Cuối cùng sau gần 10 năm nằm ém, tên sát thủ môi trường
mang tên “Nhà máy giấy Lee & Man” đã xuất đầu lộ diện bên bờ sông Hậu, huyện
Châu Thành, Hậu Giang, trong sự bàng hoàng và lo lắng của người dân quanh vùng.
Ta gọi tắt chúng là “Sát thủ Lee &Man (STLM)”.
Vào cuối tháng 3/2017, mới chỉ là thử nghiệm
trong 20 ngày, nhưng người dân quanh vùng đã lâm vào cảnh dở sống dở chết,
vì hàng loạt ô nhiễm nghiêm trọng như: Mùi hôi nồng nặc, tiếng ồn đinh
tai, bụi bặm, khí thải từ nhà máy bốc ra đen kịt... thậm chí khi
ngủ, dân chúng quanh vùng đều phải đeo khẩu trang mới chịu nỗi (1).
Một năm trước (6/2016), do đụng phải nhiều phản ứng
gay gắt từ người dân, đặc biệt Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam (VASEP) đã cảnh báo STLM sẽ bức tử sông Hậu (2),
nhưng trong bối cảnh cả nước đang sôi sục chống Formosa hồi 2016, STLM đành phải
dùng thêm nhiều nén bạc đâm toạc tờ giấy (phép) đi đêm với
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), để đến đầu năm 2017 mới xuất đầu lộ diện.
Các chuyên gia khoa học thế giới không ngớt cảnh
báo, sản xuất giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường trầm
trọng nhất trong công nghiệp. Vì sản xuất luôn gắn liền với sông
ngòi, một khi STLM thực sự đi vào vận hành thì việc xả thải làm ô
nhiễm cả nguồn nước sông Hậu, một dòng sông huyết mạch của Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL), bởi đây là vùng sản xuất lúa, cây ăn trái và vùng nuôi
thủy sản của nhiều tỉnh thành trong vùng như Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long,
Trà Vinh và Cần Thơ. Hơn nữa, sông Hậu cũng là nguồn nước chính cho hơn một
triệu người dân Tây Đô (Cần Thơ, chỉ cách nhà máy hơn 13km) và các vùng lân cận.
Theo như thông lệ, các quan đỏ địa phương thấy tiền là mờ mắt, cứ phớt lờ
mọi lời kêu than của dân, vẫn cho tiến hành dự án, thậm chí, Bộ trưởng
Trần Hồng Hà Bộ TNMT lại bịp bợm tuyên bố “Sau khi kiểm tra,
giám sát chặc chẽ các hệ thống xả thải, các chỉ số quan trắc về
khói bụi, nước thải mà STLM xả ra vẫn đạt chuẩn trong
giới hạn an toàn cho phép!!!” (3)
Công
nghệ lạc hậu và độc hại
Sơ lược về quá trình sản xuất giấy một cách
đơn giản như sau: Đầu tiên phải chế biến từ nguyên liệu khô như gỗ hoặc
giấy phế phẩm sang dạng bột giấy, qua các quy trình như: Tẩy mực, băm nhuyễn,
tẩy trắng… Để thực hiện các công đoạn này phải sử dụng rất nhiều loại
hóa chất có độc tính cao như chất tẩy Chlor (Cl), xút ăn da (NaOH), chất
tẩy soda (Na2CO3), oxy già ( H2O2) và muối Natri Cyanure (NaCN, một loại muối
rất dễ tan trong nước, nếu không kết hợp với kim loại, ion cyanure (CN)
sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải, vốn là một chất cực độc,
nó có thể làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ ôxy cấp
kỳ).
Khi quá trình tẩy hàng loạt hoàn tất, các loại
hóa chất độc hại kể trên, phẩm màu, xút, Chlor... cùng với nhiều
thành phần kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, chromium, cadmium không tan sẽ
theo cùng nước thải đổ ra ngoài. Theo VASEP, công nghiệp giấy chủ yếu xả
thải xút (NaOH), sau đó là cyanure và thạch tín (2).
Theo cách sản xuất lạc hậu của Trung Quốc để sản
xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng từ 100 đến 350
mét khối nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7
đến 15 mét khối. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt vốn
đã khan hiếm tại ĐBSCL, mà còn làm ô nhiễm sông rạch qua sự xả nước thải
hóa học khổng lồ. Thảm họa môi trường này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề
lên vùng trọng điểm sản xuất ĐBSCL, với xuất cảng thủy sản, chiếm trên 70% diện
tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất cảng của toàn VN.
Và để xử lý triệt để toàn bộ hóa chất
trong dòng nước thải này thì vô cùng tốn kém, mà chỉ các nước tiên
tiến tôn trọng môi trường mới bảo đảm được, còn các nhà máy của
bọn TQ chỉ lo chạy theo lợi nhuận, sản xuất càng rẻ càng tốt, nên
chắc chắn sẽ xả độc tố trực tiếp ra sông (Y hệt như vụ Formosa Vũng
Áng). Các tài liệu về nước thải nhà máy giấy ra môi trường đều nhắc tới ảnh hưởng
đến các loài thủy sinh và cả cây trồng. Con người ăn các loại thủy sản này
có thể bị ngộ độc khẩn cấp, hoặc nhiễm độc dần dần dẫn đến nguy cơ vô
sinh, ung thư, gây tử vong. Bên cạnh đó, nhà máy nhiệt điện hoặc lò hơi cung
cấp hơi phục vụ cho việc sản xuất giấy cũng phát sinh khí thải, khiến gây ra
hiện tượng mưa axíd rất nguy hại vô cùng cho đường hô hấp.
Sự
dối trá và lừa bịp
Khi được hỏi về vấn đề bảo vệ môi trường, trùm sò
Chung Wai Fu, giám đốc của STLM khẳng định sẽ không sử dụng chất xút
ăn da trong quá trình sản xuất (4). Tuy nhiên, PGS. TS Lê Anh Tuấn
(Đại học Cần Thơ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL) đã
vạch trần sự dối trá của Lee & Man, ông cho biết thậm chí các quốc gia công
nghệ tiên tiến trên thế giới vẫn phải sử dụng xút NaOH trong mọi quy trình tẩy
trắng giấy, thì làm sao mà Lee & Man lại không dùng đến? Mà nếu Lee
& Man khẳng định không sử dụng xút NaOH để tẩy trắng, đồng nghĩa nhà máy không
có hệ thống xử lý chất độc này. Tức là ngay từ khi có ý định mở nhà máy tại
Hậu Giang, Lee & Man đã có kế hoạch xả hoàn toàn nước thải xuống
sông Hậu và không đầu tư cho hệ thống thanh lọc chất xút ăn da NaOH vô cùng
độc hại này (5,8)!!!
Đến nay việc xây dựng hệ thống nước thải đã không
đúng như dự án, STLM chỉ mới giải quyết được 20.000 mét khối nước thải,
trong khi mỗi ngày nhà máy phải xả ra đến 50.000 mét khối (dĩ nhiên xả
thẳng ra sông Hậu). Nếu làm con tính chơi, một người dân xử dụng 100 lít/ngày,
thì con số 50.000 mét khối tương đương số nước tiêu dùng cho nửa triệu người
dân đã bị cướp đi để nhường cho Nhà máy Giấy dùng vào việc tẩy rửa. Nhưng
STLM vẫn được phê duyệt để bắt tay vào vận hành theo đúng quy trình.
Thêm nữa, do phản ứng mạnh mẽ từ phía dân Hậu Giang, Bộ Công Thương có
dự kiến sẽ đề đạt lên tưởng thú Nguyễn Xuân Phúc cho đình chỉ vận hành
Nhà máy Bột Giấy, nhưng vẫn giữ lại Nhà máy Giấy. Làm như thế thì
hiểm họa không những không giảm thiểu được bao nhiêu, vì Nhà máy Bột Giấy
với sản lượng 165.000 tấn/năm trong khi Nhà máy Giấy sản lượng lên tới
420.000 tấn/năm, thì hiểm họa vẫn không sao tránh khỏi.
Chưa hết, còn có nguy cơ STLM là đầu mối trung gian
trá hình để tẩu tán chất độc từ bên TQ sang VN, vì STLM có tuyên bố sẽ
nhập 80% nguyên liệu thô từ TQ vào (thay cho sản xuất bột giấy tại VN). Việc
này không lạ gì với Formosa Vũng Áng, nơi bị khám phá ra hàng loạt các
vụ chôn giấu bùn độc từ TQ tại Hà Tĩnh.
Rước
quỷ vào nhà
Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), STLM nằm
trong danh sách các Tập đoàn không chịu minh bạch số liệu liên quan đến xả
thải môi trường (6). Tại Trung Cộng, STLM thuộc top 5 tập đoàn sản xuất giấy
lớn nhất thế giới, tuy nhiên ngay tại quê nhà TQ, nhà máy này đã dính vô nhiều
tai tiếng và từng bị Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc yêu cầu ngưng sản xuất vì
xả thải bất hợp pháp ra Dương Tử – con sông dài nhất Châu Á, gây ô nhiễm nguồn
nước. Không được hoạt động tại quê nhà, STLM đã hạ cánh an toàn tại VN, vì đất
đỏ thì ác điểu đậu! (5)
Năm 2007, hai dự án Nhà máy Giấy và Nhà máy Bột Giấy
của Công ty Lee & Man do Tập đoàn Lee & Man Paper được nhà cầm quyền
CSVN cấp cho giấy phép vào VN sản xuất giấy. STLM đã chi ra 1,2 tỉ USD để
có giấy phép đầu tư và diện tích 80 ha tại tỉnh Hậu Giang, được xem là có quy
mô lớn nhất VN và nằm trong số 5 nhà máy giấy lớn nhất thế giới. Bất chấp
mọi phản đối của người dân Cần Thơ, Hậu Giang và các chuyên gia cảnh báo,
các quan đỏ địa phương vẫn đón chào STLM như là “một nguồn tăng ngân
sách thu nhập địa phương và góp phần phát triển kinh tế”.
Phải
dừng ngay! Chỉ có dân lãnh hiểm họa
Đành rằng thu hút dự án đầu tư là tạo ra công ăn
việc làm cho dân nghèo, nhưng đánh đổi môi trường sống, đánh đổi sức khỏe,
tính mạng của người dân để có được dự án bằng mọi giá là điều vô lương tâm,
chỉ có dưới chế độ cộng sản độc tài xem thường mạng dân như vậy.
Trước tình hình hạn hán dai dẳng và ngập mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL, giờ còn
phải cam chịu thêm nước thải độc của STLM nữa thì cầm bằng lại thêm một
Formosa thứ hai sẽ xảy ra nay mai, nhưng chắc chắn mức độ sẽ kinh hoàng
hơn rất nhiều.
Formosa đã bức tử biển miền Trung, nay nổi thêm
vụ Nhà máy Giấy Lee & Man tại Hậu Giang thì ngư dân lẫn nông dân coi như
bị triệt hết đường sống. Chúng ta đừng chờ đến khi sông Hậu bị bức
tử như Formosa giết biển miền Trung rồi mới lên tiếng, mà ngay từ bây
giờ phải nắm chặt tay nhau đồng hành xuống đường, giương cao khẩu
hiệu: Tống cổ cả hai “Formosa lẫn Lee & Man” ra khỏi Việt
Nam càng sớm càng tốt.
Hãy dậy mà đi, dân tôi ơi!!!
04.05.2017
Chú
thích:
1. Trùm nilông ngủ vì ô nhiễm nhà máy giấy
2. VASEP lo nhà máy giấy Trung Quốc 'bức tử' sông Hậu
3. Ai đồng ý cho xả 50.000 m3 nước thải ra sông Hậu?
4. Thanh tra nhà máy giấy Trung Quốc trước lo ngại
'bức tử' sông Hậu
5. Bị tẩy chay ở Trung Quốc, nhà máy giấy Lee &
Man tìm cách xâm nhập Việt Nam đầu độc nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long
6. Những tai tiếng của nhà máy giấy Lee & Man
trên thế giới
7. Nuôi cá cạnh ống xả thải để cán bộ ăn thẩm định
8. Vụ Nhà máy Giấy Lee & Man: Lãnh đạo đừng phát
biểu... ẩu!
----------------------------------------------
Nhà
máy giấy Lee & Man của Tàu cộng - hiểm họa môi trường trong sự đồng lõa của
cán bộ nhà nước CSVN
Từ cao nguyên bùn đỏ Bô xít, tới Formosa Vũng Áng
tàn phá biển Đông, sang chất sud Lee & Man, cộng với hàng ngàn công trình
khác của Tàu cộng, kết hợp với sự đồng loã của đảng CSVN, tất cả sẽ giúp Bắc
Kinh tận diệt đất nước và con người Việt Nam...
*
Nhà máy giấy Hậu Giang là một dự án có mức đầu tư
1,2 tỷ đô la của Tập đoàn Lee & Man Paper. Tập đoàn này thành lập vào năm
1994 tại Quảng Đông và một năm sau chuyển về Hong Kong. Đây là dự án sản xuất
giấy lớn nhất Việt Nam, đứng hàng thứ 5 trên thế giới, nhưng không có hệ thống
thanh lọc nước thải chứa 28.500 tấn sud - Sodium Hydroxide (NaOH) rất độc hại đổ
thẳng ra sông Hậu mỗi năm.
Đó là một hiểm hoạ to lớn cho môi trường của vùng
Cái Cui, Nam sông Hậu, tỉnh Hậu Giang là vùng cây ăn trái trù phú, nuôi hải sản
của hạ nguồn sông Cửu Long; và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng triệu
cư dân đang sinh sống trong vùng. Nguy hiểm hơn nữa vùng này là vùng trũng với
nhiều kênh rạch nối kết sẽ làm cho thảm họa môi trường lan tỏa và khó giải quyết
nếu xảy ra.
Tuy nhiên, vào năm ngoái, trong cuộc họp báo vào
ngày 23.6.2016, lãnh đạo Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam nói sẽ không
sử dụng chất NaOH khi đi vào sản xuất. (1)
Phát
biểu này có 3 vấn đề cần được quan tâm:
1. Đây là một phát biểu láo vì cho đến nay mọi quy
trình tẩy trắng giấy sử dụng bởi các công ty trên thế giới đều phải sử dụng
NaOH. Khi được hỏi nếu không sử dụng NaOH thì nhà máy sẽ sử dụng hóa chất gì để
thay thế, lãnh đạo Lee &Man trả lời “chưa trả lời được vì không
nhớ”.
2. Nghiêm trọng hơn, việc phủ nhận không dùng NaOH tức
là khẳng định nhà máy không có hệ thống để thanh lọc chất độc hại này.
Chính xác hơn: Lee & Man ngay từ đầu đã có ý định xả toàn bộ chất
thải ra sông Hậu Giang và không hề dự tính kế hoạch, thiết kế một hệ thống
thanh lọc NaOH nào cả.
3. Lee & Man sử dụng 80% nguyên liệu là giấy phế
liệu nhập từ nước ngoài. Do đó, nếu không có hệ thống thanh lọc hiệu quả, môi
trường sống của vùng sông Hậu sẽ trở thành bãi phế thải của các nước
trong khu vực qua bàn tay của tập đoàn doanh nhân Tàu cộng.
Trước tình trạng này, khi được hỏi nếu công ty Lee
& Man Việt Nam không sử dụng NaOH thì sử dụng những loại hóa chất nào - Các
cán bộ nhà nước cộng sản tận tụy với phương châm 4 vàng 16 tốt đã phản ứng ra
sao?
Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) tỉnh Hậu
Giang là Hoàng Quốc Cường nói: Vụ việc này do Bộ TNMT có chỉ đạo thanh
tra, nên không thể trả lời ngay được. “Sau khi có kết quả thanh,
kiểm tra, chúng tôi xin ý kiến rồi trả lời báo chí sau” (2).
Một phó giám đốc sở TNMT của tỉnh, là bộ phận cấp giấy
phép hoạt động cho nhà máy giấy mà không thể trả lời ngay được! Phải chăng đối
với các lãnh đạo môi trường, loại hoá chất thanh lọc của một nhà máy giấy có thể
ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của người dân là một bí mật quốc phòng, an
ninh quốc gia?! Chỉ còn 2 tháng nữa là nhà máy này dự trù đi vào giai đoạn thử
nghiệm hoạt động mà người dân không được biết những chất thải gì bị tống ra
sông ngòi của mình!
Từ chất thải Formosa Vũng Áng đến chất thải Lee
& Man vùng sông Hậu, lãnh đạo đảng vẫn là một loa rè quen thuộc: công bố
sau; vẫn là chủ trương không minh bạch: bưng bít thông tin.
Lý
do gì dẫn đến chuyện che giấu này?
Câu trả lời là sự cấu kết giữa cán bộ nhà nước
Việt với tài phiệt Tàu cộng trong dự án 1,2 tỷ đô la này. Cũng cần biết là
Nhà máy giấy đầu tiên của Lee & Man hoạt động vào năm 2005 tại Quảng Đông
chỉ với chi phí đầu tư là 461 triệu đô la, bằng 1/3 số vốn của nhà máy giấy Hậu
Giang, nhưng có mức sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm tức là gấp 4 lần. Quan
trọng hơn, nhà máy hoạt động trên đất Tàu này thì có hệ thống thanh lọc nước thải
nhưng tại Việt Nam thì không!
Rõ ràng là từ cao nguyên bùn đỏ Bô xít, tới Formosa
Vũng Áng tàn phá biển Đông, sang chất sud Lee & Man, cộng với hàng ngàn
công trình khác của Tàu cộng, kết hợp với sự đồng loã của đảng CSVN, tất cả sẽ
giúp Bắc Kinh tận diệt đất nước và con người Việt Nam.
Chú
thích:
--------------------------------------
Đây là một nhà máy có lượng nước thải với 28.500
tấn Sodium Hydroxide (NaOH), đặc biệt có sự hiện diện của Dioxin
trong nước thải phát sinh trong giai đoạn làm trắng bột giấy, và hiện tại nhà
máy không có hệ thống thanh lọc nước thải, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi
trường không được tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong
Bộ Luật Đầu tư và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi
trường và phải có dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp
giấy phép xây cất...
*
Vào ngày 6 tháng 8 năm 2007, một nhà máy giấy ở Việt
Nam xuất hiện. Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ Mỹ kim. Địa điểm
xây dựng tại khu công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu thành, Hậu Giang với diện
tích 200 mẫu. Dự án nhà máy đã được chấp thuận nhưng không qua thủ tục cần thiết
ghi trong luật môi trường Việt Nam, nhất là việc nghiên cứu tác động môi trường
trước khi dự án được duyệt xét.
Mặc dù mới được khởi công tháng 3/2015, nhưng dự án
đã được UBND tỉnh Hậu Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 27/6/2007 và lễ
động thổ nhà máy đã diễn ra vào ngày 6/8/2007. Đây là một dự án làm bột
giấy và sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam hiện tại phỏng theo mô hình của tập
đoàn Lee&Man Paper, Hong Kong, Trung Cộng.
- Khu vực đặt nhà máy gọi là khu công nghiệp Cái Cui
- Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những
đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi... và những hộ
chuyên nuôi cá đồng, không thích hợp cho nhà máy vì vấn đề nước thải nhà máy
quá lớn với 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), đặc biệt có
sự hiện diện của Dioxin trong nước thải phát sinh trong giai đoạn làm trắng bột
giấy, và ô nhiễm môi trường cho cả một vùng trồng cây ăn trái rộng lớn;
- Hiện tại, nhà máy không có hệ thống thanh
lọc nước thải. Vì vậy, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi trường không được
tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong Bộ Luật Đầu tư
và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi trường và phải có
dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp giấy phép xây cất.
Nhưng hai sự việc trên không hề xảy ra!
Tập
đoàn Lee&Man Paper
Tập đoàn Lee&Man Paper được thành lập từ 1994 có
trụ sở tại Quảng Đông và di dời về Hong Kong năm 1995. Đây là một đại công ty
giấy lớn nhất Á Châu và có tầm vóc quốc tế, với cơ sở và thiết bị tối tân.
Nhà máy giấy đầu tiên bắt đầu được xây cất từ năm
1996 và đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 trên một diện tích 80 mẫu tại Hongmei
thuộc tỉnh Quảng Đông (Dongguan). Chi phí cho nhà máy là 461 triệu Mỹ kim với mức
sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm. Nhà máy này chỉ chiếm 1/3 vốn đầu tư và
sản xuất gần gấp 4 lần so với nhà máy Hậu Giang!. Nhà máy còn có hệ thống
thanh lọc nước thải và một nhà máy phát điện với công suất 0,2MW. Tập đoàn đã
thành lập Cty Viet Nam Lee&Man Paper Manufacturing và đầu tư vào nhà máy Giấy
Hậu Giang. Tính đến nay, Tập Đoàn Lee&Man Paper đã có 8 nhà máy đang hoạt động
trong vùng Đông Nam Á và sản xuất 2,08 triệu tấn giấy/năm. Cty dự trù trong năm
2008, mức sản xuất hàng năm sẽ lên đến 4 triệu tấn.
Công
ty giấy Hậu Giang
1- Dự án không có nghiên cứu tác động môi trường do
đó vi phạm Luật Môi trường và Luật Đầu tư,
2- Nguồn nguyên liệu dự trù cho sản xuất quy hoạch rất
mơ hồ,
3- Phương án xử lý phế thải chỉ ghi chú trong vòng
vài trang giấy trong hồ sơ dự án, không có kế hoạch và thiết kế chi tiết, cùng
công tác xây dựng nhà máy “xử lý” cũng không được nêu ra.
Cũng trước đó, vì địa điểm xây dựng nhà máy lại nằm
sát bờ Sông Hậu và nhà cửa dân chúng cho nên Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (Bộ NN-PTNT) có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự
án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL.
Nhưng tất cả ý kiến trên đều không được lắng nghe vì
tinh thần nô lệ và thuần phục của những kẻ bán đứng linh hồn cho Tàu cộng, và
vì mãnh lực của kim tiền qua việc “bôi trơn dự án”!
Thảm
họa môi trường dưới sự "lãnh đạo" của CSVN
Mặc dù Việt Nam vẫn còn phải nhập cảng 700 ngàn tấn
giấy/năm (mức tiêu thụ giấy của Việt Nam hiện tại là 1,8 triệu tấn giấy cho năm
2006 (thời điểm của dự án), và đã tăng lên 5 triệu tấn cho năm 2015.
Qua kinh nghiệm lịch sử các nhà máy giấy nhất là
kinh nghiệm nơi nhà máy Bãi Bằng, và một số nhà máy giấy rải rác từ Bắc chí Nam
(xem bài viết Nhà
máy giấy Bãi Bằng - Phần I) trải qua gần 40 năm hoạt động vẫn còn
nhiều vấn nạn môi trường hầu như không giải quyết được và nguyên liệu cần phải
nhập cảng đến 20%, mặc dù đã quy hoạch việc trồng rừng trên diện tích 1,2 triệu
mẫu, nhà máy cũng vẫn chưa chạy hết công suất.
Trong lúc đó, nhà máy Hậu Giang chỉ quy hoạch từng
phần trong 200 mẫu rừng cho một công suất sản xuất gấp 10 lần hơn nhà máy Bãi Bằng. Điều
nầy có nghĩa là việc quyết định thực hiện nhà máy Hậu Giang hoàn toàn không dựa
theo một tiêu chuẩn nào cả.
Vị trí ba căn cứ quân sự trá hình của Trung Quốc
trên bản đồ.
Trong bài “Báo động: Trung tâm Nhiệt điện
Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc” đăng trên VOA
ngày 31/3/2016 và bài “Trung Cộng lại sắp lập căn cứ
ở Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu?” trên VOA ngày 11/4/2016, đã
cảnh báo dư luận về việc người TC đang núp bóng các công ty nước ngoài
để âm mưu biến hai trung tâm nhiệt điện nằm ở những vị trí nhạy cảm về an ninh
quốc phòng này thành những căn cứ quân sự lợi hại.
Điều trên chứng tỏ rằng:
- Lãnh đạo trung ương khi quyết định chấp thuận một
dự án phát triển quốc gia hoàn toàn không nắm vững những thông tin kỹ thuật
cũng như các ảnh hưởng lên mội trường khi xây dựng và khi nhà máy đi vào sản xuất;
- Lãnh đạo địa phương (nơi xây dựng nhà máy) tiếp nhận
dự án đầu tư vào tỉnh nhà theo chỉ thị của cấp trên và cũng hoàn toàn không
thông hiểu về quy trình sản xuất cùng những điều kiện địa phương có thích hợp với
việc lấp đặt nhà máy hay không?
Đây là hai điều căn bản đã xảy ra trong suốt thời gian
quản lý Đất và Nước từ sau 1975 trở đi. Hai điều căn bản trên tiếp tục được lập
đi lập lại như một âm bản giống nhau như đúc mặc dù đất nước được lãnh đạo bởi
nhiều thế hệ lãnh tụ khác nhau theo suốt chiều dài lịch sử kể từ khi CS Bắc Việt
chiếm được miền Nam sau ngày 30-4-1975.
Đây mới chính là một nguy cơ "mãn tính"
cho dòng tộc Việt trong công cuộc phát triển quốc gia của một nhóm cầm quyền
“vô cảm”.
- Cao nguyên Trung phần Việt Nam đang CHẾT vì việc
khai thác Bauxite.
- Biển ĐÔNG đang CHẾT vì Tàu cộng cố tình đầu độc
nguồn nước đại dương.
- Đồng bằng sông Cửu Long đang CHẾT vì Tàu cộng kiểm
soát dòng chảy của sông Mẹ Mêkong ở thượng nguồn.
Câu hỏi còn lại cho Tuổi Trẻ Việt Nam là còn con đường
SỐNG nào cho dân tộc Việt Nam đây?
Hội
Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)
No comments:
Post a Comment