THIÊN TRIỀU
Ngày 17 tháng 3 năm 2011
2g48 phút chiều thứ năm 10/3, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon họp báo về kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng Liby. Phát biểu mở màn của Cố vấn Donilon phản ánh sự lúng túng của chính phủ Obama: “ …Trong tình hình hiện tại, vẫn có những cơ hội to lớn…Phải tránh những kết cục bất lợi trong mỗi tình huống đó…Đừng để bị tê liệt bằng bất cứ hình thức nào trong những lúc bất lợi có thể có, đồng thời sẵn sàng thực sự nắm lấy thời cơ”.
Thời cơ bất lợi mà cố vấn ANQG Donilon nói đến chính là đà thắng của ông Gaddafi và quân chính phủ Libya hiện nay. Thời cơ thuận lợi mà Cố vấn Donilon tiếc nuối là đà thắng mà quân nổi dậy ở Libya đã tạo ra được vào đầu tháng 3 khi mà ông Gaddafi còn chưa rõ Mỹ sẽ làm gì sau khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates điều động tàu sân bay đến gần Libya. Sau đó, do thấy Mỹ bất động đứng ngoài vòng chiến, nên sang tuần này, ông Gaddafi đã ra lệnh phản công. Nay trước đà thua tới nơi của quân nổi dậy, Nhà trắng tìm đủ cách để lật ngược tình hình.
“TÀU CHIẾN MỸ ÁP SÁT LIBYA”!
Thật vậy, chiều tối 1/3 (sáng 2/3 giờ VN), khi không ít báo chí chạy tít "Mỹ đưa tàu chiến áp sát Libya”, cứ như thể chiến tranh Libya sắp xảy ra tới nơi, thì bất cứ ai theo dõi cuộc họp báo trưa hôm đó cũng đều phải thở hắt ra "Mỹ có đánh đấm gì đâu”! Thật vậy khi một nhà báo hỏi Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates tại cuộc họp báo trưa hôm đó ở Washington: "Đô đốc Mullen (tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ) vừa nhấn mạnh rằng ở Libya ông Moammar Gadhafi đang giao chiến với chính dân chúng nước ông ta…Vậy chọn lựa cụ thể của Mỹ là gì? Có lập vùng cấm bay không?”, câu trả lời của BTQP Gates nhẹ hều hiếm thấy nơi một BTQP Mỹ, tính từ thời BTQP Rumfeld của trào TT Bush: "Tôi đã điều động nhiều tài chiến hải quân đến Địa Trung hải. Chỉ trong ít lâu nữa, các chiến hạm USS Kearsarge và USS Ponce sẽ vô Địa Trung hải và sẽ cung cấp cho chúng ta khả năng sơ tán khẩn cấp cùng cứu trợ nhân đạo. Trên chiếc Kearsarge có khoảng 1400 binh sĩ thủy quân lúc chiến vốn đang phục vụ tại Afghanistan. Và chúng ta cũng đang gửi thêm 400 TQLC khác từ Mỹ sang hậu thuẫn sứ mệnh của chiếc Keararge. Đó là những hành động mà chúng tôi tiến hành vào thời điểm này. Chúng tôi đang cân nhắc đến cả một lô những chọn lựa khả dĩ song chưa quyết định gì hay có những hành động nào khác hơn”.
BTQP MỸ ROBERT GATES CẢNH CÁO BÁO CHÍ CHỚ “NỔ” HƠN CẢ ÔNG!
Thoạt đầu, khi nghe BTQP Mỹ trả lời, đã có thể tưởng như Mỹ sắp “giải cứu nhân đạo” tới nơi rồi, để rồi hối hả thổi kèn chiến tranh với những tựa trên trang nhất báo chí: "Tàu chiến Mỹ áp sát!”. Song khi nghe tiếp đoạn sau của câu trả lời của BT Gates, sẽ không khỏi ngạc nhiên: "Tôi muốn, tôi muốn (BT Gates “cà lăm” lập lại hai lần) nhấn mạnh rằng nghị quyết của HĐBA LHQ không chứa một sự cho phép sử dụng võ lực nào. Không có sự đồng thuận trong nội bộ NATO về việc sử dụng võ lực”. Vậy mà báo chí vẫn cứ chạy tít kiểu Mỹ sắp đánh Libya” không ngớt bất chấp việc BTQP Gates , ngay trong câu trả lời đó đã cảnh cáo báo chí: "Những giải pháp mà báo chí đã đề cập đến…đều tạo ra hậu quả cùng những tác động phụ sau đó. Thành ra, các loại thông tin đó cần được xem xét thận trọng”.
“Hậu quả và tác dụng phụ sau đó” mà BTQP Gates cảnh cao chính là đà xông lên của phe nổi dậy ở Libya trong những ngày sau đó. Khỏi cần nói cũng biết rằng ở thủ đô Tripoli, ê kíp của đại tá Gaddafi cũng theo dõi cuộc họp báo này của BTQP Mỹ Gates để dò xét xem Mỹ định làm gì ở Libya. Ít giờ sau khi cuộc họp báo kết thúc, bản chép tốc ký cuộc họp báo đã đươc BQP Mỹ công bố trên mạng, đúng theo tinh thần “công khai thông tin” của Mỹ. Ban đầu, có thể ê kíp của ông Gaddafi còn thận trọng tối đa trước câu trả lời trên của BTQP Gates, không rõ những phát biểu “nhẹ hều” của ông này có phải là nghi binh hay không khi so với trước kia BTQP Rumsfeld đã cùng TT Bush “hét ra lửa” như thế nào trước ông Saddam Hussein, nên đã phản ứng yếu ớt trước những cuộc tấn công cua phe nổi dậy. Quả thực là trong thời điểm đó ông Gaddafi có khá nhiều chuyện để lo sợ. Trước hết là nghị quyết 1970 trừng phạt của HĐBA ( cấm ê kíp lãnh đạo Libya di chuyển…) với đầy đủ 15 lá phiếu, không một siêu cường nào phủ quyết! Ở Washington hết ngoại trường Clinton, thì đến TT Obama hô “Ông Gaddadi phải ra đi!”…Nghe qua, thấy giống như tối hậu thư của ông Bush gửi cho ông Saddam trước chiến tranh:” Ông Saddam có 48 tiếng để ra đi!”. Sau những lo sợ ban đầu, thủ đô Tripoli đã có thể hoàn hồn bám vào vế sau trong phát biểu của BTQP Gates: "HĐBA không cho phép sử dụng võ lực. NATO không nhất trí…” để rồi sau đó phản công và cứ thế mà thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ và chủ quyền.
Càng đáng tin hơn nữa khi nghe BTQP hỏi Tổng tham mưu trưởng Muller: "Không rõ đô đốc có bổ sung gì không?” và nghe ông này trả lòi:” Không, thưa ngài!”.
CẤM BAY, GIẢI CỨU NHÂN ĐẠO…CÓ ĐIỀU KIỆN.
10 ngày sau, đến phiên cố vấn an ninh quốc gia Donilon “hâm nóng” tình hình với những công bố có vẻ như Mỹ sẽ “dấn thân” hơn. Nào là ngoại trưởng Mỹ Clinton sẽ sang Bắc Phi bàn bạc với các ê kíp lãnh đạo mới ở Tunisia và Ai Cập, hai láng giềng bên phải, bên trái của Libya. Cố vấn Donilon cho biết ông mới nói chuyện với thống chế Tantawi, người đang lãnh đạo Ai Cập hiện nay. Có vẻ như một chiến dịch “giải cứu’ là sắp đến nơi rồi, nhất là khi mường tượng ra rằng Ai Cập, nằm sát bên thành phố cảng Benghzia của Libya, sẽ đóng một vai trò chiến lược một khi cảng Benghazi trở thành đầu cầu “cứu trợ nhân đạo”. Rồi từ đó hình dung ra rằng cảng Benghazi sẽ trở thành thủ đô lâm thời của phe bổi dậy nay đã có tên chính thức là “Hội đồng Dân tộc Libya”, mà Pháp đã mở màn công nhận, và Mỹ cũng sắp sửa. Những loan báo của Cố vấn Donilon khá hấp dẫn: "Chúng tôi sẽ cử các nhà ngoại giao đến Benghazi…Chúng tôi ngưng hoạt động của sứ quán Libya tại Washingotn. Chúng tôi không chấp nhận đại sứ mới của Gaddafi…Chúng tôi đang liên lạc trực tiếp với phe đối lập ngay trong Libya qua nhiều kênh khác nhau một cách khẩn trương… Hiện có một bộ phận đầu não ngay trong Nhà Trắng đang điều phối các tiếp xúc đó, đang điều phối công tác hỗ trợ… Máy bay viễn thám tầm AWAC của NATO đã bay 24/24 trên Địa Trung Hải rồi!
Nghe qua, có vẻ như “giải cứu nhân đạo” tói nơi rồi. Song, vẫn còn y nguyên câu hỏi: ai sẽ thực hiện cuộc “giải cứu” và dưới vỏ bọc pháp lý nào? Theo cố vấn Doniulon, điều này sẽ do NATO thực hiện. Song, đây là điều mà các bộ trưởng EU cũng như của NATO vẫn chưa nhất trí. Cố vấn Donilon thừa nhận đang tìm kiếm “cái dù” pháp lý đó: "Chúng tôi đang tìm kiếm hậu thuẫn khu vực, Liên đoàn Ả rập, Liên hiệp châu Phi, Hội đồng hợp tác các nước Ả rập củng các nước châu Phi tham gia…Chúng tôi đang thăm dò các biện pháp trừng phạt bổ sung của HĐBA LHQ … Cộng đồng quốc tế sẽ phải cùng chung một tiếng nói”.
Chính quyền Obama không muốn một mình, một ngựa như chính quyền Bush nhảy vào Iraq năm 2003 để rồi một mình sa lầy ở đó. Ngon xơi, thì đã xơi rồi! Kelly McParland trên National Post 11/3/2011 đã nổi đóa rủa: "Chính quyền Obama đang làm đủ mọi cách để tránh dẫn đầu cuộc hỗ trợ các lực lượng đang chống lại ông Gaddafi. Nước Mỹ sợ bị cho là lại lật đổ một thế lực Ả rập khác nữa. Sợ bị mang tiếng là Mỹ chỉ vì dầu hỏa. Ông Obama sợ bị xem là quá giống ông Bush.”
THIÊN TRIỀU
Thời cơ bất lợi mà cố vấn ANQG Donilon nói đến chính là đà thắng của ông Gaddafi và quân chính phủ Libya hiện nay. Thời cơ thuận lợi mà Cố vấn Donilon tiếc nuối là đà thắng mà quân nổi dậy ở Libya đã tạo ra được vào đầu tháng 3 khi mà ông Gaddafi còn chưa rõ Mỹ sẽ làm gì sau khi bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates điều động tàu sân bay đến gần Libya. Sau đó, do thấy Mỹ bất động đứng ngoài vòng chiến, nên sang tuần này, ông Gaddafi đã ra lệnh phản công. Nay trước đà thua tới nơi của quân nổi dậy, Nhà trắng tìm đủ cách để lật ngược tình hình.
“TÀU CHIẾN MỸ ÁP SÁT LIBYA”!
Thật vậy, chiều tối 1/3 (sáng 2/3 giờ VN), khi không ít báo chí chạy tít "Mỹ đưa tàu chiến áp sát Libya”, cứ như thể chiến tranh Libya sắp xảy ra tới nơi, thì bất cứ ai theo dõi cuộc họp báo trưa hôm đó cũng đều phải thở hắt ra "Mỹ có đánh đấm gì đâu”! Thật vậy khi một nhà báo hỏi Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates tại cuộc họp báo trưa hôm đó ở Washington: "Đô đốc Mullen (tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ) vừa nhấn mạnh rằng ở Libya ông Moammar Gadhafi đang giao chiến với chính dân chúng nước ông ta…Vậy chọn lựa cụ thể của Mỹ là gì? Có lập vùng cấm bay không?”, câu trả lời của BTQP Gates nhẹ hều hiếm thấy nơi một BTQP Mỹ, tính từ thời BTQP Rumfeld của trào TT Bush: "Tôi đã điều động nhiều tài chiến hải quân đến Địa Trung hải. Chỉ trong ít lâu nữa, các chiến hạm USS Kearsarge và USS Ponce sẽ vô Địa Trung hải và sẽ cung cấp cho chúng ta khả năng sơ tán khẩn cấp cùng cứu trợ nhân đạo. Trên chiếc Kearsarge có khoảng 1400 binh sĩ thủy quân lúc chiến vốn đang phục vụ tại Afghanistan. Và chúng ta cũng đang gửi thêm 400 TQLC khác từ Mỹ sang hậu thuẫn sứ mệnh của chiếc Keararge. Đó là những hành động mà chúng tôi tiến hành vào thời điểm này. Chúng tôi đang cân nhắc đến cả một lô những chọn lựa khả dĩ song chưa quyết định gì hay có những hành động nào khác hơn”.
BTQP MỸ ROBERT GATES CẢNH CÁO BÁO CHÍ CHỚ “NỔ” HƠN CẢ ÔNG!
Thoạt đầu, khi nghe BTQP Mỹ trả lời, đã có thể tưởng như Mỹ sắp “giải cứu nhân đạo” tới nơi rồi, để rồi hối hả thổi kèn chiến tranh với những tựa trên trang nhất báo chí: "Tàu chiến Mỹ áp sát!”. Song khi nghe tiếp đoạn sau của câu trả lời của BT Gates, sẽ không khỏi ngạc nhiên: "Tôi muốn, tôi muốn (BT Gates “cà lăm” lập lại hai lần) nhấn mạnh rằng nghị quyết của HĐBA LHQ không chứa một sự cho phép sử dụng võ lực nào. Không có sự đồng thuận trong nội bộ NATO về việc sử dụng võ lực”. Vậy mà báo chí vẫn cứ chạy tít kiểu Mỹ sắp đánh Libya” không ngớt bất chấp việc BTQP Gates , ngay trong câu trả lời đó đã cảnh cáo báo chí: "Những giải pháp mà báo chí đã đề cập đến…đều tạo ra hậu quả cùng những tác động phụ sau đó. Thành ra, các loại thông tin đó cần được xem xét thận trọng”.
“Hậu quả và tác dụng phụ sau đó” mà BTQP Gates cảnh cao chính là đà xông lên của phe nổi dậy ở Libya trong những ngày sau đó. Khỏi cần nói cũng biết rằng ở thủ đô Tripoli, ê kíp của đại tá Gaddafi cũng theo dõi cuộc họp báo này của BTQP Mỹ Gates để dò xét xem Mỹ định làm gì ở Libya. Ít giờ sau khi cuộc họp báo kết thúc, bản chép tốc ký cuộc họp báo đã đươc BQP Mỹ công bố trên mạng, đúng theo tinh thần “công khai thông tin” của Mỹ. Ban đầu, có thể ê kíp của ông Gaddafi còn thận trọng tối đa trước câu trả lời trên của BTQP Gates, không rõ những phát biểu “nhẹ hều” của ông này có phải là nghi binh hay không khi so với trước kia BTQP Rumsfeld đã cùng TT Bush “hét ra lửa” như thế nào trước ông Saddam Hussein, nên đã phản ứng yếu ớt trước những cuộc tấn công cua phe nổi dậy. Quả thực là trong thời điểm đó ông Gaddafi có khá nhiều chuyện để lo sợ. Trước hết là nghị quyết 1970 trừng phạt của HĐBA ( cấm ê kíp lãnh đạo Libya di chuyển…) với đầy đủ 15 lá phiếu, không một siêu cường nào phủ quyết! Ở Washington hết ngoại trường Clinton, thì đến TT Obama hô “Ông Gaddadi phải ra đi!”…Nghe qua, thấy giống như tối hậu thư của ông Bush gửi cho ông Saddam trước chiến tranh:” Ông Saddam có 48 tiếng để ra đi!”. Sau những lo sợ ban đầu, thủ đô Tripoli đã có thể hoàn hồn bám vào vế sau trong phát biểu của BTQP Gates: "HĐBA không cho phép sử dụng võ lực. NATO không nhất trí…” để rồi sau đó phản công và cứ thế mà thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ và chủ quyền.
Càng đáng tin hơn nữa khi nghe BTQP hỏi Tổng tham mưu trưởng Muller: "Không rõ đô đốc có bổ sung gì không?” và nghe ông này trả lòi:” Không, thưa ngài!”.
CẤM BAY, GIẢI CỨU NHÂN ĐẠO…CÓ ĐIỀU KIỆN.
10 ngày sau, đến phiên cố vấn an ninh quốc gia Donilon “hâm nóng” tình hình với những công bố có vẻ như Mỹ sẽ “dấn thân” hơn. Nào là ngoại trưởng Mỹ Clinton sẽ sang Bắc Phi bàn bạc với các ê kíp lãnh đạo mới ở Tunisia và Ai Cập, hai láng giềng bên phải, bên trái của Libya. Cố vấn Donilon cho biết ông mới nói chuyện với thống chế Tantawi, người đang lãnh đạo Ai Cập hiện nay. Có vẻ như một chiến dịch “giải cứu’ là sắp đến nơi rồi, nhất là khi mường tượng ra rằng Ai Cập, nằm sát bên thành phố cảng Benghzia của Libya, sẽ đóng một vai trò chiến lược một khi cảng Benghazi trở thành đầu cầu “cứu trợ nhân đạo”. Rồi từ đó hình dung ra rằng cảng Benghazi sẽ trở thành thủ đô lâm thời của phe bổi dậy nay đã có tên chính thức là “Hội đồng Dân tộc Libya”, mà Pháp đã mở màn công nhận, và Mỹ cũng sắp sửa. Những loan báo của Cố vấn Donilon khá hấp dẫn: "Chúng tôi sẽ cử các nhà ngoại giao đến Benghazi…Chúng tôi ngưng hoạt động của sứ quán Libya tại Washingotn. Chúng tôi không chấp nhận đại sứ mới của Gaddafi…Chúng tôi đang liên lạc trực tiếp với phe đối lập ngay trong Libya qua nhiều kênh khác nhau một cách khẩn trương… Hiện có một bộ phận đầu não ngay trong Nhà Trắng đang điều phối các tiếp xúc đó, đang điều phối công tác hỗ trợ… Máy bay viễn thám tầm AWAC của NATO đã bay 24/24 trên Địa Trung Hải rồi!
Nghe qua, có vẻ như “giải cứu nhân đạo” tói nơi rồi. Song, vẫn còn y nguyên câu hỏi: ai sẽ thực hiện cuộc “giải cứu” và dưới vỏ bọc pháp lý nào? Theo cố vấn Doniulon, điều này sẽ do NATO thực hiện. Song, đây là điều mà các bộ trưởng EU cũng như của NATO vẫn chưa nhất trí. Cố vấn Donilon thừa nhận đang tìm kiếm “cái dù” pháp lý đó: "Chúng tôi đang tìm kiếm hậu thuẫn khu vực, Liên đoàn Ả rập, Liên hiệp châu Phi, Hội đồng hợp tác các nước Ả rập củng các nước châu Phi tham gia…Chúng tôi đang thăm dò các biện pháp trừng phạt bổ sung của HĐBA LHQ … Cộng đồng quốc tế sẽ phải cùng chung một tiếng nói”.
Chính quyền Obama không muốn một mình, một ngựa như chính quyền Bush nhảy vào Iraq năm 2003 để rồi một mình sa lầy ở đó. Ngon xơi, thì đã xơi rồi! Kelly McParland trên National Post 11/3/2011 đã nổi đóa rủa: "Chính quyền Obama đang làm đủ mọi cách để tránh dẫn đầu cuộc hỗ trợ các lực lượng đang chống lại ông Gaddafi. Nước Mỹ sợ bị cho là lại lật đổ một thế lực Ả rập khác nữa. Sợ bị mang tiếng là Mỹ chỉ vì dầu hỏa. Ông Obama sợ bị xem là quá giống ông Bush.”
THIÊN TRIỀU
.
.
.
No comments:
Post a Comment