Thursday, June 3, 2010

ĐẾ CHẾ KẾ TIẾP (3)

Đế chế kế tiếp (3)

Nguồn: Howard W. French, The Atlantic số tháng Năm

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

http://www.x-cafevn.org/node/437

.

Tiếp theo phần trước

.

Phần cuối của tuyến đường Tazara bên Zambia, Kapiri Mposhi, đánh dấu phần nào rìa đông nam của vành đai [mỏ] đồng bát ngát của Châu Phi, một trong những phần thưởng đáng giá nhất của Trung Phi. Chuyến tàu Kilimanjaro Tốc Hành vào thị trấn sau 72 giờ rời Dar - chúng tôi có hai lần dừng tàu đáng kể dọc đường nhưng may mà không có hư hỏng nặng nào.

Một đám đông những người khuân vác và tài xế bủa vây những hành khách mệt lử với hành lý ở sân ga để tranh phần mang hàng hóa mua từ những cảng Tanzania. Tôi gặp vợ con Daniel khi chúng tôi rời tàu và chúng tôi nói lời tạm biệt (Isaac đã xuống tàu xa hơn ở mạn bắc).

Bản thân thị trấn là một khu tù túng ảm đạm. Một thị trường hoang vắng nằm phía sau nhà ga xe lửa khổng lồ, một mớ bòng bong của những mặt tiền đen đúa rủ sét, hầu như tất cả đều bị bỏ phế rải rác với rác rưởi. Thương mại, hệt như nó đang diễn ra, trong một khu bùn lầy ngay trước những tòa nhà bỏ hoang. Ở đó, một số ít các quầy hàng thô thiển được dựng lên bởi nhiều thứ ván gỗ cùng dây buộc. Những người đàn bà ngồi vàng vọt trước ít cà chua, hành, và cam xếp nhọn như hình kim tự tháp.Thật rõ ràng là xe hỏa chưa mang lại được thịnh vượng cho nơi chốn này.

Tuy nhiên, Kapiri Mposhi là một cửa ngõ để đi vào một nơi có lẽ là các trung tâm quan trọng nhất của các hoạt động Trung Quốc trên lục địa. Khoảng 120 dặm về phía nam là Lusaka, nơi mà sự hiện diện của Bắc Kinh từng được thành lập từ lâu và nhan nhản các doanh nghiệp Trung Quốc. Và khoảng 45 dặm về phía Bắc là Congo, trong giai đoạn thử nghiệm lớn nhất - và cú đánh cược lớn nhất - của Trung Quốc trên lục địa.Tôi đến Lubumbashi, một thành phố khai thác mỏ của người Congo 1.2 triệu dân, nơi mà hàng tỷ đô la đầu tư Trung Quốc đang, tốt hay xấu, chỉ mới bắt đầu để làm cho mình cảm thấy.

Là một trong những nước lớn và đông dân nhất châu Phi, Cộng hoà Dân chủ Congo cũng có lẽ là đất nước bất hạnh nhất. Congo giành được độc lập từ Bỉ vào năm 1960, lập tức trở thành hiện trường của vụ đảo chính đầu tiên ở châu Phi. Sau đó đã phải khổ đau trong 32 năm dưới lãnh địa của nhà độc tài Mobutu Sese Selo, người được Mỹ ủng hộ, kẻ bạo ngược và tham nhũng có ảnh hưởng nhất lục địa. Hơn 10 năm qua, đất nước này là quan cảnh của các xung đột đẫm máu nhất của thế giới kể từ sau Thế chiến II.

Vào mùa xuân năm 2008, chính phủ bị bao vây của Congo đã công bố một khoản đầu tư của Trung Quốc tổng cộng 9.3 tỉ đô, một con số sau đó vì những nguyên nhân phức tạp có liên quan đến áp lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã giảm xuống còn 6 tỉ đô, nhưng vẫn còn trị giá bằng một nửa GDP của Congo. Trung Quốc sẽ xây dựng lớn các quặng mỏ đồng và cobalt cực lớn; 1.800 dặm đường sắt; 2.000 dặm đường, hàng trăm phòng khám bệnh, bệnh viện, trường học và hai trường đại học mới. Phát biểu trước quốc hội, Pierre Lumbi, bộ trưởng hạ tầng cơ sở Congo, đã so sánh khoản viện trợ này với Kế hoạch Marshall, và gọi nó là "một nền tảng của sự tăng trưởng cho nền kinh tế của chúng ta sẽ được thực hiện".

Để đổi lại, Trung Quốc sẽ nhận được gần 11 triệu tấn đồng và 620,000 tấn cobalt, mà họ sẽ khai thác dần trong vòng 25 năm tới - một loại trao đổi "tài nguyên cho cơ sở hạ tầng" mà Trung Quốc từng đi tiên phong lần đầu, trên một quy mô nhỏ hơn, tại Angola vào năm 2004. Congo sẽ chọn lựa từ một danh sách các công ty xây dựng Trung Quốc - đã được hiệu đính và cung cấp với tín dụng của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc - vốn đã nhanh chóng khởi sự (và kết thúc) công việc của họ, để phân bổ hàng trăm,hàng ngàn công nhân đến để làm việc.

Đa số hoạt động khai thác mỏ Trung Quốc tập trung xung quanh Lubumbashi, thành lập bởi Bỉ vào năm 1910 và xây dựng lên từ các lao động cưỡng bức trong những năm 1930. Từ lâu nay Lubumbashi sống nhờ sự bất thường của thị trường toàn cầu xa xôi, cứ luôn bùng phát lên rồi lại phá sản. Người Bỉ, Anh, Mỹ, Nam Phi, và thậm chí cả chính người Congo, dưới thời Mobutu, tất cả đều rất thích làm ăn ở đó.

Trong thời gian viếng thăm của tôi, thành phố ướt nhẹp vì mùa mưa, nhưng thành phố này vẫn quanh năm tắm chìm trong một vùng sâu tồi tàn. Tuy nhiên, những dấu vết duyên dáng và tham vọng một thời vẫn còn đó. Một tòa án oai nghiêm quét màu vôi trắng xóa đứng đối mặt với một vòng bùng binh giao thông lớn bao quanh một đầu máy hơi nước cổ một thời được sử dụng để chuyên chở những chiếc xe đồng-laden. Tòa nhà kiểu Âu châu từng là nhà bưu điện ngày xưa vẫn đứng đó, dù rằng các phòng chờ của nó đã được dùng để các thương gia Trung Quốc bán điện thoại di động từ những tủ kính ọp ẹp.

Không khó tìm các bằng chứng của ngành công nghiệp Trung Quốc ở Lubumbashi. Trong nhiều khu dân cư, những toán công nhân lục lộ Trung Quốc đang tất bật lấp các ổ gà, bùn bằng nhựa đường. Họ cũng mở một con đường đất cũ về phía phía đông để đi Kiniama, và xây dựng một đường phía Tây, đến Kipushi phong phú đồng quặng.

Rất lâu trước khi thoả thuận quặng mới - để phát triển được ký kết, thành phố và các vùng lân cận đã trở thành một loại đất hứa mới cho những người tìm vận may của Trung Quốc. Khi giá đồng tăng gấp bốn giữa Tháng Tám năm 2003 và tháng tám năm 2008, hàng ngàn người di cư xuống khu vực, như những kẻ tìm vàng trong cơn sốt mỏ vàng của Mỹ. Họ đã lũ lượt kéo đến từ những lời truyền miệng về sự giàu khoáng sản và dễ dàng làm ăn ở đây. Các viên chức Congo rất dễ dàng hối lộ. Thị thực nhập cảnh có thể mua với giá rẻ, cũng như các giấy phép khai thác mỏ, thường là bằng tên của những người nghèo Congo đứng chịu ở mặt ngoài.

Dưới mặt trời buổi chiều bỏng nắng, tôi đi đến một vùng đất rộng lớn, khu vực thống trị công nghiệp của Trung Quốc ở rìa phía bắc thành phố, nơi có các hoạt động nấu chảy đồng đặt sau những bức tường cao. Ở đó, tôi đã gặp Li Yan, một người nhanh nhẹn khoảng 30 tuổi, quản lý một công ty khai thác đồng hạng trung. Công ty của Li, vớicác lò luyện kim khổng lồ, các thiết bị nặng để nghiền đá và hàng chục xe tải quá khổ, trông có vẻ được tài trợ làm ăn tốt. Tuy nhiên, anh lắc đầu trong ghê tởm như ông đã nói chuyện với tôi về rush đồng. "Người Trung quốc có một niềm tin rằng họ có thể biến bất cứ thừ gì ra thành hiện thực" ông nói với tôi. "Nhưng những người đến đây đã không có kinh nghiệm và sự chuẩn bị. Giống như trẻ con chạy lòng vòng, thực là một đám lộn xộn".

Nhiều người Trung Quốc săn lùng vận may đã thuê các băng nhóm lao động Phi châu để đục đào tìm đồng, đôi khi ngay cả trong giữa các đường phố đất sét đỏ của Lubumbashi. "Họ là những người đầu cơ tìm lợi nhuận", một doanh nhân địa phương cho biết. "Congo đã không hưởng được gì từ những người này". Đa số họ đào khoét "không quá 20 feet sâu, nghĩa là chả cần đầu tư gì cả ". Gần đây, chính phủ đã cố gắng để tái lập kiểm soát, yêu cầu tất cả những người khai thác đồng phải đun chảy ra và phải đầu tư nhiều hơn, đáng kể hơn trong các thiết bị, để tạo thêm việc làm và thu thuế, giúp cho ngành công nghiệp bền vững hơn. Để đáp lại, các nhà khai thác nhỏ đã chen nhau xây dựng các lò nung nhỏ kém hiệu quả. Trong năm 2008, khi giá đã giảm từ 9,000 một tấn xuống đến mức 3.500 tấn, các lò nung tạm thời đóng cửa và các chủ lò Trung Quốc bỏ chạy, bỏ lại các công nhân Congo của họ với tiền lương chưa thanh toán và một cảnh quan phủ đầy những rác rưởi công nghiệp.

Tất nhiên, các gói xây dựng khổng lồ của Bắc Kinh hoàn toàn ở trên một quy mô khác với các hoạt động loại ăn xổi ở thì đã đến và đi tại Lubumbashi. Nhưng các điều kiện trong các thỏa thuận được ký kết cũng đã đi theo nhiều cách tương tự mà qua đó nhiều người Trung quốc tìm vận may đã có được giấy phép. các thứ thương thảo thực hiện trong bí mật, được giao phó cho một trong những nhân vật rất thân cận tín cẩn với Tổng thống Joseph Kabila, một người không có một liên quan gì với chính phủ. Kể từ đó, câu hỏi về việc các quyền lợi từ các thỏa thuận được phục vụ cho ai - những người dân Congo bình thường hoặc chỉ đơn thuần là giới tay chân của Kabila - đã nhân rộng lên.

Ở trung tâm của Lubumbashi, chỉ cần ra khỏi chỗ đường vòng với đầu máy cũ, tôi đã gặp Kalej Nkand, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Congo của tỉnh Katanga. Bên trong, ngân hàng trông như một nhà kho cũ, một cái hang động, sáng lờ mờ. Sắp đến giờ ăn trưa, một nửa tá nhân viên ngồi sau những bàn giấy bằng kim loại nằm rải rác trên sàn rộng mở. Một người phụ nữ mổ cò trưóc một máy tính cũ; những người còn lại đọc báo cũ hay ngủ gật.

Kalej, một thanh niên thuộc loại có khoa học, nhanh nhẹn trong một bộ Âu phục màu ô liu may vừa vặn mời tôi vào trong văn phòng mát lạnh của mình. Bằng một giọng Pháp bóng bẩy, anh nói với tôi rằng nỗi tuyệt vọng của người Congo đã đưa đến những khía cạnh tệ hại nhất của cơn sốt đồng Trung Quốc đầu tiên. "Hầu hết các thỏa thuận đã được đàm phán tại một thời điểm rất khó khăn cho Congo vì chiến tranh" anh nói. "Hết sức dễ để cho mọi người đến lấy đi các sản phẩm của họ và biến mất" Ông mô tả gói xây dựng lớn lao mới của Trung Quốc như là "mồi nhử", với "các điều khoản hơi không chính thống" nhưng dù sao đã hấp dẫn đối với một quốc gia bị phá sản và tàn phá bởi chiến tranh.

Trong phần còn lại cuộc trò chuyện của chúng tôi, Kalej cố ý tránh chỉ trích về mối thỏa thuận, khi cân nhắc lời nói, anh thường nghiêng mình về phía trước và lắc lư nhẹ với hai bàn tay siết chặt trước mặt. Ở Congo người ta thường nói rằng Tổng thống Kabila đã đặt cược cương vị tổng thống của ông vào các quan hệ với Trung Quốc; do đó bất cứ quan chức nào phát biểu điều gì có tính phê phán có thể kết thúc sự nghiệp - hoặc tệ hơn thế.

"Chúng ta phải nhớ đến những kỳ vọng của quần chúng" Kalej nói. Các tuyến đường mới được xây dựng dưới sự bảo trợ của thỏa thuận này sẽ nối kết "các vùng nông thôn với các trung tâm đô thị. Mọi người sẽ có thể mang được hàng hoá của mình đến thị trường. Giá sản phẩm và các hàng hoá khác sẽ đi xuống". Tôi nghĩ, những điều này cũng là những ước mơ của Tazara, và nhớ lại thị trường nhỏ bé buồn bã ở Kapiri Mposhi..

Cũng có câu hỏi dễ làm nổi nóng của việc những con đường mới thực sự sẽ dẫn đến đâu. Nhiều chi tiết của gói xây dựng chưa hề được công bố công khai. Các đồn đại trên đường phố kể rằng, đoạn đầu, phần 275 dặm trong tuyến đường dài và uốn cong của dự án đường cao tốc khổng lồ sẽ dẫn từ Lubumbashi đến Pweto, thị trấn có một trạm xăng dầu của 20.000 người trên Hồ Mweru vốn không có công nghiệp và vài tài nguyên thiên nhiên gì. Pweto là quê hương của Augustin Katumba Mwanke, nhân vật đã thương lượng cho cuộc thỏa thuận, và người ta được biết rằng ông đã xây dựng một dinh thự nguy nga ở đấy; với các đường cao tốc hiện diện, ông sẽ có thể đến Lubumbashi trong vài giờ đồng hồ thay vì phải mất hai ngày hoặc nhiều hơn như hiện nay.

Trung Quốc Hỏa Xa, công ty xây dựng đường cao tốc đã thiết kề một con đường khác dẫn ra khỏi Lubumbashi. Con lộ này trải dài về phía đông, và hàng chục lố người Trung Quốc đang nhanh chóng làm việc để cạo sạch các lớp bùn sét trên các đường ray hiện có để hoàn thành xây dựng các tuyến cống thoát nước, trước khi đổ nhựa đường. Tôi phát hiện ra, con đường này dẫn đến tòa nhà của viên cảnh sát trưởng khu vực, một khu rộng lớn hoàn chỉnh với hồ nhân tạo và nhà khách sang trọng, tất cả đều bao bọc sau một hàng rào điện cao 10 bộ. Khi chạy ngang, người lái xe của tôi lo lắng cảnh báo rằng, khu vực này có giám sát điện tử và việc ngừng xe hoặc chạy chậm lại sẽ là không được khôn ngoan lắm.

Một luật sư Congo nổi tiếng, là một phần tử của một mạng lưới công dân tự do đang thực hiện điều tra các gói xây dựng của Trung Quốc đã nói rằng thỏa thuận này sẽ đưa Congo vào lại vị trí tương tự mà đất nước này đã từng phải chịu sau những thập kỷ bị Bỉ bóc lột. "Chúng tôi có thể nói 'Quý vị có thể có được đồng của chúng tôi, nhưng chúng tôi muốn có một số đồng quặng được gia cố ở đây" Chúng tôi đã thương lượng cho hàng tỷ đô la mà không hề xác định xem các khoản đầu tư ấy có hiệu quả hay không, không hề nghĩ đến việc xây dựng kỹ nghệ luyện kim. Chúng ta có lao động rẻ và điện dồi dào" do đó việc tinh chế sẽ có ý nghĩa kinh tế hơn "Nhưng chúng tôi đã thương lượng mà không phân tích và không hề có các chuyên gia".

Tôi hỏi phải chăng chương trình xây dựng khổng lồ - đường xá, trường học và bệnh viện - sẽ tạo ra cổ tức, và ông lắc đầu một cách dứt khoát. "Sáu tỷ đô la trong cơ sở hạ tầng không phải để phát triển. Trường học với các bàn giấy không phải để giáo dục dân chúng tôi. Một con đường sẽ không phát triển được đất nước này ... Các trường cần đến một hệ thống giáo dục và chúng cần đến các giáo viên. Trong khí hậu này, đường xá chỉ tồn tại được 10 năm mà không cần bảo trì, và Congo lại không hề có năng lực gì trong lĩnh vực này ".

Gilbert Malemba N'Sakila, luật sư, cựu hiệu trưởng một trường học ở Lubumbashi đã bày tỏ mối nghi ngờ tương tự: "Người Trung Quốc thậm chí không sử dụng đến tài năng của Congo. Họ chỉ thuê mướn lao động thôi". Quản lý và chuyên môn kỹ thuật gần như độc quyền cung cấp bởi công nhân Trung Quốc.". Khi họ cuốn gói ra đi, Congo sẽ chẳng còn lại gì, thậm chí không nâng cấp được nguồn nhân lực của chúng tôi. Đất đai của chúng tôi sẽ bị đào bới lên, trút bỏ trống trơn và bỏ mặc lại như vậy."

Những quan điểm này lập lại - và được lan truyền - từ những người ở Zambia, láng giềng giàu có về quặng đồng của Congo ở phía nam, từng có một thành tích lâu dài hơn nhiều trong việc giao dịch với nhà tư bản mới Trung Quốc. Người dân Zambia đã nhiệt tình chào đón các đầu tư trong năm 1998, khi Công ty Khai quặng Non-Ferrous Metal Mining của Trung Quốc đã mua một mỏ đồng hoang phế ở Chambishi, gần biên giới Congo với giá 20 triệu đô rồi lập tức đầu tư thêm 100 triệu đô vào để phục hồi chức năng của nó.

Tuy nhiên, mọi thứ trở thành chua cay khi các nhà quản lý Trung Quốc mới ngăn cấm các hoạt động công đoàn và bắt đầu trả tiền nhân viên người Zambia thấp hơn mức lương tối thiểu 67 dollar một tháng. Năm 2005, hơn 50 công nhân người Zambia đã thiệt mạng trong một tai nạn nổ tại một nhà máy vật liệu chất nổ phục vụ mỏ; nhân chứng nói rằng các nhân viên Trung Quốc đã bỏ chạy khỏi hiện trường ngay vài phút trước vụ nổ, không hề cảnh báo gì cho các nhân viên châu Phi. Một năm sau, trong cuộc biểu tình về lương truy lãnh và điều kiện làm việc một giám sát viên Trung Quốc đã bắn súng ngắn vào những công nhân Zambia khiến một số bị thương.

Những bất ổn tại mỏ Chambishi nhanh chóng chảy máu vào chính trường Zambia. Michael Sata, lãnh đạo của đảng Mặt trận yêu nước, đã đặt vấn đề hiện diện ngày càng đông và thực hành kinh doanh của Trung Quốc trở thành các nội dung quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2006; Trung Quốc đe dọa sẽ cắt đứt quan hệ với Zambia nếu ông thắng cử. Đảng của Sata, vốn còn trẻ và tương đối nhỏ tại thời điểm tranh cử, đã chỉ giành được 28 phần trăm phiếu bầu. Trong cuộc bầu cử năm 2008, ông đã giành 38 phần trăm, thất bại trong cuộc bầu cử chỉ vì hai phần trăm.

Rất ít người Zambia được nâng lên thành tầng lớp trung lưu từ hoạt động khai thác mỏ của Trung Quốc, và ngày nay, Sata vẫn không ngừng những chỉ trích của ông về Trung Quốc. "Các bạn [Trung Quốc] của chúng tôi đông quá, và chúng tôi biết tài nguyên của họ không thể nuôi họ đủ" Sata đã nói với tôi trong văn phòng ở Lusaka của mình, vừa nghe điện thoại từ các cơ quan vừa biên một thẻ xổ số vừa tuôn ra những lời quở trách "Người Zambia không cần loại lao động đang được phá giá ở đây. Người Trung Quốc đang rải ra trên khắp thế giới, nhưng chẳng hề có những thứ như đầu tư Trung Quốc như vậy. Những gì chúng ta đang thấy là các thứ quốc doanh Trung Quốc và quyền lợi của chính phủ, và họ đang làm hư hỏng các nhà lãnh đạo của chúng tôi ".

"Ý tưởng rằng các dòng thác lớn của sự sang giàu sẽ giúp ích cho châu Phi đã không bao giờ thực sự có kết quả" Patrick Keenan, một chuyên gia Châu Phi tại Đại học Illinois đã nói với tôi. "Khi con đường dẫn đến sự giàu có đi qua dinh tổng thống, có những ưu đãi rất lớn để dành được quyền lực và để bám chặt vào đấy. Kiểu sang giàu này xúi giục các chính trị gia tạo ra các dự án kinh tế lãng phí, và khiến họ buông bỏ các lựa chọn chính trị khó khăn, như mở rộng căn bản thuế má ".

Thực vậy, một sự phản đối tương tự nêu lên bởi nhà phê bình Dambisa Moyo về các khoản viện trợ cho Zambia - rằng viện trợ nước ngoài đã nuôi dưỡng tham nhũng, lười biếng và một chính phủ không hiệu quả - có thể áp dụng được cho bất kỳ loại đầu tư nước ngoài nào tập trung vào khai thác khoáng sản, đặc biệt là những đầu tư mang lại cấp tiền mặt và các dịch vụ trực tiếp cho các chính phủ mà không có điều kiện kèm theo. Tất cả những điều được xem xét, - cơ bản tài nguyên hoặc cơ sở hạ tầng theo định hướng phát triển - thậm chí đến những phát triển lớn lao như sóng triều Trung Quốc đang diễn dường như không dẫn đến được một sự phục hưng Châu Phi có ý nghĩa.

Điều đáng chú ý là, sự vươn dậy của Trung Quốc đã không bắt đầu với đường cao tốc, các nhà máy hay các thành phố lấp lánh. Sự vươn dậy này bắt đầu với nông nghiệp và phát triển nông thôn. "Đúng là Trung Quốc có thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng chỉ mới bắt đầu hai thập kỷ sau khi tăng trưởng kinh tế đã cất cánh" ông Justin Yifu Lin, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới và là người Trung quốc cao nhất cấp trong bất cứ cơ sở giáo dục tài chính quốc tế nào đã nói như thế. "Cung cấp các khuyến khích kinh tế cho nông dân, ưu đãi cho người lao động, thu hút đầu tư nước ngoài - đó là những ưu tiên trong giai đoạn đầu".
Nhiều nông dân châu Phi, Lin nói với tôi, "chắc sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ loại công nghệ đơn giản, rẻ tiền như máy bơm diesel để tưới các cánh đồng của họ". Ông tin rằng sự tham gia của Trung Quốc trong nông nghiệp có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Thông qua đầu tư và thể hiện, nông dân Trung Quốc có thể phục vụ như là một chất xúc tác quan trọng trong sự cất cánh của kinh tế châu Phi, như họ đã làm nhiều như thế vào thế hệ trước đây ở chính Trung Quốc.

Nhưng chuyển hóa nông nghiệp là phần không hứa hẹn nhất của Dự án Trung Quốc. Trồng cấy, tất nhiên, xảy ra ra nơi đồng bằng, và sự xâm lấn của nước ngoài trên đất màu mỡ làm tăng niềm đam mê; các chính phủ châu Phi có lẽ thấy mình bán dầu và các quyền khoáng sản dễ dàng hơn và nhiều lợi nhuận hơn. Song Tingming, một quan chức tại một nhóm thương mại nông nghiệp của Trung Quốc, nói với tờ Economic Observer rằng ông tin là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc phát triển nông nghiệp ở nước ngoài có thể trôi qua rồi, bởi vì việc mua đất nông nghiệp đã trở thành một vấn đề nóng bỏng, với việc Hàn Quốc và một số nước trong vịnh Ba Tư đã thực hiện hoặc đang nỗ lực đầu tư vào các vùng nông trại lớn ở châu Phi.

Và trớ trêu thay, trong khi Bắc Kinh đang ở vị trí rất tốt để giúp châu Phi cải thiện chế độ quản trị của nó - khu vực thứ nhì của một nhu cầu rất lớn trong suốt lục địa - lại có vẻ như rất không muốn làm như vậy. Không một đất nước đang phát triển nào từng hiểu rõ được tầm quan trọng của một nền hành chính mạnh mẽ, có hiệu quả hướng đến công chúng tốt hơn là Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, một phần vì lịch sử bị chinh phục bởi người phương Tây của Trung Quốc, một phần vì lập trường phòng thủ của họ trên thành tích về nhân quyền, Bắc Kinh vẫn gắn liền thuật hùng biện của mình vào sự không can thiệp.

Ở khắp mọi nơi tôi đi qua ở châu Phi, người dân đã nói chuyện trong sự biện hộ về điều kiện các - sự dính dáng của cai trị với các nợ vay từ phương Tây. "Nhiều người nhìn vào điều kiện của phương Tây như là một điều tốt, bởi vì ngày nay rất nhiều điều có thể được thảo luận công khai, không giống như trong quá khứ - chẳng hạn như vấn đề tham nhũng" John Kulekana, một cựu ký giả Tanzania nói "Không còn các á thần á thánh ở đây, và đó là nhờ sự phát triển của xã hội dân sự, vốn đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phương Tây. Các bộ trưởng trtước đây được yâu cầu phải có trách nhiệm về hành động của họ. Chúng tôi đang xây dựng tinh thần trách nhiệm ".

Những đất nước có chính phủ tốt đẹp - nơi người dân có được tiếng nói thực sự trong việc lựa chọn người lãnh đạo của họ, nơi ưu tiên quốc gia được công khai thảo luận, và nơi các định chế pháp lý đưọc vững mạnh - chắc chắn sẽ được hưởng lợi theo những cách kéo dài quan hệ đối tác thương mại của Trung Quốc. Nhưng một mình quan hệ đối tác thương mại có lẽ không đưa đến nền cai trị tốt hay thịnh vượng lâu dài. Một cách tiếp cận kiểu không nhìn điều xấu để cai trị sẽ khiến nhiều quốc gia đi đến tình trạng các cơ sở tài nguyên cạn kiệt và các thể chế chính trị còi cọc, ngay cả khi dân số của họ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.

Các thái độ của Châu Phi đối với các sáng kiến gần đây của Trung Quốc trên lục địa của họ có lẽ không tránh khỏi các giải đoán với các mâu thuẫn. Nhiều trí thức châu Phi kềm chế với lời phê phán của phương Tây về lối chơi áp đảo Châu Phi của Trung Quốc. Họ nói, lâu nay phương Tây đã bảo trợ lục địa của họ, và kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, phương Tây đã thẳng thừng bỏ bê họ. Và tất cả điều đó là đúng. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Làm thế nào để lục địa của họ vượt qua được một mô hình của nước ngoài tham gia vào việc bòn chiết - bắt đầu bằng tiếp xúc đầu tiên của họ với châu Âu, khi vàng hoặc nô lệ được mua lại để đổi lấy vải và nữ trang - mà ngày nay vẫn còn thấy rõ ràng ?

Câu hỏi này, mà ai hầu như cũng nghe được ở khắp mọi nơi, đã được đề cập mạnh mẽ nhất bởi một luật sư người Congo mà tôi đã gặp ở Lubumbashi. Ông đã tiếp tôi trong văn phòng của ông tại căn nhà ở trung tâm thành phố, nơi ông tắm bằng nước hứng từ một đĩa vệ tinh parabol cũ, và ở một nơi mà ông nói thư rằng thư tín chỉ được giao một hoặc hai lần một năm, sau khi ông phải trả tiền hối lộ cho cơ quan bưu điện.

Tôi hỏi ông nếu như sự xuất hiện của người Trung Quốc là một cơ hội mới mẻ và lớn lao cho lục địa này, như một số người đã nói. Ông trả lời: "Vấn đề không phải là người mua hàng mới nhất của chúng tôi là ai. Mà vấn đề là để xác định vị trí của châu Phi trong tương lai của nền kinh tế toàn cầu sẽ là ở đâu và cho đến nay, chúng tôi đã rất ít thấy rằng điều đó là mới mẻ. Trung Quốc đang thay thế vị trí của phương Tây: họ lấy nguyên liệu của chúng tôi và bán thành phẩm cho thế giới. Những gì người châu Phi đang nhận lại được trong sự trao đổi, dù đó là một con đường, trường học hoặc thành phẩm, không quan trọng. Chúng tôi vẫn đi theo một giản đồ đã cũ: cobalt của chúng tôi đi Trung Quốc ở dạng quặng bụi và trở về ở đây ở dạng pin đắt tiền".

.

.

.

No comments: