Tuesday, May 18, 2010

Giới thiệu sách THĂNG LONG XƯA HÀ NỘI NAY

Giới thiệu tác phẩm Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

vietnamexodus

Monday, 17, May

http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews1/bandocviet/trannhu/thanglongxuavanay.htm

Lời nhà xuất bản

Việc xuất bản tác phẩm “Thăng Long Xưa Hà Nội Nay” của nhà văn Trần Nhu vào thời điểm này mang một ý nghĩa vô cùng trọng đại nhân dịp kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 1000 tuổi. Trong bối cảnh đất nước đang diễn ra thảm kịch về một chế độ Bắc thuộc trá hình, tàn bạo, phi nhân, phi dân tộc. Tác phẩm này ra đời như gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh và khơi dậy những thao thức của hàng triệu con tim Việt Nam. Ðồng thời nhắc nhở chúng ta những bài học thấm thía về đạo lý, đức tin, tự chủ, tự lực, tự cường của ông cha chúng ta đã bẻ gẫy tất cả các cuộc xâm lăng của nước Trung Hoa khổng lồ, mà không có một quốc gia lân bang nào phải chịu nhiều cuộc xâm lăng từ phía Trung Hoa như Việt Nam. Cũng không có giống người nào khoan dung, độ lượng với kẻ thù như người Việt Nam: “Quân Nguyên Mông sang xâm chiếm nước ta 3 lần, lần thứ nhất (1257), lần thứ hai (1285), lần thứ ba (1288) đi đến đâu chúng cũng tàn phá, giết chóc hủy diệt dã man, khai quật cả mồ vua Trần Thái Tông (Chiêu Lăng). Khi giặc thua, hầu hết các tướng soái như Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Ðường Ðột Ngãi, Mai Thế Anh, Xầm Ðoan, A Thái, Diêm Nguyên Soái v.v... cùng sáu vạn quân Nguyên bị bắt đều được vua ta khoan hồng, cấp lương thực phương tiện cho về nước. Ðến quân nhà Minh sang cướp nước ta năm 1410 – 1413 thì sự tàn bạo và dã man còn vượt xa quân Nguyên. Thế mà khi chúng thua, Vua ta còn hạ lệnh cho quân dân tỉnh Bắc Giang, Lạng Giang sửa cầu đắp đường, lại hạ lệnh cho lộ quân thủy: chuẩn bị thuyền bè, buồm chèo lương thực đưa quân Tầu về nước. Tất cả các tướng lãnh nhà Minh bị bắt đều được thả.”

Tiền nhân chúng ta nhiều thế kỷ trước đã thường xuyên phải đối đầu với chủ nghĩa bành trướng phương Bắc trong các cuộc xâm lăng. Những hiểm nguy mà chúng ta khó lòng tưởng tượng nổi.

Thăng Long trải qua bao nhiêu lần binh lửa, với những trận đánh lừng danh để bảo vệ kinh thành. Tác giả sẽ đưa bạn đọc vào cuộc sống giữa những biến cố vô cùng trọng đại của dân tộc trong nhiều thế kỷ trước làm sống dậy hiện thân trong mỗi con người Việt Nam như được hít thở không khí ở Hội Nghị Diên Hồng trong cuộc chống xâm lăng nhà Nguyên, hoặc theo vua Quang Trung trong chiến dịch đại phá quân Thanh ở gò Ðống Ða. “Ðành rằng chúng ta không sao gỡ hẳn được ảnh hưởng của ý tưởng bây giờ theo thước đo của thế kỷ 21, nhưng chỉ riêng ai biết cố gắng gạt bỏ những chướng ngại của đời sống hiện tại và quá khứ trong vòng tự do của con người Việt Nam muôn đời.” Ðó là lời tác giả viết trong bộ Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế. Dẫu thế nào, đọc tác phẩm này bạn sẽ bị cuốn hút bởi những chữ tác giả dùng đều mới mẻ và sống động đến kỳ lạ. Tựa như công trình dệt gấm từ ngữ, với những sợi tơ muôn mầu muôn sắc... Ðất nước, dân tộc, Ðại Việt như một tấm thảm đẹp lạ lùng. Những triều đại rực rỡ, những biểu tượng huy hoàng đạt đến điểm cao của tinh hoa nhân loại dù thời gian đã trải qua 1000 năm, song Thăng Long vẫn hàm chứa tính phổ biến văn hóa sâu xa của dân tộc. Bởi nó được rút ra từ một pho sử vĩ đại...

Nó toát lên được thần khí các nhân vật lịch sử những chân dung anh hùng dân tộc tuyệt vời. Nhưng không phải kiểu dựng chân dung như tiểu thuyết, hoặc đúc tượng thánh, hoặc cố tình “gọt giũa” hay thổi phồng các nhân vật mà là những sự thật lịch sử.

Ðây là một công trình làm việc có ý nghĩa. Một tác phẩm xứng tầm thời đại, có nhiều đột phá mới mẻ và nhiều vấn đề nóng bỏng được đặt ra.

Với tinh thần sử học, nhãn quan rộng mở kết hợp nghệ thuật diễn tả. Nhà văn còn cho ta thấy diện mạo, dấu tích Thăng Long với những nét đặc trưng văn hóa văn minh truyền thống của Thủ Ðô. Ngược dòng thời gian người đọc còn có dịp nhìn lại quá khứ sâu thẳm của giống nòi để nhận được từ đây nguồn năng lượng và ý chí bất khuất dẻo dai của dân tộc có sau lưng mấy ngàn năm lịch sử oai hùng, để động viên khích lệ thế hệ trẻ, củng cố hy vọng cho một Việt Nam tự do, trong mỗi bước tiếp... lúc bối rối, khi phải đối mặt với hiện tại nghiệt ngã, nhiễu nhương mà mỗi người Việt Nam, đều sở hữu một mãnh lực bởi các hoạt động ái quốc đầy mưu lược của tiền nhân.

Tác giả đã đi sâu vào các nẻo đường lịch sử của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, thu thập các chứng liệu để cống hiến cho chúng ta bằng tất cả tấm lòng yêu thương quê hương nồng nàn và dụng công gắng sức gạn lọc cái tinh hoa ngàn đời góp cái thơm mát cho thế hệ trẻ, nó là sự kết tinh những giá trị trí tuệ, những phẩm chất tâm hồn là những bảo vật vô giá thiêng liêng ngàn đời không thể thay đổi, còn triều đại nào rồi cũng suy vong, sụp đổ, đền đài đồ sộ, cung điện mỹ lệ, nguy nga nào rồi cũng điêu tàn. Cái vĩnh hằng trường tồn là những kiến trúc tinh thần:

Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Dịch

Sông núi nước Nam quyền vua Nam
Hiển nhiên thiên định hẳn không lầm

Lý Thường Kiệt

Hoặc:

Xã tắc ngưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu

Dịch

Xã tắc hai phen bom ngựa đá
Non sông ngàn thuở vững âu vàng

Vua Trần Nhân Tông

Hay

Thiên vạn cổ hà sơn tại

Dịch

Trời Nam ngàn năm núi sông vẫn còn

Vua Lê Thánh Tông

Ðó chính là nguồn sức mạnh trường tồn của dân tộc ta đồng thời là động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tinh thần đó là tinh thần siêng năng, cần cù, lương thiện trong xây dựng. Can đảm, dũng cảm trong chiến trận mỗi khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam, thì dòng máu ái quốc trong mọi tầng lớp nhân dân lại sôi sục.

“Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Là người Việt Nam chúng ta ai chẳng biết xúc động cảm hoài nhớ ơn các bậc tiền bối anh hùng liệt vị đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt và xương máu để thành tựu nên sự nghiệp non sông gấm vóc. Và càng nên thực hiện cụ thể, báo ân quốc gia dân tộc.

Giác Lượng Tuệ Ðàm Tử

Trang bìa trước tác phẩm Thăng Long Xưa Hà Nội Nay.

Trang bìa sau tác phẩm Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Trang địa chỉ liên hệ mua sách Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

.

.

.

No comments: