Cái học ngày nay đã hỏng chưa ?
Phong Trần
Đăng ngày 07/06/2010 lúc 14:55:28 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4857
Sau bốn năm lãnh đạo “thành công, đại thành công” (cái gì đảng ta lãnh đạo mà chả thành công!), bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân rũ áo từ quan (từ quan nhỏ để sửa soạn làm quan lớn), để lại cho các thế hệ sau một nền giáo dục nếu cụ Trần Tế Xương mà sống dậy chắc chắn phải làm được vài chục bài thơ vịnh cái học ngày nay (bẩm cụ cái học ngày nay không những đã hỏng rồi mà còn làm hỏng cả mấy thế hệ kế tiếp nữa).
Khi ông Nhân mới nhậm chức thì báo chí lề phải của cả nước “hồ hởi-phấn khởi” gõ phèng la. Các cháu hí hửng chắc mẩm được trời thương mà gửi xuống một nhân tài xuất chúng để giúp chúng nó lên “bệ phóng” bay vào thượng tầng giáo dục tiên tiến, vượt xa các nước Mỹ, Nhật, Tây, Tàu…
Nhưng thực tế (luôn luôn độc ác với những người mang bệnh hoang tưởng) đã làm vỡ mộng giới trẻ, còn giới phụ huynh thì đau như hoạn vì chót nhẹ dạ cả tin. Nghe các cháu học sinh trả lời phóng viên Khánh An của đài RFA thì người cả người trong nước lẫn ngoài nước ngã bổ chửng ra.
Học sinh tên Ân, chả khiếp sợ gì cả, nói toạc móng heo ra rằng “khi ông Nhân lên thì người ta rất hy vọng là ông ấy cũng như năm linh sáu (2006) ông Dũng lên làm thủ tướng. Nhưng mà họ nói mà chẳng làm. Ông Nhân cũng chỉ là người đề ra các khẩu hiệu và cũng có thực hiện nhưng làm không triệt để”.
Em Ân cũng “bật mí” rằng khi ông Nhân tung ra khẩu hiệu hai không rồi ba không thì lập tức kỳ thi tốt nghiệp năm đó cả nước có 60 vạn học sinh đạp vỏ chuối. Trường của Ân là “trường nổi tiếng trong tỉnh mà cũng rớt trên 50% nói chi các trường ở vùng xa vùng sâu. Thế là giáo dục ta lại trở về “đường xưa lối cũ XHCN”, Ông Nhân lại úm ba la, hóa kiếp khẩu hiệu “hai không-ba không” cho về chầu tiên tổ.
Nói như hai học sinh Hoàng và Đạt thì ông Nhân chả “cải” mà cũng không “cách” được cái gì cả. Học sinh lớp một mà đã phải cõng sách còng cả lưng như con rùa mang cái mai nặng không bò đi được. Chữ nghĩa “ ngàn cân” đè thằng nhỏ bẹp dí thì còn hơi sức đâu mà học. Ới ông Nhân ông ơi, ông tu nghiệp ở Mỹ mấy năm mà chả học khôn được tí nào là sao?
Các em học sinh trên kết luận như đinh đóng cột là “Nếu coi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là một bác sĩ thì ổng là một bác sĩ tồi” và cho là “sự ra đi của ông Nhân là một điều tốt vì ổng chữa lâu quá mà chữa lộn thuốc hoài”.
Các em ơi! Lỗi của ông Nhân thì ít mà lỗi của Đảng mới nhiều. Chế độ nào có nền giáo dục đó. Một nền giáo dục bị nhốt trong “lồng độc tài toàn trị” thì có tài thánh cũng không chữa nổi. Ông Nhân làm bộ trưởng để làm theo lệnh Đảng mà hưởng vinh hoa phú quý chứ không phải vì tâm huyết với tiền đồ dân tộc đâu. Đảng còn độc tài toàn trị thì ông Thiện Nhân hay ông Thánh Nhân cũng chẳng “cải” hay “cách” gì được .
Chuyện giáo dục An Nam Xã Nghĩa đâu chỉ có vậy! Nó là con bệnh trầm kha mà cục ung thư lớn nhất không phải là vấn đề “lạc hậu”, “từ chương”, “thiếu thực tế”, “nặng nề”, “vô dụng” mà là vấn đề tham nhũng trong học đường. Chả vậy mà “đảng ta” phải nhờ cả sứ quán Thuỵ Điển ở Hà Nội giúp sức chống tham nhũng. Đại sứ Thuỵ Điển ở Hà Nội cảnh báo rằng tham nhũng trong giáo dục, ở học đường ảnh hưởng đến mọi người dân và đe doạ cho sự phát triển, bền vững của đất nước xã hội.
Đâu cần phải chờ ông đại sứ nói người dân mới biết được điều đó, Đảng cũng biết điều đó, nhưng giả bộ “ngây thơ” thôi. Cả nước, mọi ngành mọi nghề, đâu đâu cũng có sâu tham nhũng đục khoét, chả vậy mà ông Giám đốc Ngân hàng thế giới phải thốt ra rằng “người dân buộc lòng phải chấp nhận tham nhũng”. Vậy thì giáo dục, học đường Việt
Bắt học sinh học thêm, học nếm, nộp phong bì cho thầy cô để được lên lớp có phải là tham nhũng không, thưa thầy Cương? Thầy Cương nói rằng: “Việc quà cáp cho giáo chức là khá phổ biến nhưng không ở tầm lớn”. Thưa thầy, ai biết được quà cáp cho giáo chức bao nhiêu mà thầy quả quyết rằng “không ở tầm lớn”. Đa phần phụ huynh chạy ngược chạy xuôi mới xoay được tiền học phí cho con, nhưng “muốn nên thân người” thì còn phải quà cáp cho thầy thì cái chuyện mất đạo đức đó không “ở tầm nhỏ “ đâu, thưa thầy!
Việc dạy thêm cho học sinh thì ở xứ nào cũng có, thời nào cũng có, nhưng học thêm phải là do học sinh tự nguyện; chứ không thể dùng học thêm để tống tiền học sinh. Tống tiền thì to nhỏ cũng là có tội.
Thực ra cũng tội cho nhà giáo Việt
So với nạn tham nhũng ở nơi các ban giám hiệu hay quan chức giáo dục thì tham nhũng nơi học đường chỉ là con ruồi trên mình trâu.
Ai độc quyền in sách giáo khoa, mà sách vừa in xong phải thu hồi vì sai be sai bét? Ai bắt giáo viên đứng lớp ép học sinh mua sách thừa thãi do Bộ Giáo Dục xuất bản? Ai bán chỗ trong trường điểm? Ai bán điểm, bán đề thi, bán bằng ? Ai bày ra các phí phụ thu không tên, không tuổi?
Khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Nhân tuyên bố rằng đến năm 2010 thì giáo viên sẽ sống được bằng lương. Ngày ông Nhân rời chức Bộ trưởng lương giáo viên vẫn dậm chân tại chỗ. Vậy thưa ông Nhân, trong 4 năm qua giáo viên ta sống bằng cái gì?
Nghe nói ông Nguyễn Thiện Nhân sắp lên cấp cao nhờ thành tích “giáo dục”. Báo chí trong nước lại sửa soạn thổi kèn, gõ phèng la ca tụng công đúc ngài Nguyễn Thiện Nhân.
Thật tội nghiệp cho các thế hệ trẻ Việt
Phong Trần
© Thông Luận 2010
.
.
.
Vấn đề giáo dục dưới mắt sinh viên Việt Nam (RFA 2010-05-18)
Giáo dục Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân? (RFA 2010-05-24)
Bộ trưởng giáo dục không nên làm những việc nho nhỏ? (RFA 2010-06-01)
.
.
.
No comments:
Post a Comment