Hoàng Thanh Trúc
Thứ năm, 12 Tháng 1 2012 02:21
Tuần trước Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND), đảng đối lập chính thức tại Myanmar thông báo “Bà Suu Kyi trở thành ứng cử viên Quốc Hội tại đơn vị bầu cử Kawhmuu Myanmar ” trong lần bầu cử bổ sung nhân sự quốc hội Myanmar tới đây, cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên kể từ khi Myanmar bước vào chế độ dân sự hồi đầu năm 2011, sẽ được tổ chức vào 1/4/2012.
Hôm thứ năm rồi, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND-Ligue Nationale pour la Démocratie), đã chính thức được phép hoạt động trỡ lại (tháng 5/2010, LND đã bị giải thể ) và tham gia vào ngày hội sinh hoạt chính trị lớn này. Ngoài ra, cố vấn của tổng thống Thein Sein đã lên tiếng cho biết bà San Suu Kyi sẽ có thể được bổ nhiệm vào nội các nếu bà đắc cử, và đồng ý hợp tác cùng Tổng thống Thein Sein .
Những tín hiệu ngoạn mục rất có ý nghĩa trong hòa giải dân tộc hướng đến một sự đoàn kết trong toàn dân Myanmar sau nhiều năm ly tán chia rẽ bởi bất ổn chính trị sâu sắc.
Không phải bây giờ, mà trước đó vài tháng Tổng Thống Thein Sein cũng đã có một hành động mà không ai có thể phủ nhận là tất cả vì lợi ích quốc gia, đời sống và nguyện vọng của nhân dân mà tờ báo tiếng Pháp L’Humanité ngợi khen “Dũng Cãm” chưa có tiền lệ. Ngày 30/9/2011, Tổng thống Myanmar Thein Sein tuyên bố dừng Dự án xây dựng đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ USD ở bang Kachin do Trung Quốc hỗ trợ xây dựng đang gây tranh cãi hiện nay. Việc xây dựng con đập sẽ tạo ra một hồ chứa nước khoảng 766km2 – (tương đương với diện tích quốc gia Singapore).
Biện minh cho quyết định này Tổng thống Thein Sein điều trần trước Quốc Hội Myanmar, nói rõ việc xây dựng đập Myitsone cần phải được huỷ bỏ trong nhiệm kỳ của ông. Một quan chức trong hàng ngũ cố vấn của Tổng Thống Thein Sein nói rằng , quyết định ngừng dự án xây đập thuỷ điện được đưa ra vì Tổng thống Thein Sein cho rằng chính phủ mà ông lập nên được lựa chọn từ nhân dân và bởi nhân dân, vì vậy chính phủ này phải có nghĩa vụ tôn trọng nguyện vọng của nhân dân. Lãnh đạo đối lập Bà Aung San Suu Kyi đã lên tiếng đồng tình với quyết định này. Đây là một động thái hoàn toàn bất ngờ của chính phủ Myanmar. Vì mới hồi Đầu tháng 9/2011, Bộ trưởng Năng lượng điện Myanmar Zaw Min vẫn tuyên bố rằng đập thuỷ điện Myitsone sẽ được xây dựng bất chấp mọi sự phản đối .
Những tín hiệu ngoạn mục rất có ý nghĩa trong hòa giải dân tộc hướng đến một sự đoàn kết trong toàn dân Myanmar sau nhiều năm ly tán chia rẽ bởi bất ổn chính trị sâu sắc.
Không phải bây giờ, mà trước đó vài tháng Tổng Thống Thein Sein cũng đã có một hành động mà không ai có thể phủ nhận là tất cả vì lợi ích quốc gia, đời sống và nguyện vọng của nhân dân mà tờ báo tiếng Pháp L’Humanité ngợi khen “Dũng Cãm” chưa có tiền lệ. Ngày 30/9/2011, Tổng thống Myanmar Thein Sein tuyên bố dừng Dự án xây dựng đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ USD ở bang Kachin do Trung Quốc hỗ trợ xây dựng đang gây tranh cãi hiện nay. Việc xây dựng con đập sẽ tạo ra một hồ chứa nước khoảng 766km2 – (tương đương với diện tích quốc gia Singapore).
Biện minh cho quyết định này Tổng thống Thein Sein điều trần trước Quốc Hội Myanmar, nói rõ việc xây dựng đập Myitsone cần phải được huỷ bỏ trong nhiệm kỳ của ông. Một quan chức trong hàng ngũ cố vấn của Tổng Thống Thein Sein nói rằng , quyết định ngừng dự án xây đập thuỷ điện được đưa ra vì Tổng thống Thein Sein cho rằng chính phủ mà ông lập nên được lựa chọn từ nhân dân và bởi nhân dân, vì vậy chính phủ này phải có nghĩa vụ tôn trọng nguyện vọng của nhân dân. Lãnh đạo đối lập Bà Aung San Suu Kyi đã lên tiếng đồng tình với quyết định này. Đây là một động thái hoàn toàn bất ngờ của chính phủ Myanmar. Vì mới hồi Đầu tháng 9/2011, Bộ trưởng Năng lượng điện Myanmar Zaw Min vẫn tuyên bố rằng đập thuỷ điện Myitsone sẽ được xây dựng bất chấp mọi sự phản đối .
Tổng Thống Myanmar Thein Sein điều trần trước Quốc Hội
Trong phát biểu trước quốc hội Tổng thống Myanmar Thein Sein cho biết xây dựng con đập ở bang Kachin, trị giá 3,6 tỉ USD là đi ngược lại nguyện vọng của người dân và quốc hội. Chính phủ sẽ thương lượng với Trung Quốc bồi thường xây dựng cơ bản) để chấm dứt hợp đồng với các công ty liên quan.
Đây là một động thái chưa có tiền lệ của giới lãnh đạo Myanmar đi ngược lại mong muốn từ phía Trung Quốc. Bởi vì đây là một kế hoạch đầu tư thủy điện lớn, rất quan trọng của Trung Quốc ra ngoài lãnh thổ nhưng bên cạnh biên giới mình. Đập thủy điện Myitsone là đập đầu tiên trong chuỗi 7 đập thủy điện dự kiến xây dựng trên thượng nguồn sông Irrawaddy nằm hướng Bắc Nam của Myanmar là con sông dài nhất của quốc gia này (khoảng 2170 km) tỏa ra thành đồng bằng châu thổ Irrawaddy với chín nhánh đổ vào Biển Andaman của Ấn Độ Dương.
Đây là một động thái chưa có tiền lệ của giới lãnh đạo Myanmar đi ngược lại mong muốn từ phía Trung Quốc. Bởi vì đây là một kế hoạch đầu tư thủy điện lớn, rất quan trọng của Trung Quốc ra ngoài lãnh thổ nhưng bên cạnh biên giới mình. Đập thủy điện Myitsone là đập đầu tiên trong chuỗi 7 đập thủy điện dự kiến xây dựng trên thượng nguồn sông Irrawaddy nằm hướng Bắc Nam của Myanmar là con sông dài nhất của quốc gia này (khoảng 2170 km) tỏa ra thành đồng bằng châu thổ Irrawaddy với chín nhánh đổ vào Biển Andaman của Ấn Độ Dương.
Một góc Sông Ayeyarwady nhìn từ vùng đồi núi Sagaing
Động thổ từ ngày 21/12/2009, đập Myitsone được xây dựng tại hợp lưu sông Mali Hka và Nmai Hka, một địa điểm rất thiêng liêng với người Kachin (Myanmar), do Công ty Đầu tư Điện lực Trung Quốc (CPI) - thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc cấp vốn và chịu trách nhiệm thi công với sự phối hợp của Tập đoàn Điện lực Myanmar (MEPE) và Công ty Asia World của Myanmar. Dự án xây dựng đập Myitsone cao 152m, trị giá 3,6 tỉ USD Theo kế hoạch, đập Myitsone được hoàn thành vào năm 2019 và cung cấp 6.000MW điện. Chính phủ Myanmar sẽ bán gần như toàn bộ số điện này cho Trung Quốc để thu lợi nhuận. Như vậy hầu hết điện được sản xuất ra sẽ vì lợi ích của Trung Quốc. Chuỗi đập Thủy Điện Myitsone là một trong nhiều dự án về cơ sở hạ tầng, khai thác mỏ và thủy điện của Trung Quốc đầu tư vào Myanmar. ( AP, Reuters).
Tuy nhiên lợi bất cập hại – Bà Aung San Suu Kyi thủ lĩnh chính trị đối lập đã cảnh báo, con đập sẽ khiến 12 ngàn người từ 63 ngôi làng bị mất nhà cửa sẽ gây thiệt hại nặng nề cho môi trường, thủy sản toàn vùng rộng lớn của đồng bằng châu thổ sông Irrawaddy không thể bù đắp được. Hàng ngàn người buộc phải di dời khỏi làng của mình, nhường đất cho công trường xây dựng đập, đến những ngôi làng mới, nơi họ phải đấu tranh trong môi trường lạ, rất khó khăn để tìm kế sinh nhai. Nhiều người dân gần đây có những hành động kiên quyết phản đối con đập Myitsone do Trung Quốc đang xây dựng, vì những mối đe dọa tới môi trường và người dân nơi đây.
Cuối cùng thì lòng dân là tất yếu, chính phủ, cụ thể là Tổng Thống Thein Sein lấy đời sống, sự yên bình của nhân dân Myanmar làm trọng, chấp nhận đất nước có thể phãi trả giá về kinh tế tài chính lẫn chính trị nhưng sẽ còn được một thứ lớn lao hơn nhiều là lòng dân. Tâm Phục Khẩu Phục, quốc hội đoàn kết một lòng cùng Tổng Thống.
Đến đây thì không thể không so sánh với Việt Nam chúng ta, láng giềng cùng khối ASEAN. Cùng sự kiện, giống nhau về bản chất nhưng khác biệt trong hành vi nhận thức lẫn nhân cách phẩm chất của con người liên quan đến sự kiện ấy.
Thay vì đập thủy điện thì Việt Nam là tài nguyên quốc gia. “bô xit Tây Nguyên”, một dự án khá lớn qui mô đầu tư khai thác cũng từ Trung Quốc vào Việt Nam, nó liên quan rộng lớn đến môi trường và an ninh quốc gia mà công luận trong, ngoài nước đã biết quá rõ “nội vụ” này rồi, không cần nhắc lại. Ở đây chúng ta nhìn vào nhân cách phản ánh cái Tâm và cái Tầm của hai giới chức gọi là “lãnh đạo” quốc gia có vị trí tương tự, Tổng Thống Thein Sein của Myanmar và thủ tướng CHXHCN/VN Việt Nam, nhưng cách xử lý thì không giống nhau chút nào.
Người ta, đến tận bây giờ vẫn còn tự hỏi, khi mà sự đầu tư có yếu tố nước ngoài, khai thác bôxit ấy nó liên quan đến “môi trường an ninh quốc gia” to lớn đến thế mà sao đảng và chính phủ hay thủ tướng không đưa ra Quốc Hội để bàn luận phúc quyết? Sao lại tùy tiện chia nhỏ giá trị lớn của gói thầu bôxit thuộc thẩm quyền của Quốc Hội ra nhiều phần nhỏ hơn cho phù hợp với thẩm quyền thủ tướng để không cần thông qua QH mà tự quyết, ký kết cùng nhà đầu tư? Và khi nhân dân công luận phản ứng quyết liệt không đồng tình vẫn cứ phớt lờ như “Luật là ta, ta là Luật” thậm chí lại thù hằn vặt vãnh khi nhân dân chỉ trích đó là hành vi, vi Hiến như “tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” chẳng hạn? Và cũng vì cái cách hành xử lập lờ chẳng thể nào là quang minh chính trực ấy mà WikiLeaks, mới có một bản thông tin có “dán mác cầu chứng” của WikiLeaks, trích một, trong số 250,000 điện văn mà WikiLeaks lấy được từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã chuyển cho tờ báo buổi chiều lớn nhất Na Uy là tờ Aftenposten đăng tải, trong đó thể hiện một điện văn liên quan về Việt Nam đề cập đến việc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lót tay 150 triệu USD bôi trơn trong dự án khai thác bô-xít nhôm ở Tây Nguyên Việt Nam.
Sao mà so sánh hai trường hợp từ hai nguyên thủ hai quốc gia xử lý cùng hai sự kiện khá giống nhau nhưng nhân cách thì khác biệt như ngày và đêm, Tổng Thống Myanmar thì lấy dân làm gốc, còn Việt Nam thì Thủ Tướng “nhổ Gốc” ném vào tù cho hết làm “dân” (Tiến Sĩ Hà Vũ)? Cũng phải thôi ! Việt Nam không phải là Myanmar.
Tuy nhiên lợi bất cập hại – Bà Aung San Suu Kyi thủ lĩnh chính trị đối lập đã cảnh báo, con đập sẽ khiến 12 ngàn người từ 63 ngôi làng bị mất nhà cửa sẽ gây thiệt hại nặng nề cho môi trường, thủy sản toàn vùng rộng lớn của đồng bằng châu thổ sông Irrawaddy không thể bù đắp được. Hàng ngàn người buộc phải di dời khỏi làng của mình, nhường đất cho công trường xây dựng đập, đến những ngôi làng mới, nơi họ phải đấu tranh trong môi trường lạ, rất khó khăn để tìm kế sinh nhai. Nhiều người dân gần đây có những hành động kiên quyết phản đối con đập Myitsone do Trung Quốc đang xây dựng, vì những mối đe dọa tới môi trường và người dân nơi đây.
Cuối cùng thì lòng dân là tất yếu, chính phủ, cụ thể là Tổng Thống Thein Sein lấy đời sống, sự yên bình của nhân dân Myanmar làm trọng, chấp nhận đất nước có thể phãi trả giá về kinh tế tài chính lẫn chính trị nhưng sẽ còn được một thứ lớn lao hơn nhiều là lòng dân. Tâm Phục Khẩu Phục, quốc hội đoàn kết một lòng cùng Tổng Thống.
Đến đây thì không thể không so sánh với Việt Nam chúng ta, láng giềng cùng khối ASEAN. Cùng sự kiện, giống nhau về bản chất nhưng khác biệt trong hành vi nhận thức lẫn nhân cách phẩm chất của con người liên quan đến sự kiện ấy.
Thay vì đập thủy điện thì Việt Nam là tài nguyên quốc gia. “bô xit Tây Nguyên”, một dự án khá lớn qui mô đầu tư khai thác cũng từ Trung Quốc vào Việt Nam, nó liên quan rộng lớn đến môi trường và an ninh quốc gia mà công luận trong, ngoài nước đã biết quá rõ “nội vụ” này rồi, không cần nhắc lại. Ở đây chúng ta nhìn vào nhân cách phản ánh cái Tâm và cái Tầm của hai giới chức gọi là “lãnh đạo” quốc gia có vị trí tương tự, Tổng Thống Thein Sein của Myanmar và thủ tướng CHXHCN/VN Việt Nam, nhưng cách xử lý thì không giống nhau chút nào.
Người ta, đến tận bây giờ vẫn còn tự hỏi, khi mà sự đầu tư có yếu tố nước ngoài, khai thác bôxit ấy nó liên quan đến “môi trường an ninh quốc gia” to lớn đến thế mà sao đảng và chính phủ hay thủ tướng không đưa ra Quốc Hội để bàn luận phúc quyết? Sao lại tùy tiện chia nhỏ giá trị lớn của gói thầu bôxit thuộc thẩm quyền của Quốc Hội ra nhiều phần nhỏ hơn cho phù hợp với thẩm quyền thủ tướng để không cần thông qua QH mà tự quyết, ký kết cùng nhà đầu tư? Và khi nhân dân công luận phản ứng quyết liệt không đồng tình vẫn cứ phớt lờ như “Luật là ta, ta là Luật” thậm chí lại thù hằn vặt vãnh khi nhân dân chỉ trích đó là hành vi, vi Hiến như “tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” chẳng hạn? Và cũng vì cái cách hành xử lập lờ chẳng thể nào là quang minh chính trực ấy mà WikiLeaks, mới có một bản thông tin có “dán mác cầu chứng” của WikiLeaks, trích một, trong số 250,000 điện văn mà WikiLeaks lấy được từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đã chuyển cho tờ báo buổi chiều lớn nhất Na Uy là tờ Aftenposten đăng tải, trong đó thể hiện một điện văn liên quan về Việt Nam đề cập đến việc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhận lót tay 150 triệu USD bôi trơn trong dự án khai thác bô-xít nhôm ở Tây Nguyên Việt Nam.
Sao mà so sánh hai trường hợp từ hai nguyên thủ hai quốc gia xử lý cùng hai sự kiện khá giống nhau nhưng nhân cách thì khác biệt như ngày và đêm, Tổng Thống Myanmar thì lấy dân làm gốc, còn Việt Nam thì Thủ Tướng “nhổ Gốc” ném vào tù cho hết làm “dân” (Tiến Sĩ Hà Vũ)? Cũng phải thôi ! Việt Nam không phải là Myanmar.
Hoàng Thanh Trúc
.
.
.
No comments:
Post a Comment