Thursday, March 3, 2011

ĐIỂM SÁCH : TẦM NHÌN BÁ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC (Le Monde)

Antoine Brunet và Jean Paul Cuichard

Chấn Minh chuyển ngữ
March 3, 2011

Báo Le Monde (Thế Giới) Kinh Tế | 28.02.11 | 15g38 • Cập Nhật 28.02.11 | 15g40
Tầm Nhìn Bá Quyền Của Trung Quốc. Chủ Nghĩa Đế Quốc Kinh Tế, Antoine Brunet và Jean Paul Cuichard, NXB L’Harmattan, 208 trang, 21 euros.

Các nhà lãnh đạo chính trị Tây Phương, các ông chủ những đại công ty thông thường là những người đầu tiên sẽ cực kỳ thận trọng khi họ phát biểu về Đế Quốc ở Giữa, qua các đề tài như vấn đề Tây Tạng, giải Nobel Hòa Bình cho nhà chống đối Lưu Hiểu Ba, sự tôn trọng các nhân quyền cơ bản, hay về hối suất của đồng Nguyên (Yuan)…Lý do là Trung Quốc nay đang tài trợ cho chúng ta, mua các máy bay của chúng ta, sản xuất cho chúng ta các sản phẫm rẻ tiền, và có vẻ như là một thị trường trong tương lai. Với chúng ta, Trung Quốc đang nắm lấy…

Đây là một cuốn sách không nói vòng vo Tam Quốc. Cuốn sách này tháo rời sách lược tích cực mà chế độ Trung Quốc đang sử dụng nhằm chinh phục quyền đứng đầu và lãnh đạo toàn cầu – theo mọi góc nhìn – và nhấn mạnh sự kiện tiền tệ Trung Quốc nay đang được định giá thấp dưới mức chính là một vũ khí nhằm đạt tới mục tiêu trên.

Đáng chú ý về các mặt rõ ràng và sư phạm, hai nhà kinh tế Antoine Brunet và Paul Guichard lo lắng. Thông điệp của hai ông rỏ ràng: không, chủ nghĩa tư bản không đưa đến dân chủ như trong thần thoại.

Vâng, chủ nghĩa tư bản toàn trị Trung Quốc có thể hữu hiệu hơn chủ nghĩa tư bản dân chủ tại Mỹ, Âu Châu, hay Bresil.

Vâng, chế độ độc tài chuyên chế của đảng cọng sản Trung Quốc (DCSTQ) càng đe dọa hơn khi nó càng đóng khung, chỉ huy, và dựa trên sự thành công kinh tế của đất nước.

Vâng, “mô hình” kinh tế-chính trị Trung Quốc được dùng như là ví dụ và hỗ trợ cho các chế độ độc tài khác trên địa cầu.

Và vì thế, các tác giả mời những nhà lãnh đạo dân chủ mở mắt ra trước khi quá muộn: tại Trung Quốc, tương tự như nước Ý thời Mussolini, “tất cả nằm trong tay Nhà Nước, không có gì ngoài Nhà Nước, không có gì chống lại Nhà Nước”.

Toàn trị hay tư bản, giống như nước Đức thời quốc xả hay nước Ý thời phát-xít, có thể nào chế độ Trung Quốc vẫn tiếp tục hưởng lợi vì chúng ta thờ ơ, và gom đuợc sức mạnh vì có thể tự do tham gia vào thị trường thế giới mà không cần phải tái định giá tiền tệ?

Theo các tác giả, các nước Tây Phương và các quốc gia đang lên thật tình phải xem xét việc rút ra khỏi Tổ Chức Thương Mại Toàn Cầu (TCTMTC) và tạo dựng một “TCTMTC kép” có thẩm quyền trên các trao đổi, để rốt ráo có thể nói không được với Trung Quốc. Một điều mà các nước này đã không làm được kể từ ngày Trung Quốc gia nhập TCTMTC vào năm 2001.

Adrien de Tricornot
Chấn Minh chuyển ngử.

La visée hégémonique de la Chine, par Antoine Brunet et Jean-Paul Guichard
LE MONDE ECONOMIE | 28.02.11 | 15h38 • Mis à jour le 28.02.11 | 15h40
La visée hégémonique de la Chine. L’impérialisme économique, par Antoine Brunet et Jean-Paul Guichard. L’Harmattan, 208 pages, 21 euros.
Les dirigeants politiques occidentaux et les patrons des grandes entreprises sont souvent les premiers à prendre des pincettes lorsqu’ils s’expriment sur l’empire du Milieu, que ce soit sur la question du Tibet, sur la remise du prix Nobel de la paix au dissident Liu Xiaobo, sur le respect des droits fondamentaux ou sur le taux de change du yuan… Car la Chine nous finance, nous achète des avions, nous fabrique des produits à bas coûts, nous paraît un marché d’avenir. Elle nous tient…
Voilà un livre qui, lui, ne tourne pas autour du pot. Il démonte la stratégie agressive du régime chinois pour conquérir le leadership planétaire – à tous points de vue -, et souligne combien sa devise sous-évaluée est une arme pour y parvenir.
Remarquables de clarté et de pédagogie, les économistes Antoine Brunet et Jean-Paul Guichard sont inquiets. Leur message est clair : non, le capitalisme ne mène pas comme par enchantement à la démocratie.
Oui, le capitalisme totalitaire chinois peut être plus efficace que le capitalisme démocratique américain, européen ou brésilien.
Oui, la dictature du Parti communiste chinois (PCC) est d’autant plus menaçante qu’elle encadre, dirige et prend appui sur le succès économique du pays.
Oui, le “modèle” économico-politique chinois sert d’exemple et de soutien aux autres dictatures du globe.
Les auteurs invitent donc les dirigeants démocratiques à ouvrir les yeux avant qu’il ne soit trop tard : en Chine, à l’image de l’Italie de Mussolini, “tout (est) dans l’Etat, rien hors de l’Etat, rien contre l’Etat”.
Totalitaire et capitaliste, comme l’Allemagne nazie ou l’Italie fasciste, le régime chinois peut-il continuer à bénéficier de notre complaisance et à tirer sa force d’un libre accès au marché mondial sans avoir à revaloriser sa monnaie ?
Pour les auteurs, les pays occidentaux et émergents devraient envisager de quitter l’Organisation mondiale du commerce (OMC) et de créer une “OMC bis” qui, elle, aurait compétence sur les changes, afin de pouvoir dire non à la Chine. Ce qu’ils ne peuvent plus depuis son entrée, en 2001, dans l’OMC.
Adrien de Tricornot
.
.
.

No comments: