Thách đố sống còn của Đảng CSVN
Nguyễn Văn Lục
21-01-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7099
Tính chính thống chính trị: Một thách đố đối với sự sống còn của chính quyền CSVN hiện tại
Đã đến lúc cần nói thẳng với nhà cầm quyền cộng sản là họ đã mất tư cách là những người lãnh đạo Việt Nam. Và nói theo lý thuyết sách vở thì họ đã đánh mất tính chính thống chính trị của một nhà cầm quyền.
Còn đối với người dân trong nước qua vụ án chính trị “âm mưu lật đổ chính quyền” thì đã gián tiếp thừa nhận đã đến lúc phải lựa chọn một chính quyền mới không phải là cộng sản nữa.
Đi tù vì bất đồng chính kiến với Đảng CSVN: LC Định (5 năm); LT Long (5 năm); NT Trung (7 năm); THD Thức (16 năm) . Nguồn: DCVOnline tổng hợp
http://www.dcvonline.net/php/images/012010/dinhlongtrungthuc.jpg
Tòa án vừa kết thúc trong một ngày xử luật sư Lê Công Định bị 5 năm tù, các ông Nguyễn Tiến Trung, bị án 7 năm tù, Lê Thăng Long, 3 năm tù và và cả ba sẽ bị thêm 3 năm quản chế, và Trần Huỳnh Duy Thức nặng nhất bị 16 năm tù và 5 năm quản chế. Đó là bản án tiêu biểu của một chế độ dành cho những người bất đồng chính kiến.
Bản án đó cũng cho thấy con đường tranh đấu cho dân chủ còn phải được tiếp nối và còn dài.
Mọi người đều thừa hiểu rằng sự chọn lựa tranh đấu của các thanh niên trí thức trẻ nêu trên có cái giá phải trả. Nghĩa là còn phải tranh đấu, còn phải can đảm lên tiếng, còn phải hy sinh ngay cả bị tù tội để đạt mục đích. Tranh đấu dân chủ không phải là một món quà tặng không. Vì thế, không dễ dầu gì có thể đạt được kết quả mong đợi như Edouart Herriot đã viết, “La démocratie est une bonne fille, mais pour qu’elle soit fidèle, il faut faire l’amour avec elle tous les jours.” Dân chủ là một cô gái tốt, nhưng muốn cô trung thành thì hằng ngày phải ân ái với cô ấy.
Câu nói phải ân ái với cô ấy chỉ là một cách nói ẩn dụ có nghĩa là phải tranh đấu từng ngày, từng giờ không mệt mỏi.
Thật vậy, mỗi ngày mở mắt ra lên mạng là thấy ngổn ngang những vấn đề ở Việt Nam. Nào là kinh tế, xã hội, chính tri, đời sống giáo dục. Mà tuyền là những vấn đề sai trái, tiêu cực, dối trá, thủ đoạn gian manh, pháp luật tùy tiện.
Mở mắt ra là thấy chính quyền cộng sản hiện ra như một ác mộng.
Không có một vấn đề gì, dù nhỏ nhặt ở Việt Nam mà không trở thành vấn đề và hầu như vô phương giải quyết.
Chính quyền hiện nay càng bám vào đảng, càng củng cố đảng càng xa dân tộc, càng tách rời quần chúng.
Đó là một chính quyền mạo xưng chính quyền của Nhân Dân mà không có Nhân Dân.
Vì thế, đảng cộng sản phải chuyển hóa hay là chết.
Theo giáo sư Carlyle A. Thayer, có ba thách thức lớn đặt vấn đề tính chính đáng chính trị của chính quyền cộng sản hiện nay mà người viết xin được triển khai một cách cụ thể sau đây.
Thứ nhất là vụ Beauxite
Quặng Beauxite của Việt Nam trữ lượng đứng thứ ba trên thế giới với ước luợng 8 tỉ tấn quặng. Đó là một tiềm năng kinh tế chiến lược được quyết định trong nội bộ đảng từ năm 2006. Chính quyền mới đầu chỉ nhận được những ý kiến “những bày tỏ”, “những nguyện vọng” của giới trí thức và chuyên viên đặt ra cho chính quyền trong việc khai thác quặng Beauxite này. Họ đưa ra các vấn đề như khả năng nắm vấn đề của chính phủ khi có quyết định cho phép khai thác Beauxite. Tiếp đến, người ta nghì ngờ tính khả thi khai thác, sau đó họ lo ngại các vấn đề môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân chúng. Hình ảnh ghê rợn về những “bụi đỏ” và “bãi bùn đỏ” được tung lên mạng.
Dân chúng bắt đầu hoảng sợ. Ở đây mới cho thấy rõ được sức mạnh truyền thông như thế nào trong khi chính quyền thì cố bưng bít.
Cuối cùng các chuyên viên kinh tế còn đặt thẳng cả vấn đề lợi nhuận về lâu về dài trong các dự án khai thác Beauxite này.
Trước những thông tin khách quan như thế và được sự đồng tình của đa số dân chúng, xem ra chính quyền cộng sản đuối lý, mất tính chính đáng chính trị.
Nhà nước thay vì chiều theo dư luận của dân chúng đã “ngoan cố” bằng cách “cứ làm”, bất chấp dư luận, dùng quyền lực cứng như áp đảo, ngăn chặn thông tin, kiểm duyệt báo chí thay vì quyền lực mềm để thương thảo, nhân nhượng.
Đối với chính quyền, đây là vấn đề quốc gia đại sự, một kế hoạch phát triển kinh tế đã được quyết định và không thể có vấn đề quyết định lại chính sách, đường lối sau đại hội 10, tháng tư 2006.
Từ chối ngồi xuống thảo luận, bất chấp sự lên tiếng phản đối của giới chuyên viên, coi thường dư luận đã dần dần biến những “đề nghị” trở thành một “áp lực chính trị” với sự vào cuộc của báo chí và nhiều khuôn mặt chính trị. Đặc biệt là sự chống đối của đại tướng (về hưu - DCVOnline) Võ Nguyên Giáp vào tháng giêng, 2009 với ba lá thư gửi lên chính quyền.
Rồi nhân dịp kỷ niệm 55 năm Điện Biên Phủ, một lần nữa, ông đã cảnh cáo chính phủ là kế hoạch khai thác Beauxite tại cao nguyên là một địa điểm chiến lược liên quan đến an ninh và quốc phòng của VN nên không thể để người ngoài đặt chân vào.
Vấn đề Beauxite mới đầu là vấn đề môi trường nay mang một chiều kích lớn đến sự an nguy của đất nước.
TT Thích Quảng Độ cũng vào cuộc tuyên bố, “Dự án Beauxite chỉ cho thấy sự lệ thuộc của nhà cầm quyền vào Trung Cộng.” (AFP, 2009).
Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng lên tiếng tiếp theo phản đối dự án làm nguy hại đến môi sinh, môi trường và kêu gọi giáo dân tẩy chay dự án này.
Nhà nước trả đũa bằng cách ngăn chặn tất cả báo chí không được đả động đến Beauxite, điển hình là tờ Vietnam net.
Vấn đề khai thác Beauxite trở nên mghiêm trọng hơn đặt thành vấn đề chủ quyền đất nước khi mà người dân biết rằng công ty CHALCO của Trung Quốc đã hợp tác với công ty VINACOMIN của VN để khai thác quặng Beauxite. Nay có hàng ngàn nhân công Trung Quốc tràn sang Việt Nam với số tiền đầu tư lên tới 1 tỉ 600 ngàn đô la với hai kế hoạch, một tại Nhân Cơ, Dak Nong và một tại Tân Rai, Lâm Đồng .
Và để cụ thể hóa việc chống lại những quyết định của nhà nước, một nhóm trí thức đã cho ra đời mạng Beauxite vào tháng 5/2009 với sự tham gia của các chuyên viên về môi trường, các nhà khoa học, giới trí thức đủ thành phần, các cựu sĩ quan quân đội. Mạng lưới điện tử Beauxite mau chóng trở thành mạng lưới có đông đảo số người vào đọc nhất ở trong nước.
Nay thì nó trở thành một phong trào phản kháng có tầm mức quốc gia không phải chỉ là vấn đề môi sinh, môi trường nừa. Nó đặt vấn đề chủ quyền, vấn đề tính chính đáng chính trị về những quyết định của nhà cầm quyền cộng sản.
Phong trào phản kháng đã lan rộng chẳng những ở trong nước mà cả ở Hải ngoại mà đặc biệt là thành phần trí thức thường được gọi là thành phần thứ ba. Người viết nhận thấy rõ điều này là Kỳ Hội Nghị Việt Kiều cũng như Hội Nghị Quốc tê về văn học VN xuất khẩu vắng bóng các khuôn mặt trí thức thành phần thứ ba tham dự.
Mới đây nhất, trang mạng Beauxite bị phá phách và những người chủ trương như ông Nguyễn Huệ Chi bị hạch hỏi và bị khám xét nhà cửa.
Sự phản kháng này là chính đáng, có cơ sở khoa học, có pháp lý nên nhà nước cầm quyền không đủ lý do để bắt cầm tù những thành phần bất đồng chính kiến này. Hơn nữa họ vốn có vai vế chính trị, có uy tín cá nhân mà việc bắt giữ cầm tù không phải là dễ.
Vì thế báo chí, đài phát thanh, các cơ quan truyền thông chọn thái độ im lặng, tránh né nói đến Beauxite.
Vụ đòi đất của giới Thiên Chúa giáo
Vấn đề Beauxite và vấn đề đòi đất của giáo hội Thiên Chúa giáo giáo là những vấn đề riêng rẽ, không liên quan gì với nhau. Có thể nói vấn đề tài sản và đất đai của giáo hội Thiên Chúa giáo là vấn đề “muôn thuở” gây ra những mối căng thẳng không tháo gỡ đươc từ trước đến nay. Kể từ 1954 đến 2009, nhà nước cộng sản đã chiếm dụng 2250 tài sản đất đai của Giáo Hội Thiên Chúa giáo. Và nay khắp nơi xảy ra những tranh chấp, đối đầu đến đổ máu. Từ vụ đất tòa khâm sứ, đất Thái Hà, đất Tam Tòa, Đồng Hới gây ra những vụ biểu tình phản đối nhà nước khắp nơi lây lan đến các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Giáo dân biểu tình bất bạo động, thắp nến cầu nguyện, có nơi tập trung đến 200.000 ngàn giáo dân như như Ở Vinh, Nghệ An.
Tất cả sự phản đối của giáo dân diễn ra ở nhiều nơi, đồng loạt, cùng một phương thức hành động, có tổ chức, có kỷ luật, có lãnh đạo. Các cuộc biểu tình có tổ chức, có sắp xết từ nhiềy nơi kéo về tập trung tại một địa điểm có khi lên đến con số trăm ngàn người là điều chưa hề từng xảy ra trong suốt lịch sử giáo hội Thiên Chúa giáo cũng như đối với chính quyền cộng sản.
Việc đòi đất của giáo hội năm 2009 thách đố đến thẩm quyền chính trị của chính quyền cũng như tính chính đáng của chính quyền ấy.
Phần Nguyễn Tấn Dũng căn cứ vào các luật về đất đai chiếm hữu từ năm 2003 tuyên bố không xét bất cứ trường hợp đất đai nào đã bị chiếm dụng. Đúng như Cartyle A. Thayer nhận định, “And State has not concede any ground on the matter of legal ownership of land confiscated years ago.” (Trích Political Legitimacy of Viet Nam’s One party-State: Challenge and responses, Cartyle Ạ Thayer, Journal of Current Southeast Asian Affairs, xem bài viết trong Viet-studies, Tran Huu Dung.)
Vụ đòi đất khác hẳn vụ Beauxite về nhiều mặt, về mục đích cũng như về quyền lợi. Beauxite chỉ là những phản đối trên mạng do một nhóm trí thức lên tiếng nhân danh lợi ích của quốc gia, dân tộc. Việc đòi đất diễn ra trực diện đối đầu giữa đám đông dân chúng và lực lượng công an. Chỉ cần một hai trường hợp gây tử thương cho giáo dân thì người ta sẽ không tiên đóan được điều gì sẽ xảy ra sau đó. Vụ đòi đất dựavào sức mạnh quần của đám đông không đễ để cho nhà cầm quyền áp đảo
Trong khi đó nhà cầm quyền từ Trung ương đến địa phương dùng các phương tiện truyền thông, báo chí, đài phát thanh ra rả ngày đêm bôi bẩn, vu khống, các cấp lãnh đạo Thiên Chúa giáo. Đây là một chiến dịch tuyên truyền, bôi bẩn chỉ xảy ra ở các nước độc tài đảng trị.
Nhưng nhà nước không thể nào không giải quyết việc đất đai, tài sản của Giáo hội Thiên Chúa giáo mà bỏ qua tính cách lịch sử của những mảnh đất lâu đời ấy. Rõ ràng việc trấn áp bằng bạo lực pháp lý bị đưa ra tòa, bằng bôi nhọ trên báo chí truyền hình là chỉ có hại mà không có lợi. Cái hại ấy người viết bài này hình dung ra chẳng khác gì họ cầm cái ly pha lê đập nát xuống sàn đá hoa vậy. Nó vỡ ra rồi, nó đập tan mọi căn bản pháp luật như quyền tự do ngôn luận và quyền phản biện.
Những mảnh vỡ thủy tinh trở thành những mảnh sắc nhọn đối kháng của một đa số dân chúng đủ thành phần ở một bên và phía bên kia là chính quyễn cộng sản.
Những vụ Thái Hà và mới đây vụ Đồng Chiêm cũng như vụ Bát Nhã là nhừng vấn đề địa phương nay trở thành vấn đề đối đầu giữa tôn giáo và chính phủ mang tầm mức quốc gia và quốc tế nữa. Từ vấn đề nhỏ của địa phương biến thành một cao trào phản kháng là trách nhiệm của ai?
400 tăng ni ở Bát Nhã, những giáo dân ở chốn nhà quê nhà mùa như Đồng Chiêm chẳng những là những công dân tốt lành mà còn là những người có đời sống đạo hạnh tiêu biểu nếu không nói là những thành phần ưu hạng về phẩm chất đạo đức xã hội VN bây giờ.
Vậy mà đối xử với họ như thể họ là bọn côn dồ, đạo tặc đến nỗi phải đánh đập, xua đuổi, gây thương tích? Đồng thời dối trá, tránh trách nhiệm, vu cáo là do nội bộ Phật giáo tranh chấp với nhau.
Họ thừa biết họ nói dối mà vẫn cứ nói dối. Họ dẫm đạp lên dư luận. Họ mất ý thức về quyền tự do dân chủ nên mới hành xử như vậy.
Nhà báo Ngô Nhân Dụng phẫn nộ tố cáo, “đó là một chính quyền côn đồ.”
Thật vậy, chỉ nhìn hết phát ngôn viên Phan Thúy Thanh, Lê Dũng rồi bây giờ đến lượt nhìn cái miệng xinh đẹp của Nguyễn Phương Nga, nói dối leo lẻo trên đài truyền hình VN là tôi thấy “bức xúc” rồi. Cô nói dối như một cái loa, một cái máy nói. Đàn bà thiếu gì nghề làm danh giá, hái ra tiền đâu cần dùng cái miệng (nói dối) để nuôi thân? Tôi kiếm loanh quanh xem có cái gì có thể nhét vào cái miệng xinh đẹp của cô để cô im tiếng mà chưa kiếm ra được.
Phần chính quyền, cứ tiếp tục xử dụng quyền lực cứng rắn một cách không cần thiết thay vì tìm kiếm sự hòa giải, sự tin cẩn của người dân.
Hết Thái Hà này thì sẽ có Thái Hà khác, Đồng Chiêm khác.
Sự đàn áp thẳng tay đối với giới bất đồng chính kiến và các Bloggers
Kể từ 2006-2009, một số người trẻ bất đồng chính kiến, một số vốn lớn lên và trưởng thành trong chế độ XHCN nay đặt vấn đề quyền tự do tư tưởng đối với chính quyền cộng sản.
Điều đó chỉ ra rằng không phải chỉ có người Việt hải ngoại là thành phần “chống cộng” Chính những người trí thức trẻ đã tự nhận ra rằng chế độ độc đảng là điều không thể chấp nhận được. Vì thế, tính cách độc đảng của chính quyền cộng sản trở thành mục tiêu tranh đấu hàng đầu của các thành phần bất đồng chính, các nhà hoạt động chính trị và các bloggers. Họ chỉ trích chính quyền quyết định độc đoán trong vụ Beauxite, trong vấn đề nhân nhượng Tàu ở các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, vấn đề tham nhũng của quan chức nhà nước.
Vào năm 2009, ước tính có khoảng 30 người bất đồng chính kiến trong bọn họ bị bắt giam trong đó có 4 bloggers nổi tiếng. Và khi tôi đang ngồi viết những dòng này thì 4 người trong bọn họ đã nhận lãnh những án tù từ 5 năm đến 16 năm tù.
Đó là các người trẻ như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức.
Tin Reuters mới nhất từ Tp. HCM vào sáng thứ tư cho hay luật sư Lê Công Định, 41 tuổi bị kết án cũng với ba người khác là có mưu toan lật đổ chính phủ Ông nhìn nhận đã có liên lạc điện thư với những thành phần bất đồng với chính quyền cộng sản ở nước ngoài. Ông nhìn nhận rằng đảng dân chủ mà ông là thành viên chủ xướng đa nguyên chính trị và nhìn nhận đã vi phạm điều 79 của hiến pháp. Một điều luật mà nội dung rất mơ hồ đến độ muốn bắt tù bất cứ ai cũng có thể được.
Một nhà ngọai giao nói, “Đây là một phiên tòa vô dụng. Một phiên tòa chuột nhục nhã.”
Tại sao họ thẳng tay đối với những người bất đồng chính kiến một cách không khoan nhượng như vậy?
Họ làm như vậy, vì biết rằng đằng sau những thành phần trẻ này không có thế dựa của quần chúng. Hôm nay, không thấy một tờ báo nào của chính quyễn đăng tải những tin tức liên quan đến 4 người bất đồng chính kiến phải ra tòa. Họ ra tòa đơn độc đối chất với thế lực của bạo quyền khác hẳn 8 bị can trong vụ Thái Hà có hằng vài ngàn người đứng ngoài tòa án hỗ trợ họ.
Nam Nguyên, phóng viên RFA thì dư luận báo chí tại Việt Nam khá im lặng. Được phỏng vấn, ông Nguyễn Quốc Thái, trước 1975 là một sinh viên tranh đấu, nay là Tổng Thư Ký báo Doanh Nghiệp cho biết:
“Báo chí ở Việt Nam theo quy chế khác với các nước có báo chí tư nhân. Tất cả báo chí Việt Nam đều là của một cơ quan nào đó của nhà nước. (...) Cứ để phiên xử diễn biến như thế nào thì báo chí sẽ thông tin đúng diễn biến phiên tòa đó.”
Một nhà báo được giấu tên thì nói khác:
“Trong giao đoạn trước Đại Hội Đảng lần XI, bảo đảm an ninh xã hội chính trị là ưu tiên, mọi mầm mống dù chỉ nhỏ như móng chân con vi trùng cũng được giải quyết rốt ráo.”
Họ đưa ra những bản án nặng nề đối với các trí thức này nhằm cảnh cáo những đối tượng khác.
Dù gì đi nữa thì đây vẫn là những bản án dựng sẵn.
Một người bạn của Nguyễn Tiến Trung, cô Hoàng Lan phát biểu trên BBC về Cảm Nghĩ Trước phiên tòa:
“Họ là những gương mặt có thể nói là tiêu biểu cho ba thế hệ khác nhau, có những hy sinh và đóng góp cho đất nước cũng như đều mang khát vọng xây dựng một Việt Nam giàu mạnh.”
BBC, thứ ba, 19/1/1010
Phần chính quyền, cứ tiếp tục xử dụng quyền lực cứng rắn một cách không cần thiết thay vì tìm kiếm sự hòa giải, sự tin cẩn của người dân.
Một thể chế, một chính quyền mà được sự tín nhiệm của người dân thì đó là một tài nguyên vô giá. Nhưng nếu chẳng may, chính quyền ấy mất lòng dân thì chính quyền trở thành cai ngục cho một nhà tù rộng lớn, trở thành gông cùm xiềng xich cho toàn thể dân chúng.
Tiếc thay, chính quyền cộng sản hiện nay đã đánh mất cái tài nguyên vô giá ấy. Giới trẻ, sinh viên thờ ơ. Giới trí thức bất mãn phản biện. Giới nông dân, thợ thuyền ẩn nhẫn, chịu đựng. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chống đối. Ngay cả giới quân nhân và đảng viên cũng chán nản. Giới trí thức thiên tả hải ngoại có nhiều dấu hiệu đổi chiều thể hiện rõ nét trên các trang báo điện tử.
Chính quyền cộng sản hiện nay bị cô lập trở thành mục tiêu đối kháng của toàn thể dân chúng.
Phần đông dân chúng chán nản đến không thiết nói nữa. Chính người viết nhiều khi cũng rơi vào tâm trạng chán “không muốn nói nữa”.
Tinh thần ấy nói chung giống như hình ảnh tiêu biểu trong cuốn sách của bà Barbara Demick: Nothing to envy nói về 23 triệu dân đang sống khốn cực ở Bắc Hàn.
Nothing to envy! Cộng sản Việt Nam, nothing to envy.
Trong dài hạn, khủng bố, tra hỏi, trừng phạt, tù tội không phải là giải pháp tối ưu cho một nhà nước muốn ổn định. Thật ra sức mạnh nằm ở lẽ phải và sự thuyết phục chứ không nằm ở cái dùi cui cảnh sát. Joseph Nye, giáo sư đại học Harvard, người chủ trương chính sách Quyền lực mềm (Soft power) khẳng định rằng, “Chìa khóa sức mạnh mềm là lòng tin”.
Ông lấy ví dụ rất đơn giản, trên sàn nhảy. Một người đàn ông có thể nài ép một cô gái nhảy với mình, nhưng nếu ông làm thế nào để cô gái ưng thuận nhảy thì hay biết mấy.
Ông nói tiếp, “Sức mạnh mềm như một điệu nhảy, phải có đối tác.”
(Trích tóm lược: Thông điệp đọng lại từ chuyến thăm của Joseph Nye, Tuan Viet Nam. Net. Joseph Nye, tác giả cuốn The means to success in world politics, 2005)
Chân lý đơn giản như thế mà mấy ai hiểu và áp dụng được. Nguyễn Tấn Dũng không học được. Chính quyền cộng sản không học được. Lời nhắn nhủ của Josph Nye trở thành vô ích.
Khi xử dúng bạo lực một cách không chính đáng thì tự nó chính quyền mất chính nghĩa.
Bạo lực, đàn áp bằng “luật rừng” đẩy dân chúng vào thế thụ động, tiêu cực bất hợp tác. Bài học tiêu cực ấy đã được Đào Duy Anh trích dẫn lại trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú như sau, “Như nhà nước đòi sơn thì dân chặt cây đi, nhà nước đòi vải lụa thì dân phá khung dệt, đòi gỗ thì dân quẳng búa rìu, đòi tôm cá thì dân xé lưới.”
Phản ứng tiêu cực ấy nay là “sự phá rào”.
Phá rào đạo đức, phá rối trật tự học đường, phá rối trật tự xã hội trong tình thần “Sống chết mặc bay”.
Nhà nước bất lực, tìm cách siết chặt hơn nữa. Cánh bảo thủ trong Đảng sẽ thắng thế.
Hiện nay, Nguyễn Tấn Dũng vừa đưa ra một lô biện pháp trấn áp bạo lực nhằm kiểm soát báo chí và doanh nghiệp sau đây:
‒ Việt Nam phải có một tập đoàn truyền thông mạnh: Mạnh có nghĩa là cùng với Ban Tuyên Giáo Trung Ương lãnh đạo, quản lý báo chí thật tốt”.Tốt, có ngià là“những thông tin không có lợi cho đất nước, cho dân tộc thì không đưa” .. Đây là cái giây thòng lọng thắt cổ truyền thông, báo chí.
‒ Lập tổ chức đảng cho các doanh nghiệp tư nhân. Theo Trần Lưu Hải, phó tổ chức Trung ương nói: “Đó là liều thuốc tốt cho doanh nghiệp.” Đây là sự xen lấn vào nội bộ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều chủ doanh nghiệp nước ngoài nói thẳng rằng khi vào đầu tư ở tỉnh, họ chỉ biết có Ban quản lý KCX-KCN, trong giấy phép đầu tư không có điều khoản nào quy định về việc này. Trong tương lai, vốn đầu tư ngoại quốc sẽ chậm lại vì sự có mặt của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp.
Theo như phân tích trên thì chính quyền cộng sản VN hiện nay mất tính cách chính đảng chính trị của một chính quyền được lòng dân rồi.
Họ phải rút lui, nhường chỗ cho một chính quyền mới, một chính quyền mà theo báo chí Ba Lan gọi là, “Viet Nam trở thành Ba Lan của Châu Á.”
Bao giờ Việt Nam phía trước là bầu trời cho Việt Nam vươn lên? Vài thập niên trước Trần Dần cũng đã hy vọng như thế, “Tôi khóc những chân trời không có người bay, lại khóc những người bay không có chân trời.”
Tiếng khóc thứ nhất của Trần Dần, xin dành cho Đảng Cộng sản VN hiện nay và tiếng khóc thứ hai xin dành cho bất cứ ai từ những sinh viên đến dân nghèo của VN .
© DCVOnline
No comments:
Post a Comment