Monday, January 9, 2012

RUỘNG ĐẤT : NÚM RUỘT DÂN (Vi Anh)



01/09/2012

Thời sự nóng bỏng ở Trung Cộng, trước Giántg Sinh. Ngày 21 tháng 12 năm 2011, 13 ngàn dân làng Ô Khảm phẩn uất, nổi dậy chống nhà cầm quyền cướp đất của dân. Tất cả cán bộ đảng viên phải chạy trốn. Công an tỉnh, huyện trang bị dùi cui, roi điện, sung ngắn súng dài, phải “chi viện”; lực lương đông hơn số dân nổi dậy. Công an bao vây làng, cắt đứt internet, cấm trong ra, ngòai vào nhưng không làm nao núng những nông dân đã mất đất, mất ruộng. Nhưng người dân không một tấc sắt trong tay, không còn ruộng để cày, không còn rẫy để làm, quyết tử thủ, lấy máu, nước mắt, mồ hôi, mạng sống ra để đấu tranh chống CS, đòi công lý, nhân quyền, dân quyền và tài sản của mình. Những người dân nạn nhân của chính sách trưng thu của CS với đền bù rẻ mạt như giựt của dân và cán bộ đảng viên lấy bán.

Tin Tân Hoa Xã của nhà cầm quyền CS Bắc Kinh loan báo Ủy Ban điều tra đã chấp thuận đơn khiếu nại của dân oan, xác nhận «những vụ sai trái liên quan đến sử dụng đất và bồi hoàn tài chính» là «chính đáng». Thả ba nông dân lãnh đạo, và trả thi hài của ông Tiết Kim Ba chết khi bị giam cầm. Thế là cuộc đấu tranh của những người dân oan ở làng Ô Khảm, đấu tranh 10 năm nay, cao điểm là tứ tháng 9 năm nay và bùng nổ mạnh vào ngày 21-12-2011. Đây, lần đầu tiên truyền thông của Đảng Nhà Nước TC chánh thức cho người dân Trung Quốc và tòan thế giới biết, dù rằng phong trào dân oan ở hai chế độ CS lớn còn sót lại ở Á châu đã có từ lâu rồi, từ khi CS chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội của TC, trong 20 năm gần đây, khoảng 6,7 triệu mẫu ruộng đất bị trưng thu. Do sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá đền bù, người dân bị lỗ 1,000 tỷ nhân dân tệ (160 tỷ đôla). Có khỏang 50 triệu nông đã mất trắng đất cày và trong 20 năm tới, đạo binh «người cày không ruộng» tăng thêm 67 triệu nữa. 67% những vụ nổi dậy, điều mà CS dị ứng và nhậy cảm, sợ không nói ra đúng tên, như sĩ tử ngày xưa sợ phạm húy nên TC gọi là “sự cố tập thể”, và Việt Cộng gọi là “tụ tập đông người” - là bắt nguồn từ trưng thu đất đai. Theo giáo sư Tôn Lập Bình, đại học Thanh Hoa, trong năm 2010, mỗi ngày xảy ra ít nhất 500 «sự cố tập thể».

Ruộng đất là núm ruột của người dân Á châu vốn lấy nghề nông làm gốc từ thượng cổ thời đại cho đến bây giờ. Lấn ranh một cây mạ, một hàng lúa, một bờ ruộng là có thể sanh tử với nhau rồi. Thế mà thời Cộng sản chuyển sang kinh tế thị trường, dân số đông lên, đất đai trở nên quí hiếm hơn. Ruộng đất bị trưng thu là cội nguồn gây căm phẫn tại hai chế độ CS Trung Quốc và Việt Nam.

Vấn đề đất đai của nông dân bị trưng thu và lương bổng thấp, điều kiện làm việc tồi của công nhân là một vô kế khả thi đối với CS. Hai chế độ CS này đang đứng trước một cuộc nổ chụp của hai thành phần cốt lõi của xã hội.

Trong thời CS chuyển sang kinh tế thị trường, công nhân và nông dân bị Đảng Nhà Nước CS bóc lột còn hơn thời tư bản hoang dã nữa. Gần một phần tư thế kỷ CS Bắc Kinh, CS Hà nội gọi là “chuyển hệ tư duy, đổi mới kinh tế” sang “ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thế mà lương của người lao động Việt Nam gần đây còn quá thấp, chỉ gần $49 USD/tháng, trên Campuchia với $47.36 USD/tháng thôi. Nông dân VN càng khổ hơn, có làm cho Việt Nam trở thành nước xuất cảng gạo hạng nhì trên thế giới mà không có ăn vì nhà nước để cho quốc doanh kiếm lời vô cớ trên mồ hôi của nông dân. Công nhân và nông dân Việt Nam bất mãn biểu tình, đình công, lãng công và khiếu kiện, tranh đấu tập thể. Và phong trào này có tăng chớ không có giảm.

Từ năm 2005 công nhân VN bắt đầu chống đối các công ty người ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam cho đến bây giờ trở thành một phong trào. Phong trào như làn sóng lan tràn từ Saigon ra Hải Phòng, Hà nội và như vết dầu loang loang ra nhiều vùng. Nhà nước CS và các nhà đầu tư ngoại quốc ở Việt Nam và các quan sát viên quốc tế cũng không dè. Đó là mức độ của phong trào nhân dân này. Về số lượng người, rất đông, đông nhứt từ trước đến giờ. Về không gian, qui mô lan rộng ra khắp các công ty của người ngoại quốc, lan rộng từ Saigon đến Bình Dương, ra Hải Phòng, Hà nội, rồi bung ra các tỉnh, thường là tại ngay những khu chế xuất người ngoại quốc tập trung đầu tư.

CS bối rối, thụ động và mất sáng kiến trong đối phó. Luật cấm đình công “tự phát” trở thành vô hiệu lực. Công an, cảnh sát phải huy động bọn du thủ du thực, hay lực lượng ngoài địa phương để bao vây. Công nhân không còn sợ cán bộ công đoàn cánh tay kiểm soát công nhân của Đảng nữa. Và công đoàn không đủ cán bộ để tung ra thuyết phục và hăm he, phải nhờ cả đoàn thanh niên đi làm việc này. ”Đặc tình” trong hàng ngũ công nhân biểu tình thiếu, không có hay không dám báo cáo sợ bị trả thù, nên chỉ có thể bắt nguội những công nhân la ó rồi cũng phải thả.

Điều mà Đảng CS từ Việt Nam đến Trung Quốc sợ nhứt là “quần chúng nhân dân” đang bất tuân hành dân sự, sắp nổi dậy bắt tay được với những nhà đấu tranh gốc tôn giáo, tirí thức và những nhà hoạt động cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Những niềm tin và giá trị này tuy là quyền lực mềm nhưng đánh vào chế độ CS tuy êm nhưng thấm đau cả ngũ tạng lục phủ của Đảng Nhà Nước CS.

Nên TC phải dành mỗi năm 514 tỷ nhân dân tệ (tương đương 55 tỷ euro), một số tiền ngang với kinh phí quốc phòng, để bộ máy an ninh nội chính tấn áp nhân dân. Chắc CS Hà nội cũng dành một kinh phí lớn để trấn áp vì ở VN công nhân biểu tình nhiều hơn, dân oan toạ kháng khiếu kiện nhiểu hơn ở TC. Thành phần lao động đấu tranh cho quyền lợi vật chất nổi lên trong khi những cuộc đấu tranh cho quyền lợi tinh thần, tự do tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam trở thành phong trào. Cả hai phong trào đấu tranh có hay không có liên kết với nhau - không nghe nói ra - nhưng ắt cả hai đều tạo và khai thác tối đa thời cơ này vì người ta thấy nó tăng chớ không giảm.

Do đó có nhiều lý do vững chắc để tin biểu tình, đình công, lãng công lao động, khiếu kiện, cầu nguyện đòi đất, đòi công lý của dân oan lương và giáo và các cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam sẽ còn dài dài và phát triển với qui mô lớn, trên diện rộng hơn như vụ cầu nguyện đòi đất nhà chung ở Vinh năm rồi lên đến gần nửa triệu người.

Riêng ở VNCS, người dân còn thêm uất hận trước hành động xâm chiếm đất, đảo, và biển một cách ngang ngược của Trung Cộng và thái độ nhu nhược như thông đồng của nhà cầm quyền CS Hà nội.

Ba xôi nhồi một chõ, nguy cơ xảy ra một cuộc nổ chụp làm sup đổ chế độ CS ở TQ và VN rất lớn.

.
.
.

No comments: