Monday, January 9, 2012

VỤ ÁN ĐỒNG NỌC NẠN TRONG THỜI HIỆN ĐẠI (Luật gia Trần Đình Thu)




Luật gia TRẦN ĐÌNH THU
09.01.2012

Trong khoảng những năm 1920, ở cánh đồng Nọc Nạn thuộc huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu ngày nay xảy ra vụ án một gia đình nông dân dùng vũ khí thô sơ đứng lên chống lại chính quyền địa phương khi bị thu hồi đất đai sai luật. Mấy chục mẫu đất do gia đình nông dân Tám Luông đứng ra khai phá bị bọn cường hào cấu kết với chính quyền địa phương cướp trắng. Uất ức, mấy chục con người quyết tử chiến với lực lượng thu hồi đất. Kết cục 17 người bao gồm cả lực lượng trấn áp và trong gia đình Tám Luông bị chết. Vụ án đồng Nọc Nạn gây rúng động toàn cõi Đông Dương khiến chính quyền cấp trên phải đưa vụ án tranh chấp đất ra xét xử, kết cục xử thắng cho gia đình Tám Luông. Theo sử liệu của Đài phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu, trước đó chính quyền cấp trên đã xác định việc thu hồi đất của nông dân do họ khai phá là sai nhưng những quan chức địa phương vẫn quyết lấy đất, kết cục gây ra thảm án.

Vụ Tiên Lãng, qua báo chí thấy có những nét tương đồng với vụ Nọc Nạn cách nay gần một thế kỷ về mặt nguồn gốc xung đột: mâu thuẫn giữa người nông dân khai phá đất và chính quyền địa phương đại diện cho nhà nước trong việc thu hồi đất.

Nhân đây xin nói qua vài nét về vụ việc anh Đoàn Văn Vươn. Tinh thần chung trong luật đất đai của chúng ta vẫn là giao đất cho các cá nhân có quá trình sử dụng đất lâu dài ổn định, có công khai phá bồi đắp. Còn thời hạn giao đất chỉ là hình thức, thể hiện cá nhân không có quyền sở hữu đất đai vĩnh viễn, mà đất đai là sở hữu toàn dân, chứ không phải vin vào cái thời hạn ấy để thu hồi đất của những người có công khai phá bồi đắp đất đai để giao cho những người giàu có hoặc có thế lực này khác… Theo tài liệu của báo Pháp luật & đời sống, anh Đoàn Văn Vươn là người có công khai phá bồi đắp khu đất bồi ven biển, nếu đúng như vậy thì khi thời hạn giao đất 20 đã hết, chính quyền địa phương phải xem xét giao tiếp một chu kỳ nữa cho anh, không được giao cho người khác. Việc chính quyền mặc cả với người dân để xem xét cho thuê đất là hoàn toàn sai.

Vụ đồng Nọc Nạn, khi sự kiện bùng nổ, theo sử liệu, người Pháp đã đưa vụ án ra xem xét ở góc độ đất đai chứ không lờ đi để dung túng cho những cái sai của cấp dưới. Vụ án Đồng Nọc Nạn đã mở ra một án lệ: Khi nông dân khai phá đất hoang, đóng thuế cho nhà nước, họ đương nhiên được sở hữu đất đai. Hy vọng vụ Tiên Lãng, chính quyền cấp trên cũng sẽ xem xét ở góc độ đất đai, ngoài việc nghiêm trị những cá nhân chống người thi hành công vụ. Chúng ta không cổ súy việc chống người thi hành công vụ nhưng cũng cần đặt câu hỏi, vì lẽ gì một người từng là kỹ sư, từng tham gia quân đội, gia đình có truyền thống cách mạng, lại hành xử một cách tiêu cực như vậy? Phải chăng họ bị dồn vào bước đường cùng?

Tác giả gửi cho Quê choa
(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)

--------------------------------


 



---------------------------------------


Luật sư Nguyễn Tiến Lập

Luật sư Nguyễn Tiến Lập

Ngày 29.09.2010, 18:31 (GMT+7)



.
.
.

No comments: