Joshua Rosenzweig
Nguồn: Wall Street Journal
Nguồn: Wall Street Journal
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Mon, 03/28/2011 - 19:20
Đất nước này đang quay trở lại với một loại chế độ độc tài nguyên thủy
Tháng này không phải là một tháng tốt lành cho giới bất đồng chính kiến ở Trung Quốc. Khi nhà chức trách tiếp tục càn quét các luật sư, nhà hoạt động và cư dân mạng trên khắp đất nước, càng ngày càng rõ ràng rằng một cuộc đàn áp dữ dội lên giới bất đồng chính kiến đang được tiến hành. Nhưng so với các chiến dịch đàn áp trước đây, lần này đáng sợ hơn bởi vì tính vô luật pháp hiển nhiên của nó.
Hàng chục người đã bị bắt trong cuộc đàn áp, nhiều khả năng phải đối diện với các án phạt tù nặng nề sau khi bị cáo buộc những tội phạm an ninh nghiêm trọng như lật đổ nhà nước. Nhưng họ là những người may mắn, vì ít nhất còn có thể được xét xử qua tiến trình pháp lý – dù còn thiếu sót – của Trung Quốc. Những người khác kém may mắn như luật sư Tang Jitian, Giang Tianyong, Teng Biao, Liu Shihui, Tang Jingling và Li Tiantian. Họ chỉ đơn giản là mất tích sau khi bị bắt giam chỉ hơn một tháng trước đây.
Dấu hiệu của việc thắt chặt kiểm soát đã được nhìn thấy trong nhiều năm. Việc bắt giữ và truy tố về các tội phạm an ninh nhà nước đã tăng vọt trong năm 2008 và vẫn còn ở mức cao. Nhưng nhà chức trách đang sử dụng một loạt các phương pháp bất hợp pháp mới để bịt miệng những người chỉ trích họ.
Giới công an chìm đã đặt các nhà đấu tranh và thân nhân của họ dưới hình thức hạn chế của việc quản thúc tại gia, tước đi các quyền hợp pháp của họ mà không có bất kỳ thủ tục nào. Công an đã ngăn chặn những người bị tình nghi không liên lạc được với luật sư của mình và giam giữ họ quá giới hạn thời gian quy định. Những nhân viên điều tra đã thực hành tra tấn mà không bị trừng phạt.
Nhưng cách thức đáng sợ nhất là làm cho mất tích vốn dường như đã trở thành gần như thường lệ.
Khi các đại diện của nhà nước làm một cá nhân biến mất, đó là một hành vi đe dọa được thiết kế để gieo nỗi sợ hãi không chỉ ở người bị bắt đi mà còn đối với ở những người có thể là nạn nhân kế tiếp. Nếu không có sự bảo vệ của luật pháp, những người bị mất tích có thể bị tra tấn hành hạ mà không hề có ai chịu trách nhiệm.
Ví dụ, luật sư tranh đấu cho nhân quyền Cao Trí Thịnh bị mọi người lo sợ là đã chết sau khi ông mất tích suốt hơn một năm. Khi thình lình tái xuất hiện vào tháng Tư sau những áp lực mạnh mẽ từ quốc tế, ông đã mô tả hành vi tàn bạo của việc tra tấn và ám chỉ điều đến các loại cư xử khác mà mình không thể nói ra. Sau đó ông đã mất tích một lần nữa và, một lần nữa, số phận của ông vẫn còn là bất định.
Hiện nay, các tin tức đang được tiết lộ ra từ những người ở gần Tang Jitian rằng ông đã bị đối xử tương tự. Liu Shihui đã bị đánh đập dã man trước khi bị đưa vào giam giữ. Teng Biao và Giang Tianyong có bị tra tấn không ? Nếu không có một bảo đảm đáng tin nào bởi pháp luật, chúng ta có lý do để đoán biết những điều tồi tệ nhất xảy ra cho họ.
Tháng trước, một nhà bất đồng chính kiến đã tiết lộ cho thấy những cách bắt giữ bất hợp pháp tiến hành ra sao. Trần Quan Thành, một nhà đấu tranh bị khiếm thị đã bị bắt ngay tại nhà riêng của mình, cùng với vợ và con của ông ta, kể từ khi được thả tự do vào tháng Chín năm ngoái từ nhà tù nơi ông đã bị giam giữ bốn năm ba tháng về một tội trạng bị vu khống. Trong một phim video lén đưa ra khỏi làng Sơn Đông của mình và đăng tải trên Internet, ông Trần và vợ đã tiết lộ sự việc họ đã bị canh gác suốt ngày đêm bỡi những kẻ côn đồ theo lệnh của quan chức chính phủ địa phương. Bạn bè, phóng viên và các nhà ngoại giao người cố gắng đến thăm đã bị tấn công và đánh đuổi. Sau khi cuốn video được tung ra, Ông Chen và vợ của ông được báo cáo lại là đã bị đánh đập.
Khi được yêu cầu bình luận về các trường hợp cụ thể, phát ngôn viên chính phủ đảm bảo với chúng ta rằng mỗi trường hợp đang được “xử lý theo quy định của pháp luật.” Điều này ý nói đến quy trình xét sử, công bằng và công lý, nhưng ý thức về pháp luật mà chúng ta có được từ Trung Quốc trong những ngày này là rất thiếu bảo đảm.
Gần đây, Jiang Yu, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh cáo các nhà báo nước ngoài tại Bắc Kinh rằng “luật pháp không phải là một lá chắn” cho họ ẩn phía sau. “Có những người”, bà còn nói “chỉ muốn nhìn thấy thế giới hỗn loạn và tạo ra rắc rối ở Trung Quốc. Khi quan tâm đến những người có động cơ như vậy, tôi không nghĩ rằng có pháp luật nào để bảo vệ họ”.
Một bài biên tập dũng cảm trên tờ Southern Weekend có uy tín đã trả lời rằng “luật pháp phải là một lá chắn cho tất cả mọi người”. Lập tức bài này bị gỡ khỏi trang web của tờ báo. Đối với những người thách thức trật tự chính trị hiện tại ở Trung Quốc, luật pháp ở Trung Quốc thường là vũ khí hơn là một lá chắn bảo vệ, một loại vũ khí được triển khai bằng sự tàn nhẫn tuyệt vời của chính quyền có ý định duy trì “ổn định bằng mọi giá”.
Pháp quyền là một lý tưởng mà bản thân chính phủ Trung Quốc từng bày tỏ nhiều lần, cả với công dân của mình và cộng đồng quốc tế. Nhưng khi lực lượng an ninh dùng đến sách nhiễu, bắt giữ, bắt đi mất tích và thậm chí cả tra tấn để đối phó với mối đe dọa đến sự ổn định và những tiếng nói thể hiện sự chỉ trích hợp pháp, họ đang làm suy giảm lòng tin vào sự chân thành các cam kết của chính phủ.
Luật sư đang bị nhắm mục tiêu chính xác bởi vì những nỗ lực của họ trong việc bắt chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những cam kết của mình. Ngay lúc này, những gì đang xảy ra ở Trung Quốc là một loại “luật rừng”hơn là luật pháp, trong đó quyền lực được thực hành tuỳ tiện. Khi Trung Quốc suy thoái vào tình trạng vô luật pháp, khu rừng này có thể trở thành một nơi thực sự ác liệt.
.
.
29-03-2011
Một blogger người Trung Hoa được nhiều người biết đến bị kết tội khi Trung Quốc ngày càng trấn áp người bất đồng chính kiến
Bắc Kinh – Công an Trung Hoa bắt giam một blogger và cũng là nhà văn được nhiều người biết đến ông Ran Yunfei vì tội đã dám thách đố Đảng Cộng sản đương cầm quyền ở Trung Quốc, vợ ông ta cho hay hôm qua Chủ Nhật ngày 28 tháng Ba – đây là sự bắt bớ mới nhất trong đợt trấn áp sâu và toàn diện đối với những người bất đồng chính kiến.
Ông Ran, một nhà văn và cũng là chủ bút một tạp chí văn học ở tỉnh Sichuan đã bị bắt giam mà không bị truy tố với tội danh nào hơn một tháng, vợ ông ta nói với hãng thông tấn AP qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại.
Bà nói bà đã nhận một thông báo của công an ở tỉnh Chengdu hôm qua – là thủ phủ của tỉnh Sichuan – cho hay chồng bà đã chính thức bị bắt và kết tội kích động lật đổ chính quyền hôm thứ Sáu tuần rồi. Bà nói thêm là bà đã không được phép viếng thăm chồng bà.
Bắc Kinh – Công an Trung Hoa bắt giam một blogger và cũng là nhà văn được nhiều người biết đến ông Ran Yunfei vì tội đã dám thách đố Đảng Cộng sản đương cầm quyền ở Trung Quốc, vợ ông ta cho hay hôm qua Chủ Nhật ngày 28 tháng Ba – đây là sự bắt bớ mới nhất trong đợt trấn áp sâu và toàn diện đối với những người bất đồng chính kiến.
Ông Ran, một nhà văn và cũng là chủ bút một tạp chí văn học ở tỉnh Sichuan đã bị bắt giam mà không bị truy tố với tội danh nào hơn một tháng, vợ ông ta nói với hãng thông tấn AP qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại.
Bà nói bà đã nhận một thông báo của công an ở tỉnh Chengdu hôm qua – là thủ phủ của tỉnh Sichuan – cho hay chồng bà đã chính thức bị bắt và kết tội kích động lật đổ chính quyền hôm thứ Sáu tuần rồi. Bà nói thêm là bà đã không được phép viếng thăm chồng bà.
Ông Ran, 46 tuổi, bị công an thành phố Chengdu bắt hôm 20 tháng Hai, khi tình trạng bất ổn đồng loạt xảy ra khắp Trung Đông và vùng Bắc Phi gây nên những lời kêu gọi trên mạng, nhằm kêu gọi người dân xuống đường biểu tình với tên “Cách mạng Hoa Nhài” ở Trung Quốc.
Hơn 100 nhà hoạt động, đa số họ sinh hoạt tích cực với Twitter và các trang mạng blogs, đã bị bắt, bị theo dõi và bị đe doạ bởi thành phần an ninh hay bị mất tích kể từ tháng rồi, đặc biệt là sau lời kêu gọi trên mạng yêu cầu người dân tụ tập theo tinh thần “hoa nhài”, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho hay.
Đây là cuộc trấn áp người bất đồng chính kiến nặng nề nhất trong những năm qua, các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói.
Nhà cầm quyền Trung Hoa đang cố dập tắt bất cứ sự thách đố nào có tiềm năng đối đầu với quyền lực của họ trước một chuyển giao vai trò trong giới lãnh đạo đảng sẽ xảy ra trong năm tới, theo các nhà quan sát thời cuộc.
Cũng mới thứ Sáu tuần rồi, một phiên toà đã kết án một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu khác ở Sichuan, ông Liu Xianbin, 10 năm tù vì ông Liu đã lên tiếng kêu gọi cải cách dân chủ. Toà án kết ông Liu, 43 tuổi tội kích động nhằm lật đổ chính quyền.
Các tổ chức thúc đẩy bảo vệ nhân quyền nói rằng sự kết án nặng nề bất thường có thể tiên đoán hình phạt cứng rắn được dành cho những nhà hoạt động đang bị bắt khác.
Tội danh kích động nhằm lật đổ chính quyền cũng đã được dùng trước đây để bỏ tù ông Liu Xiaobo, 55 tuổi là nhà bất đồng chính kiến đã từng được trao Giải Nobel Hoà bình. Ông Liu Xiaobo - bị kết án 11 năm tù vì ông Liu là đồng tác giả Hiến chương 08, vốn kêu gọi một sự cải cách chính trị toàn triệt.
Ông Ran là một trong những người ký ủng hộ Hiến chương 08.
© DCVOnline
Hơn 100 nhà hoạt động, đa số họ sinh hoạt tích cực với Twitter và các trang mạng blogs, đã bị bắt, bị theo dõi và bị đe doạ bởi thành phần an ninh hay bị mất tích kể từ tháng rồi, đặc biệt là sau lời kêu gọi trên mạng yêu cầu người dân tụ tập theo tinh thần “hoa nhài”, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho hay.
Đây là cuộc trấn áp người bất đồng chính kiến nặng nề nhất trong những năm qua, các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói.
Nhà cầm quyền Trung Hoa đang cố dập tắt bất cứ sự thách đố nào có tiềm năng đối đầu với quyền lực của họ trước một chuyển giao vai trò trong giới lãnh đạo đảng sẽ xảy ra trong năm tới, theo các nhà quan sát thời cuộc.
Cũng mới thứ Sáu tuần rồi, một phiên toà đã kết án một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu khác ở Sichuan, ông Liu Xianbin, 10 năm tù vì ông Liu đã lên tiếng kêu gọi cải cách dân chủ. Toà án kết ông Liu, 43 tuổi tội kích động nhằm lật đổ chính quyền.
Các tổ chức thúc đẩy bảo vệ nhân quyền nói rằng sự kết án nặng nề bất thường có thể tiên đoán hình phạt cứng rắn được dành cho những nhà hoạt động đang bị bắt khác.
Tội danh kích động nhằm lật đổ chính quyền cũng đã được dùng trước đây để bỏ tù ông Liu Xiaobo, 55 tuổi là nhà bất đồng chính kiến đã từng được trao Giải Nobel Hoà bình. Ông Liu Xiaobo - bị kết án 11 năm tù vì ông Liu là đồng tác giả Hiến chương 08, vốn kêu gọi một sự cải cách chính trị toàn triệt.
Ông Ran là một trong những người ký ủng hộ Hiến chương 08.
© DCVOnline
Nguồn: (1) Prominent Chinese blogger charged as crackdown deepens. Straits Times, 29 March 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment