Andrei Popescu - ET Romania
6 Tháng Tư , 2015
Chính
phủ Hy Lạp đang chuẩn bị kế hoạch quốc hữu hóa các ngân hàng và đưa một loại tiền
mới vào sử dụng song hành trong bối cảnh đất nước đang ngập trong nợ
và đang dần tiến đến thời điểm không thể hoàn trả khoản vay quốc tế đã được
ấn định [với IMF].
Tờ Daily Telegraph dẫn nguồn tin
thân cận với chính phủ do đảng Syriza lãnh đạo (chính phủ Hy Lạp) cho biết:
“Chúng tôi sẽ đóng cửa và quốc hữu hóa các ngân hàng, sau đó chúng tôi sẽ
phát hành IOU (trong tiếng Anh nghĩa là I owe you – văn bản
xác nhận nợ) nếu bị bắt buộc và chúng ta đều biết điều này có nghĩa là gì.
Thay vào đó, chúng tôi sẽ không chấp nhận để trở thành một quốc gia chịu bảo hộ
bởi EU. ”
Hy Lạp cần phải trả cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
458 triệu euro vào ngày 9 tháng 4. Tuy nhiên, trong cuộc họp qua điện thoại
được tổ chức trong tuần vừa qua với các thứ trưởng tài chính trong khu vực đồng
Euro, các quan chức Hy Lạp cho biết tới khi đó, đất nước sẽ cạn tiền và
khó có thể thanh toán cho khoản vay của IMF, theo International
Business Times.
Chính phủ cánh tả Hy Lạp đã giành chiến thắng trong
cuộc bầu cử hồi cuối tháng Một, khi hứa hẹn sẽ đàm phán lại các điều khoản của
chương trình quốc tế giải cứu tài chính của đất nước và đình chỉ các biện
pháp thắt lưng buộc bụng, điều mà các bộ trưởng Hy Lạp cho rằng là nguyên nhân
gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Hy Lạp.
Bộ trưởng Nội vụ Hy Lạp Nikos Voutsis cho biết hôm
thứ tư rằng đất nước sẽ phải quyết định xem có nên trở về vay IMF hay để tự trả
lương và lương hưu. Ông nói thêm rằng sẽ chọn phương án hai, theo tin củaReuters.
Hy Lạp đã gửi cho các chủ nợ quốc tế của mình một
danh sách các cải cách, mà nếu được chấp thuận, sẽ khơi thông 7,2 tỷ euro trong
chương trình cứu trợ tài chính.
Ngoài ra, chính phủ Hy Lạp đang tìm cách để tăng
doanh thu bằng cách tăng cường kiểm soát để hạn chế việc trốn thuế đang
lan tràn trên khắp đất nước, nhưng đồng thời vẫn duy trì các dịch vụ công cộng.
Tuy nhiên, những nỗ lực cải cách của Hy Lạp đã không
gây ấn tượng cho các chủ nợ quốc tế. Lương hưu trí là một điểm căng thẳng trong
thảo luận với các chủ nợ quốc tế. Hy Lạp dành một phần lớn GDP của mình – 17,5%
– cho lương hưu, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác ở châu Âu. Điều này đã gây ra
chuỗi phản ứng chính trị tiêu cực ở Đức, còn Slovakia đã rút khỏi gói cứu
trợ đầu tiên cho Hy Lạp trong năm 2010 với lý do không hài lòng tương tự [như Đức],
theo The Economist .
José Manuel Barroso, cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu hôm
thứ năm đã chỉ trích gay gắt chính phủ Hy Lạp khi nói với BBC rằng
chính phủ này đã đưa ra “những lời hứa hoàn toàn không thực tế” cho cử tri và
bây giờ không thể thực hiện chúng. Ông còn nói thêm những yêu cầu của Hy
Lạp là “hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với các nước khác.”
----------------------
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày 06-04-2015
Hội
kiến tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, IMF, bà Christine Lagarde ngày
05/042015 tại Washington, bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Yanis Varoufakis hứa
thanh toán nợ đúng hạn và nhanh đạt thỏa thuận với các nhà tài trợ châu Âu.
Athènes sẽ phải thanh toán 450 triệu euro cho IMF trước hạn chót là ngày
09/04/2015. Từ mùa thu 2014 các nhà tài trợ không giải ngân thêm xu nào cho Hy
Lạp trong gói hỗ trợ 240 tỷ mà quốc tế đã đồng ý cho Athènes vay từ năm 2010.
Tường trình của thông tín viên đài RFI từ New York,
Charlotte Alix :
« Hy Lạp coi việc thanh toán nợ là ưu tiên hàng đầu.
Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis lập đi lập lại điều này từ nhiều tuần qua.
Ông đang có mặt tại Washington, chủ yếu là để trấn an Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và
qua đó các đối tác châu Âu. Sau một tuần lễ với nhiều thông tin trái ngược
nhau, ngày hôm qua tại Washington bộ trưởng tài chính Hy Lạp, Varoufakis đã bảo
đảm với tổng giám đốc IMF, bà Christine Lagarde là Athènes sẽ thanh toán nợ
đúng thời hạn và sẽ hoàn trả cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế khoảng 450 triệu euro trước
hạn chót là ngày 09/04/2015.
Lãnh đạo IMF hoan nghênh điều này. Ngoài ra ông
Varoufakis đã nhấn mạnh là sẽ nỗ lực đàm phán với các chủ nợ, do Athènes muốn
các nhà tài trợ nhanh chóng tháo khoán nốt khoản trợ giúp hơn 7 tỷ euro. Khoản
tiền này nằm trong hai gói hỗ trợ cho Hy Lạp, tổng trị giá 240 tỷ euro.
Sau khi làm việc với bà Lagarde, hôm nay ông
Varoufakis có những buổi tiếp xúc với nhiều quan chức trong bộ Tài chính Hoa Kỳ
với hy vọng Mỹ tạo áp lực để châu Âu chóng thông qua các kế hoạch cải tổ do
Athènes đề xuất ».
No comments:
Post a Comment