Monday, June 7, 2010

ĐẠT LAI LẠT MA ĐI VIỆT NAM

Đạt Lai Lạt Ma Đi VN

TRẦN KHẢI

Việt Báo Chủ Nhật, 6/6/2010, 12:00:00 AM

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=160070

Bây giờ thì chưa, bởi vì chính phủ Bắc Kinh tất nhiên là sẽ giận dữ nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma do cơ duyên nào tới thăm được Việt Nam. Nhưng thử hãy hình dung tới một ngày, khi ngài tới thăm Hà Nội, rồi Huế, rồi Sài Gòn và nhiều tỉnh Việt Nam... Hãy tránh nói tới các chữ trong nước ưa dùng như “hoành tráng, ấn tượng,” mà hãy nói tới một niềm vui sâu thẳm hơn, xúc động hơn -- rằng sau một thời nội chiến điêu tàn, dân tộc Việt Nam hướng về một hy vọng của hòa bình và yêu thương.

.
Nhưng thực tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ có thể tới Việt Nam, nếu thiên triều Hoa Lục cho phép. Bởi vì Hà Nội chắc chắn không dám làm gì tổn thương tới đại ca Bắc Kinh. Nghĩa là, lối đi Việt Nam của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ phải qua ngõ Trung Quốc. Điều này, trên nguyên tắc lý luận thuần lý, có thể sẽ tới một lúc có thể xảy ra.

.
Bài phân tích của Claude Arpi trên báo The Statesman, ấn bản ngày 29-5-2010, qua nhan đề “Dalai Lama and the Russian Card” (Đức Đạt Lai Lạt Ma và Lá Bài Nga) cho thấy rằng, ngàì có thể sẽ về lại Trung Quốc được, nhờ vào vận động cùa chính phủ Nga. Tất nhiên, không phảỉ là áp lực, vì sức Nga không thể chèn ép gì Trung Quốc được. Nhưng chắc chắn, Nga thân thiện với TQ, dưới mắt TQ, hơn là bàn tay dàn dựng của Mỹ, một đất nước từng hỗ trợ du kích Tây Tạng vào nhiều thập niên trước.
Chiến tranh lạnh đã hoàn toàn kết thúc. Các chủ nghĩa bây giờ chỉ nói chơi thôi, kiểu như chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chỉ là chiếc khăn màu đỏ trên sân khấu của nhà ảo thuật, chỉ để moi móc lợi nhuận về cho cán bộ. Thế nên, khi tôn giáo có thể củng cố chế độ, thì việc nhà nước trải thảm đỏ mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm VN cũng là điều nên làm, mà thực sự cũng cho các hội nhân quyền quốc tế thấy rằng tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tại VN cũng “hoành tráng, ấn tượng,” thậm chí cũng có thể kiếm thêm vài kỷ lục thế giới mới.
Thực ra, đã có nhiều vị Lạt Ma tôn kính tới thăm VN, tới hoằng pháp tại VN, trong đó có những vị được tín đồ Tây Tạng tin tưởng là các vị tái sanh nhiều đời, thí dụ như các đại sư Dhakpa Tulku Rinpoche, Garchen Rinpoche, Gyalwang Drukpa... Nhưng, nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm Việt Nam, chắc chắn tác dụng sẽ vang dội quốc tế còn hơn là cung thỉnh Tượng Phật Ngọc và Xá Lợi Phật vào VN. Bởi vì một pho tượng và xá lợi chỉ là thuần túy tôn giaó, nhưng bản thân Ngàì Đạt Lai Lạt Ma còn là một biểu tượng chính trị toàn cầu.
Thêm nữa, khi Ngàì vào Việt Nam với cương vị một vị khách, và là một vị pháp chủ, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không có yêu cầu nào ngoàì thời biểu chính phủ VN dành cho khách. Nghĩa là, ngài sẽ không làm như Thiền Sư Nhất Hạnh năm xưa, khi tìm gặp Đạị Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ hay Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ. Nghĩa là, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ không có các yêu cầu phức tạp, có thể là “rách việc” của nhà nước Hà Nội.
Thêm nữa, vì là khách, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng sẽ không đòi hỏi thiết lập một tu viện nào như hồi Công An Lâm Đồng phảỉ mệt nhọc mượn tay côn đồ giải tán Tu Viện Bát Nhã của Thầy Nhất Hạnh.
Thêm nữa, ông Nguyễn Minh Triết tha hồ chọc quê chính phủ Mỹ, rằng nhà nước VN không hề cấm cửa tôn giáo nào hết, thậm chí tới Đức Đạt Lai Lạt Ma còn được vào thoải mái để thuyết pháp, vậy thì cớ gì mà Bộ Ngoaị Giao Mỹ cứ mỗi năm lại hù dọa đòi đưa VN vào danh sách CPC của các nước quan ngại vì đàn áp tôn giáo.
Thêm nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể làm một buổi lễ đặc biệt để ban phước cho toàn Đảng và Nhà Nước CSVN, nghĩa là hy vọng “muôn năm trường trị...”

.
Trời ạ, đủ thứ, tha hồ mà hưởng lợi. Vấn đề là, đàn anh Trung Quốc phảỉ cho phép đàn em VN đón Đức Đạt Lai Lạt Ma vào thăm.
Trở lại bài viết của Arpi, trong đó không nói gì tới Việt Nam, mà chỉ tập trung vào chuyển biến mới, ghi lại bản tin thông tấn nhà nước Nga Novosti ngày 13-5-2010, dẫn lời Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov rằng, “Nga sẵn sàng giúp thương lượng giải quyết mâu thuẫn giữa Trung Quốc và lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Đó không phaỉ là lời nói chơi, không phải là khi đang nhậu nhẹt. Tuyên bố đó nằm trong bài diễn văn của Lavrov đọc trước Thượng Viện Nga (có tên gọi riêng là Hội Đồng Liên Bang), nghĩa là có soạn thảo trước. Lavrov nói thêm, “Chúng tôi đang theo dõi cẩn trọng những gì đang xảy ra giữa lãnh đaọ Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma, và chúng tôi biết rằng lãnh đạo TQ rất mong muốn rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma tự tách rời khỏi bất kỳ hoạt động chính trị nào và các khuynh hướng ly khai khỏi Trung Quốc.”

.
Điều cần ghi nhận rằng, Phật Giaó không ảnh hưởng lớn ở Nga, nghĩa là không phaỉ là thế lực chính trị để chính phủ Nga phải chiều chuộng. Dân tộc Nga phần lớn theo Ky Tô Chính Thống Giáo. Chỉ có 3 nước nhỏ thuộc khối Cộng Hòa Nga – Kalmykiam Buryatia và Tuva – có đa số dân là Phật Tử. Nhưng ba nước Cộng Hòa này cộng lại là gần 1 triệu Phật Tử, thì chỉ là 0.5% tổng dân số của Liên Bang Nga.
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng thăm các nước cộng hòa Phật giáo này nhiều lần rồi, nhưng từ năm 2007 thì bị từ chối nhập cảnh vào Nga. Lần cuối ngài thăm là năm 2004, khi tới Kalmykia để làm lễ động thổ xây một ngôi chùa.
Như thế, rõ ràng là Nga gợi ý không phảỉ vì áp lực từ bất kỳ đâu, mà có thể là từ chính gợi ý từ Trung Quốc. Thử hình dung xem, nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về Tây Tạng và được cho tự trị về văn hóa và tôn giáo như ngài đòi hỏi trước giờ, thì chính phủ Bắc Kinh hưởng lợi biết là bao nhiêu. Tha hồ tập trung sức lực đế đối phó với Mỹ, chẳng cần mệt nhọc đàn áp gì vùng Tây Tạng nữa.

.
Một dấu hiệu quan trọng cho thấy, một tuần trước khi Ngoaị Trưởng Nga tuyên bố như thế, Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào của TQ tới thăm Moscow các ngày 8 và 9 tháng 5-2010. Lúc đó là khi Nga làm lễ kỷ niệm 65 năm Cuộc Chiến Ái Quốc Vĩ Đại và cuộc chiến thắng quân Đức Phát Xít. Lúc đó, Hồ Cẩm Đào tuyên bố Nga và TQ hãy củng cố hợp tác chiến lược, và đề cao “đa cực” trong hệ thống quốc tế cũng như “việc dân chủ hóa các quan hệ quốc tế.”
Như thế cũng chưa cho thấy Hồ Cẩm Đào có nhờ vả nói gì với Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không. Nhưng nếu nhờ Nga thu xếp dàn hòa với Đức Đạt Lai Lạt Ma xong, tha hồ cho Bắc Kinh chọc quê các bản phúc trình đàn áp tôn giáo hằng năm của Bộ Ngoạị Giao Mỹ. Mà về mặt kinh tế, tự nhiên lại có thêm tiền của Tạng Kiều hàng năm gửi về thoải mái.
Còn nhớ là tháng 7-1981, Tổng Bí Thư Hu Yaobang nói với Gyalo Thondup (anh của Đức Đạt Lai Lạt Ma) rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể trở về TQ, nhưng sẽ phải ở lại Hoa Lục và đừng liên hệ gì tới chính trị. Lúc đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời là quan tâm duy nhất của ngaì là số phận của 6 triệu dân Tây Tạng, chứ không phải lợi ích riêng tư nào.
Như thế, nếu Bắc Kinh tin như thế, và nhờ Nga là đầu cầu thương lượng, thì chuyện ngaì về Tây Tạng tất sẽ xảy ra. Nhưng tại sao lại nhờ Nga? Tại sao không nói chuyện song phương giữa Bắc Kinh với Dharamsala? Đơn giản, vì khi có Nga bảo chứng, Trung Quốc sẽ tin tưởng hơn, không sợ mắc mưu gì, bởi vì đang sống trên đất Nga là 1 triệu tín đồ Phật Giaó Tây Tạng ở 3 nước Cộng Hòa trong Liên Bang Nga. Nghĩa là, có 1 triệu người bị ghìm con tin, để ra giá nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma có gì đổi ý.

.
Vậy thì, chính phủ Hà Nội khi tổ chức một hội nghị Phật Giaó Thế Giới cuối năm nay, tại sao lại không gửi thư mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và các đại diện Phật Giáo ở 3 nước cộng hòa Nga? Nếu Bắc Kinh hòa dịu như thế, thì các diễn biến sẽ cực kỳ tốt đẹp.
Và khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tới Hà Nội, ngồi nói chuyện song phương với Đức Pháp Chủ PGVN Thích Phổ Tuệ, cả thế giới sẽ nhìn về Việt Nam như một khuôn mặt khác. Có phải, đây sẽ là một độc chiêu cần thiết?

.

.

.

No comments: