Đặng Tiểu Bình được cho là đã ủng hộ bạo lực ở Thiên An Môn
Nguồn: Michael Wines & Jacobs Andrew, The New York Times
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
04.06.2010
http://www.x-cafevn.org/node/453
.
BẮC KINH - Theo một quyển nhật ký chưa từng được công bố về những quyết định trong nội bộ dẫn đến vụ đàn áp, nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho quân đội cố gắng hạn chế các thương tích khi chống lại những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn 21 năm trước đây, nhưng đã ra lệnh cho họ sẵn sàng "đổ máu" nếu cần thiết.
Con số tử vong từ các hành động quân sự chống lại những người biểu tình, xảy ra ngày 4 tháng 6 năm 1989 vẫn còn trong tranh cãi. Ước tính chính thức vào thời điểm đó cho biết là 200 người biểu tình đã chết, một số nhà hoạt động nhân quyền đưa ra con số tử vong ở mức 1.000 người hoặc nhiều hơn và có 70 đến 300 người biểu tình ở Thiên An Môn vẫn còn ở trong tù.
.
Cuốn nhật ký này, trải dài trong khoảng chín tuần trước và sau hành động quân sự, được cho là đã được viết bởi Lý Bằng, thủ tướng Trung Quốc vào thời điểm đó và một đồng minh của những người bảo thủ trong giới lãnh đạo Trung Quốc. New Century Press, một nhà xuất bản Hồng Kông dự định sẽ phát hành 279 trang bản thảo bằng tiếng Trung vào ngày 22 tháng 6.
Cũng nhà xuất bản này đã gây ra một xúc động vào tháng năm 2009 từ việc phát hành cuốn hồi ký bí mật của Triệu Tử Dương, người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc từng phản đối việc sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình ở Thiên An Môn và đã bị lật đổ bởi đối thủ của mình sau khi quân đội đã đè bẹp các cuộc biểu tình.
.
Ông Triệu Tử Dương, người đã trải qua những ngày tháng còn lại của cuộc đời mình dưới chế độ quản thúc tại gia, đã bí mật ghi âm hồi ký của mình trên băng cát xét để sau đó đã được bí mật mang ra khỏi Trung Quốc. Ông Lý, người mà ngày nay đã về hưu nhưng là một vị cao niên có ảnh hưởng trong Đảng, đã được nói rằng ông muốn xuất bản tác phẩm của ông vào năm 2004, nhân kỷ niệm thứ 15 của cuộc biểu tình Thiên An Môn, nhưng đã bị các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngăn cản.
.
Bao Pu, nhà xuất bản người Hồng Kông của cả hai công trình, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ Sáu rằng ông đã nhận được cuốn nhật ký của ông Lý từ một nguồn không xác định, và do đó đã không thể đảm bảo được tính xác thực của nó. Nhật ký và 34 bức ảnh đính kèm trông như đã được sao chụp từ các bản kẽm của một nhà in, ông nói.
.
Ông Bao cho biết ông đã không thể liên lạc với ông Lý, hiện đã 81 tuồi và được biết là đang ở trong tình trạng đau yếu để xác minh các nội dung. Tuy nhiên, ông cho biết, một nghiên cứu chi tiết về bản trước tác đã thuyết phục ông và các chuyên gia khác rằng chính ông Lý là tác giả. Một tạp chí Hong Kong, tờ Asia Weekly đã đăng tải về sự hiện diện một cuốn hồi ký của Lý Bằng với các chi tiết tương tự trong năm 2004, một năm sau khi ông Lý đã nghỉ hưu từ chức vụ cuối cùng của mình. "Tôi vẫn nghĩ rằng đó là sự thật, và nó thực sự đáng tin", ông Bao nói.
.
Một phiên bản hoàn chỉnh của bản thảo đã không có sẵn ngay lập tức. Nhưng tờ The South China Morning Post, có trụ sở tại Hong Kong, đã tường thuật hôm thứ sáu rằng họ đã có được một bản sao của bản thảo, cho biết ông Lý đã viết trong một lời nói đầu đề ngày 06 tháng 12 năm 2003, rằng ông cảm thấy cần phải ghi lại những gì đã xảy ra "để phục vụ như các chứng tích lịch sử quan trọng nhất" về vụ Thiên An Môn.
Nhật ký có vẻ không có bất ngờ gì lớn lao. Ông Đặng đã công khai ủng hộ hành động quân sự để chấm dứt các cuộc biểu tình vào lúc đó. Nhưng cuốn nhật ký cung cấp một cái nhìn về tư duy của một trong những nhà lãnh đạo ở trung tâm của việc đưa ra quyết định.
.
Tờ báo nói rằng ông Lý đã viết rằng những người biểu tình đã đe dọa sẽ đưa Trung Quốc vào một kỷ nguyên mới của loại biến động chính trị giống như các hỗn loạn mà từ đó Mao đã từng nhận chìm đất nước một thời gian.
Tờ báo viết: "Từ đầu cuộc hỗn loạn, tôi đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất", trích dẫn một đoạn mục viết ngày 02 Tháng Năm 1989. "Tôi thà hy sinh cuộc sống của riêng tôi và của gia đình tôi để ngăn chặn Trung Quốc khỏi một thảm kịch như cuộc Cách mạng Văn hóa".
.
So sánh đó đã bỏ qua thực tế là Cách mạng Văn hóa đã được phối soạn bởi Mao để làm suy yếu các nhà lãnh đạo đối thủ mà ông cảm thấy không hết mình cho chương trình cách mạng của ông. Các phân tích quy cho ông Lý cũng chênh lệch với các phân tích quy cho ông Triệu Tử Dương, người đã cho rằng rằng các sinh viên muốn cải cách chứ không phải cách mạng. Tờ báo tường thuật rằng, trong nhật ký ông Lý nói rằng ông đã bắt đầu có vấn đề với ông Triệu Tử Dương ít ngày sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 4 năm 1989.
.
Nhưng theo một đoạn mở đầu của Wu Guoguang, một học giả tại Đại học Victoria tại British Columbia, cuốn nhật ký làm rõ rằng ông Đặng Tiểu Bình, chứ không phải ông Lý, đã chỉ đạo cuộc tấn công để đè bẹp các cuộc biểu tình và lật đổ ông Triệu Tử Dương.
"Cuốn sách này đã cho thấy rõ ràng ông Đặng là người đề xướng và tạo quyết định việc ban hành thiết quân luật ở các khu vực của Bắc Kinh vào năm 1989", ông Wu đã viết. "Và ông ấy đã phê chuẩn cuối cùng cho các chiến dịch "san bằng, dọn sạch" ở Thiên An Môn vào ngày 03 tháng 6. "
.
Ông Đặng Tiểu Bình, người qua đời năm 1997, không bao giờ cho biết chi tiết trong việc ra quyết định trong năm 1989. Các chứng nhân lịch sử khác nói rằng ông, ông Lý và các đường lối cứng rắn một số nhà lãnh đạo theo đuổi một hành động cứng rắn hơn để dập tắt các cuộc biểu tình.
Bao Tong, một phụ tá cao cấp của ông Triệu Tử Dương đã bị bỏ tù sau các cuộc biểu tình Thiên An Môn, hôm thứ sáu cho biết rằng ông hoan nghênh việc công bố quyển nhật ký, mặc dù quan điểm về các cuộc khủng hoảng của ông Lý là trái ngược rõ rệt với quan điểm của riêng mình. "Có một câu nói xưa ở Trung Quốc: Nếu bạn nghe rộng rãi từ tất cả các nguồn, các nghi ngờ về tình hình của bạn sẽ sớm được sáng tỏ," ông nói.
.
Phần lớn người Trung Quốc sẽ không có được cơ hội đó vì hồi ký của ông Triệu Tử Dương không được hợp pháp ở lục địa, và cuốn nhật ký của ông Lý chắc chắn cũng sẽ bị cấm.
"Nhưng thế giới đã bước vào một kỷ nguyên thông tin", ông Bao, cha của Bao Pu nói, " và với sự lan truyền của Internet, sẽ không thể có độc quyền về sự thật".
.
.
.
No comments:
Post a Comment