Edward Wong
Nguồn: The New York Times
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Tue, 03/29/2011 - 19:26
BẮC KINH - Theo tuyên bố hôm thứ Hai từ một nhóm vận động, một tổ chức đại diện Liên hợp quốc về nhân quyền đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải lập tức trả tự do cho người luật sư tranh đấu cho nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc đã bị giam gần một năm nay. Luật sư Cao Trí Thịnh, từng nói rằng ông đã bị tra tấn trong những đợt bị cầm tù trước đây.
Trong một tuyên bố bằng văn bản, Nhóm công tác về sự Giam giữ Tùy tiện, một cơ quan của LHQ cũng cho biết rằng chính phủ Trung Quốc nên "bồi thường cho những thiệt hại gây ra" cho luật sư Cao Trí Thịnh. Một Ki tô hữu nhiệt thành đã nhiều lần bị giam giữ - và bị tra tấn, như ông đã trình bày - ông Cao đã bảo vệ các học viên Pháp Luân Công, một nhóm tâm tinh bị ngăn cấm sau một chiến dịch đàn áp tàn bạo của các lực lượng an ninh Trung Quốc.
"Nhóm Công tác Liên hợp quốc cho rằng việc giam giữ ấy vi phạm luật pháp quốc tế, vì sự mất tích của Cao là một hình phạt cho việc thực hiện các quyền cơ bản con người của ông và vì chính phủ không đáp ứng được ngay cả đến những tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu cho đúng thủ tục" nhóm cho biết trong tuyên bố của mình. Đó là tuyên bố đầu tiên được gửi tới chính phủ Trung Quốc trong tháng bảy, và đã được công bố vào hôm thứ Hai của Freedom Now, một nhóm vận động đã làm việc về trường hợp của ông Cao.
Khi đưa ra tuyên bố của mình, nhóm công tác đã trừng trị Trung Quốc, một trong những nước có ảnh hưởng nhất tại Liên Hiệp Quốc với một trong năm ghế thường trực, có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an.
Các trang web của nhóm công tác này đang xem xét danh sách giam giữ của năm thành viên, từ Senegal, Pakistan, Chile, Na Uy và Ukraine. Nhóm hình thành các hồ sơ báo cáo cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không có phản ứng ngay tức thời về bản tuyên bố của nhóm công tác này.
Trường hợp của ông Cao đã thu hút được sự chú ý mạnh mẽ từ những người bảo vệ nhân quyền vì ông từng cho biết mình đã bị tra tấn khi bị bắt vào năm 2007 và một lần nữa trong 14 tháng, kết thúc vào tháng 3 năm 2010. Trong thời gian bị giam giữ trước, khi được thả ra, ông đã kể lại với mọi người rằng mình đã bị đánh bằng dùi cui điện và bị dí thuốc lá đang cháy vào gần mắt. Lần thứ hai bị bắt giữ, ông đã nói với hãng thong tấn AP rằng nhân viên an ninh đánh đập ông với bao súng trong hai ngày đặc biệt khủng khiếp.
Hai tuần sau, ông mất tích một lần nữa và đã không được nghe biết gì từ trong năm nay.
Trong cuộc phỏng vấn với một nhà sản xuất phim và phóng viên của AP, được tthực hiện trong một trà thất ở Bắc Kinh, ông Cao mô tả đã được chuyển sang một khu vực khác ở Bắc Kinh, thuộc tỉnh Thiểm Tây và khu vực cực tây của Tân Cương. Ông cho biết mình đã bị trùm đầu kín tại các thời điểm khác nhau, bị trói bằng thắt lưng, phải ngồi bất động đến 16 tiếng đồng hồ và bị dọa giết chết. Ông kể, một người cầm giữ đã nói với ông vào tháng Chín năm 2009 rằng: "Anh phải quên mình là con người. Anh là một con vật".
Ông Gao đã bị bắt giữ ngay sau khi Geng He, vợ của ông đã chạy trốn sang Hoa Kỳ qua ngả Thái Lan vào đầu năm 2009. Cô đã tìm cách xin tị nạn và hiện sống ở San Francisco với hai con nhỏ của họ.
Ông Cao Trí Thịnh cùng vợ và hai con
Trong những tuần gần đây, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ một số lượng lớn những người ủng hộ dân quyền, các luật sư và các nhà đối kháng. Các cuộc đàn áp bắt đầu vào cuối tháng Hai, khi xảy ra lời kêu gọi bí mật cho một cuộc "Cách mạng Hoa Nhài” ở Trung Quốc, phỏng theo cuộc nổi dậy của Tunisia gần đây, nổi lên trên Internet. Lời kêu gọi đó trùng hợp với cuộc họp thường niên của Quốc hội Nhân dân và cơ quan tư vấn lập pháp vốn thường là một thời điểm nhạy cảm ở Bắc Kinh.
Những người Bảo Vệ Nhân Quyền Trung Quốc, một nhóm vận động, cho biết tuần trước rằng ít nhất có 23 người đã bị giam giữ để điều tra hình sự, liên quan đến những lời kêu gọi cho một cuộc cách mạng Jasmine. Hai người đã được thả. Một người vẫn còn bị giam giữ - Tuần rồi, Ran Yunfei, một nhà văn ở tỉnh Tứ Xuyên - bị chính thức kết tội kích động lật đổ nhà nước, theo một báo cáo của Reuters hôm thứ Hai, trích dẫn lời Wang Yi, một người bạn của ông Ran.
Cũng có một làn sóng bắt giữ xé rào tuỳ tiện, trong đó, hoặc bắt giam hoặc làm cho mất tích mà không hề thông báo gì cho gia đình hoặc bạn bè về bất kỳ nguyện nhân điều tra hình sự hoặc lý do nào khác. Những trường hợp này bao gồm sáu luật sư bảo vệ dân quyền nổi tiếng.
.
.
.
Anh Vũ - RFI
Thứ ba 29 Tháng Ba 2011
Theo AFP, hôm nay 29/3, Bắc Kinh trả lời không xem xét lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc đòi trả tự do cho luật sư Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng), bị chính quyền giam giữ bí mật từ hơn hai năm nay. Theo nhóm công tác về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, việc giam giữ ông Cao Trí Thịnh vi phạm Tuyên ngôn phổ quát về Nhân quyền cũng như Công ước của Liên Hiệp Quốc về Dân quyền và Chính trị, mà Trung Quốc là nước đã ký, nhưng không phê chuẩn.
Trả lời câu hỏi của báo chí, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, tuyên bố: «Trung Quốc nhận rõ tầm quan trọng của việc hợp tác với các định chế về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, đồng thời kêu gọi các cơ quan này tôn trọng chủ quyền tư pháp của Trung Quốc».
Dựa trên kết luận của tổ chức bảo vệ nhân quyền Freedom Now, một nhóm công tác của tiểu ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã ra lời kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho luật sư Cao Trí Thịnh vì nhận thấy việc giam giữ ông là vi phạm các công ước quốc tế cũng như luật pháp của Trung Quốc.
Lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc đánh giá ông Cao Trí Thịnh là một « luật sư xuất chúng, nổi tiếng bởi những hoạt động bảo vệ nhân quyền ». Ông bị chính quyền bắt và giam giữ bí mật từ năm 2009. Công an cũng như các cơ quan tư pháp của Trung Quốc đều không công bố lệnh bắt giam, hay cáo trạng chống lại luật sư Cao. Chính quyền, thậm chí, còn không thừa nhận việc giam giữ hoặc giải thích lý do bắt giam ông Cao Trí Thịnh.
Theo nhóm công tác về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, việc giam giữ ông Cao Trí Thịnh vi phạm Tuyên ngôn phổ quát về Nhân quyền cũng như là công ước của Liên Hiệp Quốc về Dân quyền và Chính trị, mà Trung Quốc là nước đã ký nhưng không phê chuẩn.
Văn kiện của cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bắc Kinh "trả tự do ngay lập tức cho ông Cao Trí Thịnh và yêu cầu chính phủ, khi bắt giữ hay xét xử ai, phải tuân theo luật pháp quốc tế".
Luật sư Cao Trí Thịnh là người tích cực tham gia bảo vệ dân quyền, từng đứng ra bênh vực cho nhiều "dân oan" chống lại sự lạm quyền của quan chức địa phương và bào chữa cho các thành viên các nhóm tôn giáo thiểu số, trong đó có phong trào Pháp Luân Công bị cấm hoạt động.
.
.
.
No comments:
Post a Comment