Người Buôn Gió
Mar 30, '11 4:21 AM
Ở nhiều nước tiến bộ trên thế giới, việc tự ứng cử quốc hội là một điều bình thường. Các ứng cử viên độc lập tự do đi vận động xin chữ ký, thậm chí là xin cả tiền tài trợ để phục vụ cuộc vận động lá phiếu bầu cử cho mình.
Mặc dù ở Việt Nam, việc tự ứng cử được hiến pháp và luật pháp cho phép. Thế nhưng lượng người tự ứng cử bao giờ cũng ít ỏi. Điều lạ lùng là dư luận còn ngạc nhiên trước việc làm bình thường là tự ứng cử đây. Nhiều người còn nghĩ rằng những người tự ứng cử là chơi ngông, là khác người, là có ý đồ thế này thế kia.
Trung ương Đảng đưa ra gần 200 đại biểu ứng cử vào quốc hội, còn lại các doanh nghiệp nhà nước, khối hành chính nhà nước, viện, trường, quân đội, công an....và dân tộc thiểu số
Con số người tự ứng cử quá nhỏ bé so với đám ứng cử viên khổng lồ được giới thiệu kia.
Phải chăng vì họ chiếm số ít như vây, cho nên họ không phải là người bình thường như dư luận nghĩ hay bị '' định hướng'' nghĩ.?
Bài viết này nói sơ về một người tự ra ứng cử đại biểu quốc hội khóa 13.
Luật Sư Lê Quốc Quân, giám đốc công ty Giải Pháp Việt.
Thành lập công ty Giải Pháp Việt từ năm 2001, bình quân giám đốc Lê Quốc Quân đóng góp thuế cho nhà mỗi năm là 100 triệu đồng, công ty anh có gần 20 nhân viên. Họ được mức lương xứng đáng với công sức bỏ ra và môi trường làm việc thuận lợi cùng với các chế độ lao động đầy đủ.
Công ty Giải Pháp Việt tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ có ý đầu tư vào Việt Nam, là người có trách nhiệm với đất nước, Quân thường từ chối những công ty nước ngoài có ý định làm ăn tại Việt Nam mà công việc của họ ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa và gây bất lợi cho nhân dân và đất nước Việt Nam.
Mặc dù ở Việt Nam, việc tự ứng cử được hiến pháp và luật pháp cho phép. Thế nhưng lượng người tự ứng cử bao giờ cũng ít ỏi. Điều lạ lùng là dư luận còn ngạc nhiên trước việc làm bình thường là tự ứng cử đây. Nhiều người còn nghĩ rằng những người tự ứng cử là chơi ngông, là khác người, là có ý đồ thế này thế kia.
Trung ương Đảng đưa ra gần 200 đại biểu ứng cử vào quốc hội, còn lại các doanh nghiệp nhà nước, khối hành chính nhà nước, viện, trường, quân đội, công an....và dân tộc thiểu số
Con số người tự ứng cử quá nhỏ bé so với đám ứng cử viên khổng lồ được giới thiệu kia.
Phải chăng vì họ chiếm số ít như vây, cho nên họ không phải là người bình thường như dư luận nghĩ hay bị '' định hướng'' nghĩ.?
Bài viết này nói sơ về một người tự ra ứng cử đại biểu quốc hội khóa 13.
Luật Sư Lê Quốc Quân, giám đốc công ty Giải Pháp Việt.
Thành lập công ty Giải Pháp Việt từ năm 2001, bình quân giám đốc Lê Quốc Quân đóng góp thuế cho nhà mỗi năm là 100 triệu đồng, công ty anh có gần 20 nhân viên. Họ được mức lương xứng đáng với công sức bỏ ra và môi trường làm việc thuận lợi cùng với các chế độ lao động đầy đủ.
Công ty Giải Pháp Việt tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ có ý đầu tư vào Việt Nam, là người có trách nhiệm với đất nước, Quân thường từ chối những công ty nước ngoài có ý định làm ăn tại Việt Nam mà công việc của họ ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa và gây bất lợi cho nhân dân và đất nước Việt Nam.
Làm ăn minh bạch, đóng thuế đầy đủ, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người. Một gia đình hạnh phúc với người vợ và hai đứa con. Có đời sống vật chất tương đối, con cái giáo dục ở môi trường tốt...gia đình hòa thuận, đồng nghiệp quý mến, bạn bè thân thiện.
Một người như Quân thì có gì là khác thường với bao nhiêu các doanh nhân khác.?
Phải chăng khác người là Lê Quốc Quân không phải đảng viên đảng cộng sản mà dám tự ứng cử ?
Quân là người bình thường như mỗi chúng ta, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Hy vọng mong muốn của luật sư Lê Quốc Quân là muốn đem ý chí và tâm huyết của mình để đóng góp cho xã hội, đất nước là một việc bình thường trong mỗi suy nghĩ của chúng ta.
Còn số người nào đó cho đó là không bình thường, thì chính họ mới có ''vấn đề không bình thường, không minh bạch'' vì những lợi ích và mục tiêu của họ.
.
.
Lê Quốc Quân
Tuesday, March 29, 2011
Hồi bé mình thích đi xem xiếc và đam mê ảo thuật ! Nay chứng kiến nhiều vụ làm xiếc người xin kể lại bà con biết.
Bà con trong tòa nhà của mình vốn hiền lành và yêu quý mình. Số là mình vốn là con người quảng giao, thân thiện với mọi người. Nhưng quan trọng hơn đã cùng bà con đấu tranh với chủ đầu tư đạt một số quyền lợi cho toàn bộ tổ dân phố.
Thế rồi, mọi chuyện bắt đầu khi mình thực hiện quyền Công dân, mạnh dạn làm Hồ sơ ứng cử quốc hội.
Trong những ngày đầu biết tin, bà con hồ hởi bắt tay chúc mừng vì đã qua vòng hiệp thương lần 1. Buổi sáng tập thể dục gặp mọi người vui vẻ lắm, sau đó đứng ngay đầu tòa nhà chào mọi người, dân trong tổ thân thiện, cảm nhận được sự tôn trọng, níu lấy nói chuyện, động viên, động viên....
Thế rồi, vào đêm cuối của tuần trước, Đảng bộ trong toàn bộ cụm tiến hành họp. Tổ mình thì ít đảng viên vì hầu hết là anh em trí thức, tầng lớp trung lưu mới nên không đi. Nhưng có một bác đảng viên già mình quen ở tổ khác thông báo lại là có đến gần 40 đảng viên các nơi về dự, hầu hết là đã luống tuổi. Dành gần 2 tiếng chỉ để "tố" mình.
Họ chẳng quen biết gì mình nhưng đồng lòng nói rằng mình là thành viên của 7 tổ chức đảng phái chính trị đối lập với Đảng Cộng sản. Đặc biệt còn là thành viên cao cấp của một tổ chức "khủng bố". Tất cả nhao nhao, đấm ngực đề nghị phản đối, phản đối.... Tội thật, Họ phản đối một vấn đề mà cả cơ quan an ninh của Bộ Công An suốt 20 năm theo dõi và 100 ngày tam giam với đầy đủ các phương tiện xác minh cũng không xác minh được.
Kể từ buổi họp đó con virus "tình báo" lây lan......mấy hôm sau tự nhiên toàn bộ tổ của mình ở có vẻ như thành điệp viên tất cả. Mọi người cố gắng lảng tránh nhưng lại muốn truyền thông điệp. Gỉa làm như không biết nhưng tình cảm với mình lại cao hơn. Lúc tập thể dục, lúc đi lướt qua, lúc lấy xe máy, lúc giả vờ viết.....có vẻ lén lút, đầy âm thầm, xúc động mà chuyển tải "cố lên, cố lên, cẩn thận, nguy đó, đấu tố..."
Nhìn xung quanh giờ có nhiều người có vẻ lạ lùng kỳ cục, có một vài người chạy ào đến giúi vội một mảnh giấy rồi đi dù rằng ngày hôm trước vẫn gặp nhau một cách thoải mái hồn nhiên. Có người gặp mình tự nhiên run, có người bỏ chạy như ma đuổi, có người lại nghĩ ra cách truyền tin an toàn, qua nick chat....
Tất cả mọi người bắt đầu có vẻ lo sợ một cái gì đó. Kể từ khi Đảng nói về trị an, sự bất an trong tâm hồn mỗi người có vẻ lớn lên. Đối với họ và đối với toàn bộ khu nhà lắc lư, lắc lư...như dư chấn ở Nhật Bản.
Thế nhưng mình cũng nhiệt huyết không kém, cố gắng đi giải thích rõ cho họ về mình, trình bày lí lịch rõ ràng, không dấu diếm. Thế là mình lại khởi động một cuộc chơi với chính quyền cấp cơ sở. Suốt ngày hôm qua ai đó lại tung ra lực lượng đi vận động lại, từng nhà, tha thiết, tha thiết....
Có sự bất an nhưng cũng chưa bao giờ bà con ở trong khu phố lại cảm giác được tôn trọng, được Chính quyền quyến luyến đến như thế, huyên náo trong lòng....
Ôi, Hỡi đất trời của tự do, của sông núi, của lương tâm. Tại sao chúng ta không sống an nhiên tự tại, đối mặt với tất cả các vấn đề một cách bình thường.
Ưng cử quốc hội ư ? tích cực ư ? làm người ở Việt Nam ư ???. Khôi hài, khôi hài quá sức. Diễn, diễn rồi....Xiếc, xiếc.. món mình yêu thích ngày xưa.
Vài dòng kể chơi ngày họp lấy phiếu tín nhiệm,
.
.
Nữ Vương Công Lý
29/03/11 10:14 AM
Theo tôi được biết những trường hợp tự ứng cử thường bị Chính quyền dùng cách loại ngay ở tổ dân phố. Thay vì lấy phiếu tín nhiệm một cách nghiêm túc và đúng luật thì họ tổ chức các buổi đấu tố và áp đặt một kết quả trái với nguyện vọng của cử tri nơi cư trú. Cụ thể là trường hợp của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã tự ứng cử và cả nhà đã được mời đến để nghe những người ở nơi khác đến đấu tố một cách vô cùng khốc liệt. Anh Nguyễn Phương Anh ở Đại học Bách Khoa khi đi họp lấy phiếu tín nhiệm còn bị kèm bởi hai công an như một tội phạm để nghe đấu tố mà không được phát biểu ý kiến gì. Luật sư Định, Luật sư Đài, Doanh Nhân Lê Thăng Long hay thầy giáo Người đương thời Đỗ Việt Khoa…cũng bị loại ngay tại tổ dân phố vì những lý do như vậy.
Nữ Vương Công Lý: Kính chào anh Lê Quốc Quân, chúng tôi được biết là anh đã tham gia ứng cử ĐBQH khóa 13, Điều đó có đúng không ? và nếu đúng thì mong muốn của anh là gì ?
Ls Lê Quốc Quân: Đúng, tôi đã làm đơn ứng cử Đại biểu quốc hội. Tôi đã nộp đầy đủ hồ sơ theo đúng trình tự pháp luật. Mục đích ứng cử của tôi là trở thành một đại biểu quốc hội để đóng góp vào quá trình làm luật tại Quốc Hội nhằm xây dựng một Nhà nước dân chủ, pháp quyền.
Nữ Vương Công Lý: Cho đến nay thì anh đã ở bước nào của quá trình tự ứng cử và anh có khó khăn gì không ?
Ls Lê Quốc Quân:Tôi đã nộp đơn theo đúng quy định và có tên trong danh sách những ứng cử viên của Thành phố Hà Nội, hiện đang trong quá trình lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và nơi làm việc. Sáng nay đại diện công ty tôi làm việc đã đến văn phòng của mặt trận tổ quốc Thành phố Hà Nội nộp Biên bản lấy tín nhiệm của tôi tại cơ quan. Tổng số 14 nhân viên trong công ty tôi đã bày tỏ sự tin tưởng vào đạo đức, khả năng và tâm huyết của tôi đối với đất nước và với nghề luật. 100% nhân viên tin tưởng rằng tôi có thể làm tốt nhiệm vụ là người đại diện nhân dân.
Nữ Vương Công Lý: Theo chúng tôi được biết là những người tự ứng cử trước đây đã gặp rất nhiều khó khăn và phải tự rút với những lý do rất là vô duyên. Đối với Luật sư thì có những khó khăn gì không ?
Ls Lê Quốc Quân:Tôi rất đam mê việc này và đã từng bị khó khăn rất nhiều cho nó. Năm 1997 khi còn là sinh viên Đại học Luật tôi cũng đã tự ứng cử nhưng đã bị dọa đuổi học và phải rút đơn. Tháng 3 năm 2007, khi đang cầm trên tay Hồ sơ ứng cử Đại biểu quốc hội khóa 12 thì bị bắt mà không có án. Lần tự ứng cử này thì cho đến bây giờ cũng có những vấn đề khó khăn nhưng tôi đã nỗ lực vượt qua và cho đến nay mọi việc vẫn đang theo đúng trình tự luật pháp.
Nữ Vương Công Lý: Bước tiếp theo của quy trình ứng cử quốc hội là gì và kế hoạch của anh là gì ?
Ls Lê Quốc Quân:Theo tôi được biết những trường hợp tự ứng cử thường bị Chính quyền dùng cách loại ngay ở tổ dân phố. Thay vì lấy phiếu tín nhiệm một cách nghiêm túc và đúng luật thì họ tổ chức các buổi đấu tố và áp đặt một kết quả trái với nguyện vọng của cử tri nơi cư trú. Cụ thể là trường hợp của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã tự ứng cử và cả nhà đã được mời đến để nghe những người ở nơi khác đến đấu tố một cách vô cùng khốc liệt. Anh Nguyễn Phương Anh ở Đại học Bách Khoa khi đi họp lấy phiếu tín nhiệm còn bị kèm bởi hai công an như một tội phạm để nghe đấu tố mà không được phát biểu ý kiến gì. Luật sư Định, Luật sư Đài, Doanh Nhân Lê Thăng Long hay thầy giáo Người đương thời Đỗ Việt Khoa…cũng bị loại ngay tại tổ dân phố vì những lý do như vậy. Mới cách đây 2 ngày là trường hợp Hiệp Sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, đại diện cho gần 6 triệu người khuyết tật ở Việt Nam, đã được nhiều báo chí ca ngợi trong tuần qua nhưng cũng đã bị loại một cách tức tưởi. Họ đưa những người lạ mặt không trong tổ dân phố của Hùng đến họp và giơ tay loại anh ấy vì lý do sức khỏe. (anh ấy là khuyết tật thì làm sao khỏe được ?!). Trường hợp của tôi thì đã nhận được giấy mời của UBMT Phường là sẽ có cuộc họp lấy ý kiến tín nhiệm tại nơi cư trú đối với tôi vào 8h tối ngày mai thứ 4 ngày 30/3. Cuộc họp sẽ được diễn ra tại Nhà họp tổ dân phố số 50 Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy.
Nữ Vương Công Lý: Đặt trường hợp ông sẽ bị loại như như những người đã đề cập thì ông sẽ nghĩ sao ?
Ls Lê Quốc Quân: Tôi ứng cử là thực hiện quyền công dân và tôi sẽ cố gắng hết sức mình cho việc đó. Tôi thành tâm mong muốn có cơ hội phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân và việc được trở thành một đại biểu quốc hội sẽ là một cơ hội tốt cho tôi. Tôi tự cho rằng mình là người có tín nhiệm ở khu phố và nếu tiến hành đúng luật pháp và đúng nguyện vọng chính đáng của nhân dân thì tôi sẽ không bị loại. Tôi đã cùng nhân dân tại tổ 64 đấu tranh và làm một số cuộc cách mạng “mini” vì quyền lợi của tổ dân phố nơi tôi cư ngụ. Đối với tổ tôi ở thì tôi rất tin tưởng thế nhưng theo tôi cảm nhận được từ trong hai ngày gần đây thì mọi thứ có vẻ không phải dễ dàng. Thực tế như thế nào thì phải chờ xem vào tối ngày mai.
Nữ Vương Công Lý: Là một người công giáo tự ứng cử, đó là điều hiếm hoi trong đất nước hiện nay ngoài 3 linh mục được Nhà nước chỉ định thì ông nghĩ gì trong việc này ?
Ls Lê Quốc Quân: Người công giáo chiếm 10% trong dân số, lẽ ra phải có đến 40-50 đại diện trong quốc hội nhưng hiện nay ngoài 3 linh mục được chỉ định vào quốc hội, theo Linh Mục Phan Khắc Từ thì không còn ai thực sự độc lập đại diện cho giáo dân. Bởi vậy, ngoài việc ra ứng cử với tư cách là một công dân đối với tổ quốc, với nhân dân. Tôi còn là một giáo dân và tôi cũng muốn đưa được tiếng nói của giáo dân đến diễn đàn quốc hội. Tất nhiên, kết quả như thế nào thì phải chờ xem.
Nữ Vương Công Lý: Xin cám ơn ông đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi.
Ls Lê Quốc Quân: Xin cảm ơn Chị
.
.
.
No comments:
Post a Comment