Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Tue, 01/03/2012 - 08:04
Kim Jong Un quá yếu để trông đợi một thay đổi trong chính sách của Bắc Hàn. Câu hỏi duy nhất là liệu 2012 sẽ là năm của những khiêu khích
Những sự kiện chung quanh cái chết của Kim Jong Il đã cho thấy đất nước này đang trên đà biến chuyển, và quyền lãnh đạo đã được sang tay một cách trôi chải từ tay độc tài sang tay độc tài khác. Nhưng trong danh sách lễ tang, việc quảng bá người con trai út ca Kim là “Người thừa kế vĩ đại” và “Tư lệnh tối cao”, và những chuyển biến chính trị chung quanh người em gái Kim là Kim Kyung Hee và chồng bà là Chang Sung Taek đã nhấn mạnh sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa Kim và Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước, Quân đội Nhân dân Triều Tiên và Đảng Lao động Triều Tiên.
Giờ đây, tiếp theo cuộc biểu tình ấn tượng chuyển giao quyền lực sang cho Kim Jong Un, câu hỏi mà Seoul, Tokyo và Washington quan tâm nhất là liệu chúng ta sẽ thấy mọi việc như cũ trong năm 2012, hay chúng ta sẽ trông đợi một thay đổi nào đấy? Và nếu Kim Jong Un sẽ thay đổi chính sách đối nội lẫn đối ngoại của Bắc Hàn, nó sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn?
Trong khi nhiều người chỉ về thực tế rằng việc Kim Jong Un từng sống một thời gian ngắn ở nước ngoài và theo học một trường quốc tế tại Thụy Sĩ là bằng chứng có thể dẫn đến việc trị vì cởi mở hơn, ta không rõ là Kim Jong Un liệu sẽ khá hơn cha mình không. Và cũng chẳng có dấu hiệu nào rằng anh ta sẽ đưa đất nước theo con đường cải cách kinh tế hoặc một chính sách đối tác với Hoa Kỳ và những nước đồng minh châu Á của nó. Có hai nguyên nhân chính: trước hết, thực tế về việc Kim được cha mình lựa chọn thay vì hai người anh trai cho thấy rằng anh ta có những thứ mà rõ ràng hai người kia không có. Thứ hai, anh ta không có kinh nghiệm và yếu thế về chính trị. Từ nguyên nhân đầu, ta có thể suy ra rằng cha anh ưa thích anh hơn hai người kia bởi vì những đặc điểm cá tính cần có để thiết lập quyền hành trong hệ thống nhà nước Bắc Hàn. Những điều này chắc hẳn bao gồm việc sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích, tâm lý cứng rắn, và tư tưởng trung thành mạnh mẽ đối với chế độ.
Nhưng đa số các nhà phân tích đều đồng ý rằng quyền lực mà Kim Jong Un đang nắm giữ thì yếu hơn so với của cha mình. Trong khi cha anh ta chỉ mới bắt đầu chuẩn bị quyền lực cho anh ta ngay sau khi ông hồi phục sau cú đột quị vào năm 2008, việc này tạo ra rất ít thời gian để nắm vững được những rắc rối chính trị trong một quốc gia phức tạp như BắcHàn. Cha anh ta đã có gần 30 năm nắm giữ các chức vụ khác nhau trong đảng trước khi nắm quyền. Thêm vào đó, Kim Jong Il đã có thể sử dụng thời gian của mình trong bộ tuyên truyền và vận động trong những năm 1970 để xây dựng chủ nghĩa sùng bái cá nhân cho cha của ông, để sau đó giúp ông xây dựng nó chung quanh bản thân mình.
Ngược lại, Kim Jong Un có một số điểm yếu.
Không như cha mình, người có những đồng sự cùng lứa tuổi khi ông nắm lấy quyền lực, đồng sự của Kim Jong Un thì nắm chức thấp hơn anh ta nhiều trong nấc thang quyền lực và không thể nào cất nhắc nhiều người nắm giữ các chức vụ tối cao mà không gây ra sự bất mãn. Điều này có nghĩa là anh ta có thể thiếu đi những thứ mà nhiều nhà lãnh đạo chính trị phương Tây thường vẫn ỷ lại khi nắm lấy quyền lực: một mạng lưới tiếp xúc rộng rãi của đồng sự và bạn bè quen biết, những người đóng vai trò cung cấp tin cũng như đồng sự chính trị. Tuổi trẻ của Kim cũng có thể đi ngược lại khả năng lãnh đạo của anh ta. Trong khi khả năng cầm quyền của những người khác không nhất thiết phải dựa trên tuổi tác (ví dụ như Octavious hay Alexander Đại đế), kinh nghiệm chắc chắc là có ích trong việc tránh được những cạm bẫy mà vị trí lãnh đạo thường mang đến. Nếu điều này đúng ở phương Tây, nó càng đúng hơn nữa trong một chế độ độc tài, nơi những thành công và thất bại chính trị thường lớn hơn nhiều. Vì thế, đơn giản là càng không có chỗ để phạm sai lầm.
Trong khi quyền lực trên danh nghĩa, lý lịch gia đình của anh ta và việc nhiếp chính nằm trong tay “chú Jang” sẽ làm nhẹ bớt những khó khăn này, vẫn có một mối nguy hiểm trầm trọng là sự yếu kém toàn bộ của Kim Jong Un sẽ đẩy anh ta đi theo những chính sách cứng rắn hơn, có thể được hiểu cụ thể bằng việc đàn áp trong nước và những hành động ngoại giao hiếu chiến hơn. Chắc chắn là những chế độ Cộng sản xưa đã sử dụng chính sách thanh trừng và đàn áp chính trị trong những giai đoạn yếu kém hoặc chuyển giao chính trị để củng cố vị trí của mình. Một loạt những vụ bắt giữ các quan chức trong đảng và những lãnh đạo quân đội vì tội tham nhũng trong năm 2010 có thể đã là làn sóng thanh trừng đầu tiên của Kim Jong Un. Với tình trạng đất nước đang tiếp tục bị thiếu lương thực, thật khó để thấy được giới lãnh đạo Bắc Hàn sẽ đối phó ra sao nếu bị khó khăn hơn.
Và cũng có khả năng rằng sự yếu kém của Kim Jong Un sẽ được hiểu rằng sẽ có thêm những khiêu khích tương tự như ta đã chứng kiến trong năm 2010. Cha của Kim Jong Un đã thay đổi hướng đi quyền lực của Bắc Hàn sau sự sụp đổ của Liên Xô và những nước chư hầu. Thấy được Mikail Gorbache, nhà cải cách chính trị, đã xuất hiện ra sao trong guồng máy của đảng, Kim Jong Il đã nâng cấp Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào vị trí tối cao trong hệ thống chính trị Bắc Hàn (còn được gọi là Songgun), đẩy Đảng Lao động Triều Tiên sang một bên. Thực tế về việc Kim Jong Un xuất hiện trong chính trường và công chúng Bắc Hàn xảy ra vào đại hội đảng hôm tháng Chín 2010 không có nghĩa là đảng đang quay lại, nhưng rất thú vị để thấy xem nếu Kim trẻ tiếp tục yêu chuộng quân đội hơn là đảng. Tại lễ tang, bảy nhân vật nổi bật đã đứng cạnh Kim: họ là Jang Song Taek, chú của Kim và phó chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước, Choe Tae Bok, bí thư đảng chuyên về đối ngoại, Kim Ki Nam, Bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Phó Thống chế Ri Yong Ho, đứng đầu đội ngũ tướng lĩnh; Kim Yong Chun, Bộ trưởng Quốc phòng; U Dong Chuk, đứng đầu bộ máy tình báo; và Kim Jong Gak, một tướng 4 sao. Với sự nhỉnh trội hơn của các quan chức quân đội trong danh sách, ta có thể thấy rằng chính sách songun sẽ tiếp tục.
Đáng tiếc là sự bí hiểm trong việc thay đổi đường lối chính trị nội bộ của Bắc Hàn và tính mờ ám vốn có của việc thiết lập chính sách ngoại giao có nghĩa là tất cả những việc này cũng chỉ là đoán mò. Nhưng với sự yếu kém chung của Kim Jong Un trong nước, và chắc chắn rằng anh ta sẽ muốn chứng tỏ bản thân mình với giới quân sự, thật khó mà tưởng tượng được rằng sẽ sớm có những thay đổi hoặc tiếp xúc với bên ngoài.
.
.
.
No comments:
Post a Comment