Sunday, May 9, 2010

TRUNG QUỐC KHÔNG NHƯỢNG BỘ BIỂN ĐÔNG

TQ sẽ không nhượng bộ về Biển Đông

BBC

Cập nhật: 07:57 GMT - chủ nhật, 9 tháng 5, 2010

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100508_china_vietnam_sea.shtml

Cơ hội thương lượng giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông dường như ngày càng ít dần khi Trung Quốc tỏ ra ngày càng cứng rắn trong vấn đề chủ quyền.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong vừa có bài nhắc lại lập trường không khoan nhượng của Bắc Kinh trong cách tiếp cận các nguồn lợi biển.

Báo này nhận định: "Bắc Kinh cương quyết bảo vệ các vùng biển mà Trung Quốc coi là của mình".

Bằng chứng được dẫn là việc tàu tuần tiễu và cả tàu chiến của Trung Quốc tuần tra các khu vực kinh tế đặc quyền ngày càng nhiều so với trước.

Báo Hong Kong nói nhiều phần của các khu vực mà Bắc Kinh tự định chuẩn này lại chồng lấn với các nước láng giềng, gây nguy cơ đối đầu và tranh chấp.

Hôm thứ Sáu 07/05 Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã cho mời Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo đến để phản đối về việc tàu hải quân Trung Quốc theo sát tàu thăm dò Nhật tại một khu vực tranh chấp ở Đông Hải cách đảo Amami Oshima phía Nam Nhật Bản 320 km.

Cả Trung Quốc và Nhật đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nhanh chóng phản ứng, rằng tàu Trung Quốc làm đúng phận sự.

Bà Khương nói: "Việc tàu Trung Quốc thực hiện hoạt động thi hành pháp luật tại các khu vực đó là hoàn toàn hợp pháp."

Không nhượng bộ nguồn lợi biển

Giới phân tích cho rằng lý do chính nhất để Trung Quốc ráo riết hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, trong có Biển Đông, là vì nguồn tài nguyên biển.

Chuyển mình từ một quốc gia nông nghiệp sang vị thế cường quốc hàng hải, Bắc Kinh sẽ không bao giờ nhân nhượng trong tranh chấp chủ quyền biển.

Giáo sư Vương Hàn Linh, chuyên gia các vấn đề hàng hải tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, được dẫn lời nói Trung Quốc dần nổi lên như cường quốc biển, và tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cũng dần nóng lên.

Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc. Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc.

Giáo sư Vương Hàn Linh, Viện KHXH Trung Quốc

Giáo sư Vương nói: "Thực ra, tranh chấp giữa các bên đã nảy sinh từ những năm 1970, khi người ta tìm thấy dầu lửa và các nguồn tài nguyên khác tại các quần đảo Điếu Ngư, Trường Sa và Hoàng Sa."

"Từ hồi đó đã có ý tưởng là các nước Đông Nam Á nên liên kết lại để đối đầu với Trung Quốc và trong một thời gian, Bắc Kinh đã tỏ ra quan ngại về điều này."

Thế nhưng theo ông Vương, sau 30 năm không thấy động tĩnh gì (từ phía các nước Đông Nam Á), Trung Quốc nay cũng không còn lo lắng.

"Chúng tôi thấy rằng các nước láng giềng bản thân cũng còn tranh chấp với nhau, lại còn nhiều quyền lợi quốc gia cần bảo vệ nên khó có thể đoàn kết để chống Trung Quốc."

"Và ngay cả khi họ liên hiệp lại thì cũng không đủ mạnh để thắng Trung Quốc."

Ông Vương Hàn Linh nói Bắc Kinh cần duy trì quan điểm rằng Trung Quốc đã có văn bản khẳng định chủ quyền và quyền tài phán với các quần đảo ở Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông) cả ngàn năm nay.

.

Ngư dân Việt Nam gặp khó

Trước lập trường ngày càng kiên quyết của Trung Quốc, có thể thấy rằng nỗ lực thương lượng của các quốc gia liên quan đang gặp trở ngạ̣i.

Mới đây, hôm 06/05, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc ban hành từ 16/05-01/08 ở Biển Đông, trong có các khu vực Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga, nói: "Việt Nam sẽ có giao thiệp ngoại giao để phản đối quyết định này của Trung Quốc."

Động thái 'giao thiệp ngoại giao' xem ra chưa làm người dân yên lòng vì lệnh cấm đánh bắt nói trên ảnh hưởng tới việc mưu sinh của nhiều ngàn ngư dân.

Sau khi bà Nguyễn Phương Nga lên tiếng một ngày, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi đã ký văn bản gửi Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, đề nghị phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên biển Đông.

Tỉnh này cũng đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Ngoại giao can thiệp đòi Trung Quốc thả vô điều kiện tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị bắt hồi đầu tháng.

Trung Quốc vừa trả tự do cho 23 ngư dân Quảng Ngãi, nhiều người bị bắt từ hồi tháng Ba khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng tuần ngư Trung Quốc hôm 04/05 lại bắt một tàu cá khác cũng của Quảng Ngãi với 11 thuyền viên.

Tàu đánh cá của ông Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, cũng bị bắt khi đang hoạt động gần Hoàng Sa. Toàn bộ số ngư dân trên tàu hiện đang bị giam trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.

.

.

.

Quan sát quốc tế:

Giải quyết vấn đề Biển Đông, then chốt là hành động

(Bình luận của Trung Quốc đăng trên trang web Nhân Dân và Hoàn cầu thời báo Trung Quốc ngày 29/4/2010)

Dương Danh Dy (dịch)

8-5-10

http://viet-studies.info/kinhte/CanDeBienDong_BaoTrungQuoc.htm

.

Hiện nay tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp nghiêm trọng. Về kinh tế một số quốc gia không ngừng tăng nhanh tiến hành khai thác kiểu ăn cướp tài nguyên Biển Đông của chúng ta (Trung Quốc - ND): về quân sự hải quân một số quốc gia xung quanh Biển Đông không ngừng mua sắm hạm tầu và máy bay tác chiến có tính năng tiên tiến; về chính trị, có quốc gia ý đồ đẩy tranh chấp Biển Đông thành quốc tế hoá và liên minh hoá. Ngoài ra nước Mỹ dưới sự giúp đỡ của các nước đồng minh như Singapore và Philippine đã tăng cường sự tồn tại quân sự tại Biển Đông, đồng thời có kế hoạch trở lại vịnh Cam Ranh, nhằm tiến tới sát đường ráp ranh cận hải của ta. Vì thế vấn đề tranh chấp chủ quyền của các đảo và lãnh hải của Trung Quốc kéo dài đã lâu không giải quyết đang trở thành sự thách thức song trùng đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng nước ta. Giải quyết hoàn cảnh khó khăn của Biển Đông phải có suy nghĩ mới và biện pháp mới, càng cần phải quán triệt vào hành động cụ thể.

.

Một là chế định chiến lược khai thác tài nguyên Biển Đông, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành lợi dụng và khai thác tài nguyên dầu khí và tài nguyên nghề cá tại Biển Đông. Phải từ độ cao chiến lược an ninh kinh tế và phát triển lâu dài của quốc gia để nhìn nhận tỉ mỉ vai trò quan trọng của tài nguyên Biển Đông đối với việc xây dựng kinh tế nước ta, qui hoạch thống nhất chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển và các buớc đi phát triển đối với tài nguyên dầu khí và tài nguyên nghề cá Biển Đông, chế định cưong yếu thực thi tỉ mỉ, thiết thực, cung cấp sự ủng hộ vững chắc về tài chính và thu thuế cho các doanh nghiệp tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông. Đồng thời quốc gia phải vì các xí nghiệp tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông hình thành cơ chế liên động đối với các cơ cấu chức năng như an ninh môi trường sản xuất, biên phòng, hải tặc, ngư chính, quân đội v.v., có thể xử trí kịp thời có hiệu quả các loại sự kiện xung đột, bảo vệ nhân viên, thiết bị và tài sản tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông không bị xâm hại phi pháp.

.

Hai là, nâng cao sức mạnh chấp pháp hải dương vùng Biển Đông, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền lợi hải dương của ta. Lâu nay sự khoan dung và nhân nhưọng một cách lịch sự của chúng ta trên vấn đề Biển Đông không đổi lại sự tôn trọng cần phải có, ngược lại một số nước đã coi nhân từ là mềm yếu điên cuồng cướp đoạt ngày càng nghiêm trọng hơn tài nguyên dầu khí và nghề cá của ta, nhiều lần tiến hành bắt giữ và giam cầm ngư dân ta đang tác nghiệp hợp pháp, thậm chí làm tổn hại về người. Vì thế, phải gia tăng sức mạnh chấp pháp hải dương tại vùng Biển Đông, xua đuổi và bắt giữ kịp thời những thuyền cá tác nghiệp phi pháp tại vùng biển của ta, đồng thời căn cứ vào luật pháp có liên quan của Trung Quốc tiến hành xử lý, và cũng phải tiến hành hành động chống bắt giữ, chống xua đuổi, nhằm bảo đảm an ninh cho ngư thuyền tác nghiệp nuớc ta. Ngày 1 tháng 4 năm nay, Ngư Chính Trung Quốc tổ chức hai chiếc tầu bảo vệ cá lớn đến Trường Sa bảo vệ cá, mở ra một chương mới trong chấp pháp hải dưong Biển Đông. Phải hình thành chế độ các hành vi bảo vệ cá và duy trì chủ quyền đó để tiếp tục kiên trì, nhằm thực hiện được chấp pháp không gián đoạn trong toàn lãnh hải trong mọi ngày đêm. đồng thời thực hiện đột phá trong việc tổ thành lực lượng, đối tượng chấp pháp và hình thức chấp pháp.

.

Ba là, tăng cường sự tồn tại quân sự tại các đảo, bãi ở Biển Đông, để chuẩn bị tốt đấu tranh quân sự cho việc giải quyết về căn bản, cảnh khó ở Biển Đông. Biển Đông vừa là con đưòng vận chuyển quan trọng năng lượng và mậu dịch trên biển của nước ta, vừa là chiếc cửa để hải quân nước ta đi ra Ấn Độ dưong, liên quan tới lợi ích hạt nhân của nước ta, vì thế việc thu hồi các đảo bãi và lãnh hải bị các nước khác xâm chiếm không thể không có thời gian biểu. Trước việc đảo bãi nuớc ta bị một số nước xung quanh xâm chiếm phi pháp và không ngừng củng cố hạ tầng quân sự, tăng cưòng thực lực hải quân, chúng ta cũng cần phải tăng cường một cách tương ứng xây dựng các công trình quân sự tại vùng đảo bãi Biển Đông, phải đổi mới trang bị vũ khí cho bộ đội giữ đảo giữ bãi, gia tăng dự trữ vật tư chiến lược. Chúng ta không từ bỏ sử dụng phương thức hiệp thương và đàm phán để giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng cũng không thể ảo tưởng rằng những đảo bãi đã bị xâm chiếm có thể trở về với vòng tay tổ quốc một cách hoà bình.

.

Tóm lại không hề có chứng cớ nào biểu thị rõ, giao vấn đề Biển Đông cho con cháu đời sau giải quyết sẽ có lợi hơn, ngược lại việc một số nước lớn đứng sau lưng thọc tay vào sẽ làm cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông càng ngày càng khó. Điều then chốt chỉ có ở chỗ dám có đột phá trên hành động cụ thể, chỉ có như vậy mới có thể ngăn chặn biển nam Trung Quốc biến thành biển “khó”Trung Quốc (một cách chơi chữ, không dịch được vì chữ nam và chứ khó trong tiếng Trung phát âm gần như nhau)

Dương Danh Dy (dịch)

8-5-10

.

.

.

Trung Quốc dấn sâu vào việc bảo vệ vùng biển

Đăng bởi anhbasam on 09/05/2010

http://anhbasam.com/2010/05/09/579-trung-qu%e1%bb%91c-d%e1%ba%a5n-sau-vao-vi%e1%bb%87c-b%e1%ba%a3o-v%e1%bb%87-vung-bi%e1%bb%83n/

.

South China Morning Post

Trung Quốc dấn sâu vào việc bảo vệ vùng biển

China in deep in protecting its waters

Bắc Kinh ngày càng quyết tâm bảo vệ quyền trên biển trong các tranh chấp với láng giềng

Beijing is increasingly determined to defend its sea rights in disputes with neighbours

Minnie Chan and Agencies

08-05-2010

Trung Quốc nổi lên như là một cường quốc trên biển và gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên trên đại dương, có nghĩa là Bắc Kinh sẽ kiên quyết trong các tranh chấp lãnh hải để bảo vệ lợi ích của mình, các chuyên gia nói.

Trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã giải quyết tranh chấp đất đai lãnh thổ với tất cả các nước láng giềng ngoại trừ Ấn Độ, đôi khi có những nhượng bộ được những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan xem là quá lớn, chuyên gia an ninh có trụ sở tại Thượng Hải, ông Ni Lexiong nói.

Nhưng Trung Quốc đã không thỏa hiệp bất cứ điều gì khi tranh chấp lãnh thổ trên biển bởi vì nó đã biến từ một nước nông nghiệp thành một cường quốc hàng hải.

Ông Ni nói: “Ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận ra các nguồn tài nguyên dưới nước nhiều như thế nào. Chính phủ của chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ. Sự phụ thuộc ngày càng gia tăng của Trung Quốc vào năng lượng trên biển, thương mại, và thực phẩm có nghĩa là Bắc Kinh sẽ từ chối thỏa hiệp”.

Bắc Kinh được xác định bảo vệ vùng biển mà họ xem là của riêng mình. Họ đã gửi các tàu hải quân và các tàu giám sát để tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của họ đi xa và thường hơn trong quá khứ. Tuy nhiên, phần lớn là các khu vực tự xác định này chồng lấn với các khu vực mà các nước láng giềng xác định, thiết lập giai đoạn cho các cuộc đối đầu.

Ông Katsuya Okada, Ngoại trưởng Nhật Bản, hôm qua đã triệu tập đại sứ Trung Quốc đến để phản đối việc một tàu hải quân Trung Quốc rượt đuổi một tàu khảo sát của Nhật hôm thứ hai ở một khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Đông, khoảng 320 km về phía Tây Bắc của hòn đảo Amami Oshima, thuộc miền nam nước Nhật, trong vùng biển mà cả hai bên đều cho là vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, tàu Trung Quốc hành động trong quyền hạn của mình. Bà nói: “Hoàn toàn hợp pháp để một tàu khảo sát hàng hải Trung Quốc thực hiện các hoạt động bảo vệ luật pháp trong vùng biển này”.

Việc cãi vặt mới nhất này giữa hai nước xảy ra sau một phản đối hồi tháng trước về việc một chiếc trực thăng Trung Quốc đã bay quá gần một tàu khu trục của Nhật Bản.


Trung Quốc cũng có tranh chấp với các nước láng giềng khác. Việt Nam cho biết họ có kế hoạch phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền của mình trên các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông. Hai nước tham gia vào một cuộc tranh chấp lâu nay về việc kiểm soát quần đảo Trường Sa và một quần đảo khác ở phía Bắc, quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm đóng.

Giáo sư Wang Hanling, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật pháp quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đã trở nên nóng bỏng khi Trung Quốc nổi lên thành một cường quốc trên biển.

Ông Wang nói: “Thật vậy, các tranh chấp như thế đã tồn tại kể từ khi dầu mỏ và các nguồn tài nguyên trên biển khác đã được phát hiện ở quần đảo Điếu Ngư và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và Biển Hoa Đông trong thập niên 70″.

“Có một đề nghị về việc thuyết phục tất cả các nước Đông Nam Á tham gia với nhau để chiến đấu với Trung Quốc về việc tranh chấp lãnh hải trong thập niên 70, điều này đã làm cho Bắc Kinh quan ngại”.

Tuy nhiên, ông cho biết, Bắc Kinh đã gạt bỏ mối quan tâm này sau khi thấy không có hành động nào hơn 30 năm sau.

Ông Wang nói: “Chúng tôi thấy các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ trên biển cãi nhau ầm ĩ và có các lợi ích quốc gia để bảo vệ, điều này rất khó cho họ xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc. Ngay cả khi họ thành công trong việc cùng tham gia với nhau, họ vẫn không đủ mạnh để đánh bại Trung Quốc”.

Với lập luận rằng quyền chủ quyền của Trung Quốc và hành chính của các đảo ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông đã được thành lập bằng văn bản cách đây 1.000, ông Wang cho biết Bắc Kinh sẽ bám vào lập luận này.

Người dịch: Ngọc Thu – Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

.

.

.

No comments: