Tuesday, May 18, 2010

TRUNG QUỐC ĐANG TRƯỞNG THÀNH MỘT CÁCH NGUY HIỂM (Phần 1)

Trung Quốc đang trưởng thành một cách nguy hiểm (Phần 1)

Đồng tác giả: Gudrun Dometeit, Joachim Hirzel, Anja Obst, Susanne Frank và Jochen Schuster

Hoàng Linh Vương dịch

19/05/2010 1:00 sáng Chưa có phản hồi.

http://www.talawas.org/?p=20347

Lời dẫn: Bài viết này do một nhóm gồm 5 chuyên gia báo chí người Đức biên soạn, dài 13 trang gồm cả hình ảnh minh hoạ, Tựa bài được lấy làm chủ đề, và được in lên trang bìa của tuần báo FOCUS, số báo 16/10 ra ngày 19.04.2010. FOCUS là tòa báo tin tức và bình luận, một trong những tờ báo uy tín đứng hàng đầu của nước Đức, có tầm ảnh hưởng lớn, được các giới chuyên gia kinh tế, chính trị, xã hội thường xuyên đón đọc. Trong khuôn khổ rút gọn, người dịch giới hạn và chỉ chuyển dịch những phần có khả năng liên quan đến nước – và vận nước – Việt Nam.

____________

.

“Dưới nước, trên bờ, và ngoài vũ trụ – Thế lực của hơn 1 tỷ người đang muốn làm bá chủ thế giới. Trung Quốc tiến xa hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ. ‘Made in Germany’ còn có thể sống còn?”

____________

.

Một địa chỉ dễ thương ở Thượng Hải, hội quán chơi thuyền buồm nằm bên bờ sông Hoàng Phố đang cho một tầm nhìn tổng thể của khu vực như trên bản đồ, một bờ biển hoành tráng, điểm tụ hội của văn minh, đang phát triển. Tối nay Ngô Chí Cường (Wu Siegfried Zhiqiang) sẽ diễn thuyết ở đây. Ông Ngô là giáo sư với bằng tiến sĩ của đại học kỹ thuật Berlin […], là giám đốc lập trình của công trình xây dựng dành cho cuộc triển lãm quốc tế lần đầu tiên ở Cộng hòa Nhân dân (Trung Quốc). Đợt triển lãm này đã bắt đầu từ ngày 01.05.2010. Công trình đang được phấn đấu –tiêu chí của một Trung quốc mới- để trở thành một sự kiện lớn nhất thế giới, vượt mọi thời đại. 80 triệu lượt khách thăm quan đang được mong đợi -nhiều hơn gấp 4 lần so với đợt triển lãm lần trước, cách đây 10 năm ở Hannover (Đức).

Để vận hành khối khách hàng này, Trung Quốc đã thực hiện dự án đường xe điện ngầm dẫn đến khu vực sớm hơn 15 năm so với dự định, ông Ngô tiết lộ, và tiếp rằng “Thượng Hải đã triển khai hệ thống tàu điện dài 420km trong vòng 15 năm. London trước đây cần những 150 năm cho 400km”.

Trong năm con cọp này – tăng trưởng kinh tế ở quí đầu tiên: 11,9% tô bồi “Quyền lực của cánh giữa” một cách rất tự tin. Người Tàu ngất ngây về những cái mà họ đạt được chỉ sau 3 đợt bộc phát của nền kinh tế. Bây giờ thì họ đang muốn đứng trên đỉnh cao nhất: cả về kinh tế, quân sự, lẫn văn hóa.

“Hãy học tiếng Tầu!” – Dưới tên của nhà triết học Khổng Tử, Trung Quốc đã mở rộng ra trên toàn thế giới những Hàn lâm viện với mục đích truyền bá văn hóa đã có từ ngàn năm trước của họ.

Thiên tai như động đất trong tuần vừa qua làm chấn động toàn nước -đương nhiên- nhưng không làm ngưng dừng chương trình “Bây giờ – China – Ra quân” đến một giây. Vòng đua xe Formel 1 ở Thượng Hải vào cuối tuần trước cũng không bị đình hoãn.

Dù ở cuộc họp thượng đỉnh về ô nhiễm môi trường trong cuối năm 2009 tại Copenhagen, hay ở buổi thảo luận về biện pháp răn đe vua dầu lửa Iran – Người Trung Quốc luôn luôn cương quyết bảo vệ quyền lợi quốc gia họ. Lúc này đây, song song với Mỹ, Nga và Ấn Độ, thì Cộng hòa Nhân dân đã là một trong những Quốc gia lớn nhất phóng đi chinh phục vũ trụ. Để chống lại một cuộc chiến của các hành tinh (?!), Trung Quốc đang tiến hành một hệ thống hỏa tiễn bảo vệ.

Lập trình chiến lược của Bắc Kinh còn xác định, con số người Trung Quốc đi học phải được nâng lên tổng thể –tới cuối năm 2010 thêm 100 triệu.

Bước tiến thống lĩnh thị trường:
Đầu tư về nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc (tỷ US-Dollar):
2020: 350 (dự báo)
2010: 124 (dự đoán)
2006: 82
2004: 56
2002: 39
2000: 27
1995: 10
(từ 1995 đến 2010 tăng 1240% và đến năm 2020 sẽ tăng 3500%)

Trong cơn phát triển của một dân tộc với xấp xỉ 1,3 tỷ dân, nhiều công ty của Đức tiếp tục hy vọng vào những thương vụ lấp lánh. Họ hãy coi chừng, vì khả năng sẽ có thể tự thất vọng. Những “chàng chiến sĩ đơn độc” từ miền tây đang đối diện với một cỗ Trung Quốc, được chỉ đạo từ một trung tâm quyền lực. Trung tâm này -với những thành phần kinh tế nặng ký của nó- đang muốn bao trùm thị trường thế giới.

Điều này đã trở thành thực tế đối với một số ngành nghề. Với những lãnh vực khác thì cuộc tiến công đang ngấp nghé ở cửa ngõ ra vào. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc tiến xa, xa hơn rất nhiều so với chúng ta đang nghĩ – Điều này có nghĩa là họ lớn lên một cách nguy hiểm.

FOCUS lên đường đến những nơi nổi bật của một Trung Quốc ngày nay, thăm hỏi dân tình, những người mà hôm nay chẳng ai biết đến, nhưng rồi những bước chân của họ sẽ in dấu vào thế giới ngày mai. Một điều mà ở đó ai cũng đồng tâm niệm: học tập, một sự thi đua không biên giới, sự hừng hực thèm khát về thành quả và… tiền.

Với họ, hiển nhiên họ đang đối đầu với nạn rác “Made in China”. Nhưng cùng lúc, con số đầu tư dành cho nghiên cứu, và đồng thời con số bản quyền của những phát minh mới cũng được tăng nhanh. Cánh tay nối dài này của Ngân hàng công thương sẽ trở thành quyền lực của kỹ thuật cao tầm và hiện đại.

Wang Menshu, Chuyên gia đường xe điện, đại học Jiaoting: “Nếu chúng ta qua mặt được nước Đức, thì toàn bộ Europa sẽ thuộc về chúng ta”.

Wang lập trình tiến nhập Âu châu qua đường sắt và bằng tàu điện. Trong văn phòng của ông ta tại đại học Jiaoting ở Bắc kinh, ông tiến sĩ, có cá tính vui vẻ, còn cắt nghĩa họa đồ cực kỳ đồ sộ này ngay cả vào những ngày lễ nghỉ. Hai đầu nối chính ông ta còn đang chọn lựa, sẽ ở thành phố nào thì ông ta chưa công khai, nhưng ở nước nào thì đã rõ: Đức! “Nếu chúng ta qua mặt được nước Đức, thì toàn bộ Europa sẽ thuộc về chúng ta”, Wang nói nửa đùa nửa thật. Người nữ Nhân viên gọi ông ta một cách trịnh trọng là “cha đẻ của ngành xây dựng đường hầm Trung Quốc”.

Một con đường sẽ dẫn từ Manzhouli của miền đông bắc Trung Quốc xuyên qua Nga. Một con đường khác từ Urumqi ở miền tây băng qua trọng tâm Á châu, rồi qua Iran, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo như ông ta quy hoạch, những đường xe điện cao tốc này sẽ đi vào xử dụng ngay từ năm 2016.

Rồi ai sản xuất tàu điện này? – Người Tầu! Những đường ray? – đương nhiên, người Tầu! “Chúng tôi có sẵn 600.000 thợ và chuyên viên kỹ thuật, với 80.000km kinh nghiệm”, ông tiến sĩ 71 tuổi này quảng cáo. Rồi tiết lộ thêm: Với kế hoạch này, Trung Quốc đồng thời sẽ dễ dàng để có được nguyên liệu thô cần dùng. Nước Đức trong 10 năm nữa sẽ thiếu nhân lực lao động trầm trọng. “Tới đấy chúng tôi sẽ giúp các bạn và sẽ chuyển số nhân công bằng đường sắt-nhanh như các bạn cần(!?)” ông nhắn nhủ thế.

Đây không phải là “bộ óc dấm dớ” của một nhà khoa học. Đã từ 21 năm qua, ông Wang là Nghị sĩ Quốc hội của Cộng hòa Nhân dân. Ông ta có sự bảo bọc của Chính phủ. Mối quan hệ với những Quốc gia có đường ray chạy ngang đã bắt đầu.

Đây có thể là một sơ lược kinh hoàng dành cho nước Đức: Những toa tàu không giới hạn số lượng trên những đường ray hỏa tốc này sẽ đưa ngược về (Đức) những mặt hàng -mà những mặt hàng này vốn đang chấn hưng kinh tế nước Đức-, đó là máy móc sản xuất và xe hơi.

Cộng hoà Nhân dân thì định chắc: Phải áp đảo thị trường kinh doanh mã lực này. Thị phần tiêu thụ lớn nhất thế giới (13 triệu xe hơi được bán trong năm 2009) cũng -đã và đang- làm nổi bật thương hiệu riêng của họ.

Một tập đoàn sản xuất xe hơi có phương án hoạt động rất tiềm năng : BYD, viết tắt từ “Build Your Dream” (thực hiện ước mơ của bạn).

Thị trường chứng khoán tin vào BYD:
29.01.2007: 7 điểm
26.10.2009: 86 điểm
(Giá trị cổ phiếu của hãng sản xuất Auto BYD trong vòng 3 năm đã tăng 1100%.)

Mặc dù người Tầu mới chỉ bắt đầu vào ngạch sản xuất xe hơi kể từ năm 2003, nhưng đến năm 2025 người Tầu muốn bán xe hơi nhiều nhất trên thế giới so với tất cả các hãng sản xuất khác.[…]

Một ngày đầu xuân tiết lạnh, Christian Kleinhans (chuyên gia kỹ nghệ xe hơi) ngồi bên lò sưởi đang ngún trong một cái quán ở München. Oliver Wyman của hãng tư vấn đang đề cập với Kleinhaus về một cuộc nổi dậy của kỹ năng xe hơi đang hiện hình, buổi giao thời của chuyển đổi từ động cơ nổ (đốt khí) sang động cơ điện. Kleinhans nói: “Trung Quốc đang muốn lợi dụng tình thế để qua mặt và muốn đứng đầu trong những chuyển động của tương lai”. Tới năm 2030, Trung Quốc có tham vọng sản xuất 80% tổng thể xe hơi có động cơ điện cho thế giới. Ý đồ này của Trung Quốc xúc tác làm cho bữa ăn trưa hôm nay của chuyên gia trở nên khó tiêu. Họ nhận định: “đó là một khuôn thước mới, một hướng đi chính trị trong kỹ nghệ nặng và đồng thời cũng của hướng đi chính trị cho thị trường lao động của tương lai”.

Gần 2 triệu chỗ làm ở Đức lệ thuộc vào ngành sản xuất xe hơi.

Vào ngày 03.05.2010 có một buổi họp thượng đỉnh với nữ Thủ tướng về chiến lược xe hơi. Hiệp hội Công nghiệp xe hơi đang cảnh báo rằng Berlin phải cho ra đời ngay một chương trình kích cầu dành cho phương tiện vận chuyển với động cơ điện. Với Trung Quốc, xe hơi động cơ điện đã từ lâu được ưu tiên hàng đầu trên thương trường.

Theo sự suy nghĩ của đảng Cộng Sản Trung Quốc, với một đất nước có 129 Tỷ phú US-Dollar, 870.000 Triệu phú, và 250 triệu người nghèo, sẽ bảo đảm cho nhu cầu cầm quyền, chỉ cần với tăng trưởng kinh tế hằng năm từ 8-9% đạt mức an toàn xã hội.

[…] Trung Quốc nhập cảng 53% dầu lửa từ Angola, Saudi-Arabien và Iran. Không có chiến lược bẻ lái dài hạn, con số có thể sẽ lên đến 70%. Vì thế Lin Boqiang -người điều hành trung tâm điện năng của đại học Xiamen- khuyên ông cố vấn vừa nhậm chức của hội đồng cải tổ và phát triển quốc gia rằng phải tập trung tổng gia tăng lượng sản xuất xe hơi có động cơ điện bằng hết sức lực như có thể được. Trong tương lai, Trung Quốc có thể sẽ tự cung cấp phần lớn nguồn năng lượng điện cho mình, chủ yếu bằng than đá tự có.

Những hãng sản xuất ở Đức dự trù tung ra thị trường xe hơi động cơ điện vào năm 2011. Xe của BYD có thể đã lăn bánh trên những con đường của phương tây nội trong năm nay.

Liệu những người bạn cạnh tranh Trung Quốc có lại cười thỏa chí như năm 2005 hay không? -lúc mà những chiếc leo núi Landwind -những mã lực đầu tiên của TQ- sau lần kiểm nghiệm “sức đề kháng” của ADAC (Hiệp hội xe hơi nước Đức) bị trượt, nhưng sau đó được tu chỉnh lại và chấp nhận được. Kẻ đang ở thế tiến công BYD đã từng có một lúc phải ngượng ngùng sửa lại nhãn hiệu vì “na ná“ giống nhãn của hãng BMW Đức.

Bây giờ BYD, hãng đứng hàng thứ nhì trên thế giới về sản xuất xe hơi động cơ điện. Họ đã có trong tay cái chìa khóa của kỹ nghệ xe hơi tương lai. Đó là kỹ năng của bình chứa điện (Batterien). Tổng giá trị cổ phiếu của BYD đã lên đến 20 tỷ Mỹ kim, bằng gần một nửa của ông tổ Mercedes-Daimler Benz. […]

Tại hội chợ ở Genf, nhân vật chính của BOSCH, tập đoàn lớn nhất thế giới về đồ điện cho xe hơi, ông Franz Fehrenbach đang quan tâm và muốn giao dịch với BYD, nhưng BYD không để ý. Khi ông Fehrenbach đứng trước gian hàng của BYD, không có ai chính thức ra tiếp. Người phụ nữ ở quầy tiếp tân cũng không biết Fehrenbach. Tuy nhiên ông ta có quyền để lại tấm danh thiếp của mình.

Liu Mingfu, chỉ huy trưởng Quân đội Nhân dân: “Ở thế kỷ 21, Trung Quốc muốn trở thành số 1 của thế giới”

(còn tiếp)

.

.

.

No comments: