Thursday, March 31, 2011

KHOA HỌC TRUNG QUỐC SẼ VƯỢT HOA KỲ TRONG 2 NĂM TỚI (BBC)

BBC
Cập nhật: 13:55 GMT - thứ ba, 29 tháng 3, 2011

Trung Quốc đang trên đà sẽ vượt Hoa Kỳ về số lượng các công trình khoa học, có thể là vào năm 2013 - tức là sớm hơn nhiều so với dự kiến.
Đây là kết luận mà một nghiên cứu mới của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Anh (Royal Society) đưa ra.
Quốc gia đã từng sáng chế ra la bàn, thuốc súng, giấy và in ấn đang trên đà có bước quay trở lại quan trọng trên toàn cầu.
Nghiên cứu mới được ấn hành cho thấy nền khoa học Trung Quốc trỗi dậy một cách “đặc biệt ấn tượng”.
Nghiên cứu này, mang tên ‘Kiến thức, Mạng lưới và các Quốc gia’ lập ra những thách thức đối với sự thống trị truyền thống của Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản.
Các số liệu này dựa trên những nghiên cứu được ấn hành trên các tạp chí được quốc tế công nhận, được liệt kê trên dịch vụ Scopus của nhà xuất bản Elsevier.

‘Không ngạc nhiên’
Năm 1996, năm đầu tiên phân tích, Hoa Kỳ ấn hành 292.512 nghiên cứu - tức là nhiều gấp hơn 10 lần Trung Quốc, khi ấy có 25.474 công trình.
Vào năm 2008, tổng số nghiên cứu của Mỹ chỉ tăng nhẹ, lên mức 316.317, trong khi Trung Quốc tăng gấp bảy, lên mức 184.080.
Các ước tính lúc trước về mức độ mở rộng khoa học của TQ gợi ý rằng TQ có thể qua mặt Hoa Kỳ vào thời điểm sau năm 2020.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy TQ - sau khi qua mặt Anh Quốc trở thành nước đứng thứ hai thế giới về các công trình nghiên cứu khoa học - có thể qua mặt Hoa Kỳ trong chỉ hai năm nữa.
Giáo sư Chris Llewellyn Smith, người đứng đầu báo cáo này, nói ông “không ngạc nhiên” trước sự gia tăng, vì Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
Kể từ năm 1999 đến nay, chi tiêu của Trung Quốc cho nghiên cứu khoa học tăng 20% mỗi năm, hiện đã đạt tới mức trên 100 tỉ USD.
Có tới 1.5 triệu sinh viên khoa học và kỹ sư tốt nghiệp từ các trường đại học của TQ năm 2006.

Chất lượng?
Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng việc gia tăng về số lượng nghiên cứu được xuất bản không nhất thiết có nghĩa là gia tăng về chất lượng.
Một chỉ số chính về giá trị của bất cứ nghiên cứu nào là số lần mà nó được các khoa học gia khác trích dẫn trong công trình của họ.
Mặc dù Trung Quốc đã gia tăng mức độ xếp hạng “được trích dẫn”, thành công của họ trong tiêu chí này vẫn chưa xứng với mức độ đầu tư cũng như tỉ lệ xuất bản.
Các nghiên cứu khoa học của Anh vẫn đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, nếu xét về mức độ được trích dẫn nhiều nhất.

.
.
.

No comments: