Wednesday, May 19, 2010

FREEDOM HOUSE: PHÚC TRÌNH về TỰ DO DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM NĂM 2009

Freedom House - Báo cáo về t do dân ch Vit Nam năm 2009

Nguồn: http://www.freedomhouse.org/template.cfm?page=22&country=7949&year=2010

Rsaigon, X-Cafe lược dịch

http://www.x-cafevn.org/node/346

Điểm về tự do chính trị: 7
Điểm về tự do cá nhân/nhân quyền: 5
Tình trạng: Không có dân chủ

Đồ thị "dân chủ" của Việt Nam có chiều hướng đi xuống vì các chỉ trích xã hội, bao gồm các vụ bắt giữ người.

Nhà nước tiếp tục thu giữ đất đai cho mục đích kinh tế mặc dù kinh tế thế giới đi xuống, và những người chống đối bị trừng phạt một cách khắc nghiệt. Nhà cầm quyền đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ và bloggers. Trong tháng 9, chính quyến cấm các chỉ trích nhắm vào đảng cộng sản, đưa tới việc giải tán của nhóm cố vấn độc lập cho chính phủ.

Việt Nam giành độc lập hoàn toàn từ Pháp năm 1954 nhưng bị chia cắt thành 2 nước, phía Nam theo phương Tây và phía Bắc theo cộng sản. Chiến tranh tiếp tục giữa 2 miền cho tới 1975, và chính thức thống nhất 1976.

Chiến tranh và tối sách kinh tế đã làm cho Việt Nam chìm trong nghèo nàn, nhưng cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1986 đã thay đổi Việt Nam. Tuy nhiên, cải cách chính trị và xóa bỏ độc đảng vẫn bị chính quyền cộng sản khước từ. Để bảo vệ cho chế độ, nhà cầm quyền cho phép một số cải cách, trong đó cố gắng xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

Tại Đại hội đảng cộng sản lần 10, tháng Tư năm 2006, ông Nông Đức Mạnh cho phép đảng viên tham gia kinh doanh, một phần để kết dính các doanh nghiệp trẻ vào đảng cộng sản. Nguyễn Minh Triết được chọn làm chủ tịch, và Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng.

Kể từ khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã nhiều lần vi phạm cam kết qua việc bắt giữ gần 40 người chống đối, hơn 20 người bị kết án tù lâu năm. Quốc hội chỉ có 50 thành viên (trong tổng số 500 thành viên) được chọn là những người ngoài đảng cộng sản.

Nhà cầm quyền vẫn không khoan nhượng cho các chỉ trích công khai và đấu tanh dân chủ trong 2008-2009. Trong số những người bị bắt có luật sư Lê Công Định. Trong tháng Mười, 9 nhà đấu tranh dân chủ đã bị bỏ tù lên đến 6 năm về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Trong các động thái khác, nhà cầm quyến đã buộc nhóm cố vấn chính phủ phải giải tán. Hệ thống công an và tòa án tiếp tục trừng phạt các công dân phản đối về thu hồi đất đai.

.

Quyền tự do chính trị và cá nhân:

Việt Nam không phải là một nước được bầu cử dân chủ. Đảng cộng sản Việt Nam là đảng hợp pháp duy nhất, nắm giữ chính phủ, quốc hội. Chủ tịch nước được lựa chọn bởi quốc hội, thủ tướng được chỉ định cứ mỗi 5 năm.

Tham nhũng và lạm dụng chức vụ là một vấn đề rất nghiêm trọng. Mặc dù các yếu viên chính trị biết sự bất mãn trong dân chúng gia tăng vì tham nhũng và lạm quyền, họ vẫn chỉ trừng phạt một số cá nhân cho có lệ hơn là cải tổ toàn diện. Trong năm 2009, Việt Nam đứng thứ 120 trên tổng số 180 quốc gia trong bản điều tra về chỉ số tham nhũng.

Chính quyền điều khiển truyền thông. Năm 1999, một đạo luật ban hành các nhà báo phải bồi thường tổn thất cho các tổ chức hay cá nhân bị ảnh hưởng bởi các bài viết, cho dù các bài viết đó là chính xác. Trong năm 2006, một sắc lệnh áp đặt các nhà báo không được viết về "phủ nhận thành quả của cách mạng", "thông tin nhạy cảm", và "tư tưởng phản động". Các nhà báo quốc tế không thể ra khỏi Hà Nội nếu không được sự cho phép.

Nhà cầm quyền cũng khống chế truyền thanh và truyền hình. Mặc dù truyền hình vệ tinh chỉ giới hạn cho các quan chức, khách sạn quốc tế, và các cơ quan nước ngoài, nhiều gia đình và cơ sơ kinh doanh cũng có truyền hình vệ tinh.

Các báo in đều thuộc sở hữu hay điều khiển bởi đảng cộng sản, cơ quan nhà nước, hay quân đội. Trong 2009, nhiều biên tập và ký giả bị giáng chức/đuổi việc do đăng bài về tham nhũng và lạm quyền. Trong tháng Tư năm 2009, báo Du Lịch bị tạm thời đình bản do đăng bài về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vào dịp 30 năm cuộc chiến Việt-Trung.

Chính quyền giới hạn về việc sử dụng internet qua luật lệ và kỹ thuật. Một luật năm 2003 ngăn cấm nhận thư hay truy cập vào các trang web "phản động", chống chính quyền. Các cơ sở internet phải nộp nội dung truy cập internet, thông tin cá nhân của khách hàng cho chính quyền. Nhiều bloggers đã bị bắt, trong đó có blogger Mẹ Nấm, đã được phóng thích sau 12 ngày giam giữ. Một trường hợp khác là một cựu nhân viên quân đội, đồng thời là người tranh đấu cho dân chủ đã bị bỏ tù 5 năm về bài viết của ông trên internet. Có thêm 3 người khác bị bắt trong tháng Mười Hai, và sẽ bị xử vào tháng Giêng năm 2010, trong đó 2 người bị cáo buộc lật đổ chính quyền, có thể bị chung thân hay tử hình.

Tự do tôn giáo cũng bị giới hạn và chịu sự điều khiển bởi chính quyền. Nhiều người chống đối bị bỏ tù.

Tự do trong giáo dục cũng bị giới hạn. Giáo viên không được giảng bài chỉ trích chính quyền và phải theo quan điểm chính trị của đảng cộng sản.

Quyền tự do lập hội cũng bị giới hạn và phải được sự cho phép của chính quyền.

Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan thẩm quyền cao nhất đại diện cho quyền của người lao động. Các nhà phê bình chỉ trích chính quyền đã cố tình duy trì lương lao động thấp để thu hút đầu tư nước ngoài.

Tòa án Việt Nam cũng bị phụ thuộc đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều luật sư không thoải mái khi nhận các vụ kiện có liên quan tới chính quyền. Công an có thể "tạm giữ" "nghi can" lên tới 2 năm nếu đe dọa đến an ninh quốc gia. Điều kiện nhà tù Việt Nam rất tồi tệ. Linh mục Nguyễn Văn Lý, bị phạt 8 năm tù và tình trạng sức khỏe rất suy yếu.

Các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo thiểu số bị phân biệt.

Tranh chấp đất đai thường xuyên hơn khi mà chính quyền lấy đất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuê, việc đó ảnh hưởng tới đời sống của nông dân và các cư dân.

Mặc dù cơ hội làm kinh tế cho phụ nữ khá hơn nhưng họ vẫn chịu sự phân biệt về tiền lương và thăng tiến. Nhiều người là nạn nhân của bạo hành gia đình. Hàng nghìn phụ nữ đã bị mua bán mỗi năm cho mục đích mãi dâm.

Nhiều gian lận trong việc cho nhận con nuôi bị phát hiện (trong tháng Chín năm 2009, 16 người bị kết án, bao gồm bác sỹ, y tá và công chức).

.

.

.

No comments: