Huy Phương & Võ Hương-An
Sunday,
April 12, 2015 4:19:26 PM
Nhìn
lại quãng đường tị nạn và hội nhập
(Chân
Dung H.O. & Những Cuộc Ðổi Ðời)
Ngày
30 tháng 4 năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt, tức nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, núp
dưới ngụy danh Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, đã cưỡng chiếm nước Việt
Nam Cộng Hòa và cai trị đến nay vừa đúng 40 năm (1975-2015).
Trong 40 năm độc tài toàn trị, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã lập nên nhiều “thành tích” đáng xấu hổ trong lịch sử dân tộc cũng như trước mắt quốc tế, trong đó có hai “thành tích” lớn tới mức đánh động lương tâm dân tộc các nước dân chủ văn minh, khiến họ phải ra tay can thiệp. Ðó là việc bỏ tù hàng trăm ngàn người thua cuộc trong các nhà tù khổ sai, ngụy danh là trại cải tạo, mà không xét xử; và tạo nên một xã hội áp bức trong đói kém, bần cùng, khiến cả triệu người phải bỏ nước ra đi để tìm tự do, bất kể hiểm nguy đến tính mạng.
Trong 40 năm độc tài toàn trị, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã lập nên nhiều “thành tích” đáng xấu hổ trong lịch sử dân tộc cũng như trước mắt quốc tế, trong đó có hai “thành tích” lớn tới mức đánh động lương tâm dân tộc các nước dân chủ văn minh, khiến họ phải ra tay can thiệp. Ðó là việc bỏ tù hàng trăm ngàn người thua cuộc trong các nhà tù khổ sai, ngụy danh là trại cải tạo, mà không xét xử; và tạo nên một xã hội áp bức trong đói kém, bần cùng, khiến cả triệu người phải bỏ nước ra đi để tìm tự do, bất kể hiểm nguy đến tính mạng.
Gia đình H.O. Phan Cảnh Cho và H.O. Hoàng Văn Ngọ được
nhân viên thiện nguyện Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị Nam Cali đón tiếp
ngày 20 tháng 7, 1993 tại phi trường John Wayne. Chú ý đến chiếc rương sắt (X)
phía dưới, vật dụng lên đường quen thuộc của nhiều gia đình H.O. (Ảnh tài
liệu do Huy Phương cung cấp)
Chưa có một nước nào trên
thế giới mà sau một biến động quân sự và chính trị lại đưa tới những làn sóng
di dân tị nạn ào ạt lên đến hàng triệu người như Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản,
khiến thế giới phải phát sinh ra những từ ngữ mới để nói lên thực trạng bi thảm
đó. Họ gọi những người liều chết ra biển lớn tìm tự do trên những con thuyền mỏng
manh bất chấp sóng gió, hải tặc, là những boat people (thuyền nhân) và thời đại này của
Việt Nam là the age of
uprooting (thời đại trốc rễ). [1] Họ học được những từ ngữ mới, như trại tù
khổ sai thì Cộng Sản gọi là trại học tập cải tạo, re-education camps và tù nhân
được gọi là học viên! Thật là mỉa mai chữ nghĩa!
Lịch sử tị nạn Việt Nam
hoặc lịch sử cộng đồng người Việt hải ngoại vào hậu bán thế kỷ XX là một đề tài
lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu lâu dài và rộng rãi. Cuộc tái định cư của cựu tù
nhân chính trị (ex-political prisoners) hay cựu tù cải tạo (ex-reeducation camp
detainees) và gia đình, thường được gọi một cách dung dị là “đi H.O.” (đọc:
hát-ô).
“Tại sao và từ bao giờ chúng ta có mặt trên nước Mỹ?” Tại Hoa Kỳ, sau tháng 4 năm 1975, mới chỉ có
khoảng 125,000 người Việt, là số tị nạn đầu tiên do Hoa Kỳ giúp di tản hoặc tự
tìm đường thoát thân khi Sài Gòn hấp hối; đến năm 1980, con số này lên 231,000
người; và đến năm 2012, cộng đồng Việt Nam tại Mỹ lên đến gần 1.3 triệu, trở
thành di dân Châu Á đông vào hàng thứ 4 của nước Mỹ, chỉ sau Ấn Ðộ, Philippines
và Trung Quốc. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa tổng số
người Việt có mặt trên thế giới và 72% trong số này đã mang quốc tịch Hoa Kỳ.[2]
Thành phần tạo nên cộng đồng
người Việt tại Hoa Kỳ gồm có:
- Thuyền nhân (vượt
biên, vượt biển);
- Ðoàn tụ gia đình;
- Con lai;
- Cựu nhân viên chính phủ
Mỹ, cựu nhân viên sở Mỹ;
- Cựu tù nhân chính trị
(cựu tù cải tạo), thường được gọi là thành phần H.O.
Có thể nói rằng nước Mỹ
là xứ sở của di dân và tị nạn. Ðầu thập thập niên 1990, sự nhập cư của lớp cựu
tù chính trị và gia đình đã đẩy số người Việt di dân lên cao rõ rệt, và sau vài
năm bở ngỡ, lúng túng ban đầu trong việc điều chỉnh cuộc sống mới trên đất mới,
những gia đình H.O. bắt đầu đi vào ổn định nơi ăn chốn ở, học hành và công ăn
việc làm. Lần hồi, bước vào thế kỷ 21, di dân tị nạn H.O. bắt đầu vươn vai đứng
dậy, có những đóng góp cho quê hương mới cả về vật chất cũng như trí tuệ, khi lớp
con cái H.O. được trang bị kiến thức đầy đủ ngang tầm cở bản xứ, đã hội nhập một
cách tự tin và bình đẳng.
Mỗi một tù cải tạo là một
số phận. Ðến khi được trở thành một H.O. và cùng gia đình đi tái định cư tại
Hoa Kỳ cũng là mỗi H.O. một số phận. Có thể nói cuộc đời của mỗi H.O. mang dấu ấn
hai lần “cải tạo” với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.
Lần đầu, CSVN “cải
tạo” trong ý đồ tiêu diệt bằng cách đầy đọa tù nhân cho chết dần chết mòn trong
tù để khỏi mang tiếng tàn bạo, dã man, đối với thế giới. Nếu người tù may mắn sống
sót trở về với gia đình thì ý chí tự do, quật cường cũng đã bị thui chột để chỉ
còn là một kiếp sống thừa; thêm vào đó, chính sách cải tạo cũng gián tiếp bần
cùng hóa gia đình tù cải tạo bằng sự phân biệt đối xử ngoài xã hội.
Lần “cải tạo” thứ
hai, do Hoa Kỳ chủ trương, nhằm giúp đở tái tạo người cựu tù chính trị và gia
đình, tái lập một cuộc đời mới, đầy đủ nhân cách và phẩm giá, với mọi điều kiện
thuận lợi trong xã hội mới để khả dĩ vươn lên.
Trong khi cùng chịu chung
một chính sách ngục tù nhưng mỗi một tù nhân là một số phận, mỗi một trại cải tạo
là một thế giới, thậm chí, cái thế giới bé nhỏ đó khi thay đổi người điều hành
hay thay đổi nơi chốn, cũng có thể trở thành là địa ngục trần gian hay một nơi
giam giữ còn tính người, có thể sống qua ngày, nghĩa là có đa dạng tù đày.
Chú thích:
[1]: Hataipreuk Rkasnuam and Jeanne Batalova,
Vietnamese Immigrants in the United States,http://www.migrationpolicy.org/article/vietnamese-
immigrants- united- states
[2]: http://www.vietnam.ttu.edu/resources/vietnamese-
american.php
No comments:
Post a Comment