Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-01-06
Sáng hôm nay 6-1, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã tổ chức buổi giải quyết đơn khiếu nại của gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu về việc không chấp nhận đóng số tiền phạt lên tới 270 triệu đồng.
Huyện bênh huyện, phủ bênh phủ
Số tiền phạt lớn lao này do ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, quyết định xử phạt gia đình ông Tuấn với nội dung vi phạm hành chính về công nghệ thông tin.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn không tới dự, chỉ hai chị em Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu có mặt tại buổi làm việc. Huỳnh Thục Vy cho chúng tôi biết nội dung cuộc họp như sau:
Tôi nhận được giấy mời từ ngày 4 và sáng hôm nay là ngày 6 tôi và em tôi là Huỳnh Trọng Hiếu đến làm việc với thanh tra tỉnh Quảng Nam mục đích là để giải quyết cái khiếu nại vừa qua của gia đình tôi đối với quyết định vi hiến của ông Lê Phước Thanh chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Thanh tra tỉnh Quảng Nam người ta đứng ra với vai trò là người tham mưu để giải quyết khiếu nại này
Từ trên xuống, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn - blogger Huỳnh Thục Vy -và anh Huỳnh Trọng Hiếu
Trong buổi làm việc chúng tôi đã tranh cãi với người ta thế nào là chống phá đảng chống phá nhà nước vì trong luật pháp Việt Nam việc chống phá đảng chống phá nhà nước rất là mập mờ bởi vậy có thể bất cứ lúc nào người ta sẽ chụp mũ cho bất cứ ai đề đàn áp những người có tiếng nói đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi đã viện dẫn ra trước tiên là điều 69 Hiến pháp tiếp theo là điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia năm 1982. Tiếp theo là điều 27 của Công ước Vienna về các điều luật quốc tế năm 1969 và luật của Quốc hội năm 2005 về việc tham gia thực hiện các điều ước quốc tế.
Người ta không cãi với mình bằng lý lẽ, người ta không biết cách tranh luận và cuối cùng kết luận rằng chúng tôi chưa đưa ra một căn cứ nào hợp lý vẫn nói là cái quyết định của ông Lê Phước Thanh là đúng
Sau 2 giờ giải quyết đơn khiếu nại, hai chị em Vy và Hiếu không chịu ký vào biên bản làm việc. Huỳnh Thục Vy cho biết lý do khiến cô từ chối ký biên bản:
Chúng tôi đã viện dẫn ra trước tiên là điều 69 Hiến pháp tiếp theo là điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia năm 1982. Tiếp theo là điều 27 của Công ước Vienna về các điều luật quốc tế năm 1969 và luật của Quốc hội năm 2005 về việc tham gia thực hiện các điều ước quốc tế.
Người ta không cãi với mình bằng lý lẽ, người ta không biết cách tranh luận và cuối cùng kết luận rằng chúng tôi chưa đưa ra một căn cứ nào hợp lý vẫn nói là cái quyết định của ông Lê Phước Thanh là đúng
Sau 2 giờ giải quyết đơn khiếu nại, hai chị em Vy và Hiếu không chịu ký vào biên bản làm việc. Huỳnh Thục Vy cho biết lý do khiến cô từ chối ký biên bản:
Cái diễn tiến sự việc mà cô thư ký ghi lại thì hoàn toàn không đúng như lời chúng tôi đã nói bởi vậy chúng tôi đã sửa đi sửa lại nhiều lần và người ta đã nổi điên lên. Hình như người ta cay cú với chúng tôi dù đã cố kềm chế trong suốt buổi làm việc nhưng cuối cùng khi chúng tôi đòi sửa đi sửa lại cái biên bản và đòi phải lập hai biên bản để chúng tôi giữ một bản thì người ta lại lớn tiếng và chúng tôi đã lớn tiếng lại vì không lý do gì mà người ta có quyền lớn tiếng với chúng tôi.
Theo thông tin mà tờ Người Lao Động Online ghi nhận thì năm 1992, ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã bị phạt 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Năm 2002, ông được mãn tù và về sống tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam.
Năm 2005, ông Tuấn không chịu tham gia bầu cử Quốc hội khóa XII. Khi tổ công tác đến nhà vận động đi bầu cử thì bị ông Tuấn và gia đình xúc phạm.
Năm 2011, ông Tuấn cùng hai con là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu tiếp tục không tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment