.
Nhìn xuyên qua “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”
để tìm hiểu những uẩn khúc còn lại của lịch sử … và của chính chúng ta
Nguyễn Tiến Hưng
http://tamtutongthongthieu.com/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-sach/
35 năm đã trôi qua, nhưng lịch sử tấm bi kịch Miền Nam vẫn chưa được mở ra hết, vì người giữ chìa khóa cánh cửa chính vào kho tàng lịch sử là TT Thiệu đã vĩnh viễn ra đi.
.
Từ khi chúng tôi ra mắt cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy (2005), độc giả đã đặt thêm nhiều câu hỏi về những diễn biến nơi hậu trường, về vai trò cũng như về chính con người ông Nguyễn Văn Thiệu. Bởi vậy, trong cương vị là một chứng nhân, chúng tôi đã đào sâu hơn nữa về một giai đoạn lịch sử đầy uẩn khúc để viết cuốn sách này nối tiếp cho cuốn trước.
.
Thật may mắn là trong 5 năm qua đã có nhiều bằng chứng lịch sử quý giá được giải mật. Rồi những tài liệu do Đại sứ Graham Martin để lại trước khi ông tạ thế: tất cả là trên 20 công hàm tối mật nói lên sự thật về những ngày giờ chót. Chính ông Đại sứ Mỹ là người ở tại chỗ nên đã góp phần vào những sắp xếp và theo dõi được mọi diễn biến. Bởi vậy hành động của ông đã phản ảnh được tinh thần công bình và
chính trực của nhân dân Hoa Kỳ.
.
Cuốn sách tập trung vào tâm tư của người lãnh đạo nền Đệ Nhị Cộng Hòa, ghi lại cho rõ hơn về những gì chúng tôi trông thấy, những gì nghe thấy, những quyết định, mệnh lệnh, rồi những buổi họp cuối cùng tại Dinh Độc Lập, dẫn đến những chèo chống, xoay xở của chính viên thuyền trưởng trước khi con tầu Miền Nam chìm đắm. Hy vọng của chúng tôi là sẽ giúp cho độc giả có thêm những dữ kiện mới và chính xác để độc giả đi đến những kết luận riêng của mình.
.
Đọc cuốn sách này, độc giả sẽ biết thêm về những gì TT Thiệu đã tâm sự cùng tác giả sau 1975, từ áp lực phải từ chức tới nỗi ngậm ngùi trước khi bắt buộc rời quê hương, rồi niềm cay đắng sống nốt cuộc đời lưu vong nơi hải ngoại. Ông đã kể lại nhiều chi tiết về hoàn cảnh nghiệt ngã của VNCH, về nỗi khó khăn phải lệ thuộc vào bên ngoài, và về cái cảnh làm tổng thống một nước nghèo. Có lần ông bắt đầu nói chuyện từ sáng sớm, ngắt quãng, rồi lại tiếp tục, lai rai cho tới mãi đêm khuya. Ông luôn bị ray rứt bởi những tình cảm lẫn lộn về một đồng minh thương ghét, một mối tình chẳng bao giờ suông sẻ.
.
Đặc biệt ông vẫn còn trăn trở về việc Quốc Hội Hoa Kỳ đã cắt viện trợ vào ngay chính lúc VNCH cần đến nhất. Để yên ủi ông, chúng tôi kể lại là ngày 30 tháng 4, 1975 khi chỉ mới tiết lộ có vài thư tín của TT Nixon gửi cho ông mà Chủ tịch các Ủy Ban Ngoại giao, Quốc phòng tại Thượng Viện Hoa Kỳ là những người đi tiên phong trong việc cắt viện trợ đã rất ngạc nhiên và phải phàn nàn rằng khi chúng tôi cắt viện trợ như vậy thì nào đâu có biết những cam kết bí mật ấy! Chính Bộ trưởng Quốc Phòng James Schlesinger còn lặp lại mấy lần: “Tôi tin rằng cả TT Ford cũng đã bị lừa bịp về những lá thư này…Quốc Hội không hề hay biết chút gì về mấy lá thư đó khi họ bắt đầu chạy làng khỏi Việt
.
Nhưng làm sao tôi ngủ được sau khi nghe ông tâm sự suốt một ngày. Bước vào căn phòng nhỏ bé trên lầu hai tại nhà ông chúng tôi đã thức đêm để ghi lại nhiều điều. Sáng hôm sau lại nghe ông tiếp tục nói nữa. Và bây giờ thì viết lại cho hết để độc giả cùng chia sẻ.
.
Nhìn xuyên qua tâm trạng một tổng thống, độc giả sẽ tìm thấy câu trả lời cho bao nhiêu thắc mắc còn nặng lòng tới ngày nay. Có thể độc giả còn nghĩ rằng: ‘thì ra, cái tâm tư của người lãnh đạo cũng chẳng khác tâm tư của chính mình là bao nhiêu?’ Ví dụ như đối với Hoa Kỳ thì có thể là phần đông chúng ta cũng bị lôi cuốn vào cái vòng luẩn quẩn thương ghét, vui buồn. Buồn vì nhìn thấy những tham vọng, dối trá của một vài chính trị gia có quyền thế, thời này qua thời kia, ảnh hưởng không ít tới những bang giao với nước khác. Vui vì biết rằng nhân dân Hoa Kỳ là một dân tộc vĩ đại, đặt thật cao những giá trị nhân bản, ngay thẳng, chính trực. Và quốc gia này ngày trước chỉ là đồng minh, bây giờ lại trở thành quê hương thứ hai của mình.
.
Rồi sau cùng thì TT Thiệu cũng như nhiều người trong chúng ta: khi ở vào những tình huống éo le, những hoàn cảnh tuyệt vọng thì chỉ còn có cách là đến với Thiên Chúa, đến với Trời Phật: “Đôi khi tôi có cảm tưởng như chẳng còn có thể làm gì hơn được nữa ngoài việc cầu xin Chúa,” ông Thiệu tâm sự.
.
***
.
Bố cục cuốn sách gồm bốn phần và một lời kết:
.
Phần một trình bày những dữ kiện dẫn tới việc ông Thiệu phải từ chức và rời Việt
.
Phần hai ‘Tâm Tư Về Đồng Minh’ ghi lại những nhận xét của TT Thiệu về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt
.
Trong phần ba, cuốn sách tập trung vào chính con người ông Nguyễn Văn Thiệu, một nhân vật đa nghi và những nguyên nhân sâu xa của sự đa nghi ấy. Ông Thiệu đã dự tính rồi lại bỏ đi ý định viết hồi ký. Nhưng ông chú ý đến dư luận của người Việt
.
Phần thứ tư có thể làm cho độc giả ngậm ngùi vì đề cập tới niềm yên ủi vô biên đối với TT Thiệu về những thành tựu của VNCH. Tuy muộn màng, nhưng có lẽ đây cũng là một niềm yên ủi cho trên hai triệu người quân, công, cán, chính. Đằng sau người lãnh đạo và một triệu chiến binh ngoài tiền tuyến, lại có cả triệu người công chức, cán bộ nơi hậu phương. Từ thành thị tới thôn làng, họ cứ âm thầm để làm việc trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Họ cứ xây dựng trên đổ nát, cứ phát triển giữa hoang tàn.
.
Tổng kết về con người ông Nguyễn Văn Thiệu, phần cuối cùng đưa độc giả về hiện tại, về những gì đang xảy ra tại Iraq và Afghanistan, rồi rút ra những bài học cho một tiểu quốc.
***
.
Trong phần Phụ Lục, chúng tôi in lại 150 trang sử liệu quý giá bằng Anh ngữ để quí vị cho con cháu đọc, giúp các thế hệ con em hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của Miền Nam trước 1975, cũng là hoàn cảnh của ông bà, cha mẹ trong giai đoạn lịch sử này, nó đã khó khăn như thế nào để các cháu mới có được những may mắn như ngày hôm nay. Bởi vậy con cháu phải cố gắng hơn nữa để trong một tương lai thế nào cũng tới, sẽ trở thành những người lãnh đạo của Hoa kỳ với tinh thần công bình và nhân ái.
.
Cuối sách là một tấm hình lịch sử có một không hai (khổ lớn 4 x 17): hình chụp toàn bộ lãnh đạo tối cao gồm cả ba ngành: Hành Pháp, Lập Pháp, và Tư Pháp, cùng với đông đủ Ngoại Giao Đoàn và các Cơ quan Thiện Nguyện Quốc tế tại Phòng Khách Tiết trang trọng trong Dinh Độc Lập. Đứng giữa là tác giả đang đọc diễn văn trình bày tiềm năng phong phú, tác động cộng đồng quốc tế yểm trợ nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân Miền Nam tiến tới tự túc tự cường, sớm ra khỏi cảnh lệ thuộc vật chất vào đồng minh.
.
.
Tin liên quan :
Tâm tư Tổng Thống Thiệu (BBC)
.
Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Người Việt)
.
Với Mỹ, cần hiểu “không có bạn trường cửu (Người Việt)
.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chuyện trò với độc giả NVO (Người Việt)
.
.
.
No comments:
Post a Comment