Monday, January 9, 2012

NHÓM CÔNG TÁC CỦA LHQ VỀ CẦM TÙ TÙY TIỆN & QUYỀN CÔNG DÂN QUỐC TẾ CHO MỌI NGƯỜI VIỆT NAM (Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền LHQ)



10-1-2012

Phạm vi của các sự việc mà WGAD tiếp nhận và xử lý không chỉ giới hạn trong vấn đề cầm tù, mà được mở rộng ra bất kỳ sự tước đoạt tự do nào của con người mà không tuân thủ các chuẩn mực được nêu trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền và các văn bản luật quốc tế liên quan. Phạm vi này bao gồm các sự việc xảy ra trước, trong lúc hoặc sau việc bắt giữ, giam cầm và xét xử hoặc mệnh lệnh hành chính dẫn đến việc tuyên án phạt tù, bỏ tù, quản chế hoặc cưỡng chế lao động để ''phục hồi nhân phẩm''. Phạm vi này cũng xem xét cả những sự việc vi phạm hoặc thiếu vắng bất kỳ yếu tố nào để đảm bảo một phiên tòa xét xử công bằng và dẫn đến án phạt tù hay quản chế.

*

Các Quyền con người là tự nhiên, vốn sẵn có từ khi mỗi người chào đời mà không cần đợi ai cho mới được. Các quyền này do Tạo hóa định sẵn cho con người như một tính chất bất di bất dịch mà không có bất kỳ con người nào khác có thể thay đổi được. Do vậy Quyền con người cũng không thể khác nhau bởi những tính chất khác nhau như chủng tộc, màu da, quan điểm chính trị, trình độ phát triển, xuất thân, địa vị xã hội hoặc ở những chế độ chính trị ở các quốc gia khác nhau. Bất chấp các chính quyền này có thừa nhận và bảo vệ Quyền con người hay không thì các quyền này vẫn tồn tại một cách khách quan bằng các tính chất như trên.

Do vậy, toàn nhân loại tiến bộ của thế giới đã thừa nhận, ủng hộ và phấn đấu cho các quyền thiêng liêng này bằng bản Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền (The Universal Declaration of Human Rights) do Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 10/12/1948. Lưu ý rằng, đây là sự công bố công nhận sự tồn tại vốn có, tự nhiên của các quyền này chứ không phải là sự khai sinh ra các quyền này vào ngày tuyên bố. Bản Tuyên ngôn này đã trở thành chuẩn mực chung cho tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc vì mục đích thực hiện Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho sự phát triển của con người, cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Qua bản Tuyên ngôn này, toàn thế giới đã thừa nhận các Quyền của con người bao gồm: quyền được sống, quyền tự do và an toàn cá nhân, chẳng hạn như quyền được tạo các điều kiện căn bản để sinh sống, hôn nhân và nuôi dạy con cái, quyền được tôn trọng nhân phẩm; có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến về bất kỳ lĩnh vực gì mà không giới hạn biên giới, có quyền không bị bắt giữ tùy tiện mà không xét xử, quyền được xét xử công bằng, quyền được bảo vệ không bị xâm phạm sự riêng tư như chỗ ở, điện tín, thư tín, điện thoại; quyền được tự do lựa chọn chế độ chính trị và tham gia vào các bộ máy nhà nước, và rất nhiều những quyền khác... (xem thêm tại: vi.wikisource.org. )

Bất kỳ nước nào là thành viên Liên Hiệp Quốc đều mặc nhiên thừa nhận bản Tuyên ngôn này và các quyền này.

Để thúc đẩy ủng hộ các quyền trên tại các quốc gia thành viên, Liên Hiệp Quốc đã bảo trợ cho 2 công ước vào năm 1966 là: Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Những nước nào ký gia nhập các công ước này phải cam kết thúc đẩy, bảo vệ các Quyền Con người theo những cách thức và trách nhiệm được ràng buộc theo các điều khoản trong các Công ước đó. Việt Nam đã gia nhập cả 2 công ước nêu trên từ năm 1982 và có hiệu lực ngay sau đó nên phải có trách nhiệm theo sự ràng buộc bởi 2 công ước đó. Ngay cả những quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chưa tham gia những công ước này thì cũng đã phải thừa nhận các Quyền Con người theo đúng như bản Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền khi gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Từ Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị, một tổ chức được thành lập được gọi là Uỷ ban Nhân quyền (Human Rights Committee). Uỷ ban này có quyền hạn giám sát và thúc đẩy việc thực hiện Công ước này đối với các nước tham gia, xem xét đánh giá các kiến nghị và khiếu nại liên quan đến sự tôn trọng thực hiện Công ước giữa các nước này. Một nghị định thư tùy chọn (optional protocol) cũng đã được phê chuẩn và khuyến khích các quốc gia này ký kết. Mục đích của nghị định thư này là cho phép Uỷ ban Nhân quyền tiếp nhận khiếu nại về sự vi phạm Quyền Con người từ những cá nhân ở các nước nào tham gia nghị định thư này (xem thêm chi tiết tại đây: http://www2.ohchr.org/english/law/ccpr-one.htm ) . Việt Nam đã không ký tham gia nghị định thư này.

Tuy nhiên, do thực tế rằng có hàng ngàn người trên khắp thế giới bị bắt giữ và cầm tù tùy tiện chỉ vì họ đã thực hiện các Quyền Con người cơ bản của mình như tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, v.v... mà không hề được xét xử hoặc không được xét xử công bằng bởi các cơ quan tư pháp độc lập, không thiên vị. Và do thực tế rằng những sự vi phạm trên diễn ra phổ biến tại những nước không tham gia nghị định thư nói trên, do vậy vào năm 1991, Uỷ ban Nhân quyền nói trên của Liên Hiệp Quốc đã thành lập Nhóm Công tác về Cầm tù Tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention, sau đây gọi tắt là WGAD). WGAD được uỷ nhiệm điều tra; tìm kiếm và tiếp nhận thông tin; báo cáo và đưa ra các yêu cầu đối với các sự việc xâm phạm các quyền và tự do của con người một cách tùy tiện trên toàn thế giới.

Điều đáng chú ý đối với công dân Việt Nam là WGAD có quyền tiếp nhận khiếu nại về những vấn đề trên từ bất kỳ một công dân nào, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới mà không cần quốc gia ở đó đã ký nghị định thư tùy chọn nói trên. WGAD vừa được gia hạn thời gian hoạt động thêm 3 năm nữa từ ngày 30/9/2010.

Phạm vi của các sự việc mà WGAD tiếp nhận và xử lý không chỉ giới hạn trong vấn đề cầm tù, mà được mở rộng ra bất kỳ sự tước đoạt tự do nào của con người mà không tuân thủ các chuẩn mực được nêu trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền và các văn bản luật quốc tế liên quan. Phạm vi này bao gồm các sự việc xảy ra trước, trong lúc hoặc sau việc bắt giữ, giam cầm và xét xử hoặc mệnh lệnh hành chính dẫn đến việc tuyên án phạt tù, bỏ tù, quản chế hoặc cưỡng chế lao động để ''phục hồi nhân phẩm''. Phạm vi này cũng xem xét cả những sự việc vi phạm hoặc thiếu vắng bất kỳ yếu tố nào để đảm bảo một phiên tòa xét xử công bằng và dẫn đến án phạt tù hay quản chế.

WGAD xem một sự tước đoạt tự do của con người là tùy tiện khi sự tước đoạt đó đi ngược lại với các điều khoản đã nêu trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền và các văn bản luật quốc tế liên quan, và khi sự tước đoạt đó áp đặt lên một người vì lý do người đó đã thực hiện các quyền con người và tự do của mình cũng được nêu trong các Tuyên ngôn và văn bản này. Việt Nam đã ký tham gia Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị nên việc tước đoạt tự do của con người bằng bản án hoặc quyết định hành chính đối với những người đã thực hiện các quyền và tự do của mình được đảm bảo tại các điều 12, 18, 19, 21, 22, 25 và 27 của Công ước này đều là tùy tiện. Các điều này bảo vệ các quyền như tự do tư tưởng, tôn giáo, ngôn luận, bày tỏ chính kiến, hội họp, lập hội, bầu cử; ứng cử và tham gia công việc nhà nước, v.v...

Thời gian giải quyết của WGAD cũng nhanh hơn các định chế bảo vệ nhân quyền khác của Liên Hiệp Quốc. Thời gian trung bình cho một vụ việc từ khi bắt đầu tiếp nhận đến khi kết thúc khoảng 6 đến 9 tháng. Khi một sự việc đã được đánh giá là tùy tiện thì WGAD sẽ đề nghị nhà nước đã thực hiện việc đó trả tự do và khắc phục hậu quả cho người bị tước đoạt tự do một cách tùy tiện. Nếu yêu cầu này không được đáp ứng thì WGAD sẽ gửi báo cáo kiến nghị đến Ủy ban Nhân quyền và các cơ quan Nhân quyền khác của Liên Hiệp Quốc. Điều này, tùy mức độ, có thể dẫn đến những nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đối với nhà nước nói trên. Thực tế trong thời gian qua, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với các chính phủ Ai Cập, Li Bi, ... (liên quan đến các sự kiện Mùa xuân Ả Rập) đều có tác động đáng kể của WGAD.

Thủ tục khiếu nại của WGAD rất đơn giản và dễ dàng cho các cá nhân. Chỉ cần gửi thư bưu điện, hoặc fax hoặc email đến cho WGAD theo địa chỉ:

Working Group on Arbitrary Detention c/o Office of the High Commissioner for Human Rights United Nations Office at:
Geneva8-14, avenue de la Paix1211 Geneva 10, Switzerland

Nội dung khiếu nại gửi đến cho WGAD cũng rất đơn giản, chỉ cần nêu sự việc liên quan đến người nào, nước nào xảy ra việc tùy tiện tước đoạt tự do của con người. WGAD có đưa ra 1 mẫu các câu hỏi để người khiếu nại điền vào nhưng không bắt buộc người khiếu nại phải gửi mẫu này, tức là không cần gửi mẫu này khi yêu cầu khiếu nại vẫn được xem xét. Người gửi khiếu nại có thể chính là người bị tùy tiện tước đoạt tự do, người thân của những người này hoặc người đại diện của họ. Người thân ở đây không nhất thiết là những người có quan hệ máu mủ. Tiêu chuẩn và cam kết của WGAD là không cung cấp thông tin về người khiếu nại cho chính phủ bị khiếu nại.

WGAD cũng không đòi hỏi rằng sự việc đã được khiếu nại bằng tất cả các biện pháp ở trong nước rồi mà không có kết quả thì mới được khiếu nại đến WGAD. Điều này có nghĩa rằng mọi cá nhân đều có thể gửi khiếu nại đến cho WGAD về các sự việc tùy tiện tước đoạt tự do của con người vào bất kỳ thời điểm, giai đoạn nào đã và đang xảy ra sự việc.

Ngoài ra WGAD còn có ''thủ tục hành động khẩn'' để can thiệp nhanh mang tính nhân đạo cho những trường hợp mà nếu chậm trễ có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của những người bị tùy tiện tước đoạt tự do, hoặc cho những trường hợp có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng khác. Người yêu cầu cho những trường hợp này cũng gửi đến địa chỉ của WGAD như trên, email và fax được ưa thích để đảm bảo tính nhanh chóng. Nội dung bằng tiếng Anh cần ghi rõ: ''request the Working Group on Arbitrary Detention to launch an urgent appeal on humantarian ground''.

WGAD không bắt buộc phải dùng tiếng Anh để gửi khiếu nại hoặc yêu cầu đến cho họ. Tuy nhiên, thực tế là việc sử dụng tiếng Anh cho việc liên lạc trao đổi này sẽ có hiệu quả và mau chóng hơn rất nhiều. Phần dưới cùng của tài liệu hướng dẫn này là Model Questionaire (Mẫu câu hỏi) do WGAD đưa ra. Như đã nói ở trên, Mẫu câu hỏi này không bắt buộc phải gửi cho WGAD khi yêu cầu khiếu nại. Có thể theo mẫu này hoặc chỉ tham khảo nó khi soạn nội dung khiếu nại gửi cho WGAD.

WGAD là một thiết chế (institution) hiệu quả của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ tự do và các Quyền con người. Người dân Việt Nam cần sử dụng quyền công dân quốc tế của mình để yêu cầu WGAD bảo vệ tự do và Quyền con người cho mình và cho mọi công dân Việt Nam như Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền và Hiến pháp Việt Nam thừa nhận, thay vì chỉ gửi thư đề nghị cho Chủ tịch nước.

Hàng chục ngàn emails của người Việt và bạn bè năm châu có thể dễ dàng gửi đến WGAD từ khắp nơi trên thế giới để khiếu nại, yêu cầu về những trường hợp xâm phạm, tước đoạt tùy tiện tự do của con người đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ không những tạo nên sự quan tâm đặc biệt của WGAD đối với các vấn đề này, mà còn tạo ra áp lực không nhỏ đối với những người hoặc những bộ máy đang cố tình vi phạm Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam cũng như các văn bản luật quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam cam kết tôn trọng. Quyền con người là vốn có, nhưng những quyền này chỉ tồn tại trên thực tế khi nào mỗi người chúng ta sử dụng chúng và đòi hỏi kiên quyết khi chúng bị xâm phạm, và khi luật pháp quốc gia không bảo vệ được các quyền này thì công dân thế giới có quyền sử dụng đến luật pháp và thiết chế quốc tế để bảo vệ tự do và quyền con người của mình và người khác. Đó là nguyên tắc chung của Liên Hiệp Quốc.

*

MODEL QUESTIONNAIRE TO BE COMPLETED BY PERSONS ALLEGING ARBITRARY ARREST OR DETENTION


I. IDENTITY


1. Family name: …………………………………

2. First name: ……………………………...……

3. Sex: (Male) (Female)

4. Birth date or age (at the time of detention): ………………………………………

5. Nationality/Nationalities:…………………………………………………………

6. (a) Identity document (if any): …………………………………………………...

(b) Issued
by: …………………………………………………………………………….......

(c) On
(date): ……………………………………………………………………………..

(d)
No.: ………………………………………………………………………………

7. Profession and/or activity (if believed to be relevant to the arrest/detention):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

8. Address of usual residence:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

II. Arrest

1. Date of arrest:………………………………………………………………......

2. Place of arrest (as detailed as possible):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

3. Forces who carried out the arrest or are believed to have carried it out:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

4. Did they show a warrant or other decision by a public authority?
(Yes) ........ (No).........

5. Authority who issued the warrant or decision:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

6. Relevant legislation applied (if known):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


III. Detention

1. Date of detention: ………………………………………………………………

2. Duration of detention (if not known, probable duration): …………………………

3. Forces holding the detainee under custody:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

4. Places of detention (indicate any transfer and present place of detention):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………

5. Authorities that ordered the detention:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

6. Reasons for the detention imputed by the authorities:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

7. Relevant legislation applied (if known):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

IV. Describe the circumstances of the arrest and/or the detention and indicate
precisereasons why you consider the arrest or detention to the arbitrary
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

V. Indicate internal steps, including domestic remedies, taken especially with the
legal and administrative authorities, particularly for the purpose of
establishing the detention and, as appropriate, their results or the reasons why
such steps or remedies were ineffective or why they were not taken
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

VI. Full name and address of the person(s) submitting the information (telephone and
fax number, if possible)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



Date: …………………… Signature: ……………............……

.
.
.

No comments: