Thursday, January 19, 2012

THIÊN ĐƯỜNG & ĐỊA NGỤC (Trần Khải Thanh Thủy)



Trần Khải Thanh Thủy - DienDanCTM
18:32 - 18/01/2012

Thấm thoắt tôi đã sang Mỹ được sáu tháng. Thay vì cỗ xe thời gian trôi chậm rì chậm rịt trong tù, là những tháng ngày lao nhanh như tên bắn. Vừa trở dậy, mắt nhắm mắt mở trên giường đã nghĩ tới cả một đống công việc đang chờ, bao dự định còn bị kìm nén vì chưa có thời gian (đặc biệt là sức khỏe) để bung ra công phá.
Sáu tháng, một trăm tám mươi ngày rơi xuống dưới chân, không thể nhặt lại, bằng đúng hai lệnh tạm giam ở Hỏa lò, chỉ là tờ lệnh mỏng dính sao nặng nề khủng khiếp. Một trăm tám mươi ngày ngồi bó gối nhìn ra ngoài song sắt “khóc, cười, thủ thỉ” đếm thời gian trôi, hoặc phải “nặng nề chôn uất ức từng cơn”, ngược hẳn với những gì mà tôi đangđược tận hưởng nơi đây.
Sáutháng đủ cho tôi biết thế nào là nước Mỹ. Bộ não con người khi gặp hoàn cảnh mới rồi tưởng sẽ lãng quên hoặc ức chế dập tắt vĩnh viễn những hình ảnh đau thương trong tâm trí, nào ngờ qúa khứ tưởng đã chìm sâu vào quên lãng, lại hóa gai cào trong ký ức, cứ ùa trở lại tươi rói mỗi khi chạm vào nước Mỹ.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói: “ Qúa khứ là khođồ cũ nát mà hiện tại hỏng hóc thì đem ra dùng lại”. Hiện tại của tôi không những không hỏng hóc mà ngược lại là một sự tươi mới tràn đầy, vậy mà những vết sẹo mãi không mọc nổi da non, mãi không chịu chìm vào trong vực thẳm mờ sương.
Sáu tháng, tôi đã qua lại khá nhiều vùng miền của nước Mỹ, từ cổng thiên đường là New York đến bãi biển vàng ở Hawaii (còn gọi là thiên đường hạ giới), rồi qua Houston, Atlanta, San Franciso, Washington D.C., San Diego, Nam California, v.v. Trừ thành phốSacramento là nơi tôi cư ngụ, thường đi chợ, đi học, đi bác sĩ, ra bưu điện, ngân hàng, thăm bạn bè v.v còn những vùng phụ cận như Stockton, San Jose tôi cũng rất hay đi. 200 km ở Việt Nam phải đi ít nhất là 6 tiếng, ở Mỹ chỉ chạy chưa đầy 2 tiếng.

Tôi nhớ mỗi lần vào thăm tôi tại trại tù, chồng và con gái tôi phải lọ mọ trở dậy và đi từ 3 giờsáng, thuê xe taxi tự lái, vậy mà đến 9 giờ 30 mới vào trại để gặp tôi được. Cả đi cả về là 10-12 tiếng, chỉ để gặp tôi một lần một tiếng trong suốt một tháng chờ đợi ngột ngạt căng thẳng. Còn bản thân tôi thì tù mù, vô vọng không biết bao giờ mới nhìn thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm. Nhiều hôm bị tắc hay lạcđường, tận 10 giờ 30 phút mới vào trại, lại phải chờ đến hai giờ chiều mới được gặp vì trại chỉ làm việc đến 11 giờ. Đúng giờ quy định là alê hấp! Về! Về hết! Trường hợp như tôi, có muốn đưa tiền hối lộ để gặp qua trưa hoặc qúa thời gian quyđịnh một chút cũng chẳng ai dám nhận.
Gặp xong, 3 giờ chiều quay về, lại khốn khổ vì tắc đường, trời tối. 9, 10 giờ mò về đến cửa hàng trả xe, lấy xe máy đi về nhà là nửa đêm luôn. Còn ở Mỹ thì thật tuyệt, cần gặp lúc 10 giờ sáng thì cứ đủngđỉnh 8 giờ mới ngồi trước vô lăng, vừa đi vừa thưởng thức cà phê nóng, vừa nói chuyện dông dài, loáng một cái đã đến nơi, chẳng bao giờ lo hố tử thần hay lo lụt lội, tắc đường. Nạn kẹt xe họa hoằn mới xảy ra, cũng chỉ trong chốc lát nhưmưa bóng mây chứ không căng thẳng, ê chề, ngột ngạt tưởng tắc thở như ở Việt Nam.
Sang Mỹ tôi bắt đầu học tiếng Anh, quãng đường đến trường cách nhà khoảng 7 dặm (hơn 10 km) chỉ phóng 15 phút là đến nơi. Vậy mà cũng quãng đường này ở Việt Nam (bằng từ nhà tôi đến nhà bà ngoại) tôi phải điều khiển xe gắn máy đúng 45 phút. Mỗi lần về quê chồng, dù chỉ cách 30 km mà đi taxi cũng ậm ạch cả tiếng đồng hồ. Cứ về đến nhà là thở ra cả đằng tai vì nắng gió hỗn hào khủng khiếp, bụi đường đặc phổi và cuống họng. Là dân Hà Nội gốc, mải khai sáng văn minh cho đồng bào dân tộc nên muộn mằn đường chồng con, chịu cảnh “già kén kẹn hom”. Không lấy nổi chồng ở ba sáu phố phường mà phải lấy ông “nông dân bao bạc” tại nơi dạy học. Cứ mỗi lần chứng kiến cảnh chồng về quê thăm anh em, họ hàng làng mạc là ruột lại xót như bào: “Thật thân làm tội đời, thà lấy chồng xa hẳn hoặc gần hẳn, đằng này cứ dở dở ương ương, lúc nào cũng lồng lên đòi về, mà về thì cơ cực hết chỗ nói...Tiền hết, mệt mang, cả chặng đường dài lo nơm nớp.
Bao nhiêu lần sợ tôi phàn nàn, anh cố giấu vợ con để làm tròn bổn phận với gia đình nhưng giấu làm saođược khi bụi đường bám chặt vào quần áo, đầu tóc, mặt xanh tái, mắt đỏ kè, còn xe thì bẩn như trâu đằm...
Sáutháng đủ để cho tôi một khái niệm khá hoàn chỉnh về nước Mỹ, chạm vào bất cứ thứ gì ở Mỹ cũng khiến tôi nhớ đến những tháng ngày cùng khổ ở Việt Nam. Lên New York tham dự cuộc họp thượng đỉnh toàn cầu về nhân quyền do tổ chức phi chính phủ (NGO) tài trợ, đượcở khách sạn mười tám tầng, một mình hai buồng với giá 500 USD một ngày, lại nhớtới cái diện tích khốn khổ: Sáu mươi cm bề ngang và một mét tám bề dọc của mình trong trại. Nếu không phải là tù chính trị, nhà bất đồng chính kiến được thế giới biết tới thì cũng cá mè một lứa như bạn tù, mỗi người được 40-45 cm, phải nằm nghiêng, nửa đêm dậy đi giải là mất chỗ vì hai người nằm cạnh mỏi qúa, thấy có chỗ trống liền tranh thủ nằm ngửa để giải thoát, nhân thể chiếm luôn cái diện tích eo hẹp ấy. Thế là vừa lên gân, lên cốt để đẩy, vừa la lối cằn nhằn, chán chê mê mỏi mới ngủ lại được.
Suốt bốn tháng ở Sacramento tôi không hề gặp một trận mưa nào, vậy mà vừa xuất hiện ở New York đã mưa, nhưthể cái “vía” của tôi nặng nên ra khỏi nhà là ông trời trút nước xuống vậy. Nằm trong khách sạn, ngắm mưa qua cửa sổ tầng mười, thấy cảnh vật vốn đã đẹp đẽ,được cơn mưa gột rửa càng trở nên lộng lẫy huy hoàng hơn. Ở Mỹ, dù bất cứ tiểu bang, down town nào, dù mưa kéo dài cả ngày trời cũng không hề sợ ngập đường, tắc cống, trong khi ở Việt Nam chỉ cần mưa hai tiếng đồng hồ là lập tức “phố biến thành dòng sông uốn quanh”, trẻ em tha hồ lội bơi hoặc thả thuyền giấy xuống lòng đường, còn người dân cũng tranh thủ quăng lưới bắt cá ngay trước cửa nhà.

Dù không cố ý, nhưng hàng triệu gia đình của thủ đô nghìn năm văn hiến, thuộcđủ mọi thành phần, học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sĩ v.v buộc phải trở thành...có phúc hết, theo đúng câu ca của người Việt Nam: “Có phúc đẻ con biết lội, có tộiđẻ con biết trèo”. Hàng trăm chiếc cống tồn tại từ thời Pháp thuộc bị tắc, công ty cấp thoát nước cũng chỉ còn biết chắp tay lạy trời đừng mưa nữa, may ra nửa ngày sau khi cơn mưa chấm dứt, đường phố mới trở lại bình thường. Biết bao nhiêu chuyện dở mếu dở cười xảy ra trong mưa, bao nhiêu đoàn khách nước ngoài phải “nằm bệt ăn vạ” trong công ty hoặc khách sạn vì không sắm nổi xe lội nướcđể đem theo khi sang Việt Nam. Bao nhiêu hợp đồng kinh tế bị phá bỏ chỉ vì trụsở của công ty bị ngập, cả kho hàng chìm trong nước mưa và bùn bẩn...
Con gái tôi đi học bằng xe bus, nhà cách trường khoảng hai km, nếu đi bộ mất nửa tiếng, còn đi xe bus mất năm phút. Trở về mặt mũi phởn phơ, quần áo gọn gàng sạch sẽ, chẳng bù cho cảnh chờ đợi chen lấn xe bus ở Hà Nội. Thật là một nỗi kinh hoàng khiếp đảm cho tất cả những ai là công dân Việt đã từng một lần đặt chân lên xe bus. Thôi thì đủ kiểu, đủdạng, chen lấn, xô đẩy, càu nhàu, cáu kỉnh vì xe thường xuyên muộn so với quyđịnh, nhẹ nhàng cũng cỡ 15-20 phút, nặng hơn là nửa tiếng, thậm chí 40 phút là chuyện thường tình, không có gì phải la ó cả.
Hồi còn ở Việt Nam, con gái lớn của tôi lên xe từ Giảng Võ đến bến xe Gia Lâm, bao nhiêu lần đi là bấy nhiêu lần bị móc túi, lúc mất điện thoại, lúc mất tiền, dù tiền chẳng có bao nhiêu, nhưng điện thoại thì phải thay mới liên tục. Trở về nhà, quần áo xộc xệch, khuôn mặt xinh xẻo tái dại, nó tuyên bố không bao giờ đi xe bus nữa, vì xe bus đã là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hội học sinh, sinh viên chúng nó rồi. Nó bảo, giọng ví von so sánh :
- Thầy trò đường Tăng đi Tây Trúc lấy kinh phải gặp tám mốt kiếp nạn mới tu thành chính quả, thì tụi học sinh chúng con, muốn học xong chương trình phổ thông trung học phải gặp cảnghìn kiếp nạn trên xe bus. Mẹ tính đi: “ Một năm có 365 ngày mà mỗi lần chen xe bus là một kiếp nạn, một ngày hai lần chen đi chen về, nhân với 365 ngày, và nhân với 3 năm như vậy, còn gì là người? Chưa kể những ngày mưa gió bão bùng, đường lụt lội, ngập tắc, xe đông, bác tài còn sai phụ xe gạt chúng con xuống lòngđường không thương tiếc. Vừa xô đẩy, vừa mắng chửi như mắng kẻ ăn xin, ăn mày”
Trầm ngâm một lát như thương cảm, nó bộc bạch:
- Tất nhiên là xe nhà nước, không phải xe của ông ta, nhưng quy định chỉ được chở tốiđa là tám mươi khách một lượt, vậy mà thường xuyên phải chở hai trăm hành khách,làm gì ông ta chẳng cậy quyền, cậy thế ? Chỉ khổ dân vé tháng tụi con thôi.
Khi tôi hỏi :
-Bao nhiêu người trong lớp con có ý định bỏ xe bus?
Nó khẳng định :
- 100%. Ngày đầu cả hội chúng con còn vui vẻ tràn ra mặt đường hát toáng lên: “Nào anh em ta cùng nhau xông pha ra đường...đón chờ xe bus. Ta cùng đồng lòng nề chi gian lao, cùng nhau quyết chí anh hùng. Đoàn ta xung phong... lòng son không phai, lên nào, đón chờ xe buýt. Nhìn xe đang tới gần, đoàn ta bước ngang tàng, cùng chen vai hát vang...*
Đến ngày thứ 5, thứ 7 thì tất cả đều ỉu sìu sìu, nhất là bọn con trai, bình thường cứ rống lên ư ử:
Lòng trai không nao, ngại chi chen xe, quyết vì chị em, cùng nhau tung chí anh tài”* Bây giờ chưa được hai tuần, đứa nào cũng sợ vãi linh hồn ra rồi.
“Ngoài nạn xe đông, còn lý do gì khác nữa không?” Tôi hỏi
Nó trả lời tỉnh queo:
- Ôi đủ1001 lý do cho một lần đi xe, nào phụ xe mắng chửi hành khách như kẻ thù: “Mả mẹ chúng mày, có biết đường đứng gọn vào không, ông lại đuổi cha chúng mày xuống hết bây giờ!?
-Nào tài xế phóng nhanh vượt ẩu, ép người đi xe máy vào sát lề đường, khi không còn chỗ để ép nữa (vì ngay bên cạnhlà bà bán hoa quả). Thế là phụ xe nhảy ngay xuống đường, hất tung cả sọt hoa quả của bà cụ, đánh phủ đầu ngườiđi xe máy làm chúng con phát hãi.
Và nó kết luận :
- Đấy văn hóa xe bus, văn minh đô thị đấy, mẹ định để con mất bao nhiêu điện thoại diđộng, chết bao nhiêu nơ-ron thần kinh nữa?
Tất nhiên là tôi phải đầu hàng, hủy vé tháng đi, dù giá trị sử dụng vẫn còn. Thà là đi xe ôm tốn kém, nguy hiểm, nhưng không đến nỗi phải dài cổ chờ con ở nhà mỗi ngày cả tiếng đồng hồ mỗi chiều đi làm về rồi lại xót ruột vì bộdạng... khiếp đảm của con, đầu tóc bơ phờ, mặt mũi nhợt nhạt, quần áo xộc xệch, mếu mếu khóc khóc vì lại mất tiền hoặc điện thoại

Xe “bít” tại Việt Nam

* Nhại lời bài “ Lên đàng”của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

-----------------------------------

Trần Khải Thanh Thủy - DienDanCTM
20:44 - 19/01/2012

Một điều tôi luôn để tâm đến khi tham gia lưu thông trên đường là ở khắp các đường phố nước Mỹ không hề có hố tử thần như ở Hà Nội, Sài Gòn... Những cái hố với diện tích nhỏ nhất là 80centimet vuông, to nhất là 30 mét vuông, còn trong khoảng 1 đến 25 mét vuông thì nhiều không kể xiết khiến người đi đường kinh hồn khiếp đảm còn hơn cả thời kỳ chiến tranh “Đạn băm hố đạn, bom cày hố bom”. Vậy mà cứngười nọ đổ lỗi cho người kia.
Khi xảy ra sự cố, chánh thanh tra sở Giao thông vận tải bảo: "Chúng tôi chỉ kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự giao thông. Nếu sự việc liên quan đến chất lượng công trình thì phải hỏi phòng Giao thông đô thị ".
Trưởng phòng Giao thông đô thị (thuộc sở Giao thông vận tải Hà Nội) thoái thác: “Tôi chưa biết gì về sựviệc này, sẽ kiểm tra lại và thông báo sau” rồi lặn một mạch, đến điện thoại cũng...chìm nghỉm luôn dưới lòng hố vì cánh phóng viên gọi nóng máy cũng không buồn nhấc.
Sự việc đến tai Công ty Thoát nước Hà Nội, Giám đốc cho biết: “Điểm xảy ra sự sụt lún không phải do bên tôi phụtrách, cũng không có công nhân nào của đơn vị tôi thi công ở đó”.
Hỏi đám nhân viên dưới quyền mới biết đây là khu vực do công ty cấp nước sạch đang tiến hành ... sửa chữa theo kiểu “lợn lành hóa lợn què”. Bắt lấp lại như cũ, khoảng chừng nửa tháng sau, hiện tượng sụt lún lại xảy ra, sau tiếng nổ hoặc tiếng “ục”, nước phun ra rào rào, có khi trào thành cột cao chừng 5,6 mét kèm theo đất đá bắn tung tóe khiến người đi đường hoảng sợ nháo nhào, mặt cắt không còn hột máu. Có người cặp mắt lồi to như một hố tử thần ở... giữa mặt. Thế là không ai bảo ai, tất cảmọi người tự động “níu áo chúa” sụp lạy rối rít, ngọng líu cả lưỡi, thay vì “lạy chúa tôi” lại nói ngiụ thành: “Chúa lạy tôi”... Người không theo đạo thì ngửa cổ than : “Trời làm chi cực bấy chầy”. Nếu tính hết 63 tỉnh thành cả nước không biết bao nhiêu hố tử thần đợi người xấu số đến làm bạn với Diêm Vương.

Ngồi trên xe hơi bên Mỹ, anh bạn tôi kể: “Một lần, một đội làm đường chỉ sơ suất để quên trên mặt đường một miếng bê tông khiến hai mẹ con người đi đường quệt phải, bị thương nhẹ. Họ đâmđơn kiện, thế là đội làm đường này phải bồi thường cho người bị hại mấy chục nghìn đô”. Còn ở Việt Nam, lòng đường bị đào bới thường xuyên, cha chung không ai khóc. Sở giao thông công chính vừa nâng cấp tráng nhựa đường xong, sở điện lực lại đào lên để lắp dây cáp ngầm, lắp xong thì đắp điếm qua loa, mặc người đi đường tự xử, ngược hẳn truyền thống dân tôc:
Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã em bâng miệng cười

Thực phẩm ở Mỹ thì dồi dào vô kể. Ai sang đây cũng thuộc nằm lòng câu nói: “ở Mỹ chỉ lo mập, không lo đói”.Trong khi số đông người Việt Nam giữa thập kỷ 21 vẫn phải thắt lưng buộc bụng,ăn bữa nay, lo bữa mai, ăn trên nỗi lo lắng bệnh tật do nguồn thực phẩm ô nhiễm mang lại, thì người Mỹ đa phần “hơn đời ở cái bụng to”, dáng đi bệ vệ. Một sốngười để giữ được thân hình gọn gàng thon thả của nàng E Va và chàng A Đam mấy nghìn năm trước đó còn cẩn thận dùng cân tiểu ly để cân thức ăn kẻo bệnh từ miệng mà ra, nào cao huyết áp, nào tiểu đường, nào mỡ máu v.v. Với mức thu nhập của người Mỹ, một ngày đi làmđủ mua thức ăn cho cả tuần thì đời sống Mỹ quả là cao gấp vài chục lần người Việt Nam.

Trước khi ở Việt Nam sang, tôi cứ nghĩ giá cả ở Mỹ đắt hơn Việt Nam cả trăm lần, sang Mỹ mà tính ra tiền Việt thì chỉ có nước chết thèm (!) vì bát phở cũng một trăm năm mươi nghìnđồng, quyển sách cũng bốn, năm trăm nghìnđồng. Té ra không phải như vậy, nhiều thứ ở Mỹ còn rẻ hơn cả Việt Nam, ví dụmột con gà chạy bộ nặng 2,5 ký (làm sạch rồi), giá 10 USD nghĩa là hơn 200 nghìn Việt Nam, rẻ bằng hai phần ba. Một pound thịt lợn nạc (khoảng 0,5 ký) giá 3,8 USD, ở Việt Nam là 100.000 VND, thịt bò càng rẻ hơn, một pound tùy loại thịt bắp hay thịt bụng chỉ chừng 4-6 USD. Ở Việt Nam bao giờ tôi cũng chỉ dám mua cầm chừng một đến hai lạng là cùng, đứng chờ người bán hàng thái bằng tay cũng mất cả chục phút, còn ở Mỹ mỗi lần mua ít nhất cũng là hai pound, đưa vào máy thái từng lát tròn đỏ au, mỏng dính, vừa mềm vừa tươi lại bắt mắt, chỉ nhìn thôi đã muốn ăn rồi.

Ở Mỹ những trường hợp mới sang như tôi được chính phủ mỹ cấp 300-350 USD tiền food stamp một tháng, dù “tâm hồn ăn uống”đến đâu cũng không thể nào sử dụng hết. Thời gian đầu tôi mua nho Mỹ và hạt dẻcười, rong biển ăn thỏa thích, phát ngấy...Trong khi ở Việt Nam các loại này phải nhập từ Mỹ về nên đắt câm đắt ngầm, chỉ khi cần quà biếu “Sếp” hoặc tiếp khách VIP, mới dám động đến. Ngày lễ tết hay giỗ ông bà ông vải, còn phải nghĩnát óc mới dám mon men tới gần...nhấc lên đặt xuống, mặc cả chán chê rồi mới quyết định. Nhiều khi bỏ bạc trăm ra để cầm túm nho hoặc vài lạng hạt dẻ, vềtới nhà cái dại dột còn được dịp than thở với lương tâm cả tuần liền không tha. Xong việc giỗ chạp, cầm quả nho lên ăn, cứ có cảm giác như cạnh sắc của tờpolimer trị giá 100.000 VND cứa ngang cổ họng, nuốt không trôi.

Ớt xào thịt nạc hoặc thịt bò là món ăn tôi thường xuyên ăn thay cơm ở Mỹ, còn ở Việt Nam rất ít khi dám độngđũa vì chỉ ở Đà Lạt mới có, phải chuyên chở bằng phi cơ nên giá cao ngất ngưởng, gần 100.000 VND một ký, 5 hoặc 6 trái, ăn buốt ruột, còn ở Mỹ chưa đầy 1 USD một pound...

Nơi tôi ở cạnh khu vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã, hai bên đường là những dãy nhà chạy dài, trước mặt là hai con đường trải nhựa uốn lượn nhẵn thín, giữa là hồ, đầm cây cối. Chim chóc nhiều vô kể, đặc biệt là quạ và vịt trời, những con vịt to bằng cả con ngỗng Việt Nam bơi lội trên dòng nước xanh trong phẳng lặng. Chúng đặc biệt dạn người. Thấy người không thèm chạy, cứ nằm ệch ra ở ven hồ ngay gần lối đi. Quạ bay hàng đàn trên đầu hoặc đậu đen đặc trên ngọn cây, nhiều khi mải nghĩ, tôi vui chân đi qúa vào khu vực của chúng, lập tức chúng rú lên những tiếng kêu “quạ...quạ”...như cảnh báo, kêu cứu.

Chỉ đi bộ trong vòng một km tôi phát hiện ra quanh nhà có tới ba công viên, những thân cây to, cả vài người ôm mới xuể, bóng đổ dài trên mặt đất thành một đường thẳng tới cả chục mét. Dưới gốc cây cơ man là lỗ do sóc đào. Những chú sóc trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Giữa ban ngày, nơi vui chơi giải trí công cộng mà chúng kéo ra cả đàn. Sóc bố, sóc mẹ, sóc con, sóc ông, sóc bà...giương mắt, vểnh râu, dựng đuôi lên mà nhìn chằm chặp vào mặt từng người hoặc đứng khoanh tay trước ngực, đuổi không buồn chạy như thách thức con người đã dám vào nơi bất khả xâm phạm của chúng.

Sacramento qua ngày mưa ẩm ướt đang vào tiết thu khô ráo và tươi sáng, từng chùm quả dại lúc lỉu thắp những chấm đỏ trên nền sắc xanh của khu bảo tồn. Thiên nhiên tự dán những chùm lá màu vàng, đỏ khắp những ngọn cây ven đường tạo thành từng vệt tròn, dài loang lổ. Cây trám dại** đứng ởgóc hồ làm bừng sáng cả không gian khi khoe ra những chùm quả dài, vàng sáng nhưchùm nhạc. Mỗi nhánh cây, ríu ran những đàn chim bạc má, sẻ, sáo sậu cánh vàng,ức đỏ diêm rúa như vũ nữ lượn vòng quanh khu bảo tồn gọi hồn người vào phiêu lãng. Một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động khiến tôi ngẩn ngơ như lạc lối vào thiên thai. Thật chẳng bù cho Việt Nam lúc này, nhiều vùng miền không còn nổi bóng chim, tăm cá vì bị người săn đuổi, lùng sục đến mức cạn kiệt, khiến người Việt Nam phải nhại thơ Tố Hữu:

Từ ấy nước tôi tràn lũ lụt
Màn trời chiếu nước khắp muôn nơi
Làng tôi là một vùng hoang hóa
Hết sạch hương và bặt tiếng chim ca

Nhìn cây, ngắm hoa, tôi lại chợt nhớ tới bốn câu thơ của thượng thư Bộ Lại Nguyễn Công Trứ:

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông

Sống ở thế kỷ 18, cách đây 300 năm, ông quả là “lạc quan tếu” khi vẽ ra những hình ảnh như vậy. Ở Việt Nam bây giờ, thông bị “ đào tận gốc, trốc tận rễ”, cứ cây to, cây thẳng bị chặt trước, những cây nhỏ hơn, nếu còn cũng bị người trói, người giằng ngay trên ngọn để kéo đường dây điện thoại, điện sinh hoạt, cần ăng ten cho vô tuyến, thậm chí tận dụng để làm dây phơi, hàng rào v.v và v.v, cứ căng từ ngọn cây này sang ngọn cây khác, theo kiểu: “Của trời cho, tội gì không sài” mình không sài, thằng khác cũng hớt tay trên...Rồi núi lở, đá sạt, làm đường, bệ xi măng ăn vào tận gốc, những công trình bê tông hóa mọc lên, sông suối phía dưới bị nắn dòng, phải chảy theo hướng khác nhường chỗ cho nhà hàng, khách sạn, đường xá, khiến cây chỉ còn biết ... khóc. Vì vậy, nếu không chết “bất đắc kỳ tử” vì bị người phạt ngang gốc thì cũng quặt quẹo, đau ốm suốt cuộc đời cây, không khác được. Dân Việt Nam từ lãnh đạo đến người dân chỉ cần lợi ích trước mặt, quan tâm gì đến giá trị lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, môi trường, hoặc tâm linh, trời đất. Cứ sống chết mặc cây, lợi mình cái đã !

Dù đi dạo trong khu bảo tồn, công viên hay các lối mòn trên cỏ, vệ đường, men theo hàng rào, sát những ngôi nhà có người ở, bàn chân không bao giờ lo đạp phải “mìn” như ở Việt Nam. Lại nhớ chuyện một đứa con người bạn tôi, một lần về quê thăm ông bà, được đưa ra bờ biển, mải chơi đạp phải “mìn” sợ qúa kêu rống lên như lợn bị chọc tiết, hai chân be bét phân người cứ khươ khoắng loạn xạ bắt đền, nhất định “đi dzề, đi dzề,ứ thèm ở Việt Nam nữa, Việt Nam kinh lắm”. Từ đó đã 5, 6 năm trôi qua, bố mẹ dỗthế nào cũng... một đi không trở lại.

Ở Việt Nam trong thời loạn lạc, ra ngõ gặp anh hùng, thời bình vẫn là phẩm chất “đáng êu” ấy, ra ngõ gặp ông “tướng lên đài” và bà “đại ra dáng” (nói lái), cứ khai mù lên, đặc biệt vào những ngày nắng nóng, không khí luôn quẩn lên cái mùi...khó ngửi, chết tiệt ấy, không trốn đâu cho thoát cái phẩm chất “anh hùng cách mạng”, “đỉnh cao trí tuệ”này.

Bi kịch lớn nhất trong xã hội Việt Nam hiện đại là “mỗi gia đình chỉ nên có một đến hai con” theo lời kêu gọi kế hoạch hóa gia đình của đại tướng Võ Nguyên Giáp trongthập kỷ 80. Song trong thời buổi đạo đức, nhân cách bị thả nổi, nhường chỗ cho tiền, quyền và sự ác độc lên ngôi, thì mỗi gia đình lại có trách nhiệm đóng góp cho xã hội từ một đến hai đứa con...hư hỏng vì nạn ma túy, cờ bạc đĩ điếm, rượu chè, đâm chém, trộm cắp tràn ngập trong chế độ luôn vỗ ngực tự xưng là “nhân đạo gấp triệu lần tư bản”

Câu thành ngữ mà người Việt hay nói trong thời đại đổi mới là: “Giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi thông minh, nó không sử dụng”. Ở Mỹ ngược lại, là đất nước của trí tuệ, của niềm tin, của cơ hội tiến thân. Chỉ cần học đại học là có thể vay tiền chính phủ. Nếu học giỏi sẽ được cấp học bổng toàn phần, ra trường có công ty chờ sẵn bố trí công việc. Dù là người nghèo, nhưng có trình độ sẽ có cơ hội thăng tiến, khác hẳn ở Việt Nam, chỗ đứng của con cái phụ thuộc vào túi tiền bố mẹ. Nếu mẹ cha nghèo, chỉ có nước...đói rã họng vì thất nghiệp dài cổ.

Bệnh viện ở Việt Nam vừa bẩn thỉu vừa nhếch nhác, lại chật chội quá tải, trong khi bệnh viện ở Mỹ vừa rộng, vừa khang trang, sạch sẽ. Chỉ riêng khoản y tá chăm sóc bệnh nhân thôi cũng đã một trời một vực. Ở Mỹ, mỗi y tá phải đảm nhiệm hết các công việc từ truyền dịch, tiêm thuốc thay băng, đo nhiệt độ, huyết áp, cho ăn, cho uống thuốc theođơn, đưa bệnh nhân đi chiếu, chụp, lấy máu, lấy kết quả xét nghiệm v.v. Còn ởViệt Nam đa phần khoán trắng cho người nhà bệnh nhân (trừ truyền dịch, tiêm thuốc, thay băng, đo nhiệt độ, huyết áp), người nhà bệnh nhân không làm được thì phải bỏ tiền ra “mua” thái độ của các nhân viên trong bệnh viện, từ y tá, y sĩ đến các bác sĩ, có thế mới được phục vụ tử tế, nếu không vừa tiêm, vừa mắng, thọc kim cho rõ đau, thay băng cho rõ mạnh... Chính vì việc gì cũng đến tay mà một người ốm trung bình phải có hai người nhà thay nhau chăm sóc. Không có chỗngủ, nghỉ, người nhà bệnh nhân cứ vô tư tràn ra hành lang bệnh viện, gốc cây, cột điện hoặc bất cứ xó xỉnh nào trong khuôn viên bệnh viện, miễn là có được một chỗ nằm bằng nửa manh chiếu rách. Chưa kể bệnh viện không đủ giường để phục vụ bệnh nhân nên cứ ghép đôi, ghép ba, thậm chí 4 người một giường. Người nào không chịu nổi thì phải nằm trên cáng, đặt ngay hành lang, hết ngày này sang ngày khác, dù bệnh nặng, người đau mỏi, nhức nhối, khó chịu, vẫn phải chung đụng hai, ba người, hoặc bó mình trong lòng cáng, vừa chật chội, tù túng, vừa mỏng, lại vừa trũng, xoay nghiêng,lật sấp vô cùng bất tiện. Đó cũng là lý do vì sao bệnh viện Việt Nam không bao giờ gọn gàng, sạch sẽ. Chỉ vừa bước chân vào cổng bệnh viện đã thấy cả trăm người nằm vạ vật, ngổn ngang trên giường, dưới đất (đặc biệt là buổi tối) Cứ người nọ đạp chân vào mặt người kia, người này úp mặt vào mông người khác, kiếm lấy giấc ngủ chập chờn, giật cục, vì chỉ cần nghe người nhà rên, hay tiếng rung, giật lắc của bình thở ô xy, máy trợ tim, tiếng quát, tiếng hỏi của bác sĩ, y tá, hộ lý là đã phải chồm dạy, ba chân bốn cẳng chạy đến chỗ người nhà rồi, trở về là mất chỗ...

Cảnh quá tải tại bệnh viện Hà Nội. Một giường bệnh
phải chứa 3 hoặc 4 người. Kể cả lúc truyền dịch.
Ở Mỹ chi phí bệnh viện vô cùng đắt đỏ, nhưng đa phần có medical (bảo hiểm y tế) nên được chính phủ lo cho chu đáo từ A đến Z, bệnh nhân vào viện là ok, tin tưởng tuyệt đối. Một sự quan tâm không vụ lợi, không phân biệt kẻ giàu, người khó, kẻ có chức quyền, địa vịvới dân đen, trắng tay, miễn là phải chữa cho khỏi bệnh, chữa hết trách nhiệm của người thầy thuốc. Ở Việt Nam ngược lại, có tiền thì có tất cả, có tình thương, sự quan tâm, chăm sóc chu đáo, còn không...măckênô, chả thế nhiều giađình bệnh nhân phải ngao ngán thốt lên: “Bệnh viện đồng nghĩa với nhà xác, với nghĩa địa, nhiều người vào đến cửa bệnh viện, gia đình chưa lo đủ tiền để nộp lệ phí ban đầu (khoảng 1,5-5 triệu) tùy thuộc loại bệnh, tùy thuộc bệnh viện cấp trung ương hay địa phương, bệnh viện tỉnh huyện hay thành phố. Thế là cứviệc nằm chờ, cho đến khi tiền đến mới hy vọng được bác sĩ nhìn ngó đến. Còn không, cứ để thần chết và bóng đêm làm tròn bổn phận của mình. Nói chung, phận làm người ở Việt Nam vô cùng mỏng manh, như một chiếc lá giữa dòng đời xô dạt, luôn luôn bị mắc cạn vào một vũng bùn, đầm lầy nào đó. Trong điều kiện ô nhiễm môi trường trầm trọng, bệnh nhân qúa tải, bác sĩ cũng không thể nào cáng đáng nổi, vì vậy “sổ Nam Tào, dao thầy thuốc” là một việc không có gì phải làm ầm ĩcả, có kiện thì cũng chỉ là con kiến kiện củ khoai, kiện đi kiện lại những hai năm ròng, bây giờ kiến đã có con, củ khoai hà thối vẫn còn kiện nhau” Ai bảo không chi đẹp để dao thầy thuốc được bôi trơn, đường dao chính xác hơn, không phải mổ đi mổ lại hoặc lo nhiễm trùng, hoại tử, và sổ Nam Tào cũng không có cớmà mở ra ghi tên công dân mới vào chốn âm ti địa ngục nơi ngài cai quản.

Không ai nói là Việt Nam nghèo, nhưng tiền của chỉ đầu tư vào những chuyện không đâu như sân golf, casino, Vinashin v.v. Còn đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe con người thì vô cùng nhỏ giọt, chưa kể nạn tham nhũng, hối lộ như một bệnh dịch không cơ cứu chữa, cho nên người dân phải trả giá đắt cho sự đầu tư ít ỏi này cũng là chuyệnđương nhiên. Một chế độ “cho dân, vì dân” nhưng thực chất là ngược lại: ăn dân, hại dân...

51 tuổi đầu, cuộc đời tôi là một cuốn sách xếp lầm trang, một vật quý bị đặt nhầm chỗ, cho đến giữa trang thứ 51 này, khi thoát khỏi ngục tù cộng sản, ra đến bến bờ tự do là nước Mỹ mới được đặt lạiđúng vị trí của mình...Nghĩ đến hai mươi trang còn lại không khỏi tiếc nuối, hẫng hụt, vì quỹ thời gian làm người còn qúa ít, song so với hơn 80 triệu người Việt Nam thì còn may mắn chán, vẫn là một thiên đường Tư Bản so với địa ngục Xã hội chủ nghĩa...

Tất nhiên chuyện thiên đường và địa ngục còn dài, nhưng trang viết có hạn mong có dịpđược đề cập với bạn đọc ở phần sau, sau nữa

Sacramento 2-1-2012
Trần Khải Thanh Thủy

.
.
.

No comments: