Việt Hoàng
Thứ hai, 09 Tháng 1 2012 22:37
Trong hơn chục năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì báo mạng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được với nhiều người dân trên thế giới trong đó có Việt Nam. Báo mạng người Việt còn được biết đến với tên gọi là báo ‘lề trái’, đã trở thành tiếng nói phản biện mạnh mẽ với những thông tin chính thống từ phía chính quyền, tức báo ‘lề phải’. Người dân đã có thể nghe bằng hai tai, chuyện phân biệt ‘đúng sai, thật giả’ thì còn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và xử lý thông tin của từng người.
‘Cuộc chiến’ giữa hai hệ thống báo chí lề phải và lề trái quả là không cân xứng và vượt trội nhau về chất và lượng. Báo lề phải mạnh về kinh phí và nhân lực cũng như độ phủ sóng đến người dân nhưng thông tin chậm chạp, thiếu hụt, bóp méo, nghèo nàn và thường là không chân thực trong khi đó báo lề trái thường do các cá nhân điều hành với sự ủng hộ bài vở nhiệt tình từ các blogger trong và ngoài nước. Tuy hạn chế về nhân lực nhưng báo lề trái được tự do viết và phản ánh trung thực về mọi mặt của cuộc sống nên tràn trề sinh lực.
Trên mặt trận lý luận và tư tưởng thì báo lề trái đã hoàn toàn lấn át báo lề phải. Thỉnh thoảng trên báo Quân Đội Nhân Dân mới có một bài chống ‘Diễn biến hòa bình’ với các tác giả là giáo sư, tiến sĩ thế nhưng các bài viết này do được viết một cách khiên cưỡng, không dựa trên sự thật nên đã bị giới blogger phản bác rầm rộ và dễ dàng.
Báo chí lề trái thật sự đã là ‘của dân, do dân và vì dân’ nên đã nhanh chóng chinh phục được người đọc. Cuộc sống muôn mặt của đời thường đã được phản ánh trung thực và rọi chiếu một cách sinh động, đầy đủ. Mặc dù các tác giả không có nhuận bút hay ăn lương và viết bài hoàn toàn tự nguyện nhưng vì một lý do chung là yêu chuộng công lý và lẽ phải nên báo lề trái đã nhanh chóng lấn sân báo lề phải, nhất là trong những lãnh vực ‘nhạy cảm’ theo cách gọi của báo chí lề phải.
Báo chí lề trái đã trở thành người bạn đồng hành và chỗ dựa tinh thần cho những tiếng nói bất đồng chính kiến hay những người dân bị oan ức. Một vụ án đang gây chấn động trong và ngoài nước và sẽ để lại những hậu quả không lường là vụ anh Đoàn Văn Vươn, một cựu quân nhân, một kỹ sư nông lâm, một người được báo chí gọi là ‘Kỳ tài đất Tiên Lãng’ trở thành một kẻ ‘tội phạm’ nghiêm trọng vì đã bắn trọng thương sáu chiến sĩ công an và bộ đội trong buổi ‘cưỡng chế thu hồi’ khu đầm mà anh và gia đình đã bỏ công sức khai phá hơn 20 năm qua. Đa số dư luận trên mạng đều cảm thông với hành động ‘tức nước vỡ bờ’ của anh và mong muốn anh được xét xử với một phiên tòa công tâm, đúng người đúng tội.
Báo lề phải trong đó có báo VNE đã đánh đồng anh Vươn với những kẻ tội phạm chuyên nghiệp, giang hồ là hành động đáng chê trách. Tất nhiên, chúng ta không ‘vơ đũa cả nắm’ hay quay lưng với báo lề phải. Với chế độ này thì các nhà báo lề phải phải như vậy, không thể khác được. Bài báo ‘Giọt nước mắt của lề phải’ của nhà báo Đoan Trang đã cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện về nỗi đắng cay và truân chuyên của các nhà báo trong nước.
Chúng ta nên trân trọng và chia sẻ với những khó khăn mà họ đang đối mặt hàng ngày. Vụ nhà báo Hoàng Khương bị bắt giam và khởi tố khiến làng báo Việt Nam chấn động. Sự đồng hành và nhập cuộc của báo Tuổi Trẻ nói riêng và hệ thống báo chí Việt Nam nói chung với Hoàng Khương đang là đòi hỏi và mong chờ của dư luận nhân dân.
Đành rằng báo chí lề trái vẫn có những hạn chế của nó, vẫn còn những bài viết mang nặng tính chủ quan và cảm tính. Có những bài viết về dân chủ mang tính chụp mũ, kích bác lẫn nhau. Tuy nhiên trong môi trường của tự do và dân chủ (vì không bị kiểm duyệt) thì những bài báo như vậy sẽ không có đất sống. Người đọc rất tinh ý và hiểu biết nên sớm muộn gì những tác giả đó cũng bị tẩy chay. Những tiêu chí hàng đầu của báo chí là phải tôn trọng sự thật, khách quan và đa chiều. Người viết báo phải lương thiện, chân thành và luôn nghĩ đến đối tượng mà mình phục vụ đó là quyền lợi của đa số nhân dân.
Trong nhiều chủ đề của báo chí lề trái thì nổi bật lên hai lĩnh vực chính là những bài viết về ‘thời sự chính trị’ và những bài viết về ‘vận động dân chủ’. Viết hay bình luận về thời sự chính trị tương đối dễ và luôn có số lượng người đọc cao vì phần lớn bạn đọc vào mạng là để xem tin tức, nhất là với những vụ việc nổi cộm như vụ xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Trong khi đó các bài viết ‘vận động dân chủ’ rất khó viết và rất kén người đọc. Có những bài viết rất hay và công phu của nhiều tác giả về vận động dân chủ thì lượng người đọc tương đối ít, chỉ bằng một phần của cùng tác giả đó trong các bài bình luận thời sự và chính trị. Điều này cũng dễ hiểu, quần chúng bao giờ cũng đông hơn những người quan tâm sâu sắc hay hoạt động chính trị chuyên nghiệp.
Sở trường của người viết bài này là bình luận thời sự và chính trị. Tuy nhiên trước sự lớn mạnh và nhạy bén của cộng đồng blogger trong lĩnh vực tin tức mà người viết mạnh dạn bước vào một lĩnh vực khác, khó khăn và vất vả hơn đó là viết về chủ đề ‘vận động dân chủ’. Để viết một bài bình luận thời sự thì chỉ mất một vài tiếng đồng hồ trong khi đó để viết một bài về vận động dân chủ thì phải mất cả tuần. Bài viết phải sửa đi sửa lại nhiều lần, lời lẽ phải chọn lựa kỹ càng và phải nghiêm túc, bởi lẽ những vấn đề nghiêm túc và quan trọng thì không thể viết thế nào thì viết. Một bài viết về thời sự người đọc chỉ đọc một lần trong khi các bài viết về dân chủ và tư tưởng sẽ được đọc đi đọc lại nhiều lần.
Có người cho rằng để viết về vận động dân chủ thì người viết phải là những nhà tư tưởng hay trí thức lớn. Đúng. Thường là như vậy, nhưng không nhất thiết phải luôn luôn như vậy. Công cuộc dân chủ hóa đất nước là công việc chung của mọi người vì vậy mọi tiếng nói để làm sáng tỏ những giá trị cao đẹp của tự do, dân chủ, nhân quyền hay vạch ra những lộ trình dân chủ… là tiếng nói chung của mọi người. Tất cả những ai quan tâm đến cuộc vận động dân chủ đều có thể lên tiếng và cùng bàn luận về dân chủ, đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân. Điều quan trọng để viết về vận động dân chủ đó là người viết phải tin vào lẽ phải, tin vào chân lý, với tấm lòng chân thành ‘mình vì mọi người’. Người viết cũng cần có lòng tin vào lương tri, sự hiểu biết, sự độ lượng, tấm lòng bao dung của người đọc, của giới trí thức Việt Nam, tin rằng ‘những lời viết từ trái tim sẽ đi đến trái tim’. Cuộc sống sẽ vô vị và nhàm chán nếu chúng ta không có hoài bão, lý tưởng cũng như niềm tin vào tương lai.
Với sứ mệnh cao cả là phụng sự nhân dân, báo chí lề trái đã, đang và sẽ mãi mãi đồng hành với dân tộc Việt Nam. Bài viết này như là một lời tri ân của một tác giả lề trái gửi đến bạn đọc xa gần với những lời chúc và cầu mong cho những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với tất cả mọi người trong năm mới Nhâm Thìn 2012.
‘Cuộc chiến’ giữa hai hệ thống báo chí lề phải và lề trái quả là không cân xứng và vượt trội nhau về chất và lượng. Báo lề phải mạnh về kinh phí và nhân lực cũng như độ phủ sóng đến người dân nhưng thông tin chậm chạp, thiếu hụt, bóp méo, nghèo nàn và thường là không chân thực trong khi đó báo lề trái thường do các cá nhân điều hành với sự ủng hộ bài vở nhiệt tình từ các blogger trong và ngoài nước. Tuy hạn chế về nhân lực nhưng báo lề trái được tự do viết và phản ánh trung thực về mọi mặt của cuộc sống nên tràn trề sinh lực.
Trên mặt trận lý luận và tư tưởng thì báo lề trái đã hoàn toàn lấn át báo lề phải. Thỉnh thoảng trên báo Quân Đội Nhân Dân mới có một bài chống ‘Diễn biến hòa bình’ với các tác giả là giáo sư, tiến sĩ thế nhưng các bài viết này do được viết một cách khiên cưỡng, không dựa trên sự thật nên đã bị giới blogger phản bác rầm rộ và dễ dàng.
Báo chí lề trái thật sự đã là ‘của dân, do dân và vì dân’ nên đã nhanh chóng chinh phục được người đọc. Cuộc sống muôn mặt của đời thường đã được phản ánh trung thực và rọi chiếu một cách sinh động, đầy đủ. Mặc dù các tác giả không có nhuận bút hay ăn lương và viết bài hoàn toàn tự nguyện nhưng vì một lý do chung là yêu chuộng công lý và lẽ phải nên báo lề trái đã nhanh chóng lấn sân báo lề phải, nhất là trong những lãnh vực ‘nhạy cảm’ theo cách gọi của báo chí lề phải.
Báo chí lề trái đã trở thành người bạn đồng hành và chỗ dựa tinh thần cho những tiếng nói bất đồng chính kiến hay những người dân bị oan ức. Một vụ án đang gây chấn động trong và ngoài nước và sẽ để lại những hậu quả không lường là vụ anh Đoàn Văn Vươn, một cựu quân nhân, một kỹ sư nông lâm, một người được báo chí gọi là ‘Kỳ tài đất Tiên Lãng’ trở thành một kẻ ‘tội phạm’ nghiêm trọng vì đã bắn trọng thương sáu chiến sĩ công an và bộ đội trong buổi ‘cưỡng chế thu hồi’ khu đầm mà anh và gia đình đã bỏ công sức khai phá hơn 20 năm qua. Đa số dư luận trên mạng đều cảm thông với hành động ‘tức nước vỡ bờ’ của anh và mong muốn anh được xét xử với một phiên tòa công tâm, đúng người đúng tội.
Báo lề phải trong đó có báo VNE đã đánh đồng anh Vươn với những kẻ tội phạm chuyên nghiệp, giang hồ là hành động đáng chê trách. Tất nhiên, chúng ta không ‘vơ đũa cả nắm’ hay quay lưng với báo lề phải. Với chế độ này thì các nhà báo lề phải phải như vậy, không thể khác được. Bài báo ‘Giọt nước mắt của lề phải’ của nhà báo Đoan Trang đã cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện về nỗi đắng cay và truân chuyên của các nhà báo trong nước.
Chúng ta nên trân trọng và chia sẻ với những khó khăn mà họ đang đối mặt hàng ngày. Vụ nhà báo Hoàng Khương bị bắt giam và khởi tố khiến làng báo Việt Nam chấn động. Sự đồng hành và nhập cuộc của báo Tuổi Trẻ nói riêng và hệ thống báo chí Việt Nam nói chung với Hoàng Khương đang là đòi hỏi và mong chờ của dư luận nhân dân.
Đành rằng báo chí lề trái vẫn có những hạn chế của nó, vẫn còn những bài viết mang nặng tính chủ quan và cảm tính. Có những bài viết về dân chủ mang tính chụp mũ, kích bác lẫn nhau. Tuy nhiên trong môi trường của tự do và dân chủ (vì không bị kiểm duyệt) thì những bài báo như vậy sẽ không có đất sống. Người đọc rất tinh ý và hiểu biết nên sớm muộn gì những tác giả đó cũng bị tẩy chay. Những tiêu chí hàng đầu của báo chí là phải tôn trọng sự thật, khách quan và đa chiều. Người viết báo phải lương thiện, chân thành và luôn nghĩ đến đối tượng mà mình phục vụ đó là quyền lợi của đa số nhân dân.
Trong nhiều chủ đề của báo chí lề trái thì nổi bật lên hai lĩnh vực chính là những bài viết về ‘thời sự chính trị’ và những bài viết về ‘vận động dân chủ’. Viết hay bình luận về thời sự chính trị tương đối dễ và luôn có số lượng người đọc cao vì phần lớn bạn đọc vào mạng là để xem tin tức, nhất là với những vụ việc nổi cộm như vụ xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Trong khi đó các bài viết ‘vận động dân chủ’ rất khó viết và rất kén người đọc. Có những bài viết rất hay và công phu của nhiều tác giả về vận động dân chủ thì lượng người đọc tương đối ít, chỉ bằng một phần của cùng tác giả đó trong các bài bình luận thời sự và chính trị. Điều này cũng dễ hiểu, quần chúng bao giờ cũng đông hơn những người quan tâm sâu sắc hay hoạt động chính trị chuyên nghiệp.
Sở trường của người viết bài này là bình luận thời sự và chính trị. Tuy nhiên trước sự lớn mạnh và nhạy bén của cộng đồng blogger trong lĩnh vực tin tức mà người viết mạnh dạn bước vào một lĩnh vực khác, khó khăn và vất vả hơn đó là viết về chủ đề ‘vận động dân chủ’. Để viết một bài bình luận thời sự thì chỉ mất một vài tiếng đồng hồ trong khi đó để viết một bài về vận động dân chủ thì phải mất cả tuần. Bài viết phải sửa đi sửa lại nhiều lần, lời lẽ phải chọn lựa kỹ càng và phải nghiêm túc, bởi lẽ những vấn đề nghiêm túc và quan trọng thì không thể viết thế nào thì viết. Một bài viết về thời sự người đọc chỉ đọc một lần trong khi các bài viết về dân chủ và tư tưởng sẽ được đọc đi đọc lại nhiều lần.
Có người cho rằng để viết về vận động dân chủ thì người viết phải là những nhà tư tưởng hay trí thức lớn. Đúng. Thường là như vậy, nhưng không nhất thiết phải luôn luôn như vậy. Công cuộc dân chủ hóa đất nước là công việc chung của mọi người vì vậy mọi tiếng nói để làm sáng tỏ những giá trị cao đẹp của tự do, dân chủ, nhân quyền hay vạch ra những lộ trình dân chủ… là tiếng nói chung của mọi người. Tất cả những ai quan tâm đến cuộc vận động dân chủ đều có thể lên tiếng và cùng bàn luận về dân chủ, đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân. Điều quan trọng để viết về vận động dân chủ đó là người viết phải tin vào lẽ phải, tin vào chân lý, với tấm lòng chân thành ‘mình vì mọi người’. Người viết cũng cần có lòng tin vào lương tri, sự hiểu biết, sự độ lượng, tấm lòng bao dung của người đọc, của giới trí thức Việt Nam, tin rằng ‘những lời viết từ trái tim sẽ đi đến trái tim’. Cuộc sống sẽ vô vị và nhàm chán nếu chúng ta không có hoài bão, lý tưởng cũng như niềm tin vào tương lai.
Với sứ mệnh cao cả là phụng sự nhân dân, báo chí lề trái đã, đang và sẽ mãi mãi đồng hành với dân tộc Việt Nam. Bài viết này như là một lời tri ân của một tác giả lề trái gửi đến bạn đọc xa gần với những lời chúc và cầu mong cho những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với tất cả mọi người trong năm mới Nhâm Thìn 2012.
Việt Hoàng
.
.
.
No comments:
Post a Comment