Tuesday, May 18, 2010

NHỮNG VỤ GIẾT HẠI TRẺ EM CHO THẤY NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA TQ

Những v giết chóc tr em cho thy nhng khó khăn ca Trung Quốc

Nguồn: Kathrin Hille, Financial Times

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

14.05.2010

http://www.x-cafevn.org/node/338

Khi một người đàn ông cầm một con dao bầu bước vào ngôi trường mẫu giáo ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc hôm thứ Tư và chém chết bảy đứa trẻ và một cô giáo, người dân không còn cảm thấy bị sốc.

Sau sáu vụ tấn công tương tự trong nhiều tuần qua, tâm lý của các bậc phụ huynh đang đến gần trạng thái hoảng loạn.

"Chúng tôi không còn cảm thấy an toàn nữa. Sao họ không thể ngăn chặn được việc này?" Li Wen hỏi khi bà đưa con gái đến một trường mẫu giáo tư trong một khu hộ tập thể có bảo vệ ở Bắc Kinh.

Trong khi những cuộc tàn sát vừa qua đã khơi gợi nhiều dạng thức tự vấn, những cuộc tấn công như thế thường hiếm thấy được thông báo rộng rãi ở Trung Quốc và đối với mọi người nó là một minh hoạ đầy sống động về việc chính quyền Trung Quốc đã thất bại trong lời hứa tạo dựng một "xã hội hài hoà".

Ba mươi năm phát triển kinh tế chóng mặt nhưng không có thay đổi chính trị đã khiến cho hàng triệu người Trung Quốc phải xa quê, mất gốc và bối rối tinh thần. Tiểu sử của những kẻ sát nhân rõ ràng đã phản ánh những căn bệnh xã hội này. Một số trong họ bị thất nghiệp, những người khác thì liên quan đến những tranh chấp về cưỡng bức di dời và một số khác có tiền sử về bệnh tâm thần.

"Xã hội Trung Quốc đang bước vào giai đoạn rủi ro cao. Sự phân bố của cải không đồng đều, cán bộ tham nhũng, những nhu cầu cơ bản của người dân không được bảo đảm, sự bất lực trong việc giải quyết những vấn đề dẫn đến một môi trường hài hoà," Yue Goa'an, giáo sư tâm lý xã hội thuộc Đại học Nam Khai ở Thiên Tân nói.

Ngay cả thủ tướng Ôn Gia Bảo, trong nhận định đầu tiên của giới lãnh đạo cao nhất trong chính quyền cũng đã nhìn nhận nguyên nhân xã hội sâu xa hơn của những vụ tấn công. "Bên cạnh những biện pháp an ninh chặt chẽ, chúng ta cùng cần phải lưu ý đến việc chỉ ra cội rễ của những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề này," ông Ôn Gia Bảo đã nói trong một buổi phỏng vấn truyền hình hôm thứ Năm. "Điều này bao gồm việc đối phó với những mâu thuẫn xã hội cũng như giải quyết những tranh chấp ở tầng lớp thấp nhất."

Tấn công đầu tiên xảy ra vào ngày 23 tháng Ba, khi một người đàn ông 42 tuổi dùng dao giết chết tám trẻ em tại một trường tiểu học ở tỉnh Phúc Kiến. Cùng ngày xử tử hình người này vào cuối tháng Tư, một vụ tấn công tương tự khác xảy ra, tiếp theo là hai vụ khác xảy ra liên tục trong hai ngày; một vụ tại một trường tiểu học và hai vụ tại hai trường mẫu giáo. Một trong những kẻ sát nhân đang thất nghiệp và một người khác bị bệnh tâm thần.

Sau những vụ tấn công đầu tiên, nhà cầm quyền đã tăng cường an ninh tại các trường học và mẫu giáo.

Bộ Công an đã ra lệnh cho các chính quyền địa phương "thẩm tra các hộ dân để phát hiện những tiềm năng nguy hiểm." Những ai có tiền sử tâm thần hoặc bất mãn với cuộc sống cần được nhận diện, chỉ thị của bộ cho biết. Chính quyền đã cấm báo chí tường trình về vấn đền này, viện cớ có thể dẫn đến những trường hợp bắt chước.

"Chúng ta chỉ là một lũ khán giả vô lương tâm đang chứng kiến những vụ sát nhân xảy ra liên tiếp," một nhà báo đã đăng trên mạng sau khi có lệnh buộc phải im lặng. "Đôi khi tôi cảm thấy vô cùng chán chường với đất nước này... vẫn còn những người ương bướng lặp lại sai lầm của lịch sử - không cho người dân thấy, không cho người dân lên tiếng, không cho người dân suy nghĩ. Đây là cách thiết lập hoà bình trên trái đất?"

Bên ngoài giới truyền thông bị bị miệng, đã có những tranh cãi nảy lửa về Trung Quốc đã mắc phải sai lầm nào để dẫn đến tội ác như thế đối với những thành viên yếu thế nhất của xã hội.

Han Han, blogger nổi tiếng nhất Trung Quốc, trong một bài viết đã bị rút xuống khỏi mạng nói rằng việc giết chóc tại trường học đã "trở thành phương pháp hiệu quả nhất để trả thù xã hội. Trong một xã hội không có những van xả, việc giết những thành viên yếu thế nhất đã trở thành cách để giải toả [áp lực]."

Đối với những người dễ bị suy sụp trước áp lực, họ chẳng có được sự giúp đỡ nào. Theo một nghiên cứu gần đây do Tổ chức Y tế Thế giới đồng bảo trợ, 17,5 phần trăm dân số Trung Quốc mắc một trong những dạng tâm thần, và 95 phần trăm trong số họ chưa bao giờ được khám bởi bác sĩ tâm thần chuyên nghiệp. Đa số không muốn được giúp đỡ vì sợ bị cười chê, những người khác thì không thể vì chi phí quá cao hoặc ở quá xa.

"Tổng số những loại bệnh tâm thần và tự sát chiếm đến hơn 20 phần trăm trên tổng số gánh nặng bệnh tật ở Trung Quốc trong năm 2004, khiến nó trở thành bệnh thức quan trợng nhất trong tất cả các loại bệnh tật," nghiên cứu cho biết. "Nhưng chỉ có 2,35 phần trăm ngân sách y tế của chính phủ được xử dụng cho chứng tâm thần và dưới 15 phần trăm dân số có bảo hiểm y tế chịu chi trả cho những hội chứng thần kinh."

"Chúng ta cần tăng cường việc tư vấn tâm lý trong toàn xã hội," Luo Yuehong, giám đốc Trung tâm Tâm thần Tín Nghĩa ở Trường Sa, một trong rất ít những bệnh viện phục vụ bệnh nhân vãng lai có những hội chứng tâm thần. "Người dân cần quan tâm hơn đến những vấn đề tâm lý."

.

.

.

No comments: