Monday, May 31, 2010

ĐÒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG : TRẺ EM NGHÈO MƯU SINH

Ðồng bằng sông Cửu Long: Trẻ em nghèo mưu sinh

Tháng Năm 31, 2010

http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/05/31/%c3%b0%e1%bb%93ng-b%e1%ba%b1ng-song-c%e1%bb%adu-long-tr%e1%ba%bb-em-ngheo-m%c6%b0u-sinh/

ÐBSCL – Ở ÐBSCL, rất nhiều trẻ em đang phải lao động nặng nhọc để nuôi bản thân và gia đình. Các nỗ lực của chính quyền nhằm giúp đỡ lao động trẻ em hình như chỉ giải quyết được “phần ngọn”. Cái gốc rễ sâu xa là phải xóa nghèo đã không được nhìn nhận thấu đáo.

.

Ðổ máu, oằn lưng

Hoàng Em, 16 tuổi, học sinh lớp 9 ở xã Nhơn Phú (Măng Thít, Vĩnh Long), đã bị cụt hai tay gần sát nách. Hoàng Em là học sinh giỏi, nhà quá nghèo, nghỉ hè xin vào làm ở lò gạch của anh Nguyễn Văn Linh cùng xã để kiếm tiền giúp mẹ. Khi đang nhào đất bằng máy thì tay của Hoàng Em bị cuốn vào máy, bị cụt hai tay từ đó, nhà nghèo càng thêm kiệt quệ.

Theo một quan chức xã Nhơn Phú, xã có hơn 500 cơ sở làm gạch sử dụng hàng ngàn lao động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Và Hoàng Em chỉ là một trong nhiều nạn nhân của máy ép gạch thủ công. Lò gạch máy móc thô sơ, sử dụng lao động trẻ em, thiếu bảo hộ lao động và tai nạn ở các lò gạch là một thực trạng nhức nhối địa phương nhiều năm qua.

Trần Văn Lý 15 tuổi và hai em 13, 12 tuổi đang cùng mẹ bốc gạch cho lò gạch ngói của ông Nguyễn Văn Chiến tại thị trấn An Châu (Châu Thành, An Giang). Lý kể, em bỏ học để làm ở lò gạch ngói đã 3 năm. Trước đây, chỉ cha mẹ Lý làm việc ở lò gạch ngói, còn anh em Lý được đi học. Lý cho biết cha em bị bệnh nan y mấy năm nay nên hai anh em phải theo mẹ đi làm kiếm tiền.

Mỗi ngày, mẹ con Lý mỗi người được 20,000 đồng, lo thuốc thang cho cha xong, còn lại vừa đủ sống qua bữa. Mơ ước của anh em Lý là “không bị bệnh” và mơ ước này đang trở nên khó thực hiện vì nhiều lúc cõng gạch nặng, không biết ngã lúc nào.

Nguyễn Văn Chiến đang sử dụng 30 lao động, một nửa trong đó là trẻ em, lớn nhất 16 tuổi, nhỏ nhất 11 tuổi. “Làm nghề này không có nam giới trưởng thành, chỉ có phụ nữ và trẻ em vì thu nhập thấp”, ông Chiến cho biết. Lò gạch nằm trên bãi đất trống, khói bụi mù mịt. Hàng chục lao động tay chân trần giữa bùn đất, người mang áo kẻ cởi trần hì hục dưới nắng đổ lửa.

Tỉnh An Giang có trên 600 cơ sở sản xuất gạch ngói và làm đá thường xuyên sử dụng nhiều lao động trẻ em. Chỉ riêng huyện Châu Thành đã có 478 trẻ bỏ học để lao động sớm, toàn tỉnh hiện có hơn 12,000 trẻ lao động trước tuổi. Rất nhiều trẻ phải làm những việc nặng nhọc như khuân gạch, đẽo đá.

.

Biết sai nhưng không can thiệp được

Ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh An Giang, cho biết, An Giang có số lượng trẻ em lao động sớm cao nhất ÐBSCL. Việc sử dụng lao động của các chủ cơ sở gạch ngói là sai luật nhưng rất khó can thiệp. “Tỉnh có nhiều trẻ em hộ nghèo tạo nên một lực lượng lao động trẻ em hùng hậu. Vậy nên các cơ sở sản xuất kinh doanh thường chọn các em vì giá thuê rẻ lại không cần phải quan tâm tới các chế độ lao động. Hoàn cảnh nghèo là nguyên nhân khiến lao động trẻ em chấp nhận những công việc nặng nhọc nguy hiểm để mưu sinh. Vấn đề lao động trẻ em vẫn nhức nhối, chưa giải quyết được”, ông Tuấn phân tích.

Khâu quản lý việc sử dụng lao động trẻ em gần như bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, các lớp nghề và đào tạo dài hạn không thu hút được các em. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh An Giang mở 8 lớp dạy nghề, chỉ giải quyết việc làm được cho 205 em.

Tại Vĩnh Long, báo cáo của Sở LÐ-BT&XH tỉnh, hiện có trên 1,200 trẻ em phải lao động nặng nhọc tại các lò gạch, phụ hồ. Ðó là chưa kể số trẻ em lao động theo mùa vụ ở vùng nông thôn như làm cỏ lúa, thu hoạch. Năm 2009, các lớp dạy nghề do Sở tổ chức chỉ có 60 em theo học.

Và nếu cứ như thế thì tương lai các em ra sao la điều ai cũng có thể hình dung được.

(Nguồn: Tiền Phong)

--------------------------------

Thằng bé tát dầu

Tôi muốn hát cho thằng bé tát dầu
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son
Tuổi mười ba da trần xạm nắng
Vớt cặn dầu về đổi lấy miếng cơm

.

Hai đứa bé bơi xuồng đến gầm cầu
Ðứa quơ dầm miệng giục em ơi
Phải làm nhanh coi chừng họ thấy
Tát lẹ vào dầu đổ ướt chiếc khoang

.

Ôi quá nhiều dầu sao quá nhiều
Chắc phen này hẳn được cơm no!
Ngày chợ đến sẽ mua sữa một lần
Cho thằng Cu nếm thử nghe em

.

Mơ chưa dứt, trên cầu chúng thấy rồi
Mắt lạnh lùng nạp khẩu AK
Ở ngoài kia con thuyền vùng vẫy
Cố vào bờ liều mạng trốn thoát thân

.

Cố sức chèo thằng bé cố chèo!
Tay quơ dầm mà thuyền như không đi!
Tràng đạn bắn chết em quá vội vàng
Buông dầm rơi ngỡ ngàng trên khoang…

.

Thuyền không lái nghiêng nghiêng xoáy giữa giòng
Máu em trào nhuộm cả hai vai
Thằng nhỏ ôm anh mình bật khóc
Lớp cặn dầu này đổi lấy xác anh!

.

Bé tát dầu, thằng bé tát dầu!
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son
Thằng nhỏ chết với đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng

.

Tôi muốn hát cho thằng bé nước Việt
Chết như một kẻ thù vô danh
Phản động chăng hay là đế quốc?
Biết đâu rằng chỉ chủ nghĩa giết em!

.

Bé tát dầu, thằng bé tát dầu!
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son
Thằng nhỏ chết vớ đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng…

Nguyễn Song Pha (Thằng bé tát dầu)

.

Bác đã hứa với dân là sẽ “10 năm trồng cây, 100 năm trồng người”

Bác đã dạy anh em cháu với “5 điều Bác Hồ Dạy” quý báu

nhưng Đảng của Bác đã Bất Lực không đủ tài và trí để lo cho anh em cháu đến trường học miễn phí nên anh em cháu đành bỏ học đi kiếm cơm

Anh em cháu phải bơi thuyền đi hớt váng dầu cặn trong cảng để kiếm miếng cơm qua ngày

Đảng của Bác đã không tận tình giúp đỡ mà còn bắn gục anh cháu vì đã hớt dầu cặn trong cảng

Cái loại dầu cặn này mấy chú ấy không hề động đến nhưng chỉ vì ngứa mắt muốn thử súng lấy lưng anh cháu làm bia

Dầu Cặn là thứ nhầy nhụa không mấy có giá trị vật chất

Tuy nhiên cháu nghĩ rằng Lương Tâm của mấy chú ấy không đáng giá bằng thứ Dầu Cặn đã nuôi anh em cháu qua ngày !

Cháu đã không chết bằng bom đạn Mỹ Ngụy nhưng cháu đã chết dưới họng súng AK của các chú ấy

Nếu như con cái của các chú ấy cũng phải bỏ học đi kiếm sống và bị người ta đánh chết thì các chắc các chú ấy không xót xa đâu vì các chú ấy có đi học đâu mà hiểu được 2 chữ Yêu Thương

Nay cháu đã mất người anh, cháu chỉ còn lại nước mắt làm bạn và cháu mong Bác đọc ít hiểu nhiều !

.

.

.

No comments: