Một bài học thận trọng và khiêm tốn
Báo Tổ Quốc số 89, ngày 15/06/2010
Gần hai tháng đã qua từ ngày giàn khoan Deepwater của công ty BP phát nổ tại vịnh Mexico nhưng các cố gắng sửa chữa vẫn chưa có kết quả và mỗi ngày hai triệu lít dầu thô vẫn tiếp tục phun ra biển. Thế giới ngạc nhiên chứng kiến một trong những công ty lớn và hiện đại nhất thế giới, với số thương vụ lớn gấp đôi tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam, và cường quốc số 1 trên thế giới về cả kinh tế lẫn kỹ thuật bất lực nhìn thảm dầu đen từ từ tiến vào đất liền. Trên 200 km bờ biển đã bị tràn ngập dầu trong khi thảm dầu đen vẫn tiếp tục mở rộng và tràn vào bờ. Sự ngạc nhiên dần dần nhường chỗ cho sững sờ và lo âu. Các chuyên gia ước lượng công ty BP sẽ phải chi trên 50 tỷ USD cho những thiệt hại. Nhưng đó mới chỉ là những thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài cho môi trường sẽ không bao giờ ước lượng được. Sẽ cần nhiều thập niên trước khi môi trường sinh thái vùng vịnh
Cho đến nay người ta vẫn tưởng các công ty dầu khí đã có sẵn giải pháp cho mọi tình huống, vả lại ngay lúc này công ty BP vẫn quả quyết rằng họ đã tiên liệu mọi sự cố và dự trù giải pháp cho mọi trường hợp. Như vậy phải hiểu rằng người ta không bao giờ đủ thận trọng và tiên liệu được mọi biến cố. Vào lúc mà các quốc gia hầu như chỉ quan tâm đến kinh tế, vụ nổ này một lần nữa nhắc lại cho nhân loại một bài học khiêm tốn và thận trọng.
Đây không phải là lần đầu tiên mà người ta đánh cuộc một cách liều lĩnh với thiên nhiên và kỹ thuật. Nghiêm trọng hơn nhiều là trường hợp các lò điện nguyên tử. Vào thập niên 1960, khi quyết định xúc tiến chương trình điện nguyên tử người ta đã tin rằng sau đó sẽ tìm ra được phương pháp xử lý phế liệu một cách thỏa đáng – nghĩa là một phương thức khoa học để triệt tiêu toàn bộ phóng xạ từ các phế liệu. Tuy vậy phương pháp này vẫn chưa tìm ra và giải pháp tạm bợ, nghĩa là dồn các phế liệu vào ống chì và đem chôn, đã trở thành giải pháp thường trực trong một tương lai vô hạn định. Các tại nạn nguyên tử nếu xẩy ra, như đã từng xẩy ra tại Tchernobyl, Ukraine, trong một nhà máy điện nguyên tử mang tên Lênin, còn kinh khủng hơn nhiều lần vụ nổ giàn khoan này.
Bài học khiêm tốn và thận trọng này lại càng đáng suy ngẫm cho Việt
Đừng nghĩ rằng chúng ta là chủ đất nước. Chúng ta chỉ mượn đất nước của các thế hệ Việt
.
Ban biên tập
Nguồn: báo Tổ Quốc số 89, ngày 15/06/2010
.
.
Báo Tổ Quốc số 89, ngày 15/06/2010
.
Mục Lục
.
Thư tòa soạn : Một bài học thận trọng và khiêm tốn
Nguyễn Gia Kiểng : Chúng ta đang ở trong giai đoạn hậu cộng sản ?
Phạm Hồng Sơn : Tội “chống nhà nước” và nỗi đau của Khổng Tử
Phạm Việt Vinh : Chuyện từ nhiệm của một ông bộ trưởng
Nguyễn Thượng Long : Lãnh đạo đảng và chính quyền Quận Hà Đông sẽ báo cáo những gì trước các đại hội?
Dân Ngôn : Th ơ. Trường Ca Sân Gôn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh : 16 chữ vàng là thật hay giả
Blog Kami : Nói như thế là công khai phản bội Tổ quốc!
Lệ Chi : Đa đảng hay một đảng lãnh đạo cầm quyền - Đâu là chân lý?
Nguyễn Ngọc Già : Phản biện bài viết của tác giả Lệ Chi trên tờ Quân Đội Nhân Dân
Phạm Hồng Đức : Đảng Cộng sản mở tự do dân chủ, nước ta có ổn định chính trị được không
Blog Trần Nhương : Nén tâm nhang cho người xứ Thanh
Theo Khánh Linh : Phát ngôn ấn tượng: Vay nợ ư ? Lo gì, con cháu tài giỏi hơn sẽ trả !
Bùi Quang Vơm : Thư ngỏ gửi Bộ chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Vi Đức Hồi : Đối Mặt
.
.
.
No comments:
Post a Comment