S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Thu, 01/26/2012 - 08:55 — tuongnangtien
“... không bà mẹ nào muốn con là thánh.”
N.B.P
Ý tưởng thượng dẫn của nhà văn Nguyễn Bình Phương, trong tác phẩm mới nhất của ông ( Xe Lên Xe Xuống *), xem ra, hơi lạ. Nó khiến tôi không dưng mà cảm thấy vô cùng ái ngại cho cụ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của ông Hồ Chí Minh, người vẫn thường được mô tả như là một vị thánh, ở Việt Nam.
Thánh nhân hay tạo ra những thánh địa. Nhỏ nhất cũng cỡ thành phố rực rỡ tên vàng. Lớn hơn chút xíu là cấp thủ đô của lương tâm nhân loại. Còn lớn nữa thì cả một đất nước của niềm tin và hy vọng. Ngoài ra, thánh nhân cũng thường là nguyên do cho những Thời Đại Của Thánh Thần, như Thời Đại Hồ Chí Minh Quang Vinh – chả hạn.
Các thánh (tất) không nhiều nhưng cũng không hiếm lắm. Họ vẫn xuất hiện lai rai ở khắp mọi nơi. Chỉ riêng tại Châu Á, đã có nhiều nhân vật hóa thánh và được sùng kính hết cỡ: bác Mao, bác Pol Pot, bác Kim Đại Thành, bác Kim Chính Nhật...
Có điều rất đáng phàn nàn là tiêu chuẩn để hiển thánh của những nước xã hội chủ nghĩa anh em, dường như, không được chia sẻ bởi đa phần nhân loại. Bên kia dẫy núi Pyréneés thiên hạ lại nhìn qúi bác bằng đôi mắt (hoàn toàn) khác, với tên gọi cũng khác – những nhà độc tài, hay những tên bạo chúa – thay cho hai chữ thánh nhân. Tiêu chuẩn bình chọn và xếp hạng của họ cũng khác hẳn, căn cứ theo số sinh linh đã bị sát hại trong thời gian các bác cầm quyền – chứ không dựa vào tượng đài, lăng tẩm, hay văn thơ (cung đình) nhan nhản trên những phương tiện truyền thông của nhà nước. Xin đan cử một thí dụ, tìm thấy ở trang filibustercartoons.com:
Dictators responsible for massive crimes against humanity (over 20 million death)
Name | Country | Time in Power | Regime | Notable Events | After... |
Joseph Stalin | USSR | 1924-1953 | Communist | Revolutionary regime | died in office |
Adolph Hitler | Germany | 1933-1945 | Fascist | World War II, Jewish Holocaust | committed suicide |
Mao Tse-Tung | China | 1945-1976 | Communist | Revolutionary regime | died in office |
Dictators responsible for massive crimes against humanity (at least 1 million death)atrocities (east 1 million dead)
Name | Country | Time in Power | Notable Events | Regime type | After... |
King Leopold II | Belgium | 1865-1909 | Colonization of the Congo | Monarch | died in office |
Kaiser Wilhelm II | Germany | 1888-1918 | World War I | Monarch | fled, died in exile |
Czar Nicholas II | Russia | 1894-1917 | World War I | Monarch | overthrown, killed |
Enver Pasha, member of triumvirate dictatorship | Turkey | 1913-1918 | Armenian genocide | Military | fled, died in rebellion |
Vladimir Lenin | USSR | 1917-1924 | Russian Civil War | Communist | died in office |
Emperor Hirohito | Japan | 1926-1989 | World War II | Monarch | died in office |
Prime Minister Hirota Koki | 1936-1937 | Military | resigned, tried, executed | ||
Prime Minister Tojo Hideki | 1941-1944 | Military | resigned, tried, executed | ||
President Chiang Kai-shek | China / Taiwan | 1928-1949 | Chinese Civil War | Military | died in office |
President Ho Chi Minh | North Vietnam | 1945-1969 | Vietnam War | Communist | died in office |
President Kim Il Sung | North Korea | 1948-1994 | Korean War | Communist | died in office |
President Yahya Khan | Pakistan | 1969-1971 | Indo-Pakistan War | Military | resigned, died |
President Saddam Hussein | Iraq | 1969-2003 | Iran-Iraq War, Kurdish genocide | one party state | overthrown, tried, executed |
Prime Minister Pol Pot | Cambodia | 1975-1979 | Cambodian genocide | Communist | overthrown, arrested, died awaiting trial |
President Kim Jong Il | North Korea | 1994- | chronic famines | Communist | still in power |
Generally bad dictators (over 10,000 killed)
President Kemal Ataturk | Turkey | 1920-1938 | one party state | died in office |
Prime Minister Benito Mussolini | Italy | 1922-1943 | Fascist | overthrown, killed |
Prime Minister Antonio de Salazar | Portugal | 1932-1968 | Fascist | resigned, died |
Francisco Franco | Spain | 1939-1975 | Fascist | died in office |
Prime Minister Ion Antonescu | Romania | 1940-1944 | Fascist | overthrown, tried, executed |
Ante Pavelic | Croatia | 1941-1945 | Fascist | overthrown, died in exile |
Gheorghe Gheorghiu | Romania | 1945-1965 | Communist | died in office |
President Tito | Yugoslavia | 1945-1980 | Communist | died in office |
President Yakubu Gowon | Nigeria | 1966-1976 | Military | overthrown, still living |
President Suharto | Indonesia | 1967-1997 | Military | resigned, still living |
President Idi Amin | Uganda | 1971-1980 | Military | overthrown, died in exile |
President Mengistu Haile | Ethiopia | 1974-1991 | Communist | fled, lives in exile |
President Le Duan | Vietnam | 1976-1986 | Communist | died in office |
President Babrak Karmal | Afghanistan | 1979-1987 | Communist | resigned, died in exile |
President Slobodan Milosevic | Yugoslavia | 1997-2000 | Fascist | resigned, arrested, died awaiting trial |
President Omar al-Bashir | Sudan | 1989- | Military | Still in office |
Bản bình chọn này cũng đã được phổ biến, vào ngày 9 tháng 01 năm 2012, trên danchimviet.infor, cùng với lời thuyết minh như sau:
“ Trang mạng kể trên đã chia các nhân vật lịch sử thế giới ra làm 3 loại quái vật tùy theo mức độ tội ác mà họ gây ra cho nhân loại.
- Chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 20 triệu người: Stalin, Hitler và Mao.
- Chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất một triệu người: Danh sách này có 15 người, trong đó có Hồ Chí Minh, Polpot, Lenin, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Saddam Hussein…
- Chịu trách nhiệm về cái chết của trên 10.000 người: Có 16 nhân vật, trong số đó có cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam- Lê Duẩn.
“Nếu phân theo hình thức phạm tội ác thì có 4 loại: Phát xít, cộng sản, chế độ quân phiệt và chế độ quân chủ. Chủ nghĩa cộng sản góp mặt 12 người.
Các nước ‘vinh hạnh’ có 2 người là Nga (Stalin, Lenin), Việt Nam (Hồ Chí Minh, Lê Duẩn), Bắc Triều Tiên (cha con ông Kim). Số còn lại rơi vào Campuchia, Romania, Nam Tư (cũ), Trung Quốc, Ethiopia và Afghanistan.”
Bác Hồ Chí Minh đang từ thánh bỗng hoá thành một con quái vật, và bị “qui chụp” tội phạm chống lại nhân loại ở mức đại trà (massive crimes against humanity). Làn ranh giữa thánh thần và ác qủi (thiệt) mong manh dễ sợ. Thảo nào “... không bà mẹ nào muốn con là thánh.”
Có con hoá thánh theo kiểu bác Hồ – ngó bộ – lôi thôi thật, lôi thôi lắm, và (e) là sẽ còn lôi thôi lâu chứ không phải bỡn.
Why?
Thì tại vì cái nước mình nó thế chứ sao! Cứ như bên nước bạn, ở bắc Hàn chẳng hạn, thời gian hóa thánh chỉ có hạn thôi. Tượng đài của bác Kim Đại Thành, Kim Chính Nhật, hay Kim Chính Ân ... dù có dựng lên khắp nơi chăng nữa cũng sẽ bị giật sập ngay, và kể như xoá sổ, sau khi chế độ của họ sụp đổ.
Ở ta thì khác, theo như mong mỏi của ông Tố Hữu:
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng.
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ta không có hàng ngàn “tượng đồng phơi những lối mòn” của lãnh tụ như bên nước bạn, thay vào đó là hàng vạn áng văn/thơ ca tụng “manh áo vải” và “hồn muôn trượng” của thánh nhân – cùng với hàng triệu trang sách báo, cùng sách giáo khoa tung hô công đức của Người. Đó là chưa kể đến vô số những bản nhạc ... thương râu, nhớ dép được hát ra rả suốt ngày qua hệ thống loa phường – ở Việt Nam.
Văn hoá của Đảng (ta) để lại ấn tượng trong lòng dân sâu và lâu hơn những tượng đài, ở Bắc Hàn, nhiều lắm. Báo có bài viết về tình cảm mà người dân dành cho Bác. Xin đan cử một thí dụ:
“Bà tôi không theo đạo bà bảo chiếc gối bông là 'chiếc bùa hộ mệnh' của bà. Tôi để ý mỗi khi có việc gì hệ trọng thì bà lại lần giở chiếc gối, lấy ra một tờ giấy ố vàng đưa lên áp vào ngực và lẩm nhẩm khấn vái như người ta đọc kinh…”
“Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước rợp cờ hoa mừng giải phóng, bà tôi lặng lẽ làm mâm cơm thắp hương lên bàn thờ Bác. Khác với mọi lần, bà tôi kính cẩn khấn vái rất lâu, nước mắt bà chảy dài làm tôi cũng muốn khóc theo. Khấn vái xong bà gọi tôi đến lấy cho bà chiếc gối. Tôi hồi hộp nhìn theo tay bà lần giở từng lớp bông gòn lấy ra một túi nilông đựng một tấm ảnh Bác Hồ đen trắng được bà cắt ra từ tờ báo Quân đội Nhân dân cũ và một tờ giấy ố vàng hơi nhàu, đó là bản Di chúc của Bác.” (“Chiếc Gối Thần Của Bà Tôi”, Tuổi Trẻ Online 22/06/2007).
“Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước rợp cờ hoa mừng giải phóng, bà tôi lặng lẽ làm mâm cơm thắp hương lên bàn thờ Bác. Khác với mọi lần, bà tôi kính cẩn khấn vái rất lâu, nước mắt bà chảy dài làm tôi cũng muốn khóc theo. Khấn vái xong bà gọi tôi đến lấy cho bà chiếc gối. Tôi hồi hộp nhìn theo tay bà lần giở từng lớp bông gòn lấy ra một túi nilông đựng một tấm ảnh Bác Hồ đen trắng được bà cắt ra từ tờ báo Quân đội Nhân dân cũ và một tờ giấy ố vàng hơi nhàu, đó là bản Di chúc của Bác.” (“Chiếc Gối Thần Của Bà Tôi”, Tuổi Trẻ Online 22/06/2007).
Từ 30 tháng 4 năm 1975 đến nay đã hơn một phần tư thế kỷ. Người phụ nữ Việt Nam, với chiếc gối thần dấu kín tấm ảnh và di chúc Bác (e) đã qua đời. Tuy thế, những thế hệ người Việt kế tiếp vẫn cứ một lòng thương nhớ Bác – kể cả những em bé lên ba:
“Kỳ thật Bống và Bác, không, chính xác phải là Cụ Hồ, sống cách nhau cả thế kỷ. Ấy thế mà chỉ cần một lần vào thăm lăng Bác, dăm ba lần xem phim tư liệu về Bác Hồ, xem ảnh và nghe mẹ kể những câu chuyện về tình cảm của Bác Hồ với trẻ em, Bống đã cảm thấy gần gũi và kính trọng Bác.
Đến nỗi mấy hôm nay, khi các đài truyền hình liên tục giới thiệu những đoạn phim về Bác Hồ vui chơi với thiếu nhi và những bài hát, điệu múa liên quan đến chủ đề này là Bống lại cảm động, cảm xúc dâng trào, dụi vào lòng mẹ và thổn thức:’Con nhớ Bác Hồ quá’. Rồi nước mắt vòng quanh, Bống lại nói, con nhớ Bác Hồ lúc còn sống, chơi với trẻ con ấy...
Tối qua khi đi ngủ, chẳng ai nói gì đến chuyện này nhưng bỗng dưng Bống sụt sịt. Mẹ hỏi sao thế thì Bống òa lên khóc: ‘Con nhớ Bác Hồ quá!’. Mẹ càng hỏi, càng dỗ dành thì Bống càng khóc nhiều hơn. Mẹ nói ‘để hôm nào mẹ bảo bố cho con đi lăng Bác nhé’. Bống òa lên nức nở, như những lần bị mẹ đánh oan:’Con nhớ Bác Hồ lúc còn sống, lúc bác nói chuyện với các em bé. Sao Bác Hồ lại chết hả mẹ? Sao Bác không sống mãi mãi với con như là hai mẹ con mình mãi mãi bên nhau vậy?"
“Bống làm bố mẹ luống cuống. Cuống vì không biết dỗ con thế nào, và lúng túng vì con khóc thương quá. Nhưng quả thật đây là tình huống mà cả hai bố mẹ không hề nghĩ đến, thậm chí có tưởng tượng cũng chẳng thể tưởng tượng ra chuyện này.Sao Bống của mẹ lại đa sầu đa cảm đến thế nhỉ?” (“Con Nhớ Bác Hồ Quá”, VnExpress 26/09/2007).
“Đa sầu, đa cảm đến thế” là yếu tính chung của rất nhiều người cầm bút (trong hợp tác xã tư tưởng) ở Việt Nam, chứ chả riêng gì bé Bống. Chính những ông bà văn thi sĩ (quốc doanh) này đã làm cho bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Di sản của Bác cũng như của cả nền văn hoá Đảng rất khó bị phân hủy với thời gian. Nó sẽ còn lưu lại rất lâu, ở đất nước chúng ta. Và đây là sự bất hạnh (chung) cho cả dân tộc Việt, chứ chả riêng chi cụ bà Hoàng Thị Loan. Hèn chi mà“... không bà mẹ nào muốn con là thánh.”
Tưởng Năng Tiến
(*) Sách do Diễn Đàn Thế Kỷ xuất bản tháng 12, 2011, giá 20 mỹ kim. Liên lạc với nhà xuất bản: (714) 839-8746 hoặc: phamxuandai@yahoo.com. Có bán tại các hiệu sách vùng Little Saigon. Mua sách qua bưu điện: Trong nước Mỹ, xin gửi chi phiếu hoặc bưu phiếu $22, ngoài nước Mỹ, xin gửi $25 / một cuốn. Đề tên người nhận YEN TRAN, Diễn Đàn Thế Kỷ, 9702 Bolsa Ave #112, Westminster CA 92683 – USA
.
.
.
No comments:
Post a Comment