Friday, June 18, 2010

BUÔN NGƯỜI : CỨU ĐƯỢC 8 CÔNG NHÂN tại MALAYSIA

Buôn người : Cu được 8 công nhân Vit Nam ti Malaysia

Tú Anh

Thứ sáu 18 Tháng Sáu 2010

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100618-buon-nguoi-cuu-duoc-8-cong-nhan-viet-nam-tai-malaysia

Tám công nhân Việt Nam được mt tòa án Malaysia công nhn là nn nhân ca mt tổ chc buôn người. H còn được tư pháp Malaysia bo v và mi hp tác điu tra đường dây đưa người t Vit Nam vào Malaysia bóc lt sc lao đng.

.

Ông Vũ Quc Dụng, thuc Hip Hi Quc Tế Nhân Quyn ti Đc, mt trong nhng sáng lp viên tổ chc CAMSA (Liên minh bài tr nô l mi ti châu Á), tr li phng vn RFI

Theo tin từ t chc CAMSA, Liên minh bài tr nn nô l lao đng mi, có trụ sở ti Kuala Lumpur thì các nạn nhân thuc mt nhóm 31 người do ba công ty môi giới Vit Nam COCECOC và SOLGIMAX đưa sang Malaysia làm vic vào đu năm 2007 theo chính sách xuất khu lao đng ca Vit Nam.

Nhưng ch 6 tháng sau là h b công ty Malaysia Spektra Alucast Banting viện c h thiếu năng sut đ ct lương và không tôn trng hp đng. Nhng công nhân này bị tch thu giy t tr thành người cư trú bt hp pháp.

Vào tháng 2 năm nay, họ b cnh sát bt và truy t ra tòa v ti nhp cư lậu.

Được lut sư Daniel Lo, thành viên của CAMSA bin h và trình bày lý l, cui cùng, tòa án đã không ra lệnh trc xut mà còn công nhn 8 công nhân này là nn nhân của t chc buôn người. C 8 người hin được lut pháp Malaysia bo v để giúp điều tra đường dây n l mi.

Tám lao động này là các ông Cà Văn Vinh, Lò Văn Diêm , Quàng Văn Đoan, Lương Văn Quang, Lò Văn Hồng và Vì Đc Xương.

.

Ông Vũ Quốc Dng, thuc Hip Hi Quc Tế Nhân Quyn ti Đc , mt trong nhng sáng lập viên t chc CAMSA hay Liên Minh Bài Tr Nô L Mi ti Châu Á, tr li phỏng vn RFI.

.

NGHE: Ông Vũ Quốc Dụng- Hiệp Hội Quốc Tế Nhân Quyền-Frankfurt

http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#

.

.

.

Báo cáo Thường niên 2010 ca B Ngoi giao Hoa Kỳ v nn buôn người ti Vit Nam

Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

http://www.x-cafevn.org/node/526

(Trích đoạn nói về Việt Nam trong báo cáo thường niên 2010 của Văn phòng Theo dõi và Chống Nạn Buôn Người, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.)

Nhóm 2 cần theo dõi: Gồm những quốc gia có chính phủ không hoàn toàn thực thi những tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người, nhưng đang có những cố gắng đáng kể để bắt kịp những tiêu chuẩn này, VÀ:
a) con số tuyệt đối chính xác về các nạn nhân trong những hình thức buôn người thì rất lớn hoặc đang tăng cao một cách rõ rệt;
b) đã không đưa ra được bằng chứng về việc tăng cường cố gắng để chống lại những hình thức buôn người so với năm trước; hoặc,
c) nhận định về một quốc gia đang có cố gắng đáng kể để đạt đến những tiêu chuẩn tối thiểu được dựa trên những cam kết sẽ cố gắng thêm của quốc gia ấy trong năm tới.

Việt Nam (thuộc Nhóm 2 cần theo dõi)

Việt Nam là quốc gia cung cấp cũng như là điểm đến của nam giới, phụ nữ và trẻ em là đối tượng của nạn buôn người, đặc biệt với những hoàn cảnh bị cưỡng ép mãi dâm và lao động. Việt Nam là quốc gia cung cấp nam và nữ giới để ra nước ngoài làm việc thông qua những công ty xuất khẩu lao động của nhà nước và tư nhân trong các ngành xây dựng, đánh cá và sản xuất, chủ yếu tại Malyasia, Đài Loan, Nam Hàn, Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như ở Thái Lan, Indonesia, Anh Quốc, Cộng hoà Czech, Nga và khu vực Trung Đông, và một số những người này sau đó đã lâm vào tình trạng bị cưỡng bức lao động. Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị ép buộc bán dâm trên khắp châu Á thường đã bị lừa dối bởi những lừa dối về cơ hội lao động và bị bán vào những nhà chứa dọc theo biên giới Cambodia, Trung Quốc, Lào, một số sau đó bị đưa sang nước thứ ba, bao gồm Thái Lan và Malaisia. Các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam, đa số trực thuộc chính quyền, có thể bắt những người lao động trả những chi phí rất cao với sự cho phép của luật pháp, đôi khi lên đến 10 nghìn Mỹ kim cho các chi nhánh tuyển dụng để có cơ hội làm việc ở nước ngoài, từ đấy trở thành những người có gánh nặng nợ nần cao nhất trong giới lao động người châu Á ở nước ngoài, khiến họ dễ bị xiết nợ và ép buộc lao động. Và khi ra đến nước ngoài, một số lao động bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện dưới tiêu chuẩn với tiền lương ít ỏi hoặc không công, cũng như không có những phương tiện giúp đỡ pháp lý đáng tin cậy.

Các báo cáo cho thấy rằng một số công ty tuyển dụng đã không cho phép công nhân xem qua hợp đồng lao động mãi cho đến một ngày trước khi rời khỏi nước và sau khi họ đã trả một lượng chi phí tuyển dụng rất lớn; một số lao động đã báo rằng họ đã phải ký tên vào những hợp đồng viết bằng những ngôn ngữ mà họ không hiểu. Đã có những trường hợp được ghi nhận về những công ty tuyển dụng đã không hồi đáp khi những công nhân yêu cầu được trợ giúp trong những tình huống bị lạm dụng. Có những báo cáo cho biết sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dẫn đến việc các hợp đồng bị huỷ bỏ trước hạn và một số công nhân quay lại Việt Nam với món nợ lớn bị hết hạn, đưa họ vào tình huống dễ bị ép buộc lao động. Cũng có những báo cáo về một số trẻ em Việt Nam bị buôn bán trong nước cũng như ra nước ngoài và bị cưỡng bức lao động. Những phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị di chuyển đến những địa điểm trên khắp châu Á và bị cưỡng bức mãi dâm, thường là bị lừa dối với những cơ hội làm việc và bị bán vào những nhà chứa ở Cambodia và Trung Quốc, một số cuối cùng bị đưa sang nước thứ ba, bao gồm Thái Lan và Malaysia. Trong cả hai trường hợp buôn người lao động và mãi dâm, những biện pháp như xiết nợ, thu giữ giấy tờ tuỳ thân và hộ chiếu, và việc đe doạ trục xuất đã được dùng để trấn áp các nạn nhân. Một số phụ nữ Việt Nam nhập cư sang Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Macau và ngày càng nhiều ở Hàn Quốc dưới hình thức hôn nhân thương lượng cuối cùng đã khiến họ lâm vào cảnh bị ép buộc lao động hoặc mãi dâm hoặc cả hai. Các trẻ em Cambodia và Việt Nam tại những vùng nông thôn là đối tượng của việc lạm dụng thương mại tình dục, bị ép phải đi ăn cắp vặt hoặc bị ép đi ăn xin tại những trung tâm thành thị ở Việt Nam, thường nằm trong những mạng lưới tổ chức tội phạm, và một số trẻ em Việt Nam là nạn nhân của cưỡng bức lao động hoặc làm việc gán nợ cho các xưởng sản xuất gia đình ở các thành phố. Việt Nam là điểm đến của du lịch tình dục nơi những kẻ lạm dụng được cho là đến từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh Quốc, Úc, châu Âu và Hoa Kỳ, mặc dù vấn nạn này được cho là không phổ biến lắm.

Chính phủ Việt Nam đã không thực hiện hoàn toàn những tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người. Nhưng họ cũng đã có những cố gắng đáng kể trong việc này. Trong khi chính quyền tiếp tục cố gắng chống nạn buôn người mãi dâm xuyên biên giới và có những nỗ lực bảo vệ các nạn nhân buôn người, họ đã không đưa ra được bằng chứng về những tiến triển trong việc truy tố và trừng phạt pháp lý những kẻ buôn người lao động cũng như bảo vệ các nạn nhân trong toàn bộ các hình thức buôn người, đặc biệt là những nạn nhân của buôn người lao động và buôn người trong nước. Vì thế, Việt Nam đã được đặt vào Nhóm 2 Cần Theo dõi. Chính quyền đã không báo cáo được một trường hợp truy tố nào về nạn buôn người lao động. Chính quyền đã khuyến khích việc xuất khẩu lao động như là một phương pháp giải quyết nạn thất nghiệp, giảm nghèo và nguồn ngoại tệ, nhưng họ đã không đưa ra những biện pháp đầy đủ để bảo vệ những hình thức buôn người mới, ví dụ như việc thiết lập những luật lệ tương xứng để quản lý các công ty tuyển dụng lao động. Ngoài ra, chính quyền cũng đã không cố gắng để giải quyết vấn đề buôn người trong nước.

Đề nghị đối với Việt Nam: Dùng luật hình sự để cấm đoán và đưa ra những hình phạt cho các đối tượng buôn người lao động; truy tố hình sự những người liên quan đến việc cưỡng bức lao động, việc tuyển dụng người nhằm mục đích bóc lột sức lao động, hoặc lừa dối trong tuyển dụng lao động; thiết lập thủ tục chính thức để nhận dạng những nạn nhân bị buôn bán lao động, dựa trên những biểu hiện của cưỡng bức lao động như việc chủ lao động hoặc cơ quan tuyển dụng thu giữ giấy tờ đi lại của nạn nhân; nhận diện những lao động nhập cư người Việt đã bị cưỡng bức lao động và cung cấp những giúp đỡ cho các nạn nhân; tăng cường nỗ lực bảo vệ các lao động người Việt được đưa ra nước ngoài bởi các công ty xuất khẩu lao động; bảo đảm các công ty tuyển dụng với giấy phép của nhà nước không được tham gia vào những vụ lừa lọc hoặc thu tiền huê hồng phi pháp cho những chủ lao động nước ngoài; đưa ra những biện pháp để bảo đảm các nạn nhân bị buôn bán lao động không bị đe doạ hoặc bị trừng phạt khi họ phản đối những điều kiện làm việc hoặc rời bỏ chỗ làm, tại Việt Nam lẫn ở nước ngoài; bảo đảm các nạn nhân được bảo vệ và các dịch vụ trợ giúp được cung cấp cho các nạn nhân nam giới cũng như các nạn nhân bị buôn bán lao động; bảo đảm các công nhân được bồi hoàn với hiệu quả pháp lý trong trường hợp bị buôn bán lao động; cố gắng hơn nữa trong việc hợp tác chặt chẽ với chính quyền quốc gia sở tại để điều tra và truy tố những trường hợp buôn người, bao gồm những trường hợp buôn bán lao động; phát triển hợp tác liên cơ quan trong các nỗ lực chống nạn buôn người; và thiết lập, hỗ trợ một chiến dịch đánh động hữu hiệu để chống nạn buôn người nhắm vào những khách hàng của lĩnh vực kinh doanh tình dục.

Truy tố

Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ một số nỗ lực của ngành an ninh trong việc chống nạn buôn người tình dục liên quốc gia, mặc dù con số thống kê của chính quyền bao gồm cả một số trường hợp phạm tội không liên quan đến buôn người, ví dụ như bắt cóc và bán con nuôi. Nhưng chính quyền đã không báo cáo được những trường hợp bị điều tra hoặc truy tố liên quan đến việc buôn người trong nước hoặc buôn người lao động liên quan đến các công dân Việt Nam. Trong khi các qui định trong Điều khoản 119 và 120 của bộ Luật Hình sự có thể được dùng để truy tố một số hình thức buôn người và đã được mở rộng trong năm nay để bao gồm những nạn nhân nam giới trong việc buôn người, luật lệ hiện hành đã không đủ điều khoản để truy tố toàn bộ các hình thức buôn người, bao gồm buôn người lao động và việc tuyển dụng, nuôi giữ các nạn nhân bị buôn người. Đa số những đối tượng buôn người bị truy tố dưới Điều khoản 199 và 120 của bộ Luật Hình sự, được dùng để truy tố những hình thức phạm tội liên quan khác. Pháp luật Việt Nam không có điều khoản về tội tìm cách thực hiện hành vi buôn người, đồng loã tham gia, và tổ chức hoặc điều khiển người khác phạm tội. Trong năm qua, chính quyền đã nhìn nhận rằng nạn buôn bán lao động có tồn tại, cũng như nạn buôn người nam giới, và Quốc Hội đã bỏ phiếu bổ xung luật liên quan đến buôn người để bao gồm cả nam giới. Nhưng chính quyền đã không ra tay để công nhận các trường hợp buôn bán lao động. Luật lao động Việt Nam không có những mức phạt hình sự đối với tội buôn người lao động.

Những tranh chấp hợp đồng giữa công nhân Việt Nam và các công ty tuyển dụng lao động xuất khẩu ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài đã bỏ ngỏ hoàn toàn cho các công ty môi giới xuất khẩu lao động giải quyết. Mặc dù công nhân có quyền pháp lý để đưa ra toà, trên thực tế rất ít người có khả năng làm việc này, và không có trường hợp nào được ghi nhận về việc nạn nhân buôn bán lao động người Việt đã thành công trong việc nhận bồi thường qua phán xử của toà; vì thế, các công nhân trên thực tế đã bị bỏ rơi mà không có những trợ giúp pháp lý hợp lý. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo rằng trong năm 2009, có 98 công ty tuyển dụng lao động bị phạt với tổng số tiền là 10.900 Mỹ kim và hai công ty bị tịch thu giấy phép. Nhưng chính quyền đã không báo cáo được những điều tra, truy tố hoặc kết án bất kỳ đối tượng vi phạm việc buôn người lao động trong thời gian này. Toà án Nhân dân Tối cao Việt Nam báo rằng trong năm 2009 công an đà điều tra 183 vụ buôn người tình dục liên quan đến 440 đối tượng và đã tuyên án 360 cá nhân phạm tội buôn người tình dục; nhưng những con số này dựa trên Điều khoản 119 và 120 của Luật Hình sự, trong đó bao gồm những tội phạm không liên quan đến việc buôn người, bao gồm việc người nhập lậu và bắt cóc trẻ em làm con nuôi. Đa số những bị cáo đã bị tuyên án từ ba đến bảy năm tù giam. Chính quyền đã không báo cáo bất cứ trường hợp truy tố hoặc kết án nào liên quan đến việc buôn người trong nước. Những tham nhũng liên quan đến buôn người xảy ra ở tầng lớp địa phương, nơi các viên chức tại các cửa khẩu và trạm kiểm tra nhận hối lộ để lờ đi, mặc dù chính quyền đã không bao giờ báo cáo bất kỳ điều tra hoặc truy tố nào đối với các viên chức phạm tội tham nhũng liên quan đến nạn buôn người.

Bảo vệ

Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục có những nỗ lực nhằm bảo vệ những nạn nhân bị buôn bán tình dục qua biên giới, nhưng chính quyền cần tăng cường hơn nữa cố gắng của mình để nhận diện hoặc bảo vệ các nạn nhân của buôn người lao động hoặc buôn người trong nước. Chính quyền đã không thiết lập những trình tự trên toàn quốc để chủ động nhận diện một cách có hiệu quả các nạn nhân của nạn buôn người tại những khu vực dân cư dễ bị lạm dụng, ví dụ như phụ nữ bị bắt vì tội mãi dâm hoặc các lao động nhập cư trở về từ nước ngoài, và những nỗ lực để nhận diện nạn nhân vẫn nằm ở mức yếu kém trong trong những dòng nhập cư và buôn người biết được. Lực lượng biên phòng và công an ở cấp huyện và tỉnh không được đào tạo đầy đủ trong việc nhận diện những nạn nhân bị buôn bán cũng như trong việc xử lý các tình huống này, trong một số vụ khả năng của các sĩ quan đã tiến bộ trong việc nhận dạng và xử lý, nhưng việc không đào tạo đầy đủ được cho là đã dẫn đến những thiếu sót trong điều tra và những nghiệp vụ lại gây tổn hại đến các nạn nhân. Uỷ ban Phòng chống Nạn Buôn người báo cáo rằng đã có 250 nạn nhân người Việt đã được an ninh Việt Nam và nước ngoài nhận diện, và có 500 nạn nhân đã được chính quyền nước ngoài nhận diện và gửi về nước, trong đó có 100 người đã bị đưa sang Hàn Quốc, Malaysia và Singapore; nhưng những con số này bao gồm cả những trường hợp trẻ em bị bắt cóc và bán làm con nuôi, một tội phạm không được nhìn nhận như là buôn người dưới pháu luật Hoa Kỳ.

Chính quyền đã không cung cấp đầy đủ việc bảo vệ pháp lý hoặc trợ giúp cho khoảng 500 nghìn lao động người Việt ở nước ngoài trước những tình huống bị cưỡng bức lao động. Trong năm qua, có vô số những tường trình về việc các công ty xuất khẩu lao động thu lệ phí quá cao. Trong một số trường hợp, chính quyền đã ra lệnh cho các công ty này hoàn trả số tiền lạm thu lại cho các công nhân. Trong thời điểm báo cáo, chính quyền đã ký ba bản thoả thuận với Libya, United Arab Emirates và Canada để cung cấp lao động người Việt, nhưng đã không biết được rằng những thoả thuận được ký với các chính phủ trên có bao gồm những điều khoản nhằm ngăn chặn việc buôn người và bảo vệ những nạn nhân buôn người hay không. Việt Nam không có những đại sứ quán tại nhiều quốc gia nơi thường được báo cáo về nạn buôn người và thường phản ứng rất yếu ớt trong việc bảo vệ những lao động nhập cư; các nhà ngoại giao thường xuyên được báo cáo là đã không hồi đáp đối với những than phiền của những lao động nhập cư về việc bị lạm dụng, hà hiếp và buôn người. Luật lệ của chính quyền không cấm đoán các công ty xuất khẩu lao động thu giữ giấy thông hành của công nhân, một hành vi được biết là liên quan đến buôn người. Các công nhân Việt Nam không có những giúp đỡ pháp lý đầy đủ để đệ đơn khởi kiện những công ty tuyển dụng lao động trong những trường hợp họ có thể là nạn nhân của hình thức buôn người. Vào tháng Chạp năm 2009, một toà án Hà Nội đã bãi bỏ một vụ kiện dân sự ca một số người được cho là nạn nhân buôn người lao động đối với bốn công ty xuất khẩu lao động, những người này được đưa đi Jordan vào năm 2008. Cũng không có những tài liệu nào được biết về những nạn nhân buôn bán lao động nhận được trợ giúp từ các toà án dân sự ở Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hợp tác với các tổ chức Phi Chính phủ, đã vận hành tám nhà tạm trú tại ba tỉnh để cung cấp tư vấn và đào tạo nghề nghiệp cho những nạn nhân nữ bị buôn bán tình dục. Nhưng chính quyền đã không có đủ nguồn lực và kinh nghiệm kỹ thuật để giúp đỡ đầy đủ những hệ thống nhà tạm trú này, và kết quả là tại nhiều khu vực, các hệ thống tạm trú này rất thô sơ, thiếu ngân sách và thiếu những nhân viên được đào tạo đầy đủ. Không có những nhà tạm trú hoặc dịch vụ được trang bị đặc biệt để phụ giúp các nạn nhân nam giới từ nạn buôn người hoặc buôn bán lao động. Những nhà tạm trú hiện tại với những dịch vụ được nhắm chủ yếu vào các nạn nhân nữ từ nạn buôn người tình dục; chính quyền yêu cầu các bộ và cơ quan cung cấp dịch vụ cho các nạn nhân buôn người này mở rộng thêm cho các nạn nhân nam. Một tổ chức Phi Chính phủ báo cáo rằng công an biên phòng đã giới thiệu năm nạn nhân buôn bán lao động nam giới đến một trung tâm thu nhận nạn nhân chuyên giúp đỡ về y tế và đào tạo tay nghề. Chính quyền đã báo cáo rằng các nạn nhân Việt Nam hồi hương đã chính thức được nhận diện bởi nhà nước là nạn nhân đã không bị kết tội về những hành vi phi pháp vốn là kết quả trực tiếp của việc bị buôn bán. Chính quyền có một hệ thống để nhận diện các nạn nhân bị buôn bán tình dục qua biên giới, nhưng không có một hệ thống hoàn chỉnh để nhận diện nạn nhân bị buôn bán trong nước hoặc buôn bán lao động trong thành phần những người dễ bị lạm dụng. Một số nạn nhân buôn người lao động đã cho biết rằng chính quyền đã không hỗ trợ họ trong việc tìm cách thu hồi lại qua hệ thống toà dân sự những lệ phí trong những trường hợp bị thôi việc sớm mà không phải lỗi của họ. Chính quyền được cho là đã khuyến khích các nạn nhân phụ giúp họ trong quá trình truy tố những đối tượng buôn người, nhưng không có dữ liệu về số các nạn nhân liên quan đến việc truy tố các thủ phạm buôn người trong thời gian được báo cáo này. Các nạn nhân thường miễn cưỡng tham gia vào những điều tra hoặc các vụ án vì e ngại xã hội, sợ bị trả thù trong cộng đồng địa phương, và vì thiếu những phụ trội cho việc hợp tác cũng như bảo vệ nhân chứng. Không có giải pháp về pháp lý nào đối với các nạn nhân nước ngoài bị đưa đến những quốc gia mà họ có thể bị trả thù hoặc hành hạ. Trong năm 2009, Bộ Công an, với sự trợ giúp của các tổ chức Phi Chính phủ, đã hoàn thành một hướng dẫn nhằm bảo vệ những nạn nhân buôn người trong quá trình điều tra và khởi tố. Trong năm qua, ngành Biên phòng đã phối hợp với một tổ chức quốc tế để huấn luyện một số trạm biên phòng trong việc nhận diện và giúp đỡ các nạn nhân buôn người.

Phòng chống

Chính phủ Việt Nam tiếp tục có một số nỗ lực trong việc ngăn chặn nạn buôn người với sự giúp đỡ và hợp tác từ các tổ chức quốc tế, Phi Chính phủ, và các nhà tài trợ ngoại quốc. Nhưng với những mục tiêu đặt sẵn của chính quyền về việc tăng cường xuất khẩu lao động, bao gồm với những quốc gia mà nạn hà hiếp công nhân nhập cư đang lan tràn, họ đã không có được những nỗ lực tương xứng để ngăn ngừa việc buôn bán lao động bằng cách yêu cầu quốc gia đối tác cung cấp những bảo đảm đầy đủ để chống lại việc cưỡng bức lao động đối với các công nhân nhập cư của mình. Các qui định về lao động và dịch vụ hôn nhân của chính quyền thì yếu kém và trong một số lĩnh vực, hầu như không tồn tại. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động những chiến dịch giáo dục ở cấp địa phương về những nguy hiểm của nạn buôn người tình dục đã vươn đến những vùng xa gần biên giới. Chính quyền, trong vài trường hợp có sự trợ giúp của các tổ chức Phi Chính phủ, đã phát hành những tài liệu về những nguy hiểm trong nạn buôn người lao động Việt ở nước ngoài, và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phân phát những tờ tài liệu cũng như thiết lập một trang web về an toàn trong lao động nhập cư. Chính quyền cấp nhà nước và địa phương đã hợp tác với những đối tác tài trợ nước ngoài và đã làm việc với MTV để xây dựng một chiến dịch nâng cao sự hiểu biết của quần chúng trong năm thành phố lớn nhất ở Việt Nam. Uỷ ban Phòng chống Nạn Buôn người Quốc gia đã thu thập ý kiến và đề xuất từ những tổ chức Phi Chính phủ về việc thiết lập Kế hoạch Hành động Phòng chống Nạn Buôn người Quốc gia gần đây nhất. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục hợp tác với đối tác Hàn Quốc trong việc tư vấn tiền hôn nhân để ngăn ngừa việc buôn bán phụ nữ Việt Nam qua con đường hôn nhân quốc tế. Vào tháng Chín năm 2009, chính quyền đã ký một thoả thuận song phương với Cambodia để tiêu chuẩn hoá những thủ tục hồi hương đối với các nạn nhân buôn người. Chính quyền đã phân phát các tài liệu nhằm vào khách du lịch trong và ngoài nước để chống lại ấn đề du lịch ấu dâm. Nhưng dù thế, chính quyền cũng vẫn chưa đạt được thoả thuận đầy đủ với những chính phủ đối tác trong việc bảo đảm chống lại nạn cưỡng bức lao động. Qui định của chính quyền về buôn người lao động vẫn còn yếu kém. Việt Nam không tham gia vào Nghị định Chống Buôn Người 2000 của Liên Hiệp Quốc.

.

.

.

No comments: