Monday, June 7, 2010

DUY TRÌ ỔN ĐỊNH Ở TRUNG QUỐC

Duy trì ổn đnh Trung Quốc

Nguồn: China Geeks

ViAn, X-Cafe chuyển ngữ

http://www.x-cafevn.org/node/462

.

Những gì diễn ra ở nước lạ, ít lâu sau diễn ra giống như khuôn đúc ở nước nhà! – ViAn

.

Chính phủ Trung Quốc đặt việc duy trì ổn định xã hội là nhiệm vụ tối quan trọng. Tình trạng bất ổn xã hội, hoặc những gì được gọi là những biến cố quần chúng tại Trung Quốc, đã và đang gia tăng. Một cách chính thức, số lượng các sự cố hàng loạt xãy ra trong năm 1995 chỉ có hơn 10.000 vụ; vào năm 2006, số lượng đã là hơn 60.000 vụ. Con số thực tế có lẽ còn cao hơn thế.Chỉ mới tháng trước tại Côn Minh, những gì biểu lộ ra có vẻ chỉ như là một tranh chấp giữa những người bán hàng rong không có giấy phép và các viên chức thực thi pháp luật, hay được gọi là chengguan theo tiếng Trung Quốc, thế mà sự việc đã leo thang trở thành một cơn thịnh nộ bùng nổ của những công dân có liên quan, để lại hàng chục người bị thương và 10 xe bị hư hỏng.

Có nhiều lý do tại sao những biến cố quần chúng đang gia tăng cả về số lượng và cường độ. Một mặt, những người dân bây giờ ý thức hơn về những quyền của họ, nhưng họ đang thiếu thốn những kênh thông tin thích hợp để thể hiện những quyền đó. Mặt khác, các hành động quá tay của những quan chức chính phủ trong việc xử lý với công chúng, chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.Nhiều học giả và trí thức tranh luận rằng việc thi hành chính sách ổn định cứng nhắc này là không thể bền vững. Ở đây chúng tôi trích dịch một số từ ba bản văn gần đây được viết bởi Leung Man Tao, một nhà truyền thông chuyên nghiệp có tiếng và là trí thức nổi tiếng trong công chúng đến từ Hồng Kông, Du Guang , một học giả cựu chiến binh Trường Đảng Trung ương, và Sun Liping, một giáo sư xã hội học tại Đại học Thanh Hoa.

.

Du Guang: hạt giống, đất, nước và ánh sáng mặt trời cho sự bất ổn

Đầu tiên, Ông Du chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình về chuyện đang được hài hoà bởi nhà nước trong cái danh nghĩa của sự ổn định, cái mà ông cảm thấy là quá mức:

Một vài người già, đã từng một lần bị phân loại như là thành phần hữu khuynh, đang chuẩn bị để tổ chức một cuộc hội ngộ vào ngày 27 tháng Ba. Nhưng chuyện này đã buộc phải hủy bỏ. Vào ngày 28, một cuộc họp khác đã được dự tính từ trước cho cuộc hội ngộ và thảo luận cũng đã bị hủy bỏ.Trước cuộc họp vào ngày 27 như đã được dù trù, khoảng 20-30 đồng chí được mời và những người bạn thân đã được cảnh báo bởi các đơn vị của họ là không nên đến dự. Theo một trong những người bạn cũ của tôi, lãnh đạo đơn vị của ông nói với ông rằng họ đã hành động theo chỉ đạo của Cơ quan Duy trì Ổn định.

Cơ quan Duy trì Ổn định (SPO) là cái quái quỷ gì thế? Thậm chí những cuộc họp mang tính cá nhân của những người già trong độ tuổi 70 và 80 cũng rơi vào vòng giám sát của họ! Có một câu nói: bạn có thể kiểm soát mọi thứ ngoại trừ chuyện ĩ..a đá...i và xì hơi. Bây giờ họ đang kiểm soát việc ăn uống. Sắp tới đây, họ sẽ kiểm soát luôn cả việc đại tiện và trung tiện hay sao?

Như là bạn có thể khẳng định theo cái tên của nó, SPO là dành cho việc duy trì ổn định xã hội. Rõ ràng là cuộc họp của chúng tôi đã "được ổn định." Chúng tôi chỉ còn có thể ở tại nhà và ổn định. Tôi nghĩ rằng đây là những gì họ định làm.

Trong những năm gần đây, vài cuộc họp của tôi phải đối mặt với số phận tương tự, nhưng tôi đã chẳng bao giờ liên kết chúng vào sự cần thiết cho sự ổn định. Lần này, tôi phát hiện ra khái niệm mới này của sự "được ổn định." À thì ra, ít nhất là tôi đã học được một cái gì đó vào lúc này. Tôi cũng muốn đề cập đến những gì xảy ra sau khi các cuộc họp bị hủy bỏ. Vào ngày 30, tôi đã xuất bản sáu bài viết trong cột báo của tôi trên blogchina.com. Ngày hôm sau, chỉ có hai bài báo là còn được giữ lại; bốn bài kia đã được cho đi "hài hòa."

Sau đó ông đã tiếp tục để thảo luận về lý do tại sao có cảm giác bất ổn tại Trung Quốc, như là nó đã được thể hiện bởi sự lan rộng của các sự cố đại chúng. Ông nghĩ rằng có ba yếu tố - những kẻ gieo những hạt giống của sự bất ổn định, mảnh đất cho sự phát triển của nó, và nước và ánh sáng mặt trời giúp cho sự lây lan của nó:

Hiện nay, những kẻ gieo hạt giống của sự bất ổn ở Trung Quốc là ai?

Thật khó mà tin rằng đám SPO vẫn coi bọn người già chúng tôi là nguyên nhân của sự bất ổn định. Bọn chúng chắc hẳn là mù cả rồi, hoặc giả là người nào khác vẫn còn giữ khư khư quan điểm cũ như "đấu tranh giai cấp" và "lực lượng thù nghịch". Trong thực tế, họ chẳng cần đến một thứ tình báo cao cấp để thấy rằng những hạt giống của sự bất ổn định chính là đám quan chức tham nhũng, và các doanh nghiệp liên quan đến chúng. Biến cố đại chúng nào mà không phải là do họ gây ra? Người dân Trung Quốc nằm trong số dân có ý thức bổn phận, hòa bình và khoan dung nhất. Họ sẽ không liều lỉnh đối đầu với chính quyền, trừ khi họ đang phải đối mặt với những bóc lột và áp bức cùng cực.

Cái gì là mảnh đất cho sự phát triển của sự bất ổn định?

Nó chính là một hệ thống chính trị độc đoán mà không có những sự kiểm soát và sự cân bằng. 'Khẳng định về sự lãnh đạo của Đảng' có nghĩa là đảng ở trên tất cả mọi thứ. Điều này sẽ tạo ra thứ quyền lực không bị giám sát, cái quyền lực mà nó trở nên đạt tới mức vô giới hạn. Bất cứ ai nắm giữ quyền lực có thể lạm dụng nó, bầy ra đủ loại thủ đoạn để khai thác, bóc lột của cải, tài sản của những người dân bình thường, gieo những hạt giống của sự bất mãn và bất ổn.

Cái gì là nước và ánh sáng mặt trời cho việc tăng cường sự bất ổn định?

Đó chính là những tư tưởng và chính sánh có định hướng của hệ thống này. Sau khi cải cách và mở cửa, vấn đề "đấu tranh giai cấp như là nguyên tắc hướng dẫn" đã bị chỉ trích.Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách, các quan chức vẫn cứ sử dụng khuôn khổ của cuộc đấu tranh giai cấp để phân tích vấn đề. Bất kỳ suy nghĩ, tư tưởng đối lập và những điều không được chấp thuận sẽ bị tự động coi như là kẻ thù của hệ thống. Chỉ cần nhìn vào cách họ xử lý các công dân đấu tranh cho quyền lợi của mình, những gia đình Thiên chúa giáo và những người ủng hộ cho cải cách hiến pháp thì đã rõ.

.

Leung Man Tao: Có một thứ "quyền công dân" như vậy ở Trung Quốc hay sao?

Trong bài viết của ông trên Metropolitan Southern Weekend, Leung khám phá những gì mà "phong trào bảo vệ dân quyền" (weiquan) mang ý nghĩa. Trong tác động đó, người dân Trung Quốc đang nói với chính quyền rằng, "Hey! Quý vị có nhìn thấy chúng tôi không? Chúng tôi là công dân, và chúng tôi cũng có quyền của chúng tôi nữa." Nó là một đòi hỏi đối với việc công nhận danh tính của quyền công dân, và những nỗi ám ảnh với "sự ổn định cứng nhắc" là không thể chấp nhận được so với yêu cầu này:

Một số học giả đang nói rằng chính phủ không nên quá cứng nhắc trong việc ngăn chận những người weiquan. Họ chỉ là những người đấu tranh cho quyền lợi của chính mình, và không có cần phải nâng cao cuộc xung đột đến một cấp độ chính trị. Trong khi tôi đồng ý với điều này, tôi nghĩ rằng weiquan không thể được phân tích trong một khuôn khổ phi chính trị. Điều này là do phong trào weiquan được dựa trên sự công nhận của các nhóm công dân; những nhà hoạt động này yêu cầu nhà nước công nhận đặc tính này và những quyền mặc nhiên vốn có của nó.

"Duy trì ổn định" là một sự loại bỏ các yếu tố mà chúng được cho là gây bất ổn. Nếu người dân đấu tranh cho những quyền lợi của họ, những quyền mà bị xem như là những yếu tố tiêu cực, họ không thể được coi như thành viên bình thường của xã hội. Nó giống như các tế bào ung thư của cơ thể, cần phải được loại bỏ.

Do đó, "bảo vệ dân quyền" và "duy trì ổn định" đang ở trong chiều hướng đối lập, hay nói khác đi, vế đứng sau là cái loại bỏ vế đứng trước. Vế đứng trước nhấn mạnh các quyền lợi mà người công dân được hưởng; vế thứ hai từ chối, loại bỏ ra một số những người từ cộng đồng, và đồng thời tuyên bố rằng những yêu cầu, đòi hỏi của họ là trái pháp luật. Nếu như quý vị quá nhấn mạnh việc "duy trì ổn định," điều đó có nghĩa là quý vị không sẵn sàng lắng nghe những gì mà phía bên kia muốn nói. Không phải họ đang phẩn nộ hoặc gây nên khó khăn, phiền nhiễu, họ chỉ muốn được thông hiểu, được lắng nghe và được công nhận. Nếu họ là những kẻ thù, tại sao họ muốn được công nhận? Đối phó với "bảo vệ dân quyền" bằng "duy trì ổn định" là một phương cách tiêu cực nhằm vào một yêu cầu tích cực. Nhiều người bảo vệ dân quyền đã tự mình trở thành nạn nhân. Thậm chí ngay cả khi hành động của họ đôi lúc cực đoan, họ xứng đáng nhận được sự cảm thông của chúng ta.

.

Sun Liping: nguy cơ lớn nhất không phải là sự bất ổn định, mà chính là xã hội thối nát phân rã

Cuối cùng, ông Sun cho rằng việc lo ngại quá đáng của chính quyền với các mâu thuẫn xã hội là không nắm được vấn đề. Nguy cơ lớn nhất không phải là sự bất ổn định, mà chính là xã hội thối nát, phân rã.Những gì ông muốn nói tới đó là quyền lực chính quyền không được kiểm tra và tham nhũng là không thể kiểm soát được nữa, cuối cùng, xã hội sẽ phải trả một cái giá đắt. Chúng ta đúc kết với một vài đoạn từ bài viết của ông:

Xã hội của chúng ta đã mất khả năng cho việc tư duy dài hạn. Các nhóm đặc quyền, đặc lợi bất di bất dịch được thiết lập dưới chủ nghĩa tư bản độc tài là rất thiển cận. Họ không có cái trách nhiệm mà một vị vua có, và cũng chẳng có cái sự suy xét độc lập và tinh thần mà những nhà quý tộc đó sở hữu. Có một xu hướng trong xã hội của chúng ta nhằm khuếch đại các vấn đề ngắn hạn và nhắm mắt làm ngơ cho các vấn đề dài hạn.

Chúng ta hoảng sợ về các vấn đề ngay trước mắt, nhưng lại coi thường, xem nhẹ tầm nghiêm trọng đối với các vấn đề xã hội mà chúng liên quan tới những thế hệ tương lai con cháu của chúng ta. Chúng ta đã vắt kiệt tài nguyên và môi trường của chúng ta. Chủ nghĩa ngắn hạn, bóc ngắn cắn dài và sự ù lỳ, trì trệ là những đặc trưng của những cơ quan của chúng ta.

Nguyên nhân cho sự thối nát, phân rã này là sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc đoán. Trong quá khứ, người ta xem quyền lực và thị trường là loại trừ lẫn nhau. Ngày nay, chúng ta chứng kiến chúng kết hợp với nhau tại Trung Quốc [...] Chúng ta từng nghĩ rằng sự can thiệp chính quyền sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường. Bây giờ, sự nổi trội lên của thị trường này cung cấp một nền tảng to lớn cho quyền lực chính quyền được thực hiện.

Duy trì ổn định hiện nay đã trở thành một công cụ nhằm mau chóng đạt tới những mục đích của những nhóm đặc quyền, đặc lợi.

.

.

.

No comments: