35 năm sau ngày 30-4-1975 : Vài khẳng định cần thiết
Nguyễn Gia Kiểng
Đăng ngày 09/05/2010 lúc 02:39:56 EDT
http://thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4804
Những gì đã xảy ra đều có nguyên do, nhưng vấn đề là lý do nào, lý do vững chắc và chính đáng hay chỉ là hậu quả của sự mù quáng vụng dại. Trong cách suy tư đó, nhân dịp kỷ niệm 35 năm biến cố 30-4-1975, ta có thể đặt câu hỏi: tại sao đã có cuộc chiến 1945 – 1975 và tại sao nó đã kết thúc như thế?
Ngày nay, ngoài một số người nguỵ biện hoặc có vấn đề tâm thần, còn ai nghĩ rằng cuộc chiến 30 năm 1945 – 1975 là cần thiết và có lợi cho Việt Nam? Nó đã tàn phá đất nước, làm chết năm triệu người, gây một số thương tật lớn hơn nhiều, để lại những đổ vỡ tình cảm giữa người Việt không thể hàn gắn trong một hai thế hệ và áp đặt một trong những chế độ độc tài bạo ngược và tham nhũng nhất thế giới, với hậu quả là từ một trong những nước nhiều triển vọng vươn lên nhất, Việt Nam trở thành một trong những nước tụt hậu nhất vùng Đông Nam Á. Và người Việt Nam vẫn chưa được sống như những con người tự do.
Lý do được đảng cộng sản đưa ra để biện minh cho cuộc chiến này là để có độc lập và thống nhất. Nhưng tại sao các nước khác không cần có chiến tranh mà đã được độc lập và thống nhất sớm hơn chúng ta trong những điều kiện thuận lợi hơn hẳn? Chúng ta đã trả giá rất đắt để có được một số phận bi đát. Dứt khoát là đã có một cái gì đó rất không bình thường.
Lấy quan điểm dân tộc mà nhìn lại thì cuộc chiến 1945 – 1954, mà đảng cộng sản gọi là cuộc chiến tranh chống Pháp, đã là một sai lầm. Chế độ thuộc địa phải cáo chung như là một hậu quả của bối cảnh thế giới sau Thế Chiến II. Dĩ nhiên là người Pháp không ân cần trao trả lại độc lập. Họ tham lam và ngoan cố. Nhưng họ cũng không thể cưỡng lại được cả một trào lưu đã chín muồi ngay cả tại chính nước Pháp. Vả lại chính họ cũng đã nhanh chóng nhìn nhận trên nguyên tắc chủ quyền của một nước Việt Nam độc lập, qua hiệp uớc sơ bộ với Hồ Chí Minh ngày 6-3-1946 rồi thỏa uớc Hạ Long với Bảo Đại ngày 5-6-1948. Họ chỉ có thể dùng dằng để bảo vệ tối đa quyền lợi và ảnh hưởng. Chúng ta vẫn phải tranh đấu để có độc lập trong thời gian ngắn nhất và trong những điểu kiện thuận lợi nhất, nhưng đằng nào thì kết thúc của cuộc đấu tranh đã biết trước và chiến tranh giải phóng là điều không cần thiết, như các nước cùng hoàn cảnh với chúng ta đã chứng tỏ.
Cuộc tranh luận xem cuộc chiến này có cần thiết hay không thực ra là một cuộc tranh luận vô duyên, lạc đề, và hơn thế nữa bất lương, bởi vì cuộc chiến này không hề là một nhận định sai lầm về quyền lợi quốc gia trong bối cảnh quốc tế lúc đó. Mọi người đều biết nó không cần thiết và hơn nữa còn là một thảm kịch cho đất nước nhưng nó đã diễn ra vì độc lập không phải là mục tiêu của đảng cộng sản, lực lượng áp đảo lúc đó. Độc lập chỉ là một biện minh, mục tiêu thực sự của đảng cộng sản là áp đặt chế độ cộng sản. Mục tiêu này không chấp nhận được cho nhiều người Việt Nam và cũng là một thách thức đối với khối dân chủ tư bản, do đó chiến tranh là điều không tránh khỏi. Ngày nay, khi chủ nghĩa cộng sản đã hiện nguyên hình như một sai lầm đẫm máu và hơn thế nữa một chủ nghĩa tội ác về bản chất, cuộc chiến này phải bị lên án, ít nhất như một sự cuồng dại. Phải nói thật rõ: đại bộ phận những người đã chiến đấu dưới lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc chiến này đã chiến đấu vì lòng yêu nước, họ phải được tôn vinh; những người phải bị lên án là những người đã quyết định cuộc chiến này. Họ đã hành động vì chủ nghĩa cộng sản, độc lập dân tộc và quyền lợi đất nước không phải là động cơ của họ. Đó đã là lý do khiến họ tàn sát thẳng tay các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng mà họ thừa biết là rất yêu nước.
Cuộc chiến 1954 – 1975, mà đảng cộng sản gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ lại càng vô lý hơn. Đứng trên quan điểm dân tộc, nó là một sự ngu xuẩn tuyệt đối. Mỹ hoàn toàn không phải là một đế quốc thực dân, trái lại còn là một cường quốc chống chủ nghĩa thực dân. Từ ngày lập quốc họ chưa hề đánh chiếm để sáp nhập hay thống trị một nước nào. Mỹ là một cường quốc không gian, hàng hải và thương mại cần thị trường chứ không cần thuộc địa. Cho tới nay họ vẫn từ chối sáp nhập Porto Rico dù không ai, kể cả người Porto Rico, chống lại; họ trả độc lập cho Philippines sau khi mua lại quần đảo này từ Espana. Sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam đáng lẽ đã phải được coi là một may mắn lớn, nó đem lại cho chúng ta sự hợp tác tận tình của cường quốc mạnh nhất, giầu nhất, tân tiến nhất và sáng tạo nhất thế giới mà không hề có nguy cơ mất nước. Cuộc chiến này đã chỉ xảy ra vì quyền lợi dân tộc không phải là ưu tư của đảng cộng sản. Ưu tư của họ là áp đặt chế độ cộng sản trên cả nước. Thống nhất đất nước chỉ là một lý cớ và một chiêu bài, như độc lập dân tộc đã chỉ là một lý cớ và một chiêu bài cho giai đoạn chiến tranh 1945 – 1954. Cái trở thành của đất nước hầu như không có một tầm quan trọng nào so với mục tiêu cộng sản hoá miền Nam. Ông Hồ Chí Minh từng nói sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhiều thành phố có thể bị tiêu huỷ nhưng quyết tâm thống nhất dưới chế độ cộng sản không thể lay chuyển. Nhiều cấp lãnh đạo cộng sản khác còn sẵn sàng chấp nhận đốt sạch dãy Trường Sơn. Nếu quyền lợi dân tộc còn có một tầm quan trọng nào đó thì người ta không thể lý luận như thế. Đất nước phải về tay chúng tôi hoặc sẽ tan tành không bao giờ là một lập trường yêu nước. Vả lại mục tiêu cộng sản hoá đã được chứng tỏ một cách rất thẳng thừng ngay sau chiến thắng: Đảng Lao Động được đổi tên thành Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được đổi tên thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, miền Nam bị đối xử như một vùng đất chiếm đóng.
Một điểm rất quan trọng cần được nhấn mạnh để đánh tan một lần cho tất cả mọi ngộ nhận. Sau ngày 30-4-1975 không ai, dù đã có chọn lựa nào trong cuộc chiến, còn phủ nhận sự vinh quang và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản; mọi người miền Nam đều cùng một ý nghĩ là cho dù cuộc chiến này có vô lý đến đâu đi nữa nó cũng đã kết thúc, nó đã kéo dài quá lâu, đã tàn phá quá nhiều và đã đến lúc phải bắt tay nhau xây dựng lại đất nước. Đó là thời điểm lý tưởng để thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Đó cũng là tình trạng lý tưởng cho đảng cộng sản. Họ tuyệt đối không có đối thủ. Chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã hoàn toàn sụp đổ và không để lại một chính đảng nào. Ngay cả nếu có tự do chính trị thì cũng phải ít nhất vài thập niên mới có thể hình thành nổi một chính đảng đủ tầm vóc để cạnh tranh với đảng cộng sản. Đảng cộng sản có thừa thời giờ để sửa chữa những vấp váp không tránh khỏi lúc ban đầu và lãnh đạo đất nước trong một thời gian rất lâu với tất cả sự chính đáng. Nhưng chính quyền cộng sản đã "tập trung cải tạo" toàn bộ các sĩ quan và viên chức có một vai trò điều khiển nào đó của của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, kể cả các sĩ quan biệt phái, nghĩa là những người đã học hết trung học và đã từng bị động viên nhưng đã rời quân ngũ. Tư cách "sĩ quan biệt phái" chỉ có mục đích duy trì một khả năng lý thuyết là chính quyền có thể gọi họ trở lại quân đội khi cần, một khả năng mà chính quyền Sài Gòn đã không dùng tới ngay cả lúc bị tấn công dữ dội và sắp sụp đổ. Hầu như tất cả những người miền Nam đã học hết trung học và có sức khỏe bình thường nếu không là sĩ quan thì cũng là sĩ quan biệt phái. Nhiều người giải thích một cách hời hợt rằng đảng cộng sản không hiểu tình trạng miền Nam. Nhưng làm sao họ có thể không hiểu? Họ đã gài được hàng trăm, hằng ngàn người vào guồng máy hành chính và quân đội VNCH, có người làm phụ tá tổng thống, có người lên đến cấp tướng, cán bộ nằm vùng thuộc diện sĩ quan biệt phái nhan nhản. Họ biết hết. Vấn đề là họ muốn tiêu diệt sinh lực của miền Nam để có thể áp đặt chế độ cộng sản mà không bị chống đối. Họ đã đạt mục tiêu. Những năm dài tù tội nghiệt ngã không biết ngày nào ra cùng với sự sỉ nhục hằng ngày và sự xót thương cho vợ con đang đói khổ trong một xã hội suy sụp đã bẻ gãy hầu hết các nạn nhân. Ngay cả những người sau này ra được nước ngoài cũng không thể trở lại bình thường. Cả một thế hệ ưu tú của miền Nam -cũng là thành phần có kiến thức nhất của cả nước vì cho tới 1975 cố gắng của miền Bắc chỉ tập trung vào chiến tranh- bị hy sinh trên bàn thờ chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là một chính sách diệt chủng kiểu mới, không tiêu diệt thân xác nhưng huỷ hoại đầu óc và ý chí.
Ngày nay, 35 năm sau cuộc chiến, nếu có một điều phải khẳng định dứt khoát thì đó là cuộc chiến 1945 – 1975, đặc biệt là giai đoạn 1954 – 1975 đã là một cuộc nội chiến, một cuộc nội chiến khốc liệt với những tàn hại kinh khủng và lâu dài cho đất nước. Nó phải bị lên án như một tội ác hay ít nhất như một sự điên dại. Cần nhấn mạnh là ngay trong nền tảng triết lý của nó, chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ coi nội chiến là một điều nên tránh và cũng không bao giờ do dự khi có thể sử dụng bạo lực. Cả Marx lẫn Lenin, đặc biệt là Lenin, đều coi nội chiến như là một bắt buộc. Những ai chưa tin điều này chỉ cần đọc lại Lenin, ông ta đã nhắc lại rất nhiều lần rằng "nội chiến là sự tiếp nối, phát triển và tăng cường độ tự nhiên của đấu tranh giai cấp". Cũng không thể dựa vào sự can thiệp của Mỹ để biện luận rằng đó là một cuộc chiến chống xâm lăng. Quyết định chiến tranh của đảng cộng sản đã có rất lâu trước khi Mỹ can thiệp và cũng không phải chỉ có miền
Nói như thế không có nghĩa là chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã có chính nghĩa. Chính quyền Quốc Gia Việt Nam, sau này trở thành VNCH, đã được thành lập như là sự tiếp nối của chế độ Pháp thuộc trên một chiến hạm Pháp ở ngoài khơi vịnh Hạ Long, do một sự dàn xếp giữa người Pháp và một số cộng sự viên của Pháp đứng đầu là Bảo Đại, vị vua trác táng và bất xứng nhất của triều Nguyễn đã thoái vị và trao quyền cho đảng cộng sản. Trong suốt thời gian tồn tại của các chính quyền quốc gia yêu nước, quan tâm chính trị và tinh thần dân tộc không bao giờ được coi là những yếu tố tuyển chọn và thăng tiến, trái lại còn có thể là lý do để bị ngờ vực và trù dập. Trừ một vài ngoại lệ không đáng kể, quyền hành luôn luôn ở trong tay những người đã từng cộng tác với Pháp để chống lại cuộc đấu tranh giành độc lập hoặc con cháu họ và một số ít ỏi đã hội nhập và chấp nhận luật chơi của những người này. Những người này là một lớp người riêng, rất cách biệt với quần chúng Việt
Hồi cuối của của VNCH là một chế độ quân phiệt. Clémenceau, vị thủ tướng lỗi lạc của Pháp và người hùng của Thế Chiến I có một câu nói để đời: "Chiến tranh là một điều quá nghiêm trọng để có thể giao phó cho các tướng lãnh". Nhưng Clémenceau cũng chỉ nói tới những tướng lãnh tài ba chứ không phải các tướng lãnh như chế độ VNCH đã có, những tướng lãnh mà ông Ngô Đình Nhu gọi là "những trung sĩ đeo lon tướng". Đằng này các tướng lĩnh bất xứng này nắm tất cả, không những quân đội mà cả chính quyền, ở cả trung ương lẫn các địa phương. Sự thất bại của miền
Vẫn còn một số người cho rằng chế độ VNCH đã sụp đổ vì bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sự bỏ cuộc của người Mỹ không thể là một bất ngờ. Mỹ không kiên nhẫn và cuộc chiến Việt Nam đã là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vả lại quan tâm chiến lược của Mỹ cũng đã thay đổi nhiều sau khi quân đội Nam Dương tiêu diệt đảng cộng sản và Hoa Kỳ đã bắt tay với Trung Quốc. Một điều cần được lưu ý là dù số phận tùy thuộc vào Mỹ chính quyền VNCH chưa bao giờ có một cơ quan nghiên cứu và theo dõi chính trường Mỹ.
Bằng chứng rằng chế độ VNCH không có thực chất đã được phơi bày rõ rệt sau 1975. Các bộ trưởng và tướng lãnh VNCH chạy ra nước ngoài ở lứa tuổi đầy sinh lực 35-45 nhưng họ đã không làm được gì, trong tuyệt đại đa số họ đã không hề thử làm một cái gì.
Chế độ VNCH đã rất xứng đáng với số phận của nó, nhưng sự sụp đổ nhục nhã cũa nó cũng đã là một thảm kịch và một bất công với rất nhiều người. Không thiếu những người yêu nước có trí tuệ và dũng cảm đã nhìn thấy sự độc hại của chủ nghĩa cộng sản và đã chấp nhận tranh đấu trong hàng ngũ VNCH dù biết nó là một chế độ bạc nhược và thối nát để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, với ước vọng xây dựng sau đó một đất nước Việt Nam dân chủ và lành mạnh. Nhưng họ đã không giành được thế chủ động; quyền lãnh đạo vẫn ở trong tay khối bùng nhùng của những người thiếu cả khả năng lẫn ý chí. Họ đã chỉ mới đạt tới được những vai trò trung cấp hoặc khá cao cấp khi chính quyền VNCH bị bỏ rơi và sụp đổ. Có thể tiếc rằng họ đã không đủ thời giờ, nhưng từ 1948 đến 1975 cũng đã là 27 năm; nếu trong suốt thời gian đó mà chế độ VNCH không thăng tiến nổi một nhân sự lãnh đạo đúng nghĩa thì nó phải được nhìn như một thử nghiệm vô vọng và không có lý do gì để thương tiếc nữa.
Tại sao cuộc chiến này đã xảy ra và đã kết thúc như thế? Cụ thể hơn, tại sao một đảng chỉ coi đất nước là thứ yếu bên cạnh một chủ nghĩa không những sai mà còn là một chủ nghĩa tội ác lại có thể động viên được sự hy sinh của rất nhiều người để toàn thắng dù trước mặt họ là một chính quyền với những phương tiện hơn hẳn, được cả sự yểm trợ tận tình của cường quốc hùng mạnh nhất thế giới? Câu hỏi này sẽ còn day dứt nhiều nhà nghiên cứu chính trị trong nhiều thế hệ. Ta chỉ có thể trả lời nếu lý luận từng bước.
Trước hết là họ đã không có đối thủ. Việt Nam Quốc Dân Đảng đã tan rã từ sau 1930 và không có một đội ngũ nòng cốt để phục hồi dù vốn cảm tình rất lớn. Các đảng Đại Việt ra đời trong và sau Thế Chiến II, không những chưa đủ thời giờ để phát triển mà còn thiếu hẳn một tư tưởng chính trị; đó là những kết hợp lỏng lẻo giữa những người nói chung là tốt nhưng đã chấp nhận luật chơi của lớp cựu cộng sự viên của chính quyền thuộc địa trở thành tầng lớp lãnh đạo phe quốc gia. Sau cùng các đảng Đại Việt bị biến chất và chỉ còn là những liên kết giúp nhau thăng tiến trong khuôn khổ một chế độ tồi dở. Các đảng Đại Việt không phải là những chính đảng đúng nghĩa dù quy tụ khá nhiều người tốt. Phe quốc gia, rồi VNCH, không thể đương đầu với phe cộng sản vì nó không hình thành nổi một chính đảng đúng nghĩa, điều kiện không có không được trong đấu tranh chính trị. Cuộc chiến vừa qua là một cuộc đấu tranh chính trị trước khi là một chiến tranh quân sự. Thiếu điều kiện này thì dù guồng máy hành chính và quân đội có đồ sô đến đâu, các phương tiện có dồi dào đến đâu cũng thất bại. Điều này hình như đến bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu. Những người may mắn nắm được chính quyền một cách tương đối ổn vững, Ngô Đình Nhu và Nguyễn Văn Thiệu, phần nào đã ý thức được điều này do phải trực diện với vấn đề sống còn của chế độ. Ông Nhu lập đảng Cần Lao, ông Thiệu lập đảng Dân Chủ, nhưng cả hai đều thất bại và bỏ cuộc. Không có gì đáng ngạc nhiên, một chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể hình thành trong đấu tranh gian khổ, không ai thành lập được một chính đảng một khi đã cầm quyền.
Bước kế tiếp là câu hỏi tại sao trong suốt 27 năm trong phe quốc gia đã không xuất hiện được một chính đảng đúng nghĩa? Đó là vì một chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể hình thành được nếu được quan niệm như là phương tiện để thể hiện một tư tưởng chính trị và thực hiện một dự án chính trị (và dù vậy cũng chỉ có thể là thành quả của những cố gắng thông minh và bền bỉ trong hàng chục năm). Nhưng phe quốc gia không có tư tưởng chính trị mặc dù khối lượng bằng cấp khổng lồ và vì thế không thể xây dựng được những chính đảng có tầm vóc. (Đảng cộng sản ít ra đã mượn được một tư tưởng chính trị, tư tưởng Mác – Lênin và có một dự án chính trị, dự án thiết lập một chế độ cộng sản). Đó là hậu quả của một di sản lịch sử. Trong suốt dòng lịch sử mà chúng ta tự hào là "bốn nghìn năm văn hiến" chúng ta chưa có được một nhà tư tưởng, chưa nói tới tư tưởng chính trị. Khi tiếp xúc với phương Tây thành phần ưu đãi cũng đã chỉ học một cách thực dụng để lấy bằng cấp và đi làm quan chứ không đầu tư vào tư tưởng chính trị. Phan Châu Trinh đã là một bước đầu không được tiếp nối. Ngôn ngữ Việt
Cuộc chiến vô lý và oan nghiệt này để lại một di sản cũng vô lý và oan nghiệt không kém: chế độ cộng sản. Nhân danh chiến thắng trong cuộc chiến điên rồ và tai hại này, đảng cộng sản bắt dân tộc Việt
Tại sao? Đó là vì trong thế giới toàn cầu hoá hiện nay khái niệm bị chất vấn gay gắt nhất chính là khái niệm quốc gia. Khái niệm tổ quốc thiêng liêng đã lỗi thời, một quốc gia muốn tồn tại phải có lý do tồn tại chính đáng, nghĩa là phải đem lại phúc lợi và niềm tự hào cho người dân. Sẽ chỉ còn lại những quốc gia được quan niệm như là một tình cảm và một không gian liên đới của những con người tự do tự nguyên xây dựng và chia sẻ với nhau một tương lai chung. Các quốc gia khác sẽ tan rã, sẽ giải thể trong lòng người trước khi giải thể thực sự, bắt đầu bằng những quốc gia được quan niệm một cách bệnh hoạn như là những xiềng xích trói buộc, những vùng lộng hành tự do của những tập đoàn cầm quyền bạo ngược, như Việt Nam trong lúc này.
Người Việt
Nguyễn Gia Kiểng
.
1.Trong bài "Nguồn viện trợ to lớn của Liên Xô, TQ và các nuớc XHCN", Nguyệt San Sự kiện và nhân chứng, Hà Nội, số 136 - 04/2005 tr. 80, đại Tá Trần Tiến Hoạt đã đưa ra một thống kê chi tiết về viện trợ của khối cộng sản cho Bắc Việt. Riêng về súng cá nhân đước chuyển vào miền
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment