Thụy My - RFI
Thứ năm 24 Tháng Ba 2011
Hôm nay 24/3 đã có trên 20.000 người tham gia đưa tang tại Deraa tại miền nam Syria, nơi đã diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ.Theo các nhà hoạt động nhân quyền, thì hôm qua đã có hơn 100 người biểu tình bị cảnh sát bắn chết.
Nhiều nạn nhân là cư dân các ngôi làng gần đó, đến Deraa để tham dự tang lễ những người biểu tình đã thiệt mạng hôm trước. Một nguồn tin khác cho rằng, con số nạn nhân lên đến trên 150 người, và cần đến một tuần lễ để an táng hết những người này. Hôm nay, một nhà báo đồng thời là chủ tịch Trung tâm Vì báo chí và tự do ngôn luận Syria cũng bị bắt giữ.
Thông tín viên Sophie Dumont tường trình từ Damas:
'' Đám tang của hai người biểu tình bị thiệt mạng tại Deraa thuộc miền nam, đã kết thúc bằng các loạt súng bắn vào thân nhân của người quá cố và những người đưa tang, gây ra thêm những nạn nhân mới. Những yếu tố mới cho thấy hầu hết các vụ nổ súng là từ lực lượng an ninh Syria, nhưng theo hãng thông tấn chính thức của Sana thì một số người biểu tình là thuộc các băng đảng vũ trang, đã giấu vũ khí trong đền thờ Hồi giáo al-Omari, đang trở thành địa điểm tập họp của người biểu tình.
Do tình trạng nghèo đói ngày càng tăng cao ở vùng này, những người biểu tình không ngớt đòi chấm dứt tệ nạn tham nhũng, và tình trạng cảnh sát chìm kiểm soát hầu hết lãnh thổ Deraa. Họ đã phóng hỏa trụ sở của đảng Baas, vốn do gia đình Tổng thống Bachar el-Assad lãnh đạo từ 40 năm qua, và phá hủy văn phòng công ty điện thoại Syriatel do Rami Makhlouf, người anh em họ giàu có của ông Bachar el-Assad làm chủ.
Tổng thống Syria đến nay vẫn giữ im lặng trước các đòi hỏi của người dân, cũng như lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế không sử dụng đến bạo lực. Tuy vậy Phó tổng thống Syria, ông Farouk Al Charaa cũng tuyên bố rằng người đứng đầu nhà nước sẽ phải tiếp tục theo con đường cải cách và hiện đại hóa.
Tại Damas, người ta chứng kiến một diễu hành đầy ấn tượng, đó là những chiếc xe hơi do các thanh niên cầm lái, chạy khắp thủ đô sau nửa đêm, vừa nhấn còi inh ỏi vừa giơ cao chân dung của Tổng thống và lá cờ Syria. Cách thức biểu dương lực lượng này không làm nao núng được dân chúng đang im lặng rút vào bí mật.''
Xin nhắc lại, một phong trào chống đối đã bắt đầu tại Syria từ ngày 15/3, theo lời kêu gọi từ một trang Facebook mang tên “ Cuộc cách mạng Syria chống lại Bachar al-Assad năm 2011”, cổ vũ người dân xuống đường vì “Một Syria không bạo chúa, không tình trạng khẩn cấp và tòa án đặc biệt”. Các cuộc biểu tình quy mô nhỏ tại thủ đô đã bị giải tán, sau đó phong trào lan xuống miền nam.
Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng bạo động và bắt bớ trái phép tại đây là đáng “báo động”, trong khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Môn lên án việc sử dụng bạo lực đàn áp “những người biểu tình ôn hòa”.
Tổng thống Yemen ngày càng bị cô lập
Tại Yemen, Tổng thống Saleh liên tục nhượng bộ nhưng đối lập vẫn đòi ông từ chức ngay lập tức
Tuy đã hứa hẹn sẽ rút lui vào cuối năm nay, nhưng phe đối lập và những người biểu tình vẫn đòi Tổng thống Ali Abdallah Saleh phải từ bỏ ngay chức vụ. Quân đội đứng về phe chống chính phủ.
Tuy đã hứa hẹn sẽ rút lui vào cuối năm nay, nhưng phe đối lập và những người biểu tình vẫn đòi Tổng thống Ali Abdallah Saleh phải từ bỏ ngay chức vụ. Quân đội đứng về phe chống chính phủ.
Cầm quyền từ 32 năm nay, Tổng thống Saleh, 69 tuổi, ngày càng bị cô lập sau khi các lãnh tụ tôn giáo và bộ tộc không còn ủng hộ ông. Quân đội Yemen, đặc biệt là vị tướng có nhiều ảnh hưởng, ông Mohsen Ali al Ahmar đã đứng về phe phản kháng.
Dù bị phe đối lập chống đối, hôm qua, nghị viện đã thông qua việc tái lập tình trạng khẩn cấp, về nguyên tắc sẽ cho phép Tổng thống ra lệnh cấm biểu tình và hạn chế tự do báo chí.
-------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment