Tuesday, March 29, 2011

GIỚI THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM ĐÁNH BẠI LỆNH CẤM XUẤT KHẨU VÀNG THOI (Ben Bland)

Ben Bland

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ

Trong suốt hai năm qua, giới thương nhân kinh doanh vàng Việt Nam đã gửi các loại trang sức cao cấp bằng vàng trị giá hàng tỷ đô la để được nung chảy ở Thụy Sĩ nhằm phá vỡ lệnh hạn chế xuất khẩu vàng của chính phủ.
Trước năm 2008, Việt Nam từng xuất khẩu các số lượng nhỏ những đồ trang sức bằng vàng đến Thụy Sĩ, nơi thống trị ngành công nghiệp luyện kim vàng toàn cầu, để biến các món vàng từ nhẫn đeo tay đến những chân đèn trở thành các thỏi vàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhưng điều ấy đã thay đổi từ hai năm qua, khi Việt Nam trở thành nguồn nhập khẩu vàng duy nhất và lớn nhất của Thụy Sĩ, đa phần đã kết thúc trong các lò nung chảy được vận hành bởi các nhà luyện kim hàng đầu như Argor-Heraeus, Metalor, MKS Finance và Valcambi.

Cameron Alexander, một nhà phân tích cao cấp tại công ty tư vấn quý kim GFMS, cho biết: "Ở Việt Nam, ngân hàng đã không thể xuất khẩu vàng tự do, vì vậy họ đã làm ra đồ trang sức để có thể xuất khẩu. Đó là một kẽ hở và những người cần tiền đô la đã tận dụng được".

Theo Hải quan liên bang Thụy sĩ, năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu gần 61 triệu tấn quý kim - chủ yếu là các sản phẩm bằng vàng - sang Thụy Sĩ, tạo nên 2.6 tỉ sfr (2.8 tỉ USD). Trong năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 54 tấn, tạo ra 1.9 tỉ sfr, cao hơn hẳn từ 3,2 tấn có giá trị 71 triệu sfr trong năm 2008. Những con số này không bao gồm vàng thỏi, được coi là "tiền vàng".

Hasan Demir, người làm việc trong bộ phận thống kê tại hải quan Thụy Sĩ cho biết: "các công ty Thụy Sĩ từng có danh tiếng tuyệt vời trong việc tinh luyện vàng thỏi tinh khiết.

"Mức giá cao của vàng vào lúc ấy, gia tăng bởi sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam, đã kích thích các chủ sở hữu vàng Việt Nam bán vàng của họ ra".

Trong những năm gần đây, vàng tại Việt Nam đã có xu hướng buôn bán cao hơn giá quy định vì những hạn chế về nhập khẩu được hình thành nhằm ngăn chặn dòng tiền mặt chảy ra khỏi tiền đồng của Việt Nam.

Giới doanh nhân và người tiêu dùng lo lắng đã tích trữ đô la và vàng để bảo vệ chống lại lạm phát cao và sự phá giá của tiền đồng. Các nhà kinh tế tin rằng Việt Nam đang bị tình trạng chảy máu tài sản nghiêm trọng và không kiểm chứng được.

Việc bán đồ nữ trang bằng vàng đến Thụy Sĩ đã tăng mạnh vào dịp những hiếm hoi khi giá vàng trên đất liền thấp hơn giá quốc tế, theo bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Giám đốc điều hành của Công ty Nữ trang đá quý Sacombank, sở hữu của một ngân hàng địa phương cũng như nhiều công ty vàng bạc nữ trang và các thương nhân khác tại Việt Nam.

Nhiều nhà phân tích nói rằng những nỗ lực nhằm kiểm soát thị trường vàng Việt Nam của chính phủ đã bị phản tác dụng.

"Khi có những hạn chế, mọi người ai cũng tìm đường lậu để thoát và trong vài năm qua, chúng tôi đã nhìn thấy một số lượng vàng lớn di vào không chính thức qua Thái Lan, Lào và Campuchia, cũng như những dòng chảy khá mạnh từ Trung Quốc", Ông Alexander cho biết.

Số liệu chính thức Việt Nam cho thấy một dòng chảy ra (outflow) của vàng ròng 2 đến 3 tỷ USD một năm trong hai năm qua, chủ yếu là đến Thụy Sĩ. Nhưng số liệu thống kê từ Hội đồng Vàng Thế giới một nhóm vận động hành lang ngành công nghiệp khai thác mỏ, cho thấy một dòng chảy vào (inflow) từ 2 đến 3 tỷ USD / năm, theo Scott Robertson, đối tác sáng lập của tổ hợp Asia Markets, một công ty tư vấn.

Các nhà phân tích tin rằng sự khác biệt này là kết quả của nạn "chảy máu tài sản" (tạm dịch: capital flight), với sự việc người dân Việt Nam dùng tiền đồng mua vàng đã được nhập lậu vốn không xuất hiện trong số liệu thống kê chính thức.

Phân tích của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về "các sai lầm và thiếu sót" trong việc cân bằng các dự liệu thanh toán của chính phủ cho thấy rằng năm ngoái Việt Nam bị một dòng chảy ra không xác định được là 12 đến 13 tỉ, khoảng 12 phần trăm GDP.

"Hoặc là tài khoản thâm hụt hiện tại là không đúng sự thật hoặc luồng vốn được phóng đại hoặc đã có hiện tượng chảy máu tài sản tại chỗ, không hể được soi thấy trong số liệu chính thức", ông Benedict Bingham, đại diện cao cấp của IMF tại Việt Nam cho biết.

"Có thể là tất cả ba hiện tượng này cùng góp phần vào vấn nạn nhưng chỉ có hiện tượng cuối cùng có thể giải thích được một sự khác biệt lớn như thế . Đó là về cơ bản người dân chuyển từ tiền đồng sang đô la, vàng và giữ nó ở bên ngoài hệ thống ngân hàng".

.
.
.

No comments: