Thứ Bảy, 14 tháng 1 2012
Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây đã kêu gọi chính phủ ở Washington tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông trong lúc một số nhà phân tích tỏ ý lo ngại về việc chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ có thể đánh đi những tín hiệu nguy hiểm cho Trung Quốc và các nước khác trong vùng Á châu Thái bình dương.
Hôm thứ ba (10 tháng 1, 2012) vừa qua, vài ngày sau khi Hoa Kỳ loan báo chiến lược quốc phòng mới trong bối cảnh ngân sách bị cắt giảm mạnh, một tổ chức nghiên cứu ở Washington đã công bố một bản phúc trình để kêu gọi Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm thực hiện điều mà họ gọi là “hợp tác từ thế mạnh” với Trung Quốc ở vùng biển có tầm quan trọng rất lớn này.
Phúc trình của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for a New American Security / CNAS) có nhan đề “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông” (Cooperation from Strength: The United States, China and the South China Sea) cho rằng quyền lợi của Hoa Kỳ ngày càng gặp nhiều rủi ro ở Biển Đông vì sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự, và những mối quan tâm đối với vấn đề Trung Quốc có muốn tôn trọng những qui phạm pháp lý hiện hành hay không.
Văn kiện dài 115 trang này hối thúc các nhà hoạch định chính sách Mỹ thực hiện 5 bước tổng quát là tăng cường sự hiện diện hải quân, xây dựng một mạng lưới đối tác an ninh mới, tiếp tục đặt hòa bình và an ninh Biển Đông vào vị thế hàng đầu trong nghị trình làm việc về ngoại giao và an ninh, thúc đẩy hòa nhập kinh tế bên trong khu vực cũng như giữa Hoa Kỳ với Á châu, và cần có chính sách đúng đắn về Trung Quốc với nội dung chính là dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để chủ động giao tiếp với Bắc Kinh.
Diễn giả chính tại buổi lễ công bố phúc trình này là Đô Đốc Jonathan Greenert, tư lệnh hải quân Mỹ. Ông cho biết Biển Đông là nơi có tầm quan trọng sinh tử đối với Hoa Kỳ và cũng là nơi mà quyền tiếp cận của hải quân Mỹ có thể bị hạn chế bởi Trung Quốc.
Đô Đốc Greenert nói: "Chúng tôi muốn chủ động giao tiếp với Trung Quốc và chúng tôi sẽ làm như vậy. Tôi nghĩ rằng về lâu về dài, Trung Quốc sẽ có tiềm năng lớn nhất để ảnh hưởng tới những động năng kinh tế và an ninh trong khắp khu vực và có lẽ trên khắp thế giới. Sức mạnh kinh tế của họ đã gia tăng. Họ có khả năng quân sự rất lớn ở cấp khu vực và trong những tình huống nào đó, họ có thể hạn chế sự tiếp cận đối với khu vực này."
Nhân vật đứng hàng thứ nhì của hải quân Mỹ cho biết các nước đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ sẽ hợp tác và đã đồng ý đầu tư vào việc duy trì quyền tự do hàng hải và quyền tiếp cận các vùng biển quốc tế; và sẽ thúc đẩy cho một trật tự quốc tế dựa trên tiêu chuẩn và luật lệ.
Khi được hỏi về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, một trong các đối tác của Mỹ và là một bên của vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Đô đốc Greenert cho biết như sau:
"Tôi có thể mô tả mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam, đặc biệt với hải quân Việt Nam, là có tính chất thận trọng và lập đi lập lại. Ý tôi muốn nói là trong các cuộc đàm luận với họ, ít nhất là với quân đội của họ, tôi nhận thấy nước họ muốn xúc tiến quan hệ với đất nước chúng tôi với một cung cách như tôi vừa nói là lập đi lập lại. Và nếu chúng tôi tiến tới hơi nhanh một chút thì họ sẽ do dự."
Phúc trình “Hợp tác từ thế mạnh” được công bố vài ngày sau khi chính phủ của Tổng thống Barack Obama loan báo chiến lược mới về quốc phòng trong bối cảnh chi tiêu quân sự bị cắt giảm 450 tỉ đô la.
Tiến sĩ Patrick Cronin, chủ biên của phúc trình này, cho biết Hoa Kỳ đang đối mặt với những sự cắt giảm mỗi năm tương đương với toàn bộ ngân sách quốc phòng hàng năm của Nhật Bản trong vòng 10 năm tới đây. Ông cho rằng điều này có thể làm thay đổi cảm nhận của các nước ở Á châu về khả năng của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ hòa bình và duy trì ổn định ở Biển Đông.
Tiến sĩ Cronin nói: "Nếu chúng ta không bắt đầu tăng cường hải quân tới mức mà tôi nghĩ là mức tối thiểu – đó là có 350 chiến hạm trong thập niên này như Ủy ban Độc lập phụ trách việc xét duyệt chiến lược quốc phòng bốn năm một lần đã đề nghị, thì cho dù chúng ta có nghĩ như thế nào đi nữa thì các nước trong khu vực cũng xem chúng ta là một cường quốc đang trên đà suy yếu và không có đủ khả năng để góp phần chấp hành các luật lệ quốc tế."
Hải quân Hoa Kỳ hiện có 285 chiến hạm bố trí trên khắp thế giới, so với con số gần 600 chiếc trong thập niên 1980. Mặc dù vậy, hải quân Mỹ hiện nay vẫn mạnh hơn nhiều so với hải quân Trung Quốc, là lực lượng tuy đang phát triển nhanh nhưng chỉ mới hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên hồi gần đây. Chỉ riêng trong vùng Á châu Thái bình dương, hải quân Hoa Kỳ có tới 5 nhóm chiến hạm tấn công lấy hàng không mẫu hạm làm trung tâm.
Tiến sĩ Richard Betts của Đại học Columbia, một nhà phân tích cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho rằng chiến lược quân sự mới của Tổng thống Obama là thỏa đáng. Ông cho biết như sau trong một cuộc họp báo qua điện thoại:
"Tôi nghĩ rằng chiến lược này hướng tới một định nghĩa khiêm tốn hơn về an ninh quốc gia và không làm cho chúng ta bị lẫn lộn với sứ mạng duy trì trật tự thế giới. Sứ mạng đó đã làm cho chúng ta gặp phải rất nhiều rắc rối trong mấy mươi năm qua."
Ông Betts nói thêm rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục hối thúc các đồng minh giàu có của mình chia sẻ nhiều hơn gánh nặng của việc bảo vệ an ninh thế giới.
Một chuyên gia khác của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ông Max Boot, không tán đồng nhận định vừa kể. Ông cho rằng chiến lược mới của Mỹ đánh đi một tín hiệu nguy hiểm. Ông Boot phát biểu như sau tại một cuộc hội thảo mới đây ở Washington:
"Tôi nghĩ rằng cuộc duyệt xét này phát đi một thông điệp rất nguy hiểm cho cả thế giới là Hoa Kỳ đang rút lui. Hiện nay không có ai có thể thế chỗ chúng ta để trở thành một người bảo vệ trật tự, ổn định và cổ võ cho tự do dân chủ trên thế giới. Trong lúc phải đối mặt với nhiều mối đe dọa cùng một lúc và binh sĩ của chúng ta còn đang chiến đấu ở Afghanistan, việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng đánh đi một tín hiệu nguy hiểm. Nó làm cho đồng minh của chúng ta cảm thấy thất vọng trong lúc khích lệ những kẻ thù hoặc những người có thể sẽ là kẻ thù của chúng ta."
Ông Boot cho rằng xu thế bành trướng quân sự của Trung Quốc là một sự thật và Washington cần phải ứng phó một cách thỏa đáng. Ông nói thêm như sau:
"Mọi người đều muốn thấy Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình, nhưng hiện nay chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc cực đoan là những xu thế rất mạnh ở Trung Quốc. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã có nhiều lời lẽ làm cho mọi người kinh sợ là đòi phát động chiến tranh với Hoa Kỳ. Chúng ta cần phải ngăn không cho việc này xảy ra và phải làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu được rằng việc thực hiện những hành vi xâm lược không phù hợp với lợi ích của họ."
Ông Boot nói rằng để đạt mục tiêu này Hoa Kỳ cần phải duy trì tình trạng cân bằng lực lượng quân sự ở Á châu Thái bình dương, không thể để cho cán cân sức mạnh tiếp tục nghiêng về phía bất lợi cho nước Mỹ.
Phúc trình của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for a New American Security / CNAS) có nhan đề “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông” (Cooperation from Strength: The United States, China and the South China Sea) cho rằng quyền lợi của Hoa Kỳ ngày càng gặp nhiều rủi ro ở Biển Đông vì sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự, và những mối quan tâm đối với vấn đề Trung Quốc có muốn tôn trọng những qui phạm pháp lý hiện hành hay không.
Văn kiện dài 115 trang này hối thúc các nhà hoạch định chính sách Mỹ thực hiện 5 bước tổng quát là tăng cường sự hiện diện hải quân, xây dựng một mạng lưới đối tác an ninh mới, tiếp tục đặt hòa bình và an ninh Biển Đông vào vị thế hàng đầu trong nghị trình làm việc về ngoại giao và an ninh, thúc đẩy hòa nhập kinh tế bên trong khu vực cũng như giữa Hoa Kỳ với Á châu, và cần có chính sách đúng đắn về Trung Quốc với nội dung chính là dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế để chủ động giao tiếp với Bắc Kinh.
Diễn giả chính tại buổi lễ công bố phúc trình này là Đô Đốc Jonathan Greenert, tư lệnh hải quân Mỹ. Ông cho biết Biển Đông là nơi có tầm quan trọng sinh tử đối với Hoa Kỳ và cũng là nơi mà quyền tiếp cận của hải quân Mỹ có thể bị hạn chế bởi Trung Quốc.
Đô Đốc Greenert nói: "Chúng tôi muốn chủ động giao tiếp với Trung Quốc và chúng tôi sẽ làm như vậy. Tôi nghĩ rằng về lâu về dài, Trung Quốc sẽ có tiềm năng lớn nhất để ảnh hưởng tới những động năng kinh tế và an ninh trong khắp khu vực và có lẽ trên khắp thế giới. Sức mạnh kinh tế của họ đã gia tăng. Họ có khả năng quân sự rất lớn ở cấp khu vực và trong những tình huống nào đó, họ có thể hạn chế sự tiếp cận đối với khu vực này."
Nhân vật đứng hàng thứ nhì của hải quân Mỹ cho biết các nước đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ sẽ hợp tác và đã đồng ý đầu tư vào việc duy trì quyền tự do hàng hải và quyền tiếp cận các vùng biển quốc tế; và sẽ thúc đẩy cho một trật tự quốc tế dựa trên tiêu chuẩn và luật lệ.
Khi được hỏi về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, một trong các đối tác của Mỹ và là một bên của vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Đô đốc Greenert cho biết như sau:
"Tôi có thể mô tả mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam, đặc biệt với hải quân Việt Nam, là có tính chất thận trọng và lập đi lập lại. Ý tôi muốn nói là trong các cuộc đàm luận với họ, ít nhất là với quân đội của họ, tôi nhận thấy nước họ muốn xúc tiến quan hệ với đất nước chúng tôi với một cung cách như tôi vừa nói là lập đi lập lại. Và nếu chúng tôi tiến tới hơi nhanh một chút thì họ sẽ do dự."
Phúc trình “Hợp tác từ thế mạnh” được công bố vài ngày sau khi chính phủ của Tổng thống Barack Obama loan báo chiến lược mới về quốc phòng trong bối cảnh chi tiêu quân sự bị cắt giảm 450 tỉ đô la.
Tiến sĩ Patrick Cronin, chủ biên của phúc trình này, cho biết Hoa Kỳ đang đối mặt với những sự cắt giảm mỗi năm tương đương với toàn bộ ngân sách quốc phòng hàng năm của Nhật Bản trong vòng 10 năm tới đây. Ông cho rằng điều này có thể làm thay đổi cảm nhận của các nước ở Á châu về khả năng của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ hòa bình và duy trì ổn định ở Biển Đông.
Tiến sĩ Cronin nói: "Nếu chúng ta không bắt đầu tăng cường hải quân tới mức mà tôi nghĩ là mức tối thiểu – đó là có 350 chiến hạm trong thập niên này như Ủy ban Độc lập phụ trách việc xét duyệt chiến lược quốc phòng bốn năm một lần đã đề nghị, thì cho dù chúng ta có nghĩ như thế nào đi nữa thì các nước trong khu vực cũng xem chúng ta là một cường quốc đang trên đà suy yếu và không có đủ khả năng để góp phần chấp hành các luật lệ quốc tế."
Hải quân Hoa Kỳ hiện có 285 chiến hạm bố trí trên khắp thế giới, so với con số gần 600 chiếc trong thập niên 1980. Mặc dù vậy, hải quân Mỹ hiện nay vẫn mạnh hơn nhiều so với hải quân Trung Quốc, là lực lượng tuy đang phát triển nhanh nhưng chỉ mới hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên hồi gần đây. Chỉ riêng trong vùng Á châu Thái bình dương, hải quân Hoa Kỳ có tới 5 nhóm chiến hạm tấn công lấy hàng không mẫu hạm làm trung tâm.
Tiến sĩ Richard Betts của Đại học Columbia, một nhà phân tích cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho rằng chiến lược quân sự mới của Tổng thống Obama là thỏa đáng. Ông cho biết như sau trong một cuộc họp báo qua điện thoại:
"Tôi nghĩ rằng chiến lược này hướng tới một định nghĩa khiêm tốn hơn về an ninh quốc gia và không làm cho chúng ta bị lẫn lộn với sứ mạng duy trì trật tự thế giới. Sứ mạng đó đã làm cho chúng ta gặp phải rất nhiều rắc rối trong mấy mươi năm qua."
Ông Betts nói thêm rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục hối thúc các đồng minh giàu có của mình chia sẻ nhiều hơn gánh nặng của việc bảo vệ an ninh thế giới.
Một chuyên gia khác của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ông Max Boot, không tán đồng nhận định vừa kể. Ông cho rằng chiến lược mới của Mỹ đánh đi một tín hiệu nguy hiểm. Ông Boot phát biểu như sau tại một cuộc hội thảo mới đây ở Washington:
"Tôi nghĩ rằng cuộc duyệt xét này phát đi một thông điệp rất nguy hiểm cho cả thế giới là Hoa Kỳ đang rút lui. Hiện nay không có ai có thể thế chỗ chúng ta để trở thành một người bảo vệ trật tự, ổn định và cổ võ cho tự do dân chủ trên thế giới. Trong lúc phải đối mặt với nhiều mối đe dọa cùng một lúc và binh sĩ của chúng ta còn đang chiến đấu ở Afghanistan, việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng đánh đi một tín hiệu nguy hiểm. Nó làm cho đồng minh của chúng ta cảm thấy thất vọng trong lúc khích lệ những kẻ thù hoặc những người có thể sẽ là kẻ thù của chúng ta."
Ông Boot cho rằng xu thế bành trướng quân sự của Trung Quốc là một sự thật và Washington cần phải ứng phó một cách thỏa đáng. Ông nói thêm như sau:
"Mọi người đều muốn thấy Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình, nhưng hiện nay chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc cực đoan là những xu thế rất mạnh ở Trung Quốc. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã có nhiều lời lẽ làm cho mọi người kinh sợ là đòi phát động chiến tranh với Hoa Kỳ. Chúng ta cần phải ngăn không cho việc này xảy ra và phải làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu được rằng việc thực hiện những hành vi xâm lược không phù hợp với lợi ích của họ."
Ông Boot nói rằng để đạt mục tiêu này Hoa Kỳ cần phải duy trì tình trạng cân bằng lực lượng quân sự ở Á châu Thái bình dương, không thể để cho cán cân sức mạnh tiếp tục nghiêng về phía bất lợi cho nước Mỹ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment