Sunday, May 9, 2010

LAN MAN VỀ ĂN CẮP

Lan man về ăn cắp...

Mr. DO

Ch nht, ngày 09 tháng năm năm 2010

http://blogmrdo.blogspot.com/2010/05/lan-man-ve-cap.html

Nếu xét ăn cắp là một ngành kinh doanh thì có lẽ đây là ngành có lãi cao nhất, hơn cả buôn ma túy và vũ khí. Vì ăn cắp có vốn đầu tư gần như bằng không (tất nhiên rủi ro - cũng như buôn ma túy và vũ khí - thì lại rất cao, vì lỡ bị phát hiện thì không tù mọt gông cũng thanh bại danh liệt, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ). Hèn gì các cụ nhà ta nói "một đêm ăn trộm bằng ba năm làm". Các cụ nói cấm có sai.

Nhưng ở đây, tôi chỉ bàn đến chuyện ăn cắp cấp cao - ăn cắp trong lĩnh vực học thuật ấy. Chứ mấy vụ chôm đồ siêu thị bên Thái Lan, Thụy Điển, hay chuyện ăn cắp bên Nhật rồi tuồn về bằng đường hàng không là... chuyện nhỏ.
Nói về ăn cắp thì không quốc gia, không chính phủ nào trên thế giới là không chủ trương. Nước càng mạnh thì càng tăng cường ăn cắp. Ấy là tôi đang nói tới hoạt động tình báo kinh tế, tình báo công nghệ.
Vụ án ăn cắp công nghệ nổi tiếng nhất đối với người Việt Nam là vụ Trọng Thủy - Mỵ Châu. Quả nỏ thần này sau khi được cậu Thủy mang về Trung Quốc - thất truyền hàng thế kỷ - lại bị quân đội Liên Xô ăn cắp tiếp để chế tác nên giàn pháo phản lực Katyusha nổi tiếng.
Sự giống nhau đến kinh ngạc (tính năng, kiểu dáng)
giữa chiếc Tu-144 của Liên Xô và Concorde của Pháp cũng (nghe đâu) liên quan tới ăn cắp kiểu dáng và công nghệ.

.

Đây là Tu 144:
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg3Mhv16JlxaqirYPcT44-gQzrEVprnnkbclKlGWdsdIuUKsTnp4HhpXb_q7d9dL2e-lt8BO3Qhd2lhECYughLt4sgFxOektgufQDsiygGASd1CIqvReJ3u3Q07ZB560TjqDpqOmWve7USK/s400/Tu-144LL.jpg

.
Đây là Concorde:
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEin1oMrY8tLnUoobT39n8oKzFx-GzPAtGoYefcICk31KIieybC97BuFOKih3vQOHMO9xhoQq0_3aTG76YmZVWfmut_3Qbi01vTrQMks_vgIbWAgGAfOJmupGBPmC3GP5VE8KslQLQNMPq7E/s400/Concorde.jpg
.

Sự giống nhau giữa siêu pháo đài bay B-29..

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgMb5QKW1W63GUMIwiDEac8YsxzYrUPdQyxCtRcaJqO65n6ch5mUzeCVQsKz8iV3UVWGnxPsTXb81vxIJ9LrtogKIVw6vhneT6tnnORNx2Hsm-JmSQiSeUj419Vi1Czt_ONOS8sOUYQL6yc/s400/B-29_in_flight.jpg

.

... và Tu-4: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh-dMOBp-TmBxwDcWVsyULWa-DBVokr5z8KxGIn7rp_tkzY_VZBdsEmOaLsI9jhrIxaO6kOLsbQHHZse6nRq62HQXWWAbj1SE7d-tm7jysbVkhc4JsOGQNgSn_inwAtRSM8QQfNMnMR1kHO/s400/TU-4-MONIN0.jpg

.

cũng thế, toàn ăn cắp nhau cả đấy.
Trong lĩnh vực ăn cắp công nghệ, kiểu dáng, có lẽ Trung Quốc đi đầu thế giới. Từ những món đồ chơi nho nhỏ đến các mặt hàng công nghệ cao của Trung Quốc, người ta đều thấy "bóng dáng phương Tây".
Nhiều vụ án chấn động đã bị phanh phui gần đây, như vụ Trung Quốc tìm cách tiếp cận
công nghệ chế tạo máy bay B-2, vụ Chi Mak ăn cắp công nghệ quốc phòng của Mỹ để tuồn sang Trung Quốc...
Dạng ăn cắp này, thông thường đều nhân danh lợi ích quốc gia, lợi ích tổ chức, nên thủ phạm trong khi bị bên này phê phán thì lại được bên kia tuyên dương, cho dù động cơ lớn nhất của thủ phạm (không phải chủ mưu) đôi khi chỉ là tiền.
----------
Ở Việt Nam ta, chuyện máy bay máy bò cũng có mấy vụ hay hay. Nhân tiện ôn lại cho bà con thư giãn.
Cách đây vài năm, báo chí Việt Nam đã đồng thanh ca ngợi thành tựu vĩ đại của mấy ông công nghiệp quốc phòng. Đó là việc chế tạo thành công
thủy phi cơ VNS-41. Chiếc máy bay trông rất thủ công này được mô tả là hoàn toàn do Việt Nam "thiết kế và chế tạo" (trừ động cơ mua của Áo). Viên phi công lái thử sau chuyến bay đầu tiên đã phát khóc lên trong xúc động, kéo theo cảm xúc rưng rưng của nhiều người Việt Nam.
"Nhà máy A41 và Viện Kỹ thuật quân sự PK-KQ đã khẩn trương xây dựng thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ, vì đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện chế tạo máy bay chở người bằng vật liệu composite" -
báo anh Ước viết như thế.

.

VNS-41 : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjKQqyatNB0ZrjWnoALPIdzwSGzOSu7PRZcS5ERHazPTpVe6vVIpXcXfPfDJ5awkgcqyvNxm6CmYIMWiDIpshRoec4ga8mW34fP_FsU8ayptPh_cQHKeKuhFjsiHC-nqkSNTQa_cWSnU9cn/s400/VNS-41Thuy+phi+co.jpg

.


Nhưng rốt cuộc, người ta phát hiện ra rằng chiếc VNS-41 thực ra là "anh em song sinh" với chiếc Che-22 ở bên Nga.

.

Che-22 : https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-DNQtcFH-i7mGKGa7xn30eZjdtWcJE1ZBzwbI_AnpmulvjWKQI_tIntGl0Xe6NZMye0V6j2eRpa4KsNv_63TllCm9FcSl0Er9-KFBylgEmc7ksRvB1Xyu_IcquDRu15My0huJYEA1AmTt/s400/che-22-rusavia3.jpg

.


Điều khôi hài ở đây là, trong khi chiếc Che-22 là máy bay homebuilt (tức là sản phẩm tự làm ở nhà, một kiểu như "trực thăng hai lúa" trên Tây Ninh vậy) thì ở Việt Nam VNS-41 lại là niềm tự hào của cả một nền công nghiệp quốc phòng, thậm chí cả một dân tộc, là sản phẩm chào mừng này nọ.
Sau khi... bị lộ, báo chí và các nhà khoa học của ta mới thêm một mệnh đề giải thích (rằng đây là sản phẩm mô phỏng máy bay của Nga) khi đề cập tới VNS-41. Chứ ban đầu thì toàn nổ là "tui mần 100%". Hic!
Vụ máy bay Vam-1 và Vam-2 đâu dưới Đồng Nai cũng thế. Ban đầu nhóm thiết kế và sản xuất cứ nói vống lên rằng là do họ tự làm từ A tới Z, nhưng sau đó... bị lộ, nên đành mới thêm "phụ chú" rằng thì là mà mô phỏng máy bay của Canada.
Nếu như các trường hợp ăn cắp công nghệ của Liên Xô, Trung Quốc... ở trên mang đậm dấu ấn "lợi ích quốc gia" thì các trường hợp ở Việt Nam ta lại mang đậm chất háo danh, háo thành tích và thể hiện đặc tính của "những người thích nổ" (nói như một nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ tên là Dít Dít Lê Nin gì đó, hehehehe).
--------
Mới rồi, ở nước ta lại "lừn xừn" chuyện đạo văn - đạo dịch, một dạng ăn cắp mà chỉ người "có chữ" mới thực hiện được. Mấy vị giáo sư, học giả nổi tiếng - liên quan và "chưa" liên quan - lên phát biểu (theo tôi) là rất lung tung, mà như lời một blogger tôi quen biết thì "rất là buồn cười". Mấy vị này học hành, nghiên cứu, đỗ đạt đến mức ấy rồi mà vẫn (tỏ ra) lơ tơ mơ về việc trích dẫn nguồn, xin phép, ghi vào mục lục sách tham khảo.

GS-TS Nguyễn Thanh Tuyền, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính TP.HCM, nói trên tờ Pháp Luật TP.HCM như thế này: “Cần nhấn mạnh trong thời điểm biên soạn các giáo trình này, điều kiện thực tế rất khó khăn. Hải quan kiểm soát rất chặt chẽ, anh em nào đi nước ngoài mang tài liệu về phải photocopy, xé lẻ ra từng trang mới qua được hải quan. Vì vậy, nguồn tài liệu có khi phải cóp nhặt manh mún nên trong quá trình tập hợp tài liệu biên soạn và ghi nguồn sách tham khảo thì việc sót tên một tác giả trong hàng chục tác giả được tham khảo là việc có thể thông cảm được.”

Theo tôi cách đổ lỗi cho hoàn cảnh này là một sự bao biện không hơn không kém. Tôi xin hỏi, tại sao có thể dịch nguyên một trang sách (tôi chỉ ví dụ một trang, tức là có trừ hao mấy trăm lần) của người ta và ghi tên mình vào mục tác giả, trong khi cái tên tác giả, tên sách gốc thì chỉ có mấy từ ngắn gọn lại không thể "nhớ" để mà ghi? Một sự ăn cắp trắng trợn, mà một người có liêm sỉ thì đừng nên nói gì hết, chỉ cúi đầu nhận lỗi thôi.

Các bác vào đây xem sự giống nhau giữa sách của GS-TS Trần Ngọc Thơ và sách của ông Jeff Madura bên Mỹ (chú ý mục về Environment, Regulation và Ethic) thì sẽ thấy.

Trong một email trả lời tôi mới đây, ông Jeff Madura viết: "The first edition was published more than 20 years ago, about 1988" (Ấn bản đầu tiên của cuốn sách này - tức cuốn International Financial Management - phát hành cách đây hơn 20 năm, khoảng đâu vào năm 1988). Và ông cho biết thêm: "I do not recall receiving a request to use a substantial amount of material from anyone from Vietnam". (Tôi không nhớ là mình từng nhận được đề nghị từ bất cứ người nào từViệt Nam về việc sử dụng một số tư liệu đáng kể - trong cuốn sách này). Đó là tôi mới hỏi loanh quanh rằng tôi muốn mua bản quyền thôi, chứ chưa nói trắng ra với ông người Mỹ, vì xấu hổ quá.


Cách trả lời của ông Tuyền, cũng như cách nói loanh quanh của ông Thơ cho thấy mấy vị này một người muốn chối tội, còn một người dung túng cho đồng nghiệp (một thời là cấp dưới). Cũng có thể ông Tuyền đang "phòng ngự từ xa".

Ở đây đang có thêm
một phát hiện nữa về đạo sách. Đúng là nếu tổ chức một cuộc "săn phù thủy" thì chắc chắn số vị bị vạch mặt sẽ đông như quân Nguyên. Lúc đó thì lấy đâu ra người để làm giáo sư nữa? Ấy là tôi đang nhớ tới lời của một blogger quen biết:

"Làm sạch? Còn lâu. Anh còn nhớ câu nói ông Trần Văn Hương không? Ông nói “nếu xóa hết bọn tham nhũng, lấy ai làm việc?” Bây giờ cũng thế thôi. Nếu quét sạch hết giáo sư dỏm, lấy ai dạy học? Không có đường ra, anh à. Nếu có thì con đường đó đau lắm. Mà, dân tộc mình không muốn chịu đau một lần nữa đâu".

Trên tinh thần từ bi hỉ xả, và nói như blogger ở trên "dân tộc mình không muốn chịu đau một lần nữa đâu", tôi đã có
bài viết "du di", mở một lối thoát, để mấy vị ánh rút kinh nghiệm và "làm lại cuộc đời". Dù là "du di", nhưng bài viết này tôi nghĩ, nếu một người có chút liêm sỉ khi đọc sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ.

Có điều liêm sỉ bây giờ có vẻ như đã trở nên quá xa xỉ trong giới học thuật.

.

.

.

No comments: