Nguyễn
Đạt Thịnh - Vien Dong Daily
07/04/2015
Trả
lời một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình quốc doanh Iran, hôm thứ Bẩy mùng 3
tháng Tư, ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói, "Cả 2 bên cùng có
quyền ngưng không thi hành thỏa ước nữa, nếu bên kia vi phạm thỏa ước."
Ông giải thích thêm là Iran có quyền trở lại mọi chương trình nguyên tử họ đang
theo đuổi, trong trường hợp Hoa Kỳ hoặc 6 cường quốc (Anh, Nga, Đức, Pháp, Tầu
và Liên Âu) không tôn trọng thỏa ước họ đã ký với Iran.
Câu
nói của ông Zarif thừa thãi, nhưng lại cũng vô cùng cần thiết; thừa thãi vì
-bên này hay bên kia, bất cứ bên nào vi phạm -thì hành động vi phạm đó cũng đủ
để coi như thỏa ước bị xé bỏ; nhưng cần thiết vì người Iran không thích có cảm
tưởng là nước họ bị lép vế khi ký thỏa ước ngày mùng 2 tháng Tư - một ngày trước
ngày phóng viên, viên chức đài truyền hình của Nhà Nước Iran, đặt câu hỏi để
viên chức cao cấp nhất trong ngành Ngoại Giao Iran có thuận lợi để diễn dịch thỏa
ước bằng những lập luận thuận lỗ tai người Iran.
Thật ra chưa có thỏa ước -2 chữ thường được dùng để chỉ định văn bản ghi nhận quyền lợi và bổn phận của cả đôi bên - văn bản tạm 7 quốc gia và Liên Âu vừa ký với nhau chỉ là bản dự kiến một sơ đồ để các bên theo đó mà thảo luận vào chi tiết và hoàn thành trước ngày 30 tháng Sáu năm nay.
Ông Zarif cũng xác nhận, "Chúng ta chưa có bổn phận phải làm bất cứ điều gì, vì văn bản tôi vừa ký chưa phải là thỏa ước; văn bản đó chỉ là một "Chương Trình Hoạt Động" hai bên đã ký với nhau từ tháng 11/2013 tại Geneva.
Trong
bản tuyên cáo chung giữa đôi bên, có đoạn viết,"Trong lúc theo đuổi chương trình 'nguyên tử phục vụ hoà bình',
Iran phải giới hạn mức làm mạnh năng lượng nguyên tử vào mức độ mạnh hiện Iran
đã đạt được, chứ không làm mạnh hơn, và cam kết là ngoài cơ sở Natanz hiện đang
có, Iran không tạo ra thêm những xưởng khác để cũng làm mạnh nguyên tử."
Cơ quan IAEA (International Atomic Energy Agency) sẽ minh bạch hóa những vấn đề nguyên tử giữa Iraq và thế giới, và sẽ được quyền sử dụng những phương tiện định giá tối tân tại những cơ quan nguyên tử của Iran. Đổi lại Liên Âu và Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi biện pháp trừng phạt kinh tế đang sử dụng với Iran.
Phản ứng ngoài quốc tế và trong quốc nội Iran rất thuận lợi; tổng thống Obama ca ngợi bản thỏa ước nguyên tắc vừa ký kết là bước tiến "cảm thông lịch sử" giữa Iran và thế giới. Ông nói thỏa ước này giúp hình thành nhiều mục tiêu căn bản của Hoa Kỳ.
Trong cuộc phỏng vấn ngày Chúa Nhật 4/5 với bình luận gia Thomas Friedman của tờ The New York Times, ông Obama nói thỏa ước ký với Iran là "cơ may chỉ đến một lần trong mỗi cuộc đời", cơ may đó là loại bỏ nguy cơ bom nguyên tử, và tạo ra một nền hòa bình vững bền cho Trung Đông.
Obama nhấn mạnh ông hiểu thái độ căng thẳng của Do Thái, và ông cam kết là Hoa Kỳ sẽ sát cánh với Do Thái nếu Do Thái bị tấn công. Ông gọi bản thỏa ước ký với Do Thái là calculated risks -cuộc mạo hiểm được cân nhắc kỹ, sau những kinh nghiệm dầy dặn thu nhận trong suốt chiều dài của 7 năm cầm quyền.
Đó là cách tổng thống Hoa Kỳ diễn dịch thỏa ước Iran.
Tổng thống Iran Hasan Rouhani diễn dịch với người Iran là những nhượng bộ của Iran đều không vượt ra ngoài quyền lợi quốc gia, do đó Iran sẽ thực hiện mọi điều cam kết, miễn là các quốc gia Âu-Mỹ cũng tôn trọng những cam kết của họ.
Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu nói với người Mỹ là ông phản đối việc Mỹ ký thỏa ước Iran, vì tình trạng hòa bình tại Trung Đông sẽ đe dọa Do Thái. Đe dọa vì khi người Hồi Giáo sống chung hòa bình với nhau được, họ sẽ có sức mạnh để chống Do Thái.
Netanyahu có ảnh hưởng rất lớn trong Quốc Hội Cộng Hòa, ảnh hưởng này có tiềm năng gây trở ngại trầm trọng cho bản thỏa ước vẫn còn trong giai đoạn thương thuyết.
Cũng vào sáng Chúa Nhật mùng 5 tháng Tư 2015, Netanyahu xuất hiện trên đài CNN tuyên bố ông tìm mọi cách để phá tan thỏa ước Iran ký với 7 cường quốc; bản thỏa ước ông gọi là tệ hại. Ông kêu gọi tái bố trí những hình thức trừng phạt kinh tế Iran.
Hoa
Kỳ, Liên Âu và 5 cường quốc khác hứa hẹn giảm lần những biện pháp trừng phạt
kinh tế. Giới thạo tin tại Hoa Thịnh Đốn cho là dù chi phối được Quốc Hội Hoa Kỳ,
Netanyahu cũng khó phá hỏng thỏa ước Mỹ ký với Iran; số phiếu tối đa của đảng
viên Cộng Hòa tại lưỡng viện Quốc Hội cũng vẫn không đủ để viết thành một đạo
luật nhằm nhận chìm thỏa ước Iran; và khi tổng thống dùng quyền phủ quyết loại
bỏ đạo luật đó, các chính khách Cộng Hòa cũng không đủ số phiếu cần thiết để cưỡng
lại phủ quyết.
Nhưng nhiều nghị sĩ Cộng Hòa vẫn hăng say ủng hộ ông Netanyahu; điển hình là nghị sĩ Lindsay Graham; ông này tuyên bố, "Cứ để mặc hành pháp lăn vào thương thuyết, Quốc Hội sẽ loại bỏ bản thỏa ước đó trước cuối tháng Sáu."
Điều đáng nói là cả 3 đài truyền hình Mỹ cùng đưa Netanyahu lên phỏng vấn trong ngày 4/5; đài NBC với chương trình Meet the Press, đài ABC với chương trình This week và đài CNN với chương trình State of the Union. Qua những kênh truyền thông lớn đó, Netanyahu bảo người Mỹ, "Tôi không chống mọi thỏa ước; tôi chỉ chống cái thỏa ước tệ hại này."
Ông thủ tướng Do Thái còn đem nguy cơ chạy đua chế tạo vũ khí nguyên tử ra dọa người Mỹ; ông nói nếu người Iran có vũ khí nguyên tử, thì các quốc gia theo giáo phái Sunny cũng thấy họ cần chế tạo vũ khí nguyên tử.
Phóng viên ABC hỏi Netanyahu có nghĩ thế giới vẫn cứ ký thỏa ước với Iran, mặc dù ông đã lớn tiếng bảo họ Iran quyết tâm tiêu diệt Do Thái hay không. Netanyahu trả lời, "Do Thái có quyền có quan điểm khác với thế giới."
Nghị sĩ Dân Chủ Dianne Feinstein cũng được mời lên CNN hôm Chúa Nhật 4/5; bà Feinstein nói bà không thấy Do Thái lâm nguy vì thế giới ký thỏa ước giới hạn hoạt động nguyên tử của Iran.
Bà Feinstein nói, "Do Thái không có lợi gì cả trong việc phản bác một cơ hội giúp một quốc gia đang xuống dốc; và Do Thái cũng không có lợi gì cả, trong việc chọc giận Bạch Cung, và việc sử dụng diễn đàn quốc hội Hoa Kỳ để vận động tranh cử và đắc cử tại Do Thái."
Giữa
những ồn ào của cuộc vận động bóp chết bản thỏa ước nguyên tử thế giới ký với
Iran, ký giả chuyên về kinh tế Chris Tomlinson viết trên tờ Houston Chronicle,
"bản thỏa ước thế giới ký với Iran làm lệch cán cân chính trị tại Trung
Đông và tạo xáo trộn trong nội bộ tổ chức OPEC (Organization of the Petroleum
Exporting Countries-Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Hỏa).
Tomlinson viết, "Trong góc nhìn 'chính trị địa dư' thì Trung Đông có 3 cường quốc - Saudi Arabia, Do Thái và Iran; từ trên một thập niên, hai cường quốc Saudi Arabia, Do Thái, vẫn rảnh tay, vì Mỹ kềm kẹp Iran giúp họ. Giờ này đột nhiên Mỹ không kềm kẹp Iran nữa, khiến thủ tướng Do Thái nổi giận bảo Quốc Hội Mỹ phải tìm cách tái lập trật tự cũ, vì tháo cũi xổ lồng cho Iran là đe dọa sự sống còn của Do Thái; trong lúc Saudi Arabia ủy thác Ai Cập đứng ra lập quân đội chung cho các quốc gia Sunni."
Đang an nhàn với chiến lược "không chạm gót xuống mặt trận", Mỹ không muốn thay đổi, không muốn trở lại tình trạng quân nhân Mỹ tử trận trong một cuộc chiến tranh không trực tiếp liên hệ đến Hoa Kỳ.
Trên bình diện kinh tế, việc Iran được giải tỏa, và đổ dầu ra bán cho thế giới, sẽ làm giá dầu hạ xuống thấp hơn nữa, tạo ra chứng đau bụng cho nhiều vị tỉ phú dầu hỏa, nhưng lại giúp giới tiêu thụ tháng tháng tiết kiệm được trên dưới trăm bạc tiền xăng.
Không chỉ riêng độc giả Houston thích góc nhìn của anh ký giả địa phương này, mà 99.9% người Mỹ lãnh lương cố định cũng thích có dư chút đỉnh trong túi mà không bị quý ông chủ hãng xăng dầu móc cho đến đồng teng cuối cùng.
Chỉ
riêng một việc giải tỏa những biện pháp trừng phạt kinh tế cho Iran mà đã tạo
ra bao nhiêu triệu người vui, bao nhiêu ngàn người buồn, và tạo ra nhiều nhu cầu
diễn dịch cho nhiều người; người cần diễn dịch nhiều nhất vẫn là ông Netanyahu.
Ông vẽ cảnh Iran không bị trừng phạt nữa vô cùng rùng rợn, nhưng chỉ vẽ ra để nhát người Mỹ.
No comments:
Post a Comment