Thư Tòa Soạn
Báo Tổ Quốc - số 126 - Phát hành ngày 1-1-2012
Chủ nhật, 01 Tháng 1 2012 01:18
Số báo này là dịp để ban biên tập Tổ Quốc gửi đến quí độc giả, mà phần lớn đã trở thành thân quen, lời chúc một năm an khang và thành công trong mọi dự định riêng cũng như chung.
Dự định chung của chúng ta là đóng góp xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và bao dung, có chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau cho mọi người. Chúng ta có quyền lạc quan cho dự định chung đó trong năm mới.
Năm 2011 đã là một năm nhiều biến cố quan trọng. Cuộc Cách Mạng Ả Rập đã bùng nổ ngoài dự kiến của mọi người và đang thay đổi hẳn bối cảnh thế giới. Cùng một lúc, gần chúng ta, Miến Điện đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi đột ngột chuyển hướng về dân chủ. Cuối năm đến lượt Nga, một trong hai thành trì kiên cố của các thế lực chống dân chủ sôi động với những cuộc biểu tình rầm rộ chống chế độ Putin mà trước đó không lâu còn được coi không thể lay chuyển. Thành trì kiên cố chống dân chủ khác, Trung Quốc, bộc lộ những chỉ dấu rất nguy ngập.
Quan trọng hơn, dù không bất ngờ, là đợt suy sụp kinh tế thứ hai. Các biện pháp chống khủng hoảng được liên tục đưa ra trong hơn ba năm qua đã chứng tỏ chỉ có tác dụng băng bó nhất thời. Thế giới, nhất là các nước dân chủ phát triển đã hiểu rằng đây không phải chỉ là cuộc khủng hoảng tài chính mà còn là cuộc khủng hoảng của trật tự thế giới đặt nền tảng trên chủ nghĩa thực tiễn, chủ nghĩa đã khiến Hoa Kỳ và Châu Âu đã bỏ qua những quan tâm về dân chủ và nhân quyền để bình thường hóa quan hệ với các chế độ bạo ngược, cho phép chúng bóc lột công nhân và bất chấp môi trường để sản xuất hàng hóa thật nhiều với giá thật rẻ và tràn ngập thị trường thế giới. Trật tự thế giới đó đã là một thảm kịch cho các dân tộc dưới ách độc tài nhưng cũng đã gây thiệt hại lớn cho chính các nước dân chủ. Năm 2011 đã là năm thế giới thức tỉnh và xét lại.
Năm 2012 sẽ là năm xác nhận một làn sóng dân chủ mới và một trật tự thế giới mới trong đó các chế độ độc tài không còn dưỡng khí. Chúng sẽ bị nhìn như những quái thai, sẽ không còn nhận được vốn đầu tư từ nước ngoài và cũng sẽ không bán được hàng hóa. Chúng sẽ suy sụp hoặc bắt đầu suy sụp. Đối với Việt Nam đó sẽ là một năm khó khăn nhưng đồng thời cũng là một vận hội.
Năm 2012 cũng sẽ là năm mà trí thức Việt Nam phải xét lại chính mình. Trong kỷ nguyên tri thức này cuộc đổi đời đúng đắn nào cũng phải do trí thức chủ xướng và lãnh đạo. Nhưng đáng buồn là Việt Nam không có tầng lớp trí thức chính trị, chính vì thế mà chế độ toàn trị vẫn còn đó mặc dù dân tộc Việt Nam đã chín muồi cho một chuyển hóa về dân chủ trong hòa bình. Trí thức Việt Nam phải tự đặt cho mình một số câu hỏi. Chúng ta có thực sự quan tâm tới tương lai đất nước không? Nếu có, chúng ta đã dành ưu tiên nào cho quan tâm đó? Chúng ta đã thực sự bỏ ra cố gắng nào để học hỏi và suy nghĩ về cách tổ chức xã hội và cách mưu tìm sự thịnh vượng cho một quốc gia? Chúng ta thực sự lương thiện và dũng cảm tới mức độ nào?
Không cần phải làm những thánh tử đạo, chỉ cần mỗi trí thức Việt Nam tự trả lời thành thực những câu hỏi tương tự rồi làm những gì mà mình có thể làm và thôi làm những gì mà trong thâm tâm mình tự biết là không đúng tình hình cũng sẽ thay đổi nhanh chóng.
Và năm 2012 có thể là một bước ngoặt lịch sử.
Dự định chung của chúng ta là đóng góp xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và bao dung, có chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau cho mọi người. Chúng ta có quyền lạc quan cho dự định chung đó trong năm mới.
Năm 2011 đã là một năm nhiều biến cố quan trọng. Cuộc Cách Mạng Ả Rập đã bùng nổ ngoài dự kiến của mọi người và đang thay đổi hẳn bối cảnh thế giới. Cùng một lúc, gần chúng ta, Miến Điện đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi đột ngột chuyển hướng về dân chủ. Cuối năm đến lượt Nga, một trong hai thành trì kiên cố của các thế lực chống dân chủ sôi động với những cuộc biểu tình rầm rộ chống chế độ Putin mà trước đó không lâu còn được coi không thể lay chuyển. Thành trì kiên cố chống dân chủ khác, Trung Quốc, bộc lộ những chỉ dấu rất nguy ngập.
Quan trọng hơn, dù không bất ngờ, là đợt suy sụp kinh tế thứ hai. Các biện pháp chống khủng hoảng được liên tục đưa ra trong hơn ba năm qua đã chứng tỏ chỉ có tác dụng băng bó nhất thời. Thế giới, nhất là các nước dân chủ phát triển đã hiểu rằng đây không phải chỉ là cuộc khủng hoảng tài chính mà còn là cuộc khủng hoảng của trật tự thế giới đặt nền tảng trên chủ nghĩa thực tiễn, chủ nghĩa đã khiến Hoa Kỳ và Châu Âu đã bỏ qua những quan tâm về dân chủ và nhân quyền để bình thường hóa quan hệ với các chế độ bạo ngược, cho phép chúng bóc lột công nhân và bất chấp môi trường để sản xuất hàng hóa thật nhiều với giá thật rẻ và tràn ngập thị trường thế giới. Trật tự thế giới đó đã là một thảm kịch cho các dân tộc dưới ách độc tài nhưng cũng đã gây thiệt hại lớn cho chính các nước dân chủ. Năm 2011 đã là năm thế giới thức tỉnh và xét lại.
Năm 2012 sẽ là năm xác nhận một làn sóng dân chủ mới và một trật tự thế giới mới trong đó các chế độ độc tài không còn dưỡng khí. Chúng sẽ bị nhìn như những quái thai, sẽ không còn nhận được vốn đầu tư từ nước ngoài và cũng sẽ không bán được hàng hóa. Chúng sẽ suy sụp hoặc bắt đầu suy sụp. Đối với Việt Nam đó sẽ là một năm khó khăn nhưng đồng thời cũng là một vận hội.
Năm 2012 cũng sẽ là năm mà trí thức Việt Nam phải xét lại chính mình. Trong kỷ nguyên tri thức này cuộc đổi đời đúng đắn nào cũng phải do trí thức chủ xướng và lãnh đạo. Nhưng đáng buồn là Việt Nam không có tầng lớp trí thức chính trị, chính vì thế mà chế độ toàn trị vẫn còn đó mặc dù dân tộc Việt Nam đã chín muồi cho một chuyển hóa về dân chủ trong hòa bình. Trí thức Việt Nam phải tự đặt cho mình một số câu hỏi. Chúng ta có thực sự quan tâm tới tương lai đất nước không? Nếu có, chúng ta đã dành ưu tiên nào cho quan tâm đó? Chúng ta đã thực sự bỏ ra cố gắng nào để học hỏi và suy nghĩ về cách tổ chức xã hội và cách mưu tìm sự thịnh vượng cho một quốc gia? Chúng ta thực sự lương thiện và dũng cảm tới mức độ nào?
Không cần phải làm những thánh tử đạo, chỉ cần mỗi trí thức Việt Nam tự trả lời thành thực những câu hỏi tương tự rồi làm những gì mà mình có thể làm và thôi làm những gì mà trong thâm tâm mình tự biết là không đúng tình hình cũng sẽ thay đổi nhanh chóng.
Và năm 2012 có thể là một bước ngoặt lịch sử.
Ban biên tập Tổ Quốc
DOWNLOAD :
Mục Lục :
Ban biên tập - Nhân ngày đầu năm 2012
Hà Sĩ Phu - Những “đứa con” lăng loàn
Nguyễn Gia Kiểng - Khẩn cấp làm người?
Nguyễn Thanh Giang - Ngôi sao bị nhốt
Việt Hoàng - Đổi mới chính trị : Cần nhìn nhận đối lập dân chủ
Lê Anh Hùng - Đảng “coi trọng đội ngũ doanh nhân” như thế nào?
Hoàng Nguyễn - Vaclav Havel qua đời
Bùi Tín - Khóc như mưa ở Bắc Hàn
Lượm lặt - Phụ trang lượm lặt
Hà Văn Thịnh - Láng giềng gần?
Nguyễn Thượng Long - Vọng Niệm – Phần I : Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Bảo vệ hai Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
.
.
.
No comments:
Post a Comment