Tuesday, March 29, 2011

NGƯỜI LÍNH VNCH TRONG NHỮNG BẢN MÔ TẢ CỦA HOA KỲ về CHIẾN TRANH VIỆT NAM (Philip Beidler)

Philip Beidler, University of Alabama

Ngô Bắc dịch
28/3/2011

Nhan đề của tôi tức thời có tính chất mâu thuẫn và mô tả. Tại phần lớn các thư viện, dưới Đầu Đề Thư Viện Quốc Hội chính thức (official Library of Congress Subject Heading), “Vietnamese Conflict, 1961-75: Cuộc Xung Đột Việt Nam, 1961-75”, bạn sẽ chỉ tìm kiếm một cách vô ích xuyên qua toàn thể văn chương Hoa Kỳ về chiến tranh bất kỳ điều gì nhiều hơn các sự trình bày ngẫu nhiên về cá nhân người lính hay quân đội ít nhiều được gọi có thể thay thế cho nhau là ARVN [chữ viết tăt nhóm chữ Anh ngữ: The Army of the Republic of Vietnam: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, viết tắt trong bản dịch tiếng Việt là QLVNCH, chú của người dịch] . QLVNCH, vào đỉnh cao của chiến tranh Hoa Kỳ, một quân số lên tới một triệu người, hay gần gấp đôi kích thước của các lực lượng Hoa Kỳ tại-chỗ; trên diễn tiến của cuộc chiến tranh đó và 58,000 tên người Hoa Kỳ của cuộc chiến trên Bức Tường Tưởng Niệm, các số tổn thất của riêng Việt Nam lên tới hơn 220,000 người chết và 1.2 triệu người bị thương. 1 Trong các sự tường thuật của Hoa Kỳ và Việt Nam, người lính QLVNCH khá nhất vẫn chỉ là một kẻ của các sự tham chiếu rải rác, học bổng di tặng, các số thống kê bổ túc được lưu trữ cho sự sử dụng tương lai tại văn khố lịch sử quân sự cổ xưa hay sưu tập tài liệu.

Sư truy tìm tiểu đề nằm dưới các đề mục chính, nếu có, chỉ phơi bày thêm tính toàn diện của sự bất quan tâm về tài liệu và lịch sử. Các cuộc nghiên cứu dưới tiểu đề “sự tham dự: participation” được liệt kê như Người Mỹ Gốc Phi Châu (African-American), người Mỹ, người Úc, người Gia Nã Đại, người Mỹ Châu La Tinh (Hispanic), người Hmong, người Ấn Độ, người Nhật Bản, người Mỹ gốc Mễ TÂy Cơ, và người Tân Tây Lan. “Tiểu đề “Các Sự Tường Thuật Cá Nhân: Personal Narratives” bao gồm người Mỹ, người Úc Đại Lợi, người Gia Nã Đại, người Pháp, người Hmong, người Do Thái (Jewish), người Tân Tây Lan, Quân Đội Bắc Việt (North Vietnamese Army), Việt Cộng, và Phi Luật Tân. Nhồi nhét vào trong tiểu đề sau là một nhóm nhỏ có tiêu đề “người Việt Nam: Vietnamese”. Một tài liệu là của một vị chỉ huy hải quân, một tài liệu khác bởi một sĩ quan liên lạc của QLVNCH với các lực lượng Hoa Kỳ; tài liệu thứ ba của một vị tướng lĩnh. Phần còn lại là của các tác giả dân sự. Trong các lãnh vực quân sự hay dân sự, các lịch sử “của nhân dân” luôn luôn sử dụng từ ngữ theo định nghĩa Mác-xít, tập trung vào người miền Bắc Việt, Việt Cộng, hay, ở một sự nới dài, phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Các cuộc nghiên cứu văn hóa mang lại sự tập chú vào thường dân và các sắc dân thiểu số tỵ nạn – người Hmong, Mèo, Nùng. Dồn đọng ở mức độ nhân vật lớn, chúng ta tìm thấy các cuộc nghiên cứu hàng loạt về ông Diệm, ông Thiệu, ông Kỳ, Minh Nhỏ, Minh Lớn. Đề tài quan trọng, nếu bạn là một người lính Nam Việt Nam bình thường, người ta sẽ phải nói như thế.

Cùng luận điệu này được dễ dàng trải khắp phổ trường của các sự trình bày văn hóa phổ thông Hoa Kỳ nổi tiếng. Người lính QLVNCH không thấy xuất hiên nơi đâu trong quyển Dispatches của Michael Herr, và chỉ như một khái niệm trừu tượng trong quyển Fire in the Lake của Frances Fitzgerald hay quyển The Best and the Brightest của David Halberstam – các tác giả thường được xem thông thường nhất là bộ ba vĩ đại của thẩm quyền báo chí. Điều này cũng đúng cho nguyên tắc thuật chuyện tiêu chuẩn, từ quyển A Rumor of War của Philip Caputo và quyển Born on the Fourth of July của Ron Kovic qua đến các tác phẩm văn chương được trao giải thưởng chẳng hạn như quyển Going After Cacciato của Tim O’Brien hay quyển Paco’s Story của Larry Heinemann và các tác phẩm cổ điển ăn khách chẳng hạn như quyển In Country của Bobbie Ann Mason hay quyển Forrest Gump của Winston Groom. Trong số các phim ảnh của Hoolywood, QLVNCH được phóng họa một cách ngắn ngủn trong phim The Green Berets và rồi trôi vào sự tàng hình toàn diện trong các phim Apocalypse Now, The Deer Hunter, Platoon, Full Metal Jacket, We Were Soldiers.

Chúng ta quen gọi người lính đó là Marvin the ARVN; hay Marvelous Marv. 2 The ARVN: có nghĩa các người lính của Quân Đội Việt Nam. Trong ngôn ngữ chính thức của thời đại, họ là “các đối tác của chúng ta”, hay “các đồng minh Việt Nam của chúng ta”. Trên làn sóng phát thanh, họ là “Victor Novembers” hay “các người nhỏ con: the little people”. Trong lối nói của người lính, nói cho trung thực, thường chỉ là “các thằng lính Việt Nam chó chết [sic]: the fucking ARVNs”. Họ là các chiến hữu mà chúng ta được cho là đang giúp đỡ để phòng vệ đất nước họ khỏi nạn cộng sản. Chúng ta ở đó trong nhiệm kỳ một năm, đối với các Thủy Quân Lục Chiến khốn khó, trong mười ba tháng – với từ ngữ tươi đẹp nhất trong ngữ vựng của bất kỳ người lính nào là từ “DEROS”, chữ viết tắt chính thức của nhóm từ Date of Estimated Return from Overseas: Ngày Hồi Hương Ước Định Từ Hải Ngoại”. Ngược lại, đó là quê hương của họ, hay một đất nước dưới một chính quyền chống cộng sản mà họ đã chọn lựa để phục vụ hay bị trưng binh để phục vụ, họ đã trong quân ngũ ít nhiều, như lối đặt chữ biểu thị, trong một thời hạn kéo đài. Các kẻ bị trưng binh đã phục vụ tối thiểu trong hai hay ba năm. Bạn có thể tìm thấy các sĩ quan và hạ sĩ quan (NCO: Noncommissioned officer) đã từng ở trong quân ngữ từ thời Việt Minh.

Như các người lính thuộc Bộ Binh và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, những kẻ trong chúng tôi phục vụ tác chiến trực tiếp – các sĩ quan cấp thấp, các hạ sĩ quan, các binh nhì [EM trong nguyên bản, viết tắt của các chữ enlisted men, chỉ lính quân dịch ở cấp thấp nhất trong quân đội Mỹ, chú của người dịch] – lấy làm hãnh diện khi được gọi là các người linh bộ binh gian khổ [grunts, trong nguyên bản, để chỉ tiếng kêu ủn ỉn của con lợn, với nghìa bóng chỉ bất kỳ ai làm công việc năng nhọc; từ cuộc Chiến Tranh Việtt Nam, grunts được dùng như một tiêng lóng trong Anh ngữ để chỉ người lính Hoa Kỳ, đặc biệt lính bộ binh, chú của người dịch]. Với cùng các lý do, chúng ta thường biểu lộ sự kính trọng của chúng ta, ngay cả sự ngưỡng mộ, đối với các kẻ chiến đấu đối nghịch bên phía cộng sản, “các người lính cứng rắn: hard soldiers”, một nhân vật trong tiểu thuyết The Short-Timers của Gustav Hasford đã gọi họ, “các con ma nhỏ xíu kỳ lạ với nội tạng bằng sắt, lòng kiên cường, sự can đảm không thể tin được, và không ngại ngùng gì cả” (131). “Họ thì cứng rắn như các huấn luyện viện tập huấn mắt xếch”, một nhân vật khác nói như thế. “Họ là các cá nhân tận tụy cao độ”.

Ở nơi nào đó nằm ở giữa, chúng ta giờ đây nhìn thấy, là một toàn thể quân đội khác, vô hình, cách nào đó đã tìm cách duy trì mình bằng cách này hay cách khác, trong ít nhất hai mươi năm, một quân đội, trong sự chiến đấu đặc biệt tàn nhẫn và dã man tượng trưng cho cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại người Việt Nam – như Philip Caputo ghi nhận, kết hợp các khía cạnh xấu xa nhất của cả nội chiến lẫn du kích chiến nổi dậy – thường xuyên tiếp tục chiến đấu đến người lính cuối cùng. Cái nhìn rập khuôn (thành kiến) [cliché, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] về người lính QLVNCH xấu xố tồn tại dai dẳng.

Hơn nữa, đối với phần lớn chúng ta – bất luận là các cựu chiến binh của cuộc chiến hay các người Mỹ khác theo học trong lịch sử của các sự trình bày về nó – đó là một thành kiến mà chúng ta, một cách đáng than trách, đã làm ít điều để thách đố trong đời sống hay trong nghệ thuật. Tại trại Fort Knox, Kentucky, trong khóa học Căn Bản Dành Cho Các Sĩ Quan Thiết Giáp năm 1968, tôi mơ hồ nhớ lại rằng tại một doanh trại cạnh đoanh trại của chúng tôi được sử dụng để làm chỗ ở cho các trung úy và đại úy Nam Việt Nam đang theo học khóa huấn luyện tương tự như của chính chúng tôi. Tôi không nhớ là có gặp hay nói chuyện với một người nào trong số các sĩ quan Việt Nam hay không, mặc dù tôi nhớ một cách mơ hồ về một số buổi tối nào đó có nghe thấy âm nhạc của họ. Đên hôm nay, tôi giờ đây lấy làm xấi hổ để hồi tưởng, sự tưởng nhớ thôi thúc nhất của tôi về kinh nghiệm ngắn ngủi xem ra sẽ như thế là việc một vài vị trung úy đồng sự của tôi lấy làm bực tức bởi các âm thanh du dương trầm bổng ở âm độ cao, nghe kỳ dị, của âm nhạc Việt Nam và/hay các giọng hát Việt Nam trong buổi tối mùa hè nóng nực, đã trả thù bằng cách xô đẩy một trong các chiếc xe của họ xuống một đường mương.

Tại xứ sở này, khoảng một tháng sau ngày bắt đầu nhiệm kỳ của tôi, trung đoàn bộ binh nhẹ mà tôi gia nhập được cắt cử cho một sự hợp tác chiến đấu quan trọng với các lực lượng QLVNCH. Dự án được gọi là”Chiến Dịch Tiến Tới Cùng Nhau: Operation Forward Together”, Khu Vực các Cuộc Hành Quân liên can đến một số địa điểm thực sự khủng khiếp mãi tận Chiến Khu D, nơi không ai đến đó kể từ khi [Trung Đoàn ?] Kỵ Binh Thứ Mười Một đã pháo nát tỉnh Bình Thuy[? Tuy] ra từng mảnh hơn một năm trước đó trong dịp Tết. Đơn vị Việt Nam đối tác của chúng tôi là Sư Đoàn Mười Bộ Binh QLVNCH, số mười quen thuộc, như nó đã từng được biết tới. Vào thời gian đó đơn vị trong chuyện bị nổi tiếng quá ô nhục trên thang điểm của tiếng lóng quân sự và dân sự -- số một, vĩ đại; số mười: kinh khiếp; con số mười đó, được gạt ra khỏi danh sách – đến nỗi trong thực tế nó đã được cải danh thành Mười Tám. Không có điều nào để suy tưởng rằng sự thay đổi tên gọi đã ảnh hưởng đến thành tích chiến đấu. Nhưng vào khi đó, giữa năm 1969, đã có các vấn đề tên gọi lớn hơn để tin cậy. Quan trọng nhất là tên của cuộc chơi liên hệ đến cuộc chiến tranh, được chính thức trở thành Việt Nam hóa (Vietnamization). Như một toán kỵ binh thiết giáp – một đơn vị cấp đại đội có các thiết vận xa và xe tăng cơ hữu cấp trung đoàn, và hành quân với các tiểu đoàn bộ binh ít nhất trong vai trò truyền thống của xe bọc sắt hạng nhẹ -- đơn vị của tôi sẽ đảm nhận việc huấn luyện với kết hợp các sự diễn tập vũ khí với đoàn thiết kỵ sư đoàn tương ứng. Điều đó không bao giờ xẩy ra. Tôi không thể nhớ lại những gì đã xảy ra cho các tiểu đoàn bộ binh hàng ngang của chúng ta; nhưng trong Toán Quân Delta Troop, chúng tôi không hề nhìn thấy một người lính QLVNCH duy nhất nào trên trận địa trong toàn thể thời gian chiến đấu phá vỡ cánh rừng kéo dài mà chúng tôi ở đó.

Giờ đây tôi nhìn lại, nhắm tới không chỉ hồi ức cá nhân mà còn như một chức nghiệp học thuật của hơn ba mươi năm nghiên cứu về các sự trình bày của Hoa Kỳ về Chiến Tranh Việt Nam trong lịch sử, văn chương, và phim ảnh, và giờ đây tìm thấy, một cách tương ứng, tới mức độ liên quan đến QLVNCH, được xem như một người lính cá nhân hay toàn bộ tập thể quân đội – rằng điều đó xem ra sẽ là câu chuyện của chiến tranh. Ở đâu đó giữa chúng ta và bên địch, ngay cả giữa chúng ta và số thường dân Việt Nam mà chúng ta tự nhận làm việc phòng vệ, rơi rớt toàn thể một quân đội, khác lạ, vô hình. Họ là ai, các người lính gian khổ (grunts) của Việt Nam Cộng Hòa (RVN)? Ai là người phát ngôn cho họ? Họ hiện giờ ở đâu? Khi đó họ đã ở đâu? Trong các sự trình bày của Hoa Kỳ về cuộc chiến, chúng ta tìm thấy họ được mô tả nơi đâu?

Tôi tiến tới một loại các ghi nhận, ít nhất, hướng đến một số nỗ lực để phục hồi. Bạn sẽ tìm thấy QLVNCH đôi khi trong các bộ sử ký Hoa Kỳ to lớn. Họ có được một loại chú ý miễn cưỡng trong sách của Stanley Karnow và nhiều bộ bách khoa và các tập liệt kê sự kiện theo niên lịch và thống kê khác nhau. 3 Một tập thực sự dành cho họ trong loạt tạp chí Time-Life giờ đây bị lãng quên phần lớn. Giới báo chí ban đầu trình bày vai trò của họ trong chiến tranh là nhiều bài trong tạp chí National GeographicSaturday Evening Post: “Việt Nam Dân Chủ Kháng Cự Phe Cộng Sản: Democratic Vietnam Resists Communists”, hay “Điểm Sáng Chói Tại Á Châu: The Bright Spot in Asia”. Trong tác phẩm của các ký giả điều tra tiền phong như David Halberstam, Ward Just, Neil Sheehan, Malcolm Browne, và các người khác, chúng ta có sự trình bày lác đác về các hoạt động quân sự của chính phủ Sàigòn. Đôi khi lực lượng liên can là một đơn vị bộ binh chính quy của QLVNCH, một đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, hay sư đoàn; và hoạt động được tường thuật sự thất trận cũng thường xuyên như sự chiến thắng – nổi bật nhất là cuộc tháo chạy truyền kỳ của toàn bộ một sư đoàn QLVNCH tại Trận Đánh ở Ấp Bắc. Nhưng thường xuyên hơn báo chí của mạch chính (báo trước một sự ưu tiên được phản ảnh trong các sự mô tả các lực lượng Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ này) đã lựa chọn để theo rình mò các đơn vị hành quân đặc biệt: Thủy Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, Thiết Kỵ, Nhảy Dù [? có lẽ vô tình lập lại tên binh chủng này trong nguyên bản, chú của người dịch]. Bạn có thể hầu như xác định được niên kỳ của bài viết với các tình từ -- “cừ khôi: crack”, “tinh hoa: elite”, “hạng nhất: first-class”. Chất chứa trong các bản văn, người ta cũng có thể nhìn thấy dân quân địa phương và các lực lượng phòng vệ làng xã, các lực lượng địa phương quân và nghĩa quân thường được gọi chung là ruff-puffs [âm đọc cho tiện của các chữ viết tắt: RF: Regional Forces: Địa Phương Quân, đọc là ruff; và PF: Popular Forces: Nghĩa Quân, đọc là puffs, chú của người dịch]. Nhưng chúng đều mất dạng một cách mau chóng. Từ 1965 trở về sau – sự khởi đầu của Chiến Tranh Hoa Kỳ, với sự du nhập các đoàn lính Hoa Kỳ quan trọng trên diện địa – các sự trình bày nhỏ bé về các đội hình chiến đấu của Nam Việt Nam có thể tìm thấy chỉ vừa phản ảnh sự bố trí bên lề thực sự bởi Tướng Westmoreland ở các vai trò hỗ trợ chẳng hạn như bình định và giữ an ninh. Với ngoại lệ của một số sự nhận xét nhỏ dành cho vai trò của QLVNCH bên cạnh các đơn vị Hoa Kỳ trong việc đẩy lui [địch] trong cuộc Công Kích Tết 1968 trên toàn quốc, sự việc như thể họ đơn giản biến mất khỏi cuộc chiến, rớt ra ngoài cuộc chiến tranh đại đơn vị Hoa Kỳ năm 1965 của Tổng Thống Johnson vào một tư thế lạ lùng, vô tích sự (feckless), đứng bên lề và đột ngột quay trở lại trong năm 1970 cho chương trình Việt Nam hóa của Tổng Thống Nixon. Trong một số sự tường thuật hậu chiến nổi tiếng nào đó, chắc chắn như thế, họ tái xuất hiện theo sau sự kiện, nổi bật nhất là các chương trong quyển A Bright and Shining Lie của Neil Sheehan về chức nghiệp cố vấn của John Paul Vann trong các giai đoan ban đầu và cuối cuộc chiến. Họ cũng trồi mặt lên trong các hồi ký của các cố vấn chẳng hạn như quyển Once a Warrior King của David Donovan hay quyển In Pharaoh’s Army của Tobisa Wolff, cũng như trong các quyển tự truyện của các nhân vật danh tiếng chẳng hạn như các quyển tự thuật của Colin Powell và Norman Schwartzkopf, cả hai đều trình bày dài giòng về các nhiệm kỳ cố vấn ban đầu. Người ta có thể tìm thấy QLVNCH đôi khi trong các quyển sách của các nhà xuất bản quân đội nhỏ -- Presidio hay Học Viện Hải Quân (Naval Academy) – hay trong sách bìa mỏng bằng bột giấy phát hành bởi Ballantine hay Ivy. Còn trong văn chương giả tưởng, thi ca, và kịch nghệ, điều được truyền xuống chúng ta, sự kiện rằng nếu chúng ta nhìn thấy tí gì về QLVNCH, thường xuyên qua các sự trình bày về vụ tai tiếng hay sự phát giác [exposé, tiêng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch]. Nếu người Nam Việt Nam xuất hiện, hầu như luôn luôn họ là các thường dân, phụ nữ, trẻ em, người già, con người vật vờ của chiến tranh. Nếu đèn chiếu rọi của sự chú ý lịch sử hay chính trị đổ xuống các người đàn ông Việt Nam, họ là các viên chức chính quyền, các tướng lĩnh, các xã trưởng, và các kỳ lão trong làng; trong số các người phái nam Việt Nam trẻ hơn, chúng ta nhận thấy các sinh viên hưởng đặc ưu quyền, các kẻ trốn quân dịch nhiều thế lực, nhiều kẻ trong họ biến ra khỏi chính đất nước, sinh sống ở hải ngoại; những người còn lại là các kẻ tàn tật, ăn mày, các kẻ sục sạo trong thành phố; các ma cô, các kẻ móc túi, các cao bồi du đãng.

Khi đó, cá nhân người lính chiến đấu Việt Nam, kẻ có lúc quân số lên tới hàng triệu người, ở nơi đâu? Chỉ có một nhóm nhỏ các nỗ lực dù ngắn nhằm mô tả phức thể hiện ra trong óc. Quyển quan trọng nhất, mà tôi sẽ tập chú vào, là quyển One Very Hot Day của David Halberstam, nỗ lực ban đầu duy nhất của sự trình bày văn chương nghiêm chỉnh, khả chứng về người lính địa diện QLVNCH trong chuyện kể giả tưởng. Quyển kia, mà với nó tôi sẽ dùng làm kết luận, là quyển Del Corso’s Gallery của Philip Caputo, chứa đựng các cảnh tượng nòng cốt từ cuộc phòng vệ năm 1975 được thực hiện bởi các đơn vị QLVNCH tại cuộc bao vây ở Xuân lộc. Và ngay nơi đây, nhưng người ta sẽ nhìn thấy, cả hai quyển đều khẳng định về sự sáng tác và trình bày – các thái độ về lịch sử, chính trị, văn hóa, nhưng cùng với, một cách gia tăng, các quy ước về văn chương và huyền thoại văn hóa-bình dân – bao gồm điều mà chúng ta có thể gọi một cách tổng quát, các vấn đề của một thể loại trốn tránh toàn bộ. Quyển thứ nhất, xuất bản năm 1968 là một tiểu thuyết chiến đấu về chiến tranh trước năm 1965 được viết bởi một ký giả quen thuộc, vốn là tác giả của quyển The Making of a Quagmire, không lâu trở nên nổi tiếng như tác giả của quyển The Best and the Brightest, cho đến ngày nay là cuộc nghiên cứu nổi bật về chiến tranh từ quan điểm cấu tạo chính sách của Hoa Thịnh Đốn / Sàigòn; quyển thứ nhì, xuất bản trong năm 1987, là một tiểu thuyết về một ký giả được sáng tác bởi một người viết hồi ký chiến đấu quen thuộc về cuộc chiến tranh của lực lượng viễn chinh Thủy Quân Lục Chiến năm 1965, tác giả quyển A Rumor of War, vẫn còn được xem như một trong hai hay ba tập bút ký về người lính Hoa Kỳ đích thực thời đại đó. Không quyển nào được bao gồm một cách tổng quát vào văn chương kinh điển về chiến tranh; nhiều nhất, mỗi quyển được xem chính yếu như là một tác phẩm văn chương quý hiếm – một quyển sách “khác” đáng chú ý một cách mơ hồ của một người viết có liên hệ đến kinh điển.

Được đặt trong bối cảnh cuộc chiến tranh của các nhà cố vấn từ thời đầu cho đến giữa thập niên 1960, ngay trước khi có sự tham gia của các lực lượng diện địa Hoa Kỳ, quyển One Very Hot Day, trong bút pháp của nó thuộc loại tường thuật giản dị, sự kiện có thực, giờ đây đọc như là một tiểu thuyết phi-giả tưởng (non-fiction); gần như một tập tài liệu. Đề tài được xem là chính thức của nó là công việc của các cố vấn Quân Đội Hoa Kỳ với các lực lượng chiến đấu quy ước của Quân Đội Nam Việt Nam, trong câu chuyện này được giả tưởng là Sư Đoàn Bộ Binh Thứ 8 QLVNCH. Các nhân vật của câu chuyện (dramatis personae) là hai loại sĩ quan, kết đôi sĩ quan Hoa Kỳ và Việt Nam, các đặc tính song hành cả về mặt các dân tộc tính của riêng họ lẫn các đường nét xuyên văn hóa trong điều được gọi ở thời kỳ đó là các mối quan hệ “đối tác: counterpart”. Sự chú ý xuyên suốt nhất tập trung vào một đại úy Hoa Kỳ ưa chỉ trích, già lão, tên Beaupre, trong cuộc chiến tranh thứ ba của ông. Béo mập, mệt mỏi, dị hình, ông ta nhất định là một anh hùng Hoa Kỳ lỗi thời, tàn tạ về thể xác và tâm hồn. Cũng là điểm thiết yêu đối với các độc giả là việc tìm hiểu mối quan hệ “Hoa Kỳ” của ông với viên trung úy phụ tá tốt nghiệp từ trường West Point, thẳng ruột ngựa, can đảm, Anderson, như kẻ khỏe khoắn và tận tụy đối lại một Beuapre uể oải và đầy nghi ngờ. Beaupre được chỉ định làm việc với một tiểu đoàn trưởng QLVNCH, Đại Úy Dang [Đang, Đặng, Đằng …?], tham nhũng, hèn nhát, vô ơn, có móc nối tốt về chính trị, được đóng quân ngoài trại một cách thuận tiện ở một biệt thự tại Sàigòn, khi đối diện với sự nguy hiểm. Anderson được chỉ định làm việc với một đại đội trưởng, Trung Úy Thuong [Thương, Thưởng, Thường …?] – kẻ kể tên sau cũng can đảm và khỏe khoắn không kém, tuy là một đứa con trai trí thức và chống đối của các giai cấp học thức, một người chống cộng sản hiểu được rằng bất kỳ chế độ nào nắm quyền lực tại Sàigòn trong lúc đó có lẽ không đáng để hy sinh tính mạng. (Cơ cấu cấp bậc, cần nói thêm, đang bộc lộ: một lượng cung vô tận các sĩ quan Mỹ đến và đi, một tiểu đoàn hàng ngang Việt Nam được chỉ huy bởi một đại úy, một đại đội được chỉ huy bởi một trung úy, chỉ cấp kể sau trong đó là nhiều phần sẽ được thấy có mặt trên chiến trường cùng với binh sĩ của người đó.)

Tiểu thuyết bao gồm hai nhân vật phụ đáng nói. Viên đại úy biệt động da đen, chửi thề không ngớt, vui tính, to lớn, William Redfern, đối xử với các người Việt Nam ông phụ trách như các thiếu nhi đi cắm trại; “:How they hanging Vietnamese: Mấy người Việt Nam treo mình ra sao”, ông ta mở đầu mỗi ngày. “They hanging fine, Big Wlliam: họ treo mình tốt, thưa ông Big William ”, câu trả lời của người Việt Nam.) Có một Đại Tá Hoa Kỳ phụ trách nhóm cố vấn, cũng hay chỉ trích như Beaupre nhưng còn làm việc, tính hay khôi hài, cách biệt, nhận biết rằng ông chỉ để tâm vừa đủ trong sự báo cáo của ông và nhiệt thành vừa đủ trong các nhiệm vụ huấn luyện của mình hầu bảo đảm rằng ông sẽ không bao giờ được thăng làm tướng lĩnh.

Trong số các nhân vật chính, một khi cuộc hành quân được phóng ra, một điều gì đó quan trọng xảy ra. Các sự song hành mô tả biến thành một điều gì đó trông giống một phép đo tam giác hơn, với quyển truyện ngày càng tập trung vào một nhân vật tiêu điểm, viên Trung Úy Việt Nam tên Thương [?]. Beaupre vẫn còn như một túi phân đáng buồn, ít nhất còn ngay thẳng trong sự thất vọng của mình. Anderson, kẻ lý tưởng còn trẻ tốt nghiệp từ trường West Point, rõ ràng là một người có đức tin tôn giáo, tận tâm, có thiện ý, công bằng, biến thành kẻ thông thạo tiếng Việt. Người thực sự đứng giữa là viên trung úy Việt Nam. Khi chúng ta gặp anh ta, anh ta đang vướng mắc vào một cuộc độc thoại nội tâm giận dữ. Như đối lập với một trong các người Hoa Kỳ mò mẫm ương ngạnh hay một trong các binh nhì thờ ơ dưới sự chỉ huy của anh ta, sự việc như sẵn diễn ra là anh ta, Thương, đã bắt đầu một ngày bằng việc sập xuống một hố bẫy, bị đầu tre vót nhọn trét phân xuyên qua hết bàn chân anh ta. Tức giận với cơn đau kinh khiếp nơi bàn chân và xấu hổ về sự ngu xuẩn của mình, anh ta sẽ giữ kín việc nó cho suốt phần còn lại của công tác. Như một người nằm ở giữa, anh ta giờ đây gặp thêm một điều khiến cho một kẻ rất tức tối trở nên giận dữ hơn nữa. Anh ta là một cuộc chiến tranh sống động sẽ không bao giờ kết thúc – hay, một cách nào đó, sẽ kết thúc khi mọi người đều sẵn hay biết rằng nó sẽ như thế. Đó là một ngày rất nóng cho người Mỹ, ông Beaupre, một cuộc Bộ Hành Dưới Sức Nóng Mặt Trời (Walk in the Sun) thê thảm – ngay chính nhan đề, đối với những ai quen thuộc với tiểu thuyết chiến tranh của Mỹ, là một sự ám chỉ đến một kiệt tác Thế Chiến II tương tự về sự mỉa mai nhỏ hơn. Đó là chuyện hàng ngày đối với Thương, kẻ như diễn ra, đã từng có lẫn dẫm phải một bẫy cọc vào một ngày giống như ngày hôm nay trong một công tác giống như công tác này khi anh ta còn trẻ hơn nhiều. Chuyện của Thương là một cuộc chiến tranh vĩnh viễn, cơn hấp hối đớn đau khắc khoải của QLVNCH. Và cũng ở đó, anh ta đúng là kẻ kẹt ở giữa. Đang [?], viên đại úy, một kẻ tham những vô vọng, một kẻ theo thời cơ cấp thấp ở Sàigòn đang gắng sức trở thành một nhà chiến lược lý thuyết suông cao cấp ở Sàìgòn và một sĩ quan đóng quân tại biệt thự. Các binh nhì dưới quyền chỉ huy của Thương là một đám hạ tiện thiếu kỷ luật, đáng thất vọng, các thiếu niên nông dân vô học, đám cặn bã thành phố, không có vẻ lính tráng, chểnh mảng, nói năng lung tung, ưa nghe đài phát thanh, nghỉ phép không sắp xếp trước bất kỳ khi nào họ muốn nghỉ. Thương thì lớn tuổi cho một trung úy, 31 tuổi. Anh ta nói với các người Hoa Kỳ rằng anh ta 25 tuổi. Họ nghĩ anh ta trẻ tuổi hơn. Vì bất kỳ số lượng nào của các lý do khác, hoàn toàn không đúng ở chỗ này hay chỗ kia, anh ta cũng biết anh ta sẽ có thể không được thăng cấp. Không giống như bình sĩ của mình, như nhiều thành viên của giới lãnh đạo và lớp sĩ quan, anh ta là người Bắc di cư vào nam, song cố gắng tối đa để làm thổ âm mình biến mất đi. Các cung cách của người miền bắc sẽ đòi hỏi thời gian lâu hơn – sự nghiêm chỉnh của anh, tinh thần kỷ luật của anh, sự tự kiềm chế của anh, lòng kính trọng dành cho thẩm quyền của anh. Nhưng còn các thứ khác nữa. Không giống như nhiều đồng đội trong tầng lớp sĩ quan, anh ta là người miền bắc không theo đạo công giáo, con trai của một người cha vẫn còn là, một cách gần như cố chấp, một Phật tử. Anh ta là một người mệt mỏi, hay nghi ngờ giống như viên đại úy Hoa Kỳ. Anh ta là một sĩ quan can đảm, khỏe khoắn, có năng lực giống như viên trung úy Mỹ. Anh ta là một người miền bắc sống tại miền nam; một người theo đạo Phật giữa những kẻ theo Công Giáo. Anh ta là một sĩ quan chiến đấu, chân thật, có kỹ năng, giữa một đầm lầy của sự vô khả năng và tham nhũng. Anh ta không có sự kính trọng đối với ông Đang; anh ta không có sự tín cậy nơi các binh sĩ của mình. Anh ta ngưỡng mộ các người Mỹ vì sự tận tụy và sức mạnh quân sự của họ; anh ta oán ghét họ bởi dáng vẻ ông chủ và sự chiếu cố trịch thượng của họ.

Vào cuối một ngày rất nóng khác đã có một cuộc bộ hành rất khốn khổ dưới ánh nắng mặt trời cho người Mỹ cũng như người Việt Nam. Hai tiểu đoàn Việt Nam khác được Mỹ cố vấn can dự vào cuộc hành quân và bị tấn công và bị tổn thất nặng nề. Trước tiên, Big William bị giết; thứ đến, bạn của Thương, một tiểu đoàn trưởng can đảm và tận tụy tên là Chinh [? hay Chính, hay Chỉnh…] bị chết; bạn của Beaupre, Raulston có lẽ đang hấp hối. Các người lính QLVNCH nằm chết khắp mọi nơi. Cuộc phục kích thứ ba được phóng ra. Khi chiến sự ngừng lại, không thấy Đang nơi nơi đâu. Anderson, kẻ tốt nghiệp từ trường West Point bị chết. Beaupre và Thương, hét nhau trong cơn hỗn loạn và giận dữ, cách nào đó tìm đường để cứu vớt lực lượng khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Beaupre, ở bờ bên kia của một trận nóng gần như thiêu đốt và nỗ lực làm giảm nhẹ một thảm họa nữa của QLVNCH còn đi xa hơn nữa ra khỏi ảo tưởng mà ông ta đã có lúc khởi đầu. Ít nhất, ông nghĩ, còn có Thương. “Điều đánh vào đầu ông rằng viên trung úy Việt Nam, Thương, đã rất hữu hiệu”, ông quan sát, và rằng ông đã không nhìn thấy Đang từ khi có cuộc phục kích”. Thương, ông nhận xét, “giờ đây bước đi một cách chậm rãi, một thân xác lùn mập của một người đang gánh vác một khối nặng vô biên, giờ đây gần như duyên dáng bởi có sự chăm sóc mà anh ta phải để ý đến khi bước đi”. Vẫn còn vết thương cọc bẫy kinh khiếp nơi bàn chân của anh ta. Nhưng cũng có sức năng – nghe vang vọng nhan đề của quyển sách nổi tiếng nhất và được đọc nhiều nhất trong tất cả các sách về chiến tranh của Hoa Kỳ -- của những vật mà anh ta mang theo. Có các lời còn ghi nhớ được của Chinh, chiến hữu của anh ta, về các người Mỹ, thí dụ. “Mày thật quá khó khăn đối với họ”, anh ta đã từng nói với Thương, “bởi mày không đồng ý vơi cách họ đang chiến đấu. Mày nghĩ thật là vô vị để con người đi đánh nhau một cách quá hay mà chỉ thu lượm quá ít kết quả, nhưng mày quá khó tính, đó là việc của họ. Họ là những con người tốt. Họ thì can đảm mặc dù đồ ăn của họ thì tồi, và thuốc lá của họ là dành cho đàn bà. Như thế đã sao. Tao biết mày mà Thương: nếu họ không chiến đấu giỏi đến như thế, có lẽ mày sẽ thích họ hơn. Thật may mắn cho chúng ta là chúng ta đều không phải là các trí thức như mày”. Hơn nữa, những lời này cũng tương tự trong sự hồi ức giờ đây với những lời của chính anh ta với viên trung úy Mỹ, Anderson, liên quan đến một “snabu” [có lẽ lối chơi chữ của tác giả, để chỉ sự phát âm sai của từ ngữ “SNAFU: sự hỗn loạn”” mà tác giả có nói đến ngay sau đó, chú của người dịch] nữa của QLVNCH, như anh ta cố gắng để chỉ danh nó, theo cách mà người Mỹ vẫn làm, SNAFU: sự hỗn loạn”, anh cố gắng giải thích, “tình trạng rối tung lên đáng chửi thề: the fucking up”. “Tôi biết rằng đó là một vụ xấu hổ, và thưa Trung Úy, nó không phải là vụ đầu tiên của chúng tôi, và nó sẽ không là vụ cuối cùng của chúng tôi. Tôi ước mong tôi có thể nói cho ông hay lý do tại sao nó xảy ra như thế và rằng nó sẽ không tái diễn lần nữa, nhưng tôi không thể làm điều đó”. Anderson có mang lại một vẻ tươi vui cho nó, cố gắng nói về các sự cải thiện, kỷ luật tốt hơn, các máy bay trực thăng vân vân.. Người Mỹ có mặt ở đó, anh nhấn mạnh, “Không phải để cứu vớt, mà để giúp đỡ”. Thưởng không tán đồng, nhưng anh ta cũng không đưa ra sự phản bác. “Không, cứu vớt chứ, cứu vớt là chữ đúng hơn, nhưng tôi e sợ, thưa Trung Úy, rằng chúng tôi không phải là một dân tộc dễ dàng để cứu vớt”.
Lần này Anderson đã không phản đối, và Thương nói tiếp, giọng anh ta thấp hơn, mắt anh ta gần như nhắm lại, nói như thể anh ta đang tự nhủ. “Chúng tôi còn không thể tự cứu vãn mình được. Đó là điều tệ hai nhất. Chúng tôi không thể tự cứu mình. Tôi xin lỗi.”
Không nao núng trong các cảnh tượng như thế, xuất hiện rải rác thích hợp về mặt chiến lược xuyên suốt quyển tiểu thuyết, vì thế chính Thương là kẻ đã mang chiến tranh đến hồi giải tỏa. Ngay vào lúc người Mỹ bắt đầu chen chân vào đông đảo, anh ta đã sẵn nhìn thấy hồi kết cuộc.

Dự kiến đó về hồi kết cuộc được mang vào tiêu điểm kinh khiếp như bức hình chụp thắng giải thưởng trong quyền Del Corso’s Gallery của Philip Caputo, tác phẩm có thể cung cấp nơi đây một kết từ [literary coda: phần kết luận của một tác phẩm văn chương, đặc biệt sự tóm lược ở phần cuối của một tiểu thuyết về các sự phát triển xa hơn trong cuộc sống của các nhân vật, chú của người dịch] ngắn ngủi. Quyển tiểu thuyết được dựa trên các biến cố xảy ra một thập niên trọn vẹn, bi thảm của chiến tranh Hoa Kỳ và Việt Nam sau đó. Thời gian là năm 1975. Địa điểm là Xuân Lộc. Biến cố là phòng tuyến cuối cùng của QLVNCH chống lại cuộc tấn công sau chót của Bắc Việt đang tràn xuống Sàigòn. Đơn vị, như diễn ra, là Sư Đoàn 18 QLVNCH – tên cũ là Sư Đoàn 10. Del Corso là một ký giả nhiếp ảnh quân sự trẻ nổi tiếng, mặc dù đã sẵn là một cựu chiến binh của các nơi tăm tối của trái đất kể cả Phi Châu, Trung Đông, và Huế trong năm 1968. (Khi anh ta chết vào lúc gần cuối quyển truyện, bị bắn hạ bởi một loạt mới nhất các dân quân điên khùng ở Beirut, lời cuối cùng của anh ta sẽ là “shit: cục cứt”.) Đối thủ của anh là một nhân vật già hơn nổi tiếng có biệt danh là “Horseman: người ngựa” – dựa trên nhiếp ảnh gia chiến đấu truyền kỳ David Douglas Duncan. Tại Xuân Lộc, Del Corso chụp bức hình đánh dấu cuộc chiến. Đó là một hình ảnh vĩ đại mà mọi nhiếp ảnh gia chiến tranh đều tìm cách chụp lấy, bức ảnh thực, bức ảnh để đời trong nghề nghiệp. Nó cũng thu tóm, Del Corso hay biết, sự sỉ nhục, sự bỉ ổi, sự dàn dựng để tạo sư giật gân dơ dáy và sự đóng vai làm tuồng của nghề mà anh ta đang làm. Đó là hình ảnh chiến đấu tối hậu, bức hình mà anh mệnh danh QLVNCH Đang Hấp Hối: The Dying ARVN. Nhiếp ảnh gia Horsemanđã chụp được nhiều bức hình đầu tiên và rất nhiều bức ảnh trọng đại trong thời gian ở giữa: bức ảnh nổi tiếng chụp các phụ nữ và trẻ em, trông bi ai, tại Nghĩa Trang Quân Đội Pháp ở Hà Nội, ngày 22 Tháng Năm 1953. Đài đúc bê tông, có gắn một tấm đá cẩm thạch, mang hàng chữ Pháp ghi khắc: “Ici Repose Phạm Ngọc Linh, Partisan, 3/6 R.I. C, Mort Pour La France, 20-6-50: Nơi đây an nghỉ Phạm Ngọc Linh, Đội Viên, Đơn Vị 3/6 R. I. C., Chết Cho Nước Pháp, ngày 20-6-50”; bức ảnh các lính tuyển mộ Pháp-Việt trẻ không ngờ tiến ra khỏi Hà Nội, đội Mũ Nồi (Berets), áo và quần ngắn bằng vải Khaki, súng tiểu liên với dây quàng súng trên vai; các bức ảnh khác của Quân Đội Pháp và Đội Quân Người miền D’Auvergne [Legion Auvergnats, viết sai trong nguyên bản là Auverngats, chú của người dịch], miền Bretagne [Bretons], miền Alsace [trong nguyên bản viết theo tiếng Anh là Alsatians, chú của người dịch], người Lào, người Trung Kỳ (Annamites), người Bắc Kỳ (Tonkinese), người Senegal, người Sudan, người dân đảo quốc Mauritanie, người Ma Rốc (Morocco), người Guinée. Sau này họ được thay thế trong các bức ảnh chụp của Horseman bằng người Mỹ ở Con Tiên (Cồn Thiên?) và Khe Sanh. Giờ đây đến phiên Del Corso. Người Mỹ, cũng đã ra đi. Khu trưng bày bị để trống một lần nữa để dành cho người Việt Nam. Del Corso ghi chụp cái chết của một cá nhân chiến sĩ nói lên tất cả, như [nhiếp ảnh gia] Capa [*a] đã có lần từng làm, anh ta nghĩ, với bức ảnh nổi tiếng về người lính phe Trung Thành (Cộng Hòa) Tây Ban Nha bị bắt giữ ở lúc hành quân. Nhưng bức ảnh này, anh ta hiểu, còn hơn thế nữa. Thời gian bị ngưng đọng lại, đó là lúc có cái chết của một người lính và cái chết của một Quân Đội.

Chiến tranh thu nhỏ lại lúc kết thúc vào một hình ảnh Hoa Kỳ. Và như thế, một cách thích hợp, giống như lúc khởi đầu, nó viết lại một loạt các sự trình bày trước đó, bằng lời nói và hình ảnh, tràn ngập trí nhớ. Đối với nhiều người Mỹ, đã có nguyên cảo đầu tiên (the ur-text). Phim Green Berets, John Wayne và Aldo Ray với các đối tác điện ảnh của họ. Đại tá QLVNCH là [diễn viên] Jack Soo, được chọn ra từ phim Hawaii 5-0 qua ngả Barry Miller. Viên Đại Úy trẻ hung hăng là George Takei, tức Mister Sulu trong loạt phim Star Trek, sau này trong chương trình phát thanh Howard Stern Show. Họ là “các cá nhân thực sự bén nhọn”, như chữ nghĩa quân đội sẽ nói, các kẻ chống cộng sản trung kiên, thường mang trong đầu mối thù – hoàn toàn đúng như thế -- vì có thân nhân trong gia đình bị tra tấn hay giết hại bởi bên kia. “Nếu tôi có một trăm người như Trung ở đây, “ cố vấn Mỹ điển hình nói, “tôi có thể xé toang bụng của cuộc chiến này trong sáu tuần lễ”. Vượt quá điều đó, chúng ta may mắn nếu nhìn thấy bất kỳ điều gì về các kẻ cầm giáo mác, có thể là một vài cận vệ người miền núi, quân không chính quy, dân quân địa phương; hay từ xa, bé tí hon, vô tư (happy-go-lucky), các loại vệ binh cuối tuần, úp chụp xuống trong các chiếc mũ sắt khổng lồ của họ, trong các quân phục tác chiến được may cắt nhỏ nhắn bó thân. Ngoài giờ làm việc, họ cầm tay nhau đi dạo phố. Có một phim điện ảnh về tình bạn thân thiết mà người Mỹ không bao giờ hiểu được. Như một thủy quân lục chiến nói với một người khác trong phim Happy Hunting Ground của Martin Russ, “Steve nói lý do người Nam Việt Nam có một quân đội đê tiện (lousy army) như thế là vì mọi người trong mọi lúc “gù gẫm” nhau” [“goosing each other” trong nguyên văn, ở một nghĩa bóng chỉ các kẻ đồng tính luyến ái, chú của người dịch]. Ngược lại, có sự hóa ma/phong thánh cho Charlie [tiếng lóng của quân nhân Mỹ khi đó “Victor Charlie: chỉ Việt Cộng”, chú của người dịch]. “I love the little commie bastards: Tôi yêu mấy thằng con hoang cộng sản bé con”, một Thủy Quân Lục Chiến khác còn nói thế trong quyển The Short Timers của Gustav Hasford. “Các thằng linh gian khổ hiểu các thằng lính gian khổ. Đây là những ngày tuyệt vời mà chúng ta đang sống, hỡi các người anh em. Chúng ta là các kẻ khổng lồ mặc áo màu xanh vui tươi [? jolly green giants, tiếng lóng trong Anh ngữ để chỉ các phi công chiến đấu Mỹ, chu” của người dịch], đi bộ trên quả đất với súng bắn. Những kẻ chúng ta loại bỏ ở đây ngày hôm nay là những cá nhân hoàn hảo nhất mà chúng ta sẽ có dịp hay biết được. Khi chúng ta quay vòng trở lại Thế Giới, chúng ta sẽ không còn dịp gặp một số kẻ nào đó bao quanh xứng đáng để nhắm bắn”.

Đối với người lính, sẽ là một sự hoài niệm kinh khiếp: Các Thủy Quân Lục Chiến và VC/NVA (Việt Cộng/Quân Đội Bắc Việt) chơi trò cao bồi chăn bò (cowboys) và địch quân [gooks: nguyên thủy có thể là tiếng lóng của quân nhân Mỹ để chỉ người Phi Luật Tân trong cuộc nổi dậy của dân bản xứ năm 1899. Sau này được mở rộng để chỉ người Nicaragua, người dân hải đảo Thái Bình Dương (trong Thế Chiến II, người Hàn Quốc (trong thập niên 1950), Việt Nam (trong thập niên 1960) hay “bất kỳ người Á Châu nào”, đặc biệt các kẻ thuộc các lực lượng quân sự đối nghịch với Hoa Kỳ, chú của người dịch] tại một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. QLVNCH sẽ luôn luôn vẫn là kẻ khác và kẻ khác của kẻ khác. Nhưng điều này cũng sẽ thực là như vậy tại quê nhà, trong sự phân hóa của các sinh viên và các nhà trí thức, phong trào phản chiến. Chiến trường Du Kích đòi hỏi chiến sĩ Du Kích, với tất cả màn phụ diễn xảy ra đồng thời dành cho các kẻ trung thành [với phe Cộng Hòa] của Nam Việt Nam. Một tiếng tung hô ban đầu, Hey, Hey, LBJ. How many kids did you kill today?: Hây Hây LBJ [tên viết tắt của Lyndon Baines Johnson, Tổng Thống Mỹ trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam lên cao điểm, chú của người dịch], ông đã giết bao nhiêu đứa trẻ hôm nay?] [tên một bài hát nhái điệu dân ca Mỹ thời Chiến Tranh Hoa Kỳ ban đầu, chú của người dịch] tìm thấy âm vang của nó trong bài Ho Ho Ho Chi Minh; Ho Chi Minh is gonna win: Hô Hô Hô Chí Minh; Hô Chí Minh đang đi đến chiến thắng. Đối với người lính và thường dân, Marvin the Arvin (Người Lính VNCH) khi đó là sai lầm về mặt chính trị và vẫn còn sai lầm về chính trị lúc này, mắc tội chịu ảnh hưởng [của cấp] chỉ huy [command influence, từ ngữ trong quân pháp để chỉ việc cấp chỉ huy hành động để ảnh hưởng đến nhân viên tòa án, nhân chứng hay các người khác tham dự vào các vụ xử theo quân luật, chú của người dịch], như chúng ta thường hay nói như thế, hay ít nhất [mắc tội] liên kết chính trị. Viện dẫn QLVNCH là nhắc nhở đến Quân Đội của ông Thiệu, ông Kỳ, các tướng lĩnh cảnh sát, các Tỉnh Trưởng tham nhũng, Các Tư Lệnh Quân Đoàn và Quân Khu. Các lính ngụy, họ bị gọi như thế bởi địch quân. Các lính ma, họ bị gọi như thế ngay bởi các vị chỉ huy của chính họ -- có tên thực hay giả tưởng trên sổ lương, không hiện hữu, không trình diện thi hành công tác, có thể là AWOL: [viết tắt của thành ngữ Absent With Out Leave , có nghĩa Vắng mặt Không Có Phép, chú của người dịch], có thể đã đào ngũ, có thể đã chết, ít nhất là hoàn toàn không kiểm chứng được, những kẻ mà khẩu phần và tiền lương được thu bởi các cấp cao hơn.

Và giơ đây, sắp đến năm mươi năm kể từ trận Điện Biên Phủ, và bốn mươi năm của trận Ia Drang, và ba mươi năm kể từ khi có sự sụp đổ của Miền Nam, nó vẫn còn là một cách xếp chữ thích hợp: các người lính ma. Mọi người giờ đây được hồi tưởng ngoại trừ QLVNCH. QLVNCH đã chiến đấu một cuộc chiến tranh lâu dài, đẫm máu, thương tích, và thương tâm như cuộc chiến của bất cứ người nào khác. Họ đã có các người vợ, các người yêu, và các bạn gái; họ đã có con cái, cha mẹ và ông bà, anh chị em. Họ đã có các tương lai mà họ mong muốn, và nếu có thể, sẽ sống cho chúng. Họ đã chết cho người Hoa Kỳ, chắc chắn cũng giống như những người trên các tấm mộ bia đã ghi khắc “nơi đây: ici” v.v…”đội viên: partisan”, “mort pour le france: chết cho nước Pháp”.

Tệ hại nhất, đối với chúng ta, ít nhất, không nói đến chính họ, họ đã chết cho một quốc gia được gọi là Việt Nam Cộng Hòa: Republic of Vietnam. Và trong khi làm như thế, họ đã trở thành hình ảnh của sự thất bại của chúng ta. Đó là một hành vi rất tồi tệ, cho phép chính bạn và binh sĩ của bạn tìm cách khinh miệt các cá nhân người lính đang phục vụ một quốc gia mà bạn được giả định sẽ cùng đứng chung một chiến tuyến. Tệ hại không kém, việc tiểu thuyết hóa địch quân nhân danh sự liên đới của người lính gian khổ. Đối với chúng ta nó trở nên cần thiết. Nó biện minh các ý tưởng của chính chúng ta về sự hy sinh của chính chúng ta. Nó tăng cường việc huyền thoại hóa chung cuộc về đội quân tham chiến ở việt Nam của chính chúng ta là bị phản bội, bị hy sinh, bị lợi dụng, bị bỏ rơi khi khó khăn.

Trong bức tranh to lớn, QLVNCH luôn luôn bị bắt phải thủ giữ vai kẻ tham dự nhỏ nhoi, kẻ phụ trợ, kẻ phụ diễn cho có mặt – được giả định nằm đó để được chụp ảnh cho báo cáo sau công tác hay cho các cảnh cuối cùng của một quyển tiểu thuyết tồi hay một phim điện ảnh tồi của người nào đó. Như Beaupre nhìn như thế, ở đoạn cuối của quyển One Very Hot Day:
Đã có một vệt dài người Việt Nam bị chết. Họ bị phân tán ở khắp mọi hướng, như thể một kẻ nào đó với một bàn tay khổng lồ ném họ ra giống như viên súc sắc. Ông nhận thức rằng ông đã không nhận diện ra họ hay biết tên họ. Một người trong họ đang cắn một khúc mía và cây mía vẫn còn trong miệng anh ta. Bên cạnh anh ta là một người đàn ông khác với một phần khuôn mặt bị bắn bay mất, anh ta bị vướng mắc ở cằm và cổ. Viên đạn phát nổ đầu tiên, Beaupre nghĩ, hiển nhiên hơi cao một chút hoặc giả nó có thể còn tệ hơn nữa. Một kẻ khác nằm lật nghiêng người, với lòng bàn tay vươn ra như thể anh ta đang cầu nguyện; kẻ khác nằm ườn xuống, đôi mắt nhắm lại, hoàn toàn im lặng, nhưng chiếc máy radio truyền thanh đang phát ra, hoặc là do anh ta đã vặn nó lên khi anh ta đang hấp hối, nếu không anh ta đã vi phạm sự cấm đoán mới, máy truyền thanh đang phát ra âm nhạc du dương trầm bổng chết người của họ.

Đối với người Hoa Kỳ bị chết, Beaupre hiểu biết, ông sẽ phải viết một lá thư gửi về nước đến người vợ buồn rầu. Ít nhất ông sẽ không phải nói dối về cách hành xử can đảm của Anderson và cách thi hành nhiệm vụ của anh ta. Về ý nghĩa cái chết của anh ta, bất luận nhiệm vụ được giả định như thế nào hay nó đã diễn ra như thế nào, Beaupre tự hiểu mình quá rõ để đề cập đến điều đó. Ông sẽ chỉ nói với người vợ của Anderson rằng anh ta đã chết ở một nơi gần Ấp Than Thoi [?]. Đây là một câu chuyện khôi hài trong đơn vị giữa các người Mỹ. Ấp Than Thoi là một địa điểm tưởng tượng được giả định ở nơi đó, nhưng không một ai có thể tìm thấy trên bản đồ. Đó là một câu chuyện nói đùa của người Mỹ. Người chết của QLVNCH sẽ không nhận các bức thư như thế. Họ sẽ chẳng đáng giá ngay dù một câu chuyện cười đùa của người Mỹ. Họ sẽ chỉ vừa chết vào một ngày rất nóng.

Mười năm sau này, vào lúc kết thúc, họ vẫn còn đang chết đi một cách đủ sống động để tạo ra một sự nghiệp của nhiếp ảnh gia chiến đấu khác của Hoa Kỳ, một cuộc triển lãm đoạt giải thưởng khác, trong sách báo dâm ô lớn lao, như anh ta gọi nó, về sự bạo động. Anh ta đã bấm ống kính “vào khoảnh khắc các mảnh của viên đạn xuyên vào các lá phổi của người đàn ông như các ngọn giáo tí hon. Nhưng chính đôi mắt, anh ta hiểu, nói lên câu chuyện. “Điều này giống như những gì sẽ là vết thương làm chết người”, họ nói, “đây giống như những gì sẽ cảm thấy về cái chết của chính bạn và không có gì hay ho về nó, không có gì cứu rỗi được nó, không có gì làm dịu nhẹ nó được”.

Đó là câu kinh cầu hồn thích hợp. Có lẽ tốt cho bất kỳ người lính nào nhận được. Bởi đã quá trễ để thay đổi lịch sử -- một cách hiển nhiên – hay ngay cả, đến mức các sự rọi hình nôỉ bật được truyền lại cho chúng ta nhiều thập niên sau này, đến việc viết lại phần lớn lịch sử. Các sự tái xét chính trị về các người tốt đối chọi với kẻ xấu cũng sẽ không làm được điều gì tốt hơn. Điều chúng ta có thể làm – và đó thực sự là mục đích của tôi ở đây – là vinh danh ít nhất sự tưởng nhớ đến một số lượng lớn các tham dự viên vẫn còn chỉ được thảo luận, thừa nhận, hay thông cảm ít nhất vào một cuộc chiến tranh làm mất đi 58,000 người Mỹ và khoảng từ 2 đến 4 triệu sinh mạng Việt Nam. Nhiều người trong họ giờ đây đã ra đi. Số còn lại, bất luận họ có thể ở nơi đâu, trạc vào đúng lứa tuổi của tôi, ở độ tuổi gần cuối 50 hay đầu 60; và giống như các đối tác Mỹ, Việt Cộng, Bắc Việt của họ, họ đang chất chứa một cách sâu xa và đau đớn các gánh nặng của điều mà chúng ta gọi là Chiến Tranh Việt Nam và người Việt Nam gọi là Chiến Tranh Hoa Kỳ: tất cả chúng ta không bao lâu nữa sẽ đều cùng gia nhập với các người lính gian khổ khác và các kẻ cầm giáo mác đã chết kinh hoàng và cô đơn nơi bãi chiến cho phần thưởng ngớ ngẩn của việc tiến đến ngôi mộ vĩ đại của các chiến sĩ vô danh. Đối với tôi, tôi cố gắng hồi tưởng để tham khảo ký ức về tất cả những người như thế, chứa đựng trong một bức ảnh tôi đã giữ riêng cho mình, đang ngồi trên một chiếc ACAV [viết tắt của nhóm từ Armored Cavalry Assault Vehicle: Xe Thiết Kỵ Tấn Công, tức xe tăng M113, chú của người dịch] tại một ngã tư được gọi là Trảng Bom hồi đầu năm 1969. Vào thời gian đó, chiến tranh Hoa Kỳ đã tiếp diễn trong năm năm. Năm năm sau đó, trong cuộc tấn công cuối cùng, địa điểm nơi mà tôi đang ngồi, đúng ngay chỗ đó, đoạn nối con đường, giao lộ đó tại Trảng Bom sẽ trở thành đích đến của tuyến dẫn dầu, nơi mà cuộc bao vây lớn sau cùng của Bắc Việt Nam sẽ tràn xuống, một cú đánh bên phải xuyên qua rừng cao su, với hơn mườì lăm sư đoàn phía sau, đặt bẫy các kẻ phòng thủ Xuân Lộc, của con số 10 xưa kia, sắp trở thành con số 18 truyền kỳ. Nó sắp xảy ra trong thực tế là địa điểm của phòng tuyến cuối cùng của QLVNCH – ngay dù nó đã trở nên nơi chốn giả tưởng được ghi nhận lại bởi vai chính trên danh nghĩa nơi quyển Del Corso’s Gallery trong bức hình đã làm cho anh ta trở nên danh tiếng vĩnh viễn. Xuân Lộc, 1975. Cho dù người lính QLVNCH đó là ai, anh ta là một người lính của Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH, cái chết đang diễn ra được chụp bắt tại địa điểm và khoảnh khắc anh bị hạ sát như một hình ảnh của lịch sử, ngay cho dù chỉ được tưởng nhớ như một con người còn sống đối với gia đình anh hay có lẽ như các vị thần phù hộ gia đình.

Và Del Corso có lý. Bức ảnh được dựng ngay nơi đó cùng với bức ành Người Lính Phe Trung Thanh Tây Ban Nha (Spanish Loyalist) của Capa; bức Horrors of War (Các Sự Kinh Khủng Của Chiến Tranh) của Goya, hay ngay cả bức The Dying Gaul của Sallust. Bởi vì nó tượng trưng cho sự nhận thức bi thảm được vươn tới bởi bất kỳ người lính nào tại bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Bị thương hay bị giết không làm cho bạn trở thành một anh hùng. Bạn không thể làm thế nào để tránh khỏi bị thương hay bị giết. Hay để thực sự được tạc tượng hay được vẽ hay được chụp hình, được viết xuống thành một tài liệu, một tiểu thuyết, hay một phim điện ảnh. Nhưng nó thực hiện trong cung cách kỳ lạ, ám ảnh, và ngay cả kinh hoàng của nó, ít nhất làm cho bạn ghi nhớ. Đây là thông điệp của bức ảnh, bức ảnh chúng ta vẫn tìm đọc trong sự hình tưởng, khuôn mặt của người lính bộ binh QLVNCH bị thương chí tử, vô danh. Và từ các tác phẩm hiếm quý chẳng hạn như One Very Hot Day và Del Corso’s Gallery, đó là những gì chúng ta phải gìn giữ. Bất kỳ người lính nào đã thi hành trách vụ của mình một cách chu đáo và danh dự đều xứng đáng với việc đó./-
____

CHÚ THÍCH:
1. Quyển sách tham khảo đáng tin nhất cho các dữ liệu như thế vẫn là quyển Dirty Little Secrets of the Vietnam War của James Dunnigan.
2. Vượt quá phép điệp vận đơn thuần, biệt hiệu đặt ra cũng chứa đựng một sự ám chỉ phổ thông trực tiếp – như được nổi tiếng vào lúc đó – đến Marvelous Marv Throneberry, của Đội Bóng Chày New York Mets nguyên thủy, yếu ớt, bị loại bỏ, đã trở thành bất hủ bởi khi bị mô tả bởi tờ Sporting News như “một kẻ đánh banh yếu, mà lại còn là một kẻ chạy bắt bóng trên sân tồi.”
3. Quyển Vietnam: A History của Stanley Karnow vẫn còn chưa bị vượt qua như một quyển tham khảo phổ thông tiêu chuẩn, đặc biệt trong sự liên kết của nó với loạt băng hình và truyền hình nổi tiếng. Như một quyển lịch sử bình dân dễ đọc, có tiêu điểm rộng rãi, quyển sách cạnh tranh duy nhất gần đây của nó là quyển Our Vietnam của A. J. Langguth. Cùng lúc, cả hai quyển vẫn còn nghèo nàn một cách đang kể về sự tham khảo, đặc biệt trong các sự trình bày về Chiến Tranh Hoa Kỳ, đối với các lực lương chiến đấu của Nam Việt Nam, được gọi chính thức là RVNAF (Republic of Vietnam Armed Forces: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) – và bao gồm mọi quân chủng từ lục quân, hải quân, không quân, thủy quân lục chiến chính quy, và một loạt các đội quân không chính quy hay dân quân – RF [? Regional Forces, tức Địa Phương Quân, PF [?], lục lượng tự vệ làng xã [Dân Vệ hay Nghĩa Quân], cho đến vô số các đơn vị hoạt động đặc biệt khác – không mấy ngạc nhiên – phản ảnh các đơn vị đối tác Hoa Kỳ -- Nhảy Dù, Kỵ Binh, Biệt Kích, LRRP [viêt tắt của Long Range Renaissance Patrol: Toán Biệt Kich Tuần Tra Thám Thính Tầm Xa, gồm từ 4 đến 6 binh sĩ, hoạt động sâu trong lòng địch, chú của người dịch], Tàu Khinh Tốc (Swift Boat), Tìm Kiếm và Giải Cứu (Search and Rescue), chiến dịch ám sát Phượng Hoàng, Các Hoạt Động Mật (Black Ops).
___

Philip Beilder là Giáo Sư Anh Ngữ tại Đại Học University of Alabama, nơi ông giảng dạy về văn chương Hoa Kỳ kể từ khi nhận được bằng Tiến Sĩ tại Đại Học University of Virginia năm 1974. Ông là một cựu chiến binh trong Chiến Tranh Việt Nam. Các tác phẩm gần nhất của ông gồm Late Thoughts on an Old WarAmerican Wars, American Peace: Notes From a Son of the Empire.
_____

Nguồn: Philip Beidler, The Invisible ARVN: The South Vietnamese Soldier in American Representations of the Vietnam War, War, Literature & the Arts, An International Journal of Humanities, Vol. 19, 1&2, Januray 2007, các trang 306-317.

*****

PHỤ CHÚ CỦA Ngô Bắc

[* a] Robert Capa (tên thật là Endre Ernő Friedmann, sinh ngày 22 Tháng Mười, 1913 – mất ngày May 25 Tháng Năm, 1954) là một nhiếp ảnh gia chiến đấu và ký giả nhiếp ảnh Hung Gia Lợi, đã tường trình năm cuộc chiến tranh khác nhau: Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha (the Spanish Civil War), Cuộc Chiến Tranh Thứ Nhì Giữa Trung Hoa Và Nhật Bản (the Second Sino-Japanese War), Thế Chiến II khắp Âu Châu, Chiến Tranh Ả Rập – Do Thái 1948 (the 1948 Arab-Israeli War), và Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất. Ông đã ghi chụp lại diễn tiến cuộc Thế Chiến II tại London, Bắc Phi Châu, Ý Đại Lợi, Trận Đánh Normandy tại bãi biển Omaha và cuộc giải phóng Paris. Các ảnh chụp hoạt cảnh của ông, chẳng hạn như các bức ảnh chụp trong cuộc đổ bộ vùng Normandy năm 1944, phác họa chân dung bạo lực của chiến tranh với sự tác động độc đáo. Trong năm 1947, Capa cùng thành lập Hội Magnum Photos với nhiếp ảnh gia Pháp Henri Cartier-Bresson, cùng các đồng nghiệp khác. Tổ chức này là một tổ hợp đầu tiên dành cho các nhiếp ảnh gia tự do trên toàn thế giới. Capa bị mất ở tuổi 40, trong năm 1954 tại Thái Bình, Việt Nam.

Tác Phẩm: Người Lính Đang Ngã Xuống (The Falling Soldier) là bức ảnh nổi tiếng nhất của Capa, được tác giả bài viết ở trên sử dụng để liên tưởng và hình dung về người lính QLVNCH.
photo: http://upload.wikimedia.org/The Falling Soldier

Từ năm 1936 đến 1939, Capa ở Tây Ban Nha, chụp hình các cảnh kinh hoàng của Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha. Trong năm 1936, ông trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhơ bức ảnh (được gọi là bức “Falling Soldier: Người Lính Đang Ngã Gục” được giả định sai lạc từ lâu là đã được chụp tại Cerro Muriano trên Mặt Trận Cordoba về Một Dân Quân Đảng Công Nhân Thống Nhất Mác-xít (Workers’ Party of Marxist Unification (POUM), kẻ vừa bị bắn và đang trong động tác ngã xuống chết. Đã có một cuộc tranh luận lâu dài về tính chân thực của bức ảnh này. Một sử gia Tây Ban Nha xác định người lính bị chết là Federico Borrell Garcia, nguyên quán tại Alcoi (Alicante). Sự xác định này bị bác bỏ. Trong năm 2003, nhật báo Tây Ban Nha El Periodico tuyên bố rằng bức ảnh được chụp gần thị trấn Espejo, cách Cerro Muriano 10 cây số, và rằng bức ảnh đã được dàn dựng. Trong năm 2009, một giáo sư Tây Ban Nha có ấn hành một quyển sách nhan đề Shadows of Photography, trong đó ông trình bày rằng bức ảnh đã không thể được chụp tại nơi, thời gian và bằng cách mà Capa cùng các người ủng hộ ông ta dẫn chứng.

Ngô Bắc dịch và phụ chú
28/3/2011
© gio-o.com 2011


.
.
.

No comments: