu thơ tiếp theo cũng dùng phép đối của luật thơ Đường để so sánh công trạng của mỗi bên: THĐ giữ cho nước Đại Việt thoát khỏi vòng nô lệ Mông Cổ, và HCM dẫn cả thế giới tiến lên chế độ Cộng sản cao đẹp (đại đồng). Ai hơn ai ở đây có thể thấy được.
Nếu bài thơ này làm năm 1857, thì khi viết câu kết “Rằng tôi cách mạng đã thành công“, Bác HCM chỉ mới giải phòng được một nửa đất nước VN, nửa phần còn lại có lẽ sẽ tốn nhiều thời gian và xương máu hơn chặng đường đã qua. Lúc đó, việc xây dựng chủ nghĩa CS cho toàn thế giới vẫn còn rất xa vời. Vậy sao gọi là cách mạng đã thành công .
.
.
Hoàng Trường Sa nói:
TƯ TƯỞNG THẬT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(trích bài “VÀI NHẬN XÉT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NHÂN NGÀY SINH NHẬT 19.5.2005” của Trường Xuân Triệu)
Sang việc nhận xét tư tưởng thật của Chủ tịch Hồ chí Minh, tôi thấy ông là người cộng sản chân chính đúng như ông tự nhận. Mà, đã là đảng viên cộng sản chân chính, tuân thủ điều lệ của Quốc Tế Cộng sản thứ Ba, do Lênin khởi xướng, Stalin kế nhiệm và tung tác hoành hành, thì Hồ chủ tịch luôn phải thực thi nhiệm vụ của một đảng viên quốc tế cộng sản, đó là chấp hành điều lệ, mệnh lệnh… của Quốc tế Ba (Đệ tam Quốc tế cộng sản). Đáng chú ý là, trong khi chấp hành nhiệm vụ ấy, thì Hồ chủ tịch và mọi đảng viên khác đều phải xem nhẹ hay thậm chí bỏ qua những lợi ích quốc gia-dân tộc mình, để hoàn thành xuất sắc sứ mạng “Tôi dắt năm châu tới đại đồng” kia! Từ tư tưởng căn bản ấy của Chủ tịch Hồ chí Minh, chúng ta thấy ông khi sống thì hãnh diện tuyên bố: “Việt nam tự hào là Tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở đông-nam Á”…, để mà bắt quân dân miền Bắc và cả nước hy sinh cho sự nghiệp phục vụ Quốc tế cộng sản của mình và đảng cộng sản Việt nam. Việc này còn đậm nét thêm nữa, là cho tới khi sắp chết, trong Di chúc của ông, Chủ tịch Hồ chí Minh đã nói rõ tư tưởng tôn sùng lãnh tụ cộng sản quốc tế Các-Mác và Lênin của mình: “Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa? Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.”
Qua những nhận xét trên của tôi về “lòng yêu nước” của Chủ tịch Hồ chí Minh và về tư tưởng “Tôi dắt năm châu tới đại đồng” của ông, hẳn nhiều bạn đọc sẽ thấy rõ sự đối lập của hai phạm trù ấy, mà nhận định rằng chủ tịch Hồ chí Minh chỉ yêu nước theo cách “chợt có chợt quên”, chứ lòng yêu nước không thường trực trong tư tưởng ông như đảng cộng sản Việt nam và một số người từng ca ngợi ông là nhà “Ái quốc vĩ đại”.
….
- Và, việc năm 1920 Chủ tịch Hồ chí Minh gửi bản “Revendications du Peuple Annamite” cho Chính phủ Pháp, đòi nhà cầm quyền Pháp thực thi 8 điều chính trị cho Việt nam, như sau:
“1- Thả tự do tất cả tội phạm chính trị bản xứ;
2- Thay đổi hệ thống công lý để đảm bảo quyền tư pháp ngang bằng cho người Việt nam như người châu Âu, và sự đàn áp của các tòa án mà thực ra chỉ là công cụ khủng bố, và áp bức chống lại nhân dân Việt nam lương thiện;
3- Được tự do báo chí và tự do phát biểu ý kiến;
4- Được tự do hội họp và lập hội;
5- Tự do vãng lai, cư trú, và du lịch;
6- Tự do giáo dục học hỏi, phát triển kỹ nghệ, thương mại, nghề nghiệp;
7- Thay thế chế độ cai trị bằng pháp lệnh bằng chế độ pháp trị;
8- Được tuyển cử đại biểu thường trực của nhân dân Việt nam ở Quốc hội Pháp để có tiếng nói đại diện và bảo vệ quyền lợi của người Việt nam.”
Đọc bản kiến nghị 8 điểm trên của Chủ tịch Hồ chí Minh gửi nhà cầm quyền thực dân Pháp, chúng ta thấy khi Chủ tịch Hồ chí Minh nắm quyền Chủ tịch nước Việt nam từ 1945 tới 1969, ông đã cùng đảng ông thực thi điều nào trong “8 đòi hỏi thực dân Pháp” ấy chưa? Chắc các bạn sẽ đồng thuận với tôi: Ông chưa thực lòng thực thi điều nào cả!
Xét rằng, trong phạm vi một bài ký sự về ngày sinh nhật của ông, những đánh giá vắn tắt trên của tôi cũng đủ nói về sự thực con người và tư tưởng ông Hồ chí Minh rồi. Nhưng cái chính yếu nhất còn liên quan tới tên tuổi ông, là việc hiện nay đảng cộng sản Việt nam và nhà nước của họ đang còn duy trì những huyền thoại mà ông và họ tạo ra từ nửa thế kỷ trước, đồng thời ban lãnh đạo đảng còn chế tạo thêm “Tư tưởng Hồ chí Minh”, tức Lý thuyết Hồ chí Minh để nhằm duy trì độc quyền cai trị đất nuớc, khiến nhiều đồng bào Việt nam dù đang nghèo khổ và mất tự do mà vẫn bị ngộ nhận về “nhà ái quốc” Hồ chí Minh. Thiết nghĩ, việc phát hành Tư tưởng Hồ chí Minh từ những năm 1990 ấy trùng nghĩa với thành ngữ xưa “Kính không bõ phiền”. Bởi, khi sống thì Chủ tịch Hồ chí Minh và lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam từng tuyên bố lấy “Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Mao trạch Đông làm kim chỉ nam hành động” (Tuyên bố tại Đại hội lần thứ 2, đảng Lao động Việt Nam, năm 1951), hay khi được những cán bộ cao cấp hỏi về “Tư tưởng Hồ chí Minh”, ông đã thật thà bảo “Mọi điều cần viết thì các bác Mác- Lênin- Mao đã viết cả, bác cháu ta cứ thực hiện tốt”, mà nay đảng làm vậy thì khác gì bôi nhọ ông ?
Ngày 16.5. 2005
Trường Xuân Triệu
(Nguồn: http://www.danchuduyviet.com/tailieu/txthcm.htm)
.
.
Hoàng Trường Sa nói:
LÒNG YÊU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(trích bài “VÀI NHẬN XÉT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NHÂN NGÀY SINH NHẬT 19.5.2005” của Trường Xuân Triệu)
…..
Bỏ qua chuyện ngày sinh và tên họ thật nhưng không rõ ràng ấy, tôi xin nói tới những suy nghĩ về lòng yêu nước của ông, và về tư tưởng thực của ông, người đã cùng đảng của ông khiến cho dân tộc chúng ta điêu linh tới giờ.
Về “Lòng yêu nước”, tôi xin nêu giản lược quan niệm cá nhân: Yêu nước là thương dân tộc mình, và có hành động giúp cho dân tộc mình được tăng tiến về văn hóa-tinh thần và nâng cao hơn về vật chất. Nếu ai làm được vậy thì đúng là người Hiền, còn yêu nuớc mà khiến dân tộc bị chết chóc nhiều triệu nhân mạng, văn hóa truyền thống bị tiêu mòn, đạo lý con người xuống cấp trầm trọng, tinh thần bị suy nhụt, đời sống thấp kém qúa nhiều với thế giới văn minh, thì đó là người Ác! Từ một quan niệm giản lược ấy, xét vào cụ thể hành động của Chủ tịch Hồ chí Minh từ 1945 tới 1969, và đảng CSVN từ năm 1945-2005, tôi thấy Chủ tịch Hồ chí Minh đáng liệt vào loại người ác của loài người, vì ông đã khiến dân tộc Việt nam chịu những hậu qủa nặng nề nêu trên! Nếu ai không tán thành tôi kết luận vậy, xin mời tìm đọc những tài liệu nói về những tranh chấp Quốc-Cộng 1945-1946, Chỉnh huấn toàn quân 1951-1953, cải cách ruộng đất 1953-1956, Nhân văn giai phẩm 1956-1958, Vụ án xét lại chống đảng 1963-1967, Giải phóng miền Nam 1959-1975, và cải tạo tư sản tư doanh 1956-1958 và sau 1975, thì sẽ hiểu rõ hơn về trách nhiệm của ông.
Thêm nữa, nếu trong chúng ta, ai trọng đạo lý vợ chồng-cha con và nghĩa khí làm người chân chính, thì cũng chẳng thể không lưu ý tới những chuyện về Chủ tịch Hồ chí Minh có nhiều vợ mà vẫn nói “Bác hy sinh hạnh phúc cá nhân để lo cho hạnh phúc dân tộc.” Chẳng hạn, theo ông Bùi Tín, Phó tổng biên tập báo Nhân Dân: ông Hồ có vợ thứ nhất là bà Tăng tuyết Minh (người Tàu, cưới năm 1924 ở Quảng Châu), tiếp sau là bà Nguyễn thị minh Khai (bà này sau là vợ ông Lê Hồng Phong); hay theo sử gia Trần trọng Kim: ông Hồ có một cô con gái với bà Đỗ thị Lạc (đọc Một Cơn Gió Bụi- hồi ký T.T.Kim).
Đặc biệt, qua lá thư “Vợ chồng Nguyễn thị Vàng gửi từ Cao Bằng ngày 29.7.1983 cho Chủ tịch quốc hội Nguyễn Hữu Thọ”, tố cáo vụ việc khủng khiếp: chị của họ là bà Nguyễn thị Xuân ở với Chủ tịch Hồ chí Minh và có con trai là Nguyễn tất Trung, mà bà Xuân vẫn bị bộ trưởng công an là Trần Quốc Hoàn hiếp và giết chết đêm 11.2. 1957.”
Hoặc, nếu ai có quan niệm sỹ khí thì cũng phải thắc mắc về những bài thơ, cuốn sách ông để lại cho đời, xin dẫn chứng:
- Trong sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, ông dùng lời tác giả Trần dân Tiên viết về mình: “Một người như Hồ chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được? Và: “Nhân dân gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt
Qua những lời khen mình ấy, ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn gợi ý để được người Việt
Từ việc một người dùng một cái tên khác (bút danh) để viết sách tự khen mình là khiêm tốn không muốn nói về mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể tự đề cao sự nghiệp có công ơn với dân tộc của mình, thì không biết nên đánh giá thế nào đây? Theo nhiều người, trong số các lãnh tụ thế giới xưa nay, chưa thấy ai tự viết khen mình như ông, mà chỉ có những kẻ quyền uy bắt người khác, hay dụ khị người khác viết đề cao và xưng tụng họ thôi.
- Thứ nữa, những ai trọng phép ứng xử Việt nam và trọng tiền nhân có công lớn với dân tộc thì không thể không bất bình khi đọc bài thơ ông Hồ chí Minh làm khi tới thăm đền thờ Đức Trần Hưng Đạo (tương truyền năm 1957):
- “Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công.”
Đọc xong bài thơ đó, tôi chợt nhớ: Đương thời, Hồ chủ Tịch thường dạy dân phải “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”…, nhưng trong thơ, ông lại thiếu khiêm tốn khi dùng khẩu khí ngang tàng để so sánh sự nghiệp với đức Trần Hưng Đạo- người sinh trước ông hơn 600 năm, người duy nhất trong nhân loại lãnh đạo quân đội đánh thắng quân Nguyên Mông ba lần, và cũng là người rất tài đức. Còn về tính “thật thà, dũng cảm” của chủ tịch Hồ chí Minh, thì qua bài thơ ấy, tôi thấy ông dư “thực thà, dũng cảm” khi ông thừa nhận tư tưởng cộng sản quốc tế của mình qua câu thơ “Tôi dắt năm châu tới đại đồng.”
Trường Xuân Triệu
.
.
Nguyễn Đăng Thường nói:
Bài chủ hay, thuyết phục.
Cơ thể VN đã bị HCM và ĐCS phẫu thuật mặt mũi (biên giới, sân gôn, khách sạn thay cho ruộng lúa), moi tim, máu, thận để bán (đạo đức, rừng, đảo, biển, đất), bó chân, cắt tay thành một con rối khoác chiếc áo lòe loẹt – nửa trên là “văn minh” (thời trang hở ngực) nửa dưới là “dân tộc” (tứ thân, váy thâm), hay ngược lại, nửa trên “cổ truyền” (khăn xếp, mỏ quạ) nửa dưới “âu mỹ” (quần bò, giày cao gót) – trên bộ đồ lót bẩn thỉu, hôi hám, do Đảng độc quyền giật dây điều khiển.
Trong tương lai nếu ĐCS tự tiêu diệt/lột xác hay bị đào thải thì cái cơ thể đã bị hư hại đó may mắn lắm sẽ có thể chống nạng hay sử dụng xe lăn để tự xê dịch, và phải chờ đợi một thời gian dài mới có phương tiện ghép chân, ghép tay nhân tạo.
Cám ơn tác giả Võ Tấn Phong.
.
.
Trương Đức nói:
“Nhà nước không có tầm nhìn lâu dài. Sự nô lệ tinh thần đã nảy nở ngay vào buổi bình minh của chế độ Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản ảo tưởng về thân tình quốc tế cộng sản, không nhìn thấy dã tâm của Trung Quốc. Về giáo dục chỉ biết đào tạo nô tài. Ngày nay Đảng của ông Hồ cho thấy rất nhiều dấu hiệu là những kẻ bán nước – bán đất – bán biển – bán rừng – bán dân.”(Võ Tấn Phong)
Theo link dẫn ở phần chú thích của bài viết này, tôi đã tìm đọc bài “Ngô Tự Lập – Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh, hay là luận về vĩ nhân”, mục đích là để hiểu thêm thế nào là “Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơn một chút khi một số người có học của Việt Nam cố tình lập lờ hạ thấp công lao một người cha khai quốc của Mỹ – Washington, để tâng bốc “cha già dân tộc Việt Nam” – Hồ Chí Minh.” như tác giả VTP có nói. Nếu có thể, tôi xin được trao đổi với các bác vài cảm nghĩ của mình về bài viết kia của tác giả Ngô Tự Lập dưới bài chủ này:
1. Có một sự trí trá của tác giả Ngô Tự Lập, mà nó chẳng những làm cho tôi “phiền lòng”, mà còn gây ra trong tôi một cảm giác “ngao ngán” cho “một số người có học của Việt Nam”. NTL viết: “Nhưng điểm tương đồng quan trọng hơn, nếu không nói là quan trọng nhất, điểm tương đồng khiến họ trở thành đối tượng của sự yêu ghét cuồng nhiệt, đồng thời khiến họ thực sự trở thành vĩ nhân, là những huyền thoại bao phủ cuộc đời và sự nghiệp của họ. Trong vô số những huyền thoại ấy, đặc biệt thú vị là huyền thoại về việc Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh sử dụng sức mạnh của truyền thông nhằm mục đích xây dựng uy tín và thu phục nhân tâm.”. Tức là ông NTL muốn dùng sử kiện huyền thoại “Nguyễn Trãi cho quân dùng mỡ viết lên lá rừng dòng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”. Lũ côn trùng, khi ăn mỡ, đã vô tình trở thành những chiếc máy in tự nhiên, biến hàng ngàn chiếc lá thành những tờ truyền đơn.” để “trí trá” với việc “Hồ Chí Minh, dưới tên Trần Dân Tiên, đã viết “cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”, xuất bản lần đầu tiên năm 1948, vào buổi trứng nước của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuốn sách, dựa trên lời kể của các nhân chứng có lẽ là hư cấu, Trần Dân Tiên phác họa nên chân dung một nhà lãnh tụ cách mạng với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, người sẽ trở thành chủ tịch Hồ Chí Minh.”"(trích Ngô Tự Lập). Ở đây, có 2 điều trí trá của NTL: Thứ nhất, đã so sánh Nguyễn Trãi, “một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử. Công lao sự nghiệp của ông rất lớn. Đạo đức phong cách của ông rất cao đẹp. Ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại, là nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là một nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà sử học, nhà địa lý học, nhà làm luật pháp và âm nhạc xuất sắc. Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới nhân dịp kỉ niệm 500 năm ngày sinh của ông.”(trích Wikipedia tiếng Việt) với “ông Hồ Chí Minh là nhân vật mù mờ, đáng ngờ nhất của thế kỷ này. Chỉ cái tên gọi, ngày sinh, ngày tử, và chuyện tình ái của ông ấy không thôi cũng đủ cho toàn dân… phát mệt, và khiến cho không ít kẻ phải mất việc – hay… mất mạng!”(trích Tưởng Năng Tiến). Thứ hai, giả sử huyền thoại “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” là có thật, thì “Ức Trai” đã không có cái tâm địa “tự tâng bốc” như của Hồ Chí Minh, bởi vì ông viết là “Nguyễn Trãi vi thần” cơ mà, tức là xác định mình(Nguyễn Trãi) chỉ là một thần dân tôi tớ đi phò vua “Lê Lợi vi quân” như bao người dân nước Việt khác mà thôi.
2. Cái ý “Nhà nước cộng sản phá tan mọi giềng mối đạo đức của dân tộc và áp đặt cái đạo đức cộng sản lên dân chúng. Hôm nay khi đạo đức cộng sản bị phá sản và hiện nguyên hình là một mớ đồ giả, xã hội chẳng còn chỗ dựa, và vô số hành động suy đồi đạo đức nhâng nhâng công khai trong mọi tầng lớp xã hội.” của tác giả VTP rất sâu sắc và xác đáng cho hiện tình xã hội con người Việt Nam. Nói riêng trong giới “văn nô” của Việt Nam, nếu thời trước có Nguyễn Đình Thi là một tiêu biểu, thì thời nay, có Ngô Tự Lập cũng là một tiêu biểu của những “cậu đéo lào mà lịnh thế”!
.
.
.
No comments:
Post a Comment