Saturday, May 15, 2010

TRUNG QUỐC ĐÀN ÁP CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ

Việc đàn áp các t chc phi chính ph Trung Quc làm nhng nhà hoạt đng lo ngi

Nguồn: Keith B. Richburg, Washington Post

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

11.05.2010

http://www.x-cafevn.org/node/323

.

Tin từ BẮC KINH – Trong mấy tuần qua, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường việc thắt chặt tế nhị nhưng kiên quyết vào khu vực xã hội dân sự tự do của đất nước, với một số nhóm phi lợi nhuận nói rằng họ đang cảm thấy ngày càng bị sách nhiễu, càng là mục tiêu của các điều tra về thuế vụ và phải chịu những hạn chế mới về việc tiếp nhận sự đóng góp từ nước ngoài.

Những người Cộng sản cai trị của Trung Quốc từ lâu đã có một thái độ mâu thuẫn đối với các tổ chức phi chính phủ, vừa xem các tổ chức này là sự cần thiết, thường là hữu ích - như trong việc giúp đỡ những hậu quả của trận động đất gần đây ở tỉnh Thanh Hải - vừa nhìn họ với sự nghi ngờ sâu sắc. Chính phủ đặc biệt cảnh giác đối với các nhóm tiếp nhận tài trợ từ nước ngoài.

Mặc dù có những căng thẳng lâu nay giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động, giới luật sư và những người khác đã nói rằng những động thái mới nhất đối với lĩnh vực xã hội dân sự đã trở nên nhiều hơn và nghiêm trọng hơn các chu kỳ đàn áp trước đây.

Ngày thứ hai, một nhà hoạt động AIDS nổi tiếng của Trung Quốc đã phải cùng gia đình trốn sang Hoa Kỳ khi phải đối mặt với những gì ông mô tả là sự ngược đãi của chính phủ. Wan Yanhai, người đứng đầu Aizhixing, Viện Sức khỏe Giáo dục của Bắc Kinh, nói với các dịch vụ thông tấn rằng ông và tổ chức của ông đã bị sách nhiễu bởi các quan chức chính phủ. Trong tháng ba, cơ quan thuế vụ đã mở một cuộc điều tra vào nhóm của ông và Wan cho biết ông lo sợ rằng chỉ còn là một vấn đề thời gian trước khi tổ chức của ông bị tuyên bố là bất hợp pháp và đóng cửa.

"Tôi đã phải lo ngại về an toàn cá nhân của mình và đã phải chịu rất nhiều căng thẳng" Wan đã nói với Associated Press.

Bộ Nội vụ, chủ yếu chịu trách nhiệm điều quản các tổ chức phi chính phủ, đã không trả lời một loạt các câu hỏi bằng văn bản về chính sách của chính phủ.

Các nhà hoạt động đã chỉ ra một loạt các trường hợp gần đây mà họ cho là đáng lo ngại:

- Trong tháng hai, Bộ Giáo dục yêu cầu các trường đại học cắt đứt quan hệ với các chi nhánh Hong Kong của cơ quan từ thiện Oxfam có bản doanh tại Anh quốc, một cơ quan trong bốn năm qua đã điều hành chương trình thực tập thông qua các cơ sở của Trung Quốc nhằm đào tạo những người trẻ trong công tác xã hội. Một bản thông báo Bộ đã xuất hiện tại trường đại học cáo buộc tổ chức phi chính phủ Oxfam và nước ngoài đã có âm mưu "xâm nhập vào đại lục".

- Trong tháng ba, cơ quan thuế đã áp các đặt hạn chế mới về các nhóm nhận được sự đóng góp của nước ngoài, yêu cầu họ xuất trình một bản sao có công chứng về hợp đồng hiến tặng, biện pháp mà các nhóm địa phương mô tả như là một gánh nặng. Trong một số trường hợp, các công chứng viên đã từ chối đóng các con dấu cần thiết. Các nhóm tôn giáo - trong đó có các chùa Phật giáo, đền Hồi giáo và nhà thờ - phải được phép của chính phủ trước khi nhận được các đóng góp trên 150.000 từ nước ngoài.

- Cũng trong tháng Ba, Trung tâm trợ giúp Pháp Lý và nghiên cứu Luật pháp của Phụ Nữ - một nhóm đã giành đưọc nhiều khen ngợi vì các việc đấu tranh của mình trong hơn 15 năm chống lại bạo lực trong gia đình và sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc - đã được thông báo rằng Đại học Bắc Kinh đã hủy bỏ khoản tài trợ lâu năm dành cho tổ chức này. Quyết định đã khiến Trung tâm Phụ nữ bị mất cơ sở làm việc và phải đối diện với một tương lai bất định.

Guo Jianmei, sáng lập viên của trung tâm, cho biết bà nghĩ rằng tài trợ bị hủy bỏ bởi vì nhóm này nhận được phần lớn kinh phí của mình từ các nhà tài trợ nước ngoài như là Quỹ Ford và bởi vì nhóm đã đảm nhận các trường hợp nhạy cảm, chẳng hạn như một trường hợp có liên quan đến việc hãm hiếp một phụ nữ tại một "nhà tù bất hợp pháp". Guo cũng đã cố gắng để tổ chức các nhóm lợi ích pháp luật khác của công chúng thành một mạng lưới toàn quốc, một động thái không được chính phủ khuyến khích.

Các nhà phân tích cho biết các trường hợp như vậy rõ ràng cho thấy rằng chính phủ đang cố gắng để hạn chế các nhóm mà họ coi là phiền hà, đồng thời đe dọa các nhóm còn lại.

"Tôi nghĩ rằng họ muốn có một xã hội dân sự với các đặc tính của Trung Quốc" ông Nicholas Young, một người Anh người đã từng điều hành bản tin trực tuyến Báo cáo về Phát triển Trung quốc trực tuyến của tổ chức Phi chính phủ đã từng bị buộc phải rời khỏi Trung Quốc trong năm 2007. "Và họ muốn nó được có tính "dân sự "trong ý nghĩa Trung Quốc - nhẹ nhàng, không đối nghịch và không đẩy vỏ bọc đi quá xa".

Trong những năm 1990, tại thời điểm mở cửa kinh tế của đất nước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tích cực khuyến khích sự hình thành các nhóm dân sự có thể giúp chính phủ trong các lãnh vực bị yếu kém. Và hàng ngàn tổ chức phi chính phủ đã mọc ra, chủ yếu là các loại hoạt động nhỏ có tính gia đình, phần lớn không chịu quy chế ràng buộc gì và thường nhận được tiền từ các nhà tài trợ nước ngoài vốn mong muốn hỗ trợ sự phát triển của xã hội dân sự Trung Quốc.

Các quy tắc nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc đã tạo vô cùng khó khăn cho các nhóm để đăng ký chính thức như các Tổ chức Phi chính Phủ; vì thế hầu hết đã đăng ký là những "công ty". Chính phủ chủ yếu đã làm ngơ.

Và từ lâu đã từng là loại hiểu biết ngầm rằng các tổ chức phi chính phủ sẽ được khoan dung miễn là họ không đi lạc quá xa vào các hoạt động chính trị hay chỉ trích chính quyền. Tuy nhiên, như Young nói: "Bạn không bao giờ biết được giới hạn ở đâu và giới hạn ấy thực đã có thay đổi".

Wan Yanhai nói thêm: "Tôi nghĩ rằng không có ranh giới rõ ràng giữa một tổ chức chính trị và phi chính trị và không có ranh giới rõ ràng giữa hành động có định hướng và sự bảo vệ".

Lãnh đạo các tổ chức Phi chính phủ nói rằng họ lo sợ các quy tắc tài trợ mới có thể đi đến việc cắt nguồn tài trợ bên ngoài của họ. Lu Jun, người sáng lập ra Trung tâm Yirenping ở Bắc Kinh, đấu tranh chống lại các phân biệt đối xử về bệnh viêm gan và những người bị bệnh AIDS cho biết nhóm của ông nhận được 90 phần trăm kinh phí của mình từ nước ngoài. Nhưng bởi vì các nhóm khác có gặp khó khăn trong việc tìm được sự công chứng, ông nói, ông đã yêu cầu các nhà tài trợ nước ngoài của mình ngưng các chuyển ngân mới lại.
"Suốt từ tháng Ba, chúng tôi chưa hề nhận được đóng góp nào", Lu nói. "Chúng tôi không thể chờ đợi quá lâu." Ông cho biết các quy định mới “đặt các tổ chức phi chính phủ vào vị trí nguy hiểm" và cho biết các nhóm như của ông không thể tồn tại lâu nếu sự truy cập vào các quỹ nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Yirenping đã bị nhắm mục tiêu gấp đôi năm ngoái - trong tháng bảy, khi cảnh sát tịch thu các ấn bản bản tin của mình, tuyên bố đây là một ấn phẩm bất hợp pháp, và trong tháng tám, khi cơ quan thuế đã mở một cuộc điều tra thăm dò về tài chính của trung tâm.

Hiện nay, Trung tâm Phụ nữ vẫn tiếp tục hoạt động dưới chức danh của một công ty luật tư nhân được thành lập từ năm ngoái. Nhưng đó chỉ là một giải pháp ngắn hạn bởi vì là công ty tư nhân thì sẽ không được phép tiếp nhận các khoản đóng góp từ nước ngoài cho các nhu cầu của trung tâm và sẽ còn phải chịu các quy định thuế khắt khe hơn.

"Hiện nay, chúng tôi đang ở trong một khu vực bán phi pháp", Guo nói.

.

.

.

No comments: