Việt Hoàng
Đăng ngày 20/03/2011 lúc 16:24:25 EDT
Đăng ngày 20/03/2011 lúc 16:24:25 EDT
Sự kiện động đất, sóng thần gây chết chóc và tàn phá nước Nhật đang gây sự chú ý đặc biệt cho cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Lý do để người Việt Nam quan tâm đến Nhật Bản có mấy lý do: Thứ nhất hiện nay người Việt đang học tập sinh sống tại Nhật là hơn 31.000 người. Thứ hai Nhật là người bạn thân thiết của Việt Nam, là nước cấp viện ODA lớn nhất cho Việt Nam. Thứ ba là tinh thần dân tộc vĩ đại của người Nhật trong cơn hoạn nạn đã lay động trái tim của tất cả chúng ta.
Những gì đang xảy ra ở Nhật đã được báo chí Việt Nam tường thuật tương đối đầy đủ và cập nhật trên các phương tiện truyền thông. Hôm nay đọc một bài viết trên Tuần Việt Nam, bài ‘Hồi âm của ông Hà Minh Thành, cảnh sát Nhật gốc Việt’, tôi bỗng giật mình và thấy cần lên tiếng ngay về một vấn đề tuy nhỏ nhưng rất quan trọng, nhất là với những người Việt đang sống và làm việc tại Nhật.
Ông Hà Minh Thành viết: ‘Rất mong báo chí trong nước nên đưa tin một cách chính xác về tình hình thảm hoạ. Hiện tại theo thông tin, tôi được biết rất nhiều người Việt hiện tại đã ở các vùng an toàn ở Nhật như Tokyo, Yokohama, Nagoya , thậm chí cả ở miền Kansai (Quan Tây) và miền Nam như Osaka, Kyoto, Himeji, Nagasaki v.v. đang ùn ùn di tản về VN. Phần nhiều trong số họ không giỏi tiếng Nhật để có thể bình tĩnh theo dõi thông tin cập nhật liên tục trên truyền thông, để ứng phó trước tình hình mà chỉ theo dõi qua các mạng truyền thông Internet bằng tiếng Việt trong nước và kế nữa là tin đồn truyền miệng. Nỗi lo sợ thái quá của các thân nhân trong nước cũng tác động rất lớn.
Thực sự tình hình nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 vẫn còn nguy hiểm nhưng vẫn còn kiểm soát được, cho dù có tình huống xấu nhất xảy ra thì ở các vùng khác có lẽ cũng không sao, vì phạm vi thiệt hại nặng nhất cũng chỉ trong vòng bán kính 80km trở lại.
Tôi lo sợ rằng sau đợt khủng hoảng này khi quay trở lại Nhật, phần nhiều người Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh tế vì sẽ mất việc làm, mất nhà cửa, cản trở việc học hành của con cái. Một số đại lý người Việt nhân cơ hội này tăng giá vé lên đến 1800USD cũng là những việc làm thể hiện sự không có lương tâm trong kinh doanh”.
Thiển nghĩ, nếu người nào đủ sáng suốt thì chỉ cần đọc đoạn trên là biết được cần phải làm gì. Nhưng tôi thì không tin điều đó lắm vì dân tộc Việt Nam là dân tộc không giống ai. Tâm lý đám đông và phản xạ theo cảm tính vẫn chi phối mạnh mẽ các hành động của người Việt chúng ta. Mọi người nên cám ơn ông Hà Minh Thành vì lời khuyên rất chân tình của ông: “Hãy ở lại Nhật chứ đừng về Việt Nam trong lúc này”.
Xét về lý, người Việt sang Nhật để học tập và kiếm tiền cho bản thân chứ không phải đi làm ‘nghĩa vụ quốc tế’, hoạn nạn này là do thiên tai gây ra chứ không phải là chiến tranh như ở Libya, vì vậy nếu chính phủ Nhật không yêu cầu người Việt rời khỏi Nhật thì tại sao chúng ta lại bỏ đi cơ hội mà chắc chắn không phải dễ dàng để có được? Bạn sợ chết, sợ gặp nguy hiểm? Tôi nghĩ rằng nên nhìn vào những người Nhật và tự hỏi mình: Họ không sợ chết ư? Không lẽ mạng sống người Nhật không bằng mạng sống người Việt? Hơn nữa bạn đã ở những vùng an toàn rồi cơ mà?
Xét về tình, người Việt có câu ‘trong cơn hoạn nạn, mới hiểu được lòng nhau’, tại sao chúng ta không ở lại Nhật để chia bùi sẻ ngọt, cùng khắc phục hậu quả thiên tai với nhân dân Nhật? Đất nước đã cưu mang bạn và đang giúp đỡ rất nhiều cho quê hương của bạn? Đây là cơ hội tốt để mỗi người Việt chứng minh cho người Nhật thấy rằng chúng ta cũng là những con người có tấm lòng và không vô ơn, vô cảm trước những mất mát lớn lao của nhân dân Nhật?
Báo chí Việt Nam có thể vô tâm, cũng có thể chủ tâm khi đưa tin về tình hình tại Nhật một cách cường điệu. Tôi chợt nhớ cách đây 6 năm về trước, khi tại Ukraine xảy ra ‘Cách mạng Cam’ đưa Iushenko, một người thân Phương Tây lên làm tổng thống, các cuộc biểu tình đã diễn suốt hơn hai tuần. Báo chí Việt Nam làm rùm beng sự việc cứ như là sắp chiến tranh và đổ máu đến nơi. Tôi hỏi thăm và biết được tại thủ đô Kiev khi đó vẫn bình thường, không có chuyện gì ghê gớm cả, ai đi biểu tình cứ đi; ai đi làm cứ đi làm. Mục đích của báo chí là doạ dẫm dân Việt Nam đừng có mà nghĩ đến chuyện ‘đa nguyên đa đảng’ vì ‘đa đảng là loạn’… Người thân ở Việt Nam khi đó (cũng như ở Nhật bây giờ) do thiếu thông tin nên cũng hoảng hốt, kêu gọi con cái trở về Việt Nam ngay và sau đó một thời gian tất cả đều phải quay lại Ukraine với một cái giá rất đắt, tiền làm lại visa, tiền mua vé máy bay, lại phải bắt đầu mọi cái từ đầu…
Chính quyền Nhật Bản là một chính quyền có trách nhiệm, có bản lĩnh cho nên chỉ một thời gian ngắn là họ sẽ khôi phục lại nước Nhật. Nên nhắc lại chuyện cũ, khi nước Mỹ bị khủng bố năm 2001, có những người Trung Quốc du lịch và học tập tại Mỹ đã vui mừng khi thấy Mỹ bị khủng bố và sau đó tất cả những người này đã bị trục xuất khỏi Mỹ và không bao giờ được cấp visa đến Mỹ.
Thiết nghĩ những người Việt Nam đang có ý định rời Nhật nên cân nhắc về quyết định của mình để sau này khỏi hối tiếc. Câu hỏi mà mỗi người cần đặt ra cho mình là họ sẽ làm gì ở Việt Nam? Tôi nghĩ rằng những nụ cười của họ khi về đến Việt Nam sẽ nhanh chóng biến mất khi đối diện với thực tế phũ phàng tại Việt Nam.
Những gì đang xảy ra ở Nhật đã được báo chí Việt Nam tường thuật tương đối đầy đủ và cập nhật trên các phương tiện truyền thông. Hôm nay đọc một bài viết trên Tuần Việt Nam, bài ‘Hồi âm của ông Hà Minh Thành, cảnh sát Nhật gốc Việt’, tôi bỗng giật mình và thấy cần lên tiếng ngay về một vấn đề tuy nhỏ nhưng rất quan trọng, nhất là với những người Việt đang sống và làm việc tại Nhật.
Ông Hà Minh Thành viết: ‘Rất mong báo chí trong nước nên đưa tin một cách chính xác về tình hình thảm hoạ. Hiện tại theo thông tin, tôi được biết rất nhiều người Việt hiện tại đã ở các vùng an toàn ở Nhật như Tokyo, Yokohama, Nagoya , thậm chí cả ở miền Kansai (Quan Tây) và miền Nam như Osaka, Kyoto, Himeji, Nagasaki v.v. đang ùn ùn di tản về VN. Phần nhiều trong số họ không giỏi tiếng Nhật để có thể bình tĩnh theo dõi thông tin cập nhật liên tục trên truyền thông, để ứng phó trước tình hình mà chỉ theo dõi qua các mạng truyền thông Internet bằng tiếng Việt trong nước và kế nữa là tin đồn truyền miệng. Nỗi lo sợ thái quá của các thân nhân trong nước cũng tác động rất lớn.
Thực sự tình hình nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 vẫn còn nguy hiểm nhưng vẫn còn kiểm soát được, cho dù có tình huống xấu nhất xảy ra thì ở các vùng khác có lẽ cũng không sao, vì phạm vi thiệt hại nặng nhất cũng chỉ trong vòng bán kính 80km trở lại.
Tôi lo sợ rằng sau đợt khủng hoảng này khi quay trở lại Nhật, phần nhiều người Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh tế vì sẽ mất việc làm, mất nhà cửa, cản trở việc học hành của con cái. Một số đại lý người Việt nhân cơ hội này tăng giá vé lên đến 1800USD cũng là những việc làm thể hiện sự không có lương tâm trong kinh doanh”.
Thiển nghĩ, nếu người nào đủ sáng suốt thì chỉ cần đọc đoạn trên là biết được cần phải làm gì. Nhưng tôi thì không tin điều đó lắm vì dân tộc Việt Nam là dân tộc không giống ai. Tâm lý đám đông và phản xạ theo cảm tính vẫn chi phối mạnh mẽ các hành động của người Việt chúng ta. Mọi người nên cám ơn ông Hà Minh Thành vì lời khuyên rất chân tình của ông: “Hãy ở lại Nhật chứ đừng về Việt Nam trong lúc này”.
Xét về lý, người Việt sang Nhật để học tập và kiếm tiền cho bản thân chứ không phải đi làm ‘nghĩa vụ quốc tế’, hoạn nạn này là do thiên tai gây ra chứ không phải là chiến tranh như ở Libya, vì vậy nếu chính phủ Nhật không yêu cầu người Việt rời khỏi Nhật thì tại sao chúng ta lại bỏ đi cơ hội mà chắc chắn không phải dễ dàng để có được? Bạn sợ chết, sợ gặp nguy hiểm? Tôi nghĩ rằng nên nhìn vào những người Nhật và tự hỏi mình: Họ không sợ chết ư? Không lẽ mạng sống người Nhật không bằng mạng sống người Việt? Hơn nữa bạn đã ở những vùng an toàn rồi cơ mà?
Xét về tình, người Việt có câu ‘trong cơn hoạn nạn, mới hiểu được lòng nhau’, tại sao chúng ta không ở lại Nhật để chia bùi sẻ ngọt, cùng khắc phục hậu quả thiên tai với nhân dân Nhật? Đất nước đã cưu mang bạn và đang giúp đỡ rất nhiều cho quê hương của bạn? Đây là cơ hội tốt để mỗi người Việt chứng minh cho người Nhật thấy rằng chúng ta cũng là những con người có tấm lòng và không vô ơn, vô cảm trước những mất mát lớn lao của nhân dân Nhật?
Báo chí Việt Nam có thể vô tâm, cũng có thể chủ tâm khi đưa tin về tình hình tại Nhật một cách cường điệu. Tôi chợt nhớ cách đây 6 năm về trước, khi tại Ukraine xảy ra ‘Cách mạng Cam’ đưa Iushenko, một người thân Phương Tây lên làm tổng thống, các cuộc biểu tình đã diễn suốt hơn hai tuần. Báo chí Việt Nam làm rùm beng sự việc cứ như là sắp chiến tranh và đổ máu đến nơi. Tôi hỏi thăm và biết được tại thủ đô Kiev khi đó vẫn bình thường, không có chuyện gì ghê gớm cả, ai đi biểu tình cứ đi; ai đi làm cứ đi làm. Mục đích của báo chí là doạ dẫm dân Việt Nam đừng có mà nghĩ đến chuyện ‘đa nguyên đa đảng’ vì ‘đa đảng là loạn’… Người thân ở Việt Nam khi đó (cũng như ở Nhật bây giờ) do thiếu thông tin nên cũng hoảng hốt, kêu gọi con cái trở về Việt Nam ngay và sau đó một thời gian tất cả đều phải quay lại Ukraine với một cái giá rất đắt, tiền làm lại visa, tiền mua vé máy bay, lại phải bắt đầu mọi cái từ đầu…
Chính quyền Nhật Bản là một chính quyền có trách nhiệm, có bản lĩnh cho nên chỉ một thời gian ngắn là họ sẽ khôi phục lại nước Nhật. Nên nhắc lại chuyện cũ, khi nước Mỹ bị khủng bố năm 2001, có những người Trung Quốc du lịch và học tập tại Mỹ đã vui mừng khi thấy Mỹ bị khủng bố và sau đó tất cả những người này đã bị trục xuất khỏi Mỹ và không bao giờ được cấp visa đến Mỹ.
Thiết nghĩ những người Việt Nam đang có ý định rời Nhật nên cân nhắc về quyết định của mình để sau này khỏi hối tiếc. Câu hỏi mà mỗi người cần đặt ra cho mình là họ sẽ làm gì ở Việt Nam? Tôi nghĩ rằng những nụ cười của họ khi về đến Việt Nam sẽ nhanh chóng biến mất khi đối diện với thực tế phũ phàng tại Việt Nam.
Việt Hoàng
(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)
(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)
© Thông Luận 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment