Friday, January 29, 2010

CÁC ANH BẠN CỐ TRI CỘNG SẢN

Các anh bạn cố tri cộng sản
Greg Rushford
Đăng ngày 29/01/2010 lúc 02:40:32 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4546
Trước khi công an đến gõ cửa nhà họ năm ngoái, các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức tiêu biểu cho thế hệ chuyên gia mới ưu tú nhất và sáng giá nhất của Việt Nam. Ông Định , 41 tuổi, một luật sư tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ thuộc thành phần ưu tú trong giới công pháp Việt Nam ở hạng tuổi 30; ông là một thành viên tích cực trong Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (American Chamber of Commerce) tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối với những người ái mộ ông Định trong cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ, ông hiện thân cho tiến bộ của Việt Nam trên con đường tiến đến nhà nước pháp quyền. Ông Long và ông Thức, những người bạn của ông Định, là những doanh nhân trẻ trong ngành Internet đóng một vài trò quan trọng trong thập niên vừa qua trong việc phát triển ngành Kỹ Thuật Tin Học đang lên của Việt Nam. Họ nỗ lực sự dụng kỹ thuật nhằm giúp dân Việt Nam liên lạc với nhau một cách dễ dàng và tự do qua điện thoại và máy vi tính, cho dù họ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Ông Long và ông Thức cũng có những mối liên lạc tốt với cộng đồng kinh doanh công nghệ cao, nhất là những đối tác nằm trong hệ thống quyền lực Hoa Kỳ của Silicon Valley, của Cisco Systems (cũng là một thành viên nổi bật của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ). Sự nghiệp của ba anh bạn Việt Nam chứng tỏ họ cùng chia sẻ một lòng tin là đất nước nghèo nàn của họ có thể trở thành một xã hội trong đó doanh nhân có thể thi thố tài năng.

Trong tiến trình canh tân đất nước, ông Định, ông Long và ông Thức cũng không che giấu niềm tin của họ là quyền lợi tối hậu của Việt Nam nằm trong việc phát triển dân chủ tự do đa đảng. Họ trông chờ ngày các công dân Việt Nam, giống như những đối tác ở những xã hội tân tiến khác nơi mà nhà nước pháp quyền được thượng tôn, sẽ hưởng được tự do ngôn luận và tự do hội họp, một điều mà đảng Cộng Sản cầm quyền hiện nay từ chối. Lẽ cố nhiên, Bộ Chính Trị - do cánh cứng rắn thống ngự, đang thi nhau chạy nước rút để tìm vị thế vì đại hội đảng đã gần kề - không muốn nghe những điều này. Ngày 20 Tháng Giêng, sau một màn xử án cổ điển cộng sản tại thành phố Hồ Chí Minh (nhưng vẫn biết đến nhiều với tên Saigon), ba nhà đấu tranh ôn hoà kêu gọi dân chủ lãnh nhận những án tù nghiệt ngã. Ông Thức, nay 43 tuổi, bị án 16 năm tù, có lẽ bị trừng phạt vì đã cực lực phản đối không cho mình là phạm pháp. Theo bản dịch của ban Việt ngữ đài BBC, ông Thức tố cáo «lời nhận tội» của ông là do sự cưỡng ép trong lúc bị «hành hạ thể xác», nhưng toà án không màng để ý đến lời tố cáo này. Ông Long , 42 tuổi, bị án 5 năm tù vì tội đồng loã. Ông Định – giống như các bạn của ông có thể bị án tử hình – cũng được giảm án thành 5 năm tù ở. Các quan toà hình như muốn tỏ ra độ lượng vì ông Định nhận tôi là đã bị tiêm nhiễm ý tưởng tự do của phương Tây trong khi du học ở ngoại quốc, và với tư cách một luật sư bây giời ông đã nhận việc kêu gọi dân chủ đa đảng đã vi phạm luật pháp của Việt Nam.

Vì ý tưởng này xem ra gây cấn, nên phản ứng đối với những tuyến án này vừa nhanh chóng vừa gay gắt. Đại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak phản đối ngày 21 Tháng Giêng cho rằng «những kết án này đi ngược lại với Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế và cũng đặt vấn đề nghiêm trọng về việc Việt Nam có thực sự thi hành cải cách nhà nước pháp quyền không». Các trưởng phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội đã ra một thông cáo chung tuyên bố phiên toà và những bản án là “một bước lùi lớn và đáng tiếc của Việt Nam”. Các đại sứ của Liên Hiệp Châu Âu ghi nhận những bản án “không phù hợp với quyền căn bản của tất cả mọi người là có ý kiến và phát biểu một cách ôn hoà và tự do, chiếu theo Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế và Điều 19 của Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, trong đó Việt Nam là một thành viên”. Các tổ chức có uy tín như Human Rights Watch và Amnesty International cũng lên tiếng bày tỏ mối lo ngại về những bản án bất công này.

Nhưng những người bạn trước đây của ông Định, ông Long và ông Thức trong cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ tỏ ra kín miệng một cách lạ thường. Các cấp lãnh đạo của các chi nhánh Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhất quyết từ chối phát biểu về bất cứ mối ưu tư nào – ngay cả tâm sự không chính thức ghi chép – về số phận của những đồng nghiệp cũ đáng quý này. Đây không phải là một ngẫu nhiên, nhưng là một thái độ có tính toán kỹ lưỡng. Các cấp lãnh đạo của AmCham đã từ chối trong sáu tháng vừa qua bình luận về việc đàn áp những người đối lập của chính phủ Việt Nam hiện nay (muốn biết thêm chi tiết xem: «An Inconvenient Man», The Rushford Report, 21/09/ 2009). Trong một điện thư tuần qua, tôi hỏi ông giám đốc điều hành chi nhánh AmCham tại thành phố Hồ Chí Minh có quan tâm đến cảm nghĩ không thể tránh khỏi là ông và các bạn đồng nghiệp của ông đang cho thấy ưu tiên hàng đầu của công đồng kinh doanh Hoa Kỳ là sự ổn định chính trị theo phong cách của Bộ Chính Trị. Ông Herb Cochran nói rằng sẽ tham khảo một lần nữa với ban quản trị, và đồng thời liên lạc với chi nhánh AmCham ở Hà Nội. Rốt cuộc không một chi nhánh nào cảm thấy cần thiết phải bác bỏ cảm tưởng này, ngay cả trong lúc trò chuyện riêng tư. Kết luận đương nhiên là tín hiệu mà cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ tại Việt Nam gởi đến cấp lãnh đạo Việt Nam là cố tình. Việc đàn áp các thành phần đối lập được sự ủng hộ ngầm của tập đoàn kinh doanh Hoa Kỳ.

Lời giải thích thoạt nhìn có vẻ đơn giản. Các công ty như Exxon Mobil, Citi, Emerson Electric và Chevron nằm trong ban quản trị của AmCham ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không có tên trong danh sách những kẻ đau khổ. Nhưng đối với những ai còn quan tâm đến đường hướng kinh tế hiện nay của Việt Nam và làm thế nào để cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ thích nghi với nó, có rất nhiều điều cần phải nói. Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ đã triển khai những mối liên hệ gắn bó với nhà cầm quyền cộng sản hiện nay và những xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan chính quyền (thối nát) mà họ kiểm soát. Mối liên hệ này sâu đậm đến độ người Hoa Kỳ nay đã thấy quyền lợi kinh tế hỗ tương với các cấp lãnh đạo Việt Nam nhất thiết phải đi song song. Phương hướng kinh tế Việt Nam đang đi, mặc dù chúng ta không chia sẻ quan điểm bài bác hợp doanh của đạo diễn Michael Moore để cảm nhận sự cấu kết đáng lo ngại của kinh tế và chính trị. Quý vị có thể gọi đó chủ nghĩa cộng sản cánh hẩu.

Dưới đây là tiến trình sự việc.

Trong cuộc chiến với Việt Nam vào thời gian từ những thập niên 1950 cho đến khi các lực lựợng quyết tâm của Hồ Chí Minh đạt thắng lợi năm 1975, người Hoa Kỳ trước tiên đến vời lòng tin họ là những chiến sĩ lý tưởng chống lại chủ nghĩa cộng sản. Lúc bấy giờ cả thế giới đều thấy, người Hoa Kỳ càng lúc càng sa lầy tại một nước mà họ không hiểu rõ, cho đến khi họ chết cứng nhìn tham cảnh thiệt hại sinh mạng ở cả hai bên. Những năm gần đây khi các cấp lãnh đạo Việt Nam (đáng biểu dương) bắt đầu cởi mở nền kinh tế, cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ tự nhận là những nhà cải cách kinh tế, hăm hở đến để cứu vớt nền kinh tế lụn bại Mác-xít Lê-nin-nít. Sự thật có như thế thật. Nhưng lần hồi, trong hơn mười năm vừa qua, các tập đoàn này hình như gia tăng hợp tác chặt chẽ với các ông bạn cũ cộng sản hiện vẫn nắm quyền lực kinh tế trong tay họ. Ngày nay, những cải cách kinh tế quan trọng mà Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam chủ trương lại chính là những cải cách ảnh hưởng trực tiếp đến đường hướng của những công ty hợp doanh của chính họ. Đối với các nhà đấu tranh dân chủ như ông Định, ông Long và ông Thức, Phòng Thương Mại Hoa Kỳ AmCham hình như chia sẻ quan điểm với Bộ Chính Trị: họ là những người quấy rối ngăn chặn lối đi của họ.
*

Tường trình trước Uỷ Ban Định Hướng và Phương Tiện của Hạ Viện Hoa Kỳ (US House Ways and Means Committee) ngày 17 tháng 6 năm 1999, ông Craig Craft, thành viên ban quản trị của AmCham tại Hà Nội đã phát biểu với những lời lẽ đầy lý tưởng. Đây là lúc cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ đang tạo áp lực trên lưỡng viện quốc hội để phê chuẩn việc khai triển mối liện hệ thương mại song phương với Việt Nam, và việc này đã thúc đẩy việc gia nhập của quốc gia Đông Nam Á này vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) vào năm 2007. “Thêm vào việc tiếp tục khai thác những cơ hội thương mại, chúng đều quan tâm đến việc xiển dương nhân quyền và tự do dân chủ khắp thế giới”. Ông Craft nói với các nhà luật pháp: “Tiến trình phát triển kinh tế là một điềm tốt báo trước cho sự cởi trói chính trị tại Việt Nam”.
Hiện nay ông Craft vẫn hoạt động tại Việt Nam, và vẫn còn nằm trong danh sách thành viên của AmCham. Ông vẫn bày tỏ tinh thần lý tưởng của ông và đang tìm quảng cáo cho một tổ chức từ thiện ông đã sang lập để khuyến khích dân lái xe gắn máy Việt Nam đội nón an toàn. Nhưng con người đầy lý tưởng như ông Craft đã không trả lời câu hỏi của ký giả một tháng trước đây muốn biết ông vẫn còn giữ vừng lập trường của ông ở Lưỡng Viện cách đây 11 năm, cho rằng Việt Nam chấp nhận thêm những tự do cho nhân dân hay không. Kể cả những cấp lãnh đạo của AmCham hiện nay cũng không muốn đề cập đến vấn đề này.
Ông Tom Sieber, chủ tịch của chi nhánh AmCham tại thành phố Hồ Chí Minh, đã viết ngày 3 tháng 11 năm 2009 một E-mail nói rằng tổ chức của ông là một tổ chức “phi chính trị”. “Chúng tôi sẽ giới hạn những lời bình luận và lời nhắn nhủ trong những vấn đề liên quan trực tiếp với thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”. Khi tôi hỏi ông Siebert ông có lời khuyên nào cho những ai ở trong Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn còn ngần ngại không muốn giao thương và đặt vấn đề tiến trình cởi trói chính trị lý ra đến nay đang được thực hiện, ông từ chối không trả lời.
*

Các vị lãnh đạo kỳ cựu khác của AmCham cũng không muốn nói đến vấn đề thượng tôn pháp luật nữa, kể cả vấn đề của ông Định. Ông Fred Burke, đồng quản trị viên văn phòng Baker &McKenzie tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ tịch uỷ ban luật pháp của AmCham, trong đó ông Định là một thành viện cho đến khi ông bị bắt cuối tháng 6 vừa qua. Tôi hỏi: Có phải ông Định là bạn của ông không? Ông không trả lời.
Danh sách khách hàng của ông Burke cho biết lý do im lặng của ông. Các quản trị viên Banker &McKenzie tại Việt Nam đại diện cho các chủ nợ ngoại quốc quan trọng và các chủ nợ cần sự chấp thuận của chính quyền để hoạt động, trong đó có Citibank và Japan Bank for International Cooperation (Ngân Hàng Nhật Bổn Hợp Tác Quốc Tế). Tài liệu quảng cáo của Baker&McKenzie nói rằng khách hàng của công ty này tại Việt Nam đại diện cho các “khách hàng ngoại quốc trong những giao dịch đầu tư nội địa, ví dụ như việc RHB Investment Bank (Ngân Hàng Đầu Tư RHB) thu mua 49% cổ phần chứng khoán Việt Nam”. Một giao dịch khác mà ông Burke thực hiện liên quan đến việc thu thập cho Asian Coast Development “giấy phép xây cất một tập hợp khách sạn, chẳng hạn như một Casino ở Hồ Tràm, trị giá 4 tỉ mỹ kim”. Ông Burke cũng đang thương lượng việc tài trợ cho “một nhà máy lọc dầu hoả đầu tiên của Việt Nam, thay mặt cho BNP Paribas cho vay 300 triệu mỹ kim để xây dựng dự án nhà máy”. Ông Burke cũng giúp “một công ty sản xuất bia ngoại quốc thu mua cổ phần trị giá 24 triệu mỹ kim của Tập Đoàn Vietnam’s Saigon Beer Alcohlol Beverage Corporation”.
Vì những hoạt động của ông Burke dường như tuỳ thuộc quá nặng nề vào chính quyền để ông không giám phiền hà đến các cơ quan của chính quyền Việt Nam, tôi hỏi ông trong một e-mail có lẽ nên thành thực chấp nhận rằng điều này giải thích sự miễn cưỡng của ông không muốn đề cập đến tên của ông Định. Ông từ chối trả lời câu hỏi của tôi.
*

Ông Burke, theo những tài liệu báo chí tìm thấy trên mạng Internet, cũng đã từng đóng một vai trò trong công nghệ cao cấp của Việt Nam. Tháng 12 năm 2004, ông Burke tham gia cùng với các đại diện của Cisco Systems và các viên chức cao cấp của AmCham một hội nghị do HoChiMinh Computer Association đỡ đầu để đề cao kinh doanh và những khía cạnh tư pháp trong việc phát triển kỹ thuật thông tin của Việt nam. Ông Duy Thức, nay đã bị kết án, cũng có mặt trong ban quản trị để trình bày vấn đề hệ thống dữ liệu cùng với ông Amy Võ, một quản trị viện phụ trách về thương mại của Cisco Systems. Tất cả những ai tham dự hội nghị này là đại biểu của giới ưu tú công nghiệp cao cấp của Việt Nam.
Phát ngôn nhân của Cisco, Ông John Chambers từ chối không bình luận gì về mối liên hệ doanh nghiệp với ông Thức và ông Lê Thăng Long. Tuy nhiên mặc dù những dữ liệu công khai chưa đầy đủ, rõ ràng hai doanh nhân Việt Nam này có mối liên hệ mật thiết với Cisco và cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ.
CNN.com báo cáo từ Hà Nội vào ngày 30 tháng 3 năm 2001cho biết Vietnam’s Electronics and Information Systems (được biết dưới tên tắt là EIS) dự tính gia nhập thị trường chứng khoán mới thành lập của thành phố Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ chỉ có năm công ty. Tổng Giám Đốc của EIS lúc bấy giờ là ông Lê Thăng Long đã có nói với ký giả rằng công ty của ông đa được thành lập năm 1993 và trở thành một công ty phát hành chứng khoán năm 2000. Theo bản tin của CNN, “Ông Long nói EIS đã thiết lập một mối liên hệ lâu bền với công ty mạng lưới Cisco Systems và thiết lập doanh bàn tại Thái Lan và Tân Gia Ba trong kế hoạch khai triển hoạt động sang đến tận Hoa Kỳ”.
Ngày 31 tháng 8 năm 2001, công ty Cisco Systems ra một bản thông cáo báo chí trình bày mối liên hệ của họ với ông Thức và ông Long của công ty EIS. Theo bản thông cáo này, EIS và Cisco đang hợp tác để thiết lập một tổ hợp “Saigon Software Park” với thiết bị của Cisco. Bản thông cáo công nhận EIS là “một trong những đối tác hàng đầu của Cisco” và nói rằng công ty Việt Nam này “là một đơn vị hợp nhất thiết yếu cho hệ thống SSP”. Ông Trần Huỳnh Duy Thức, lúc đó là chủ tịch và tổng giám đốc của công ty EIS, có lên tiếng trong bản thông báo này, rằng “EIS rất hãnh diện là đơn vị hợp nhất dẫn đầu cho dự án. Với kỹ năng chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên viên EIS và kỹ thuật công nghệ hàng đầu của Cisco. Cơ Cấu SSP sẽ được trải rộng trong một thời gian kỷ lục”.
Mối quan hệ giữa Cisco và EIS tiếp tục ít ra cho đến năm 2006, theo tài liệu chính thức công bố. Một phát ngôn nhân của thị trường chứng khoán Saigon cho biết công ty EIS chưa hề có tên trong danh sách của thị trường, vì những lý do không được giải thích trên văn bản chính thức.
*

Tổ hợp gần đây nhất mà ông Long và ông Thức tham dự có liên quan đến một công ty điện thoại Internet có tru sở ở Tân Gia Ba mà họ thành lập mang tên là One Connection Internet. Công ty quảng cáo điện thoại trực tuyến này, theo báo cáo 2008 của VietNamNet Bridge, chú ý đến khách hàng tại Việt Nam. Chúng ta dễ dàng hình dung mối lo ngại của chính quyền Việt Nam đối với công ty này vì Việt Nam cũng như đối tác của họ ở Trung Hoa quyết tâm kiểm soát mối giây liên lạc giữa những công dân với nhau.
Năm ngoái Bộ Thông Tin và Truyền Thông của thành phố Hồ Chí Minh thông báo là họ đã đóng cửa công ty OCI vì đã cung cấp những dịch vụ dịch điện thoại qua Internet từ Singapore và các nước khác đến Việt Nam không có giấy phép. Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam thông báo là các quan chức rất khó chịu vì “các khách hàng dùng máy điện thoại di động và mấy điện thoại cố định đăng ký tại Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu dùng thẻ để gọi điện thoại qua đường dây Internet đến Việt Nam và thiết kế máy tính tiền tại Việt Nam”. Họ nói tiếp: “Những liên lạc từ ngoại quốc được chuyển qua máy điện toán nối kết qua cổng thông tin (gateway) ở Tân Gia Ba, nơi đây điện đàm được xác nhận trước khi chuyển đến khách ghi danh tại Việt Nam”.
Trong khi phần lớn các nhà quan sát hết lời ca ngợi những tổ hợp kinh doanh có mục đích cho phép nhân dân Việt Nam liên lạc với nhau một cách tự do, nhưng đối với chính quyền Việt Nam, đường lối kinh doanh của ông Thức và ông Long xem ra ”bất hợp pháp”. Đấu năm nay, không bao lâu trước khi ông Long và ông Thức bị bắt, các thiết bị của OCI đều bị tịch thu.
Năm nay, chính quyền Việt Nam đã gia tăng nỗ lực kiểm soát phương thức liên lạc của người dân trên Internet, biện pháp gần đây nhất là ngăn chặn một site mạng xã hội có trụ sở ở Hoa Kỳ: Facebook.
Còn về phần Cisco Systems, có nhiều bài báo đề cập rằng công ty này đã giúp chính quyền Trung Hoa áp đặt Tưởng Lửa Trường Thành; công ty này đã bác bỏ những cáo buộc này. Cho đến này người ta không rõ các chuyên viên của Cisco có hợp tác với chính quyền Việt Nam trong những nỗ lực này hay không. Tuy nhiên cộng đồng bảo vệ nhân quyền cũng tỏ mối nghi ngờ về việc này (chúng ta hãy chờ xem).
*

Để biết rõ chủ nghĩa cộng sản bạn bè làm việc thế nào trong tình huống kinh tế Việt Nam hiện nay, quý vị hãy đọc báo cáo của ông Bill Hayton trên bán nguyệt san
Foreign Policy ngày 21 Tháng Giêng. Ông Hayton là một cựu phóng viên có uy tín của BBC tại Hà Nội và uỷ nhiệm thư báo chí của ông không được chính quyền Việt Nam tái hạn vì hình như ông viết quá nhiều bài không chiều theo đường hướng của đảng CSVN.
Trong bản báo cáo của ông trong Foreign Policy, ông Hayton kể những ví dụ làm cách nào Đảng Cộng Sản, mặc dù có luồng sóng tài nguyên mới bơm vào, vẫn chi phối những khu vực công cộng và tư nhân tại Việt Nam. Ông lưu ý “đa số” các kinh doanh trông ra có vẻ thuộc tư nhân “thực ra là những xí nghiệp trước đây là quốc doanh hoặc vẫn còn phần vốn của chính phủ, và phần lớn vẫn được các đảng viên quản lý”. Ông Hayton viết tiếp: “Phần lớn các người điều khiển ở chóp bu đầu não của khu vực tư nhân là người được đảng bổ nhiệm, gia đình của họ hoặc bàn bè của họ. Giới lãnh đạo đảng cộng sản đã biến chủ nghĩa tư bản của Việt Nam thành kinh doanh gia đình”.
Để minh hoạ phương thức kinh doanh gia đình của họ, ông Hayton đề cập đến một lễ cưới năm 2008 tại Saigon tại một khách sạn xa hoa mà các cựu chiến binh Việt Nam sẽ nhớ đời, khách sạn Caravelle. Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc công ty IDG Venture Vietnam, một công ty đầu tư, đã cưới một cô gái 27 tuổi tên Nguyễn Thanh Phương – con gái của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Hayton ghi nhận: “Người đàn ông mà cô lấy là một công dân Hoa Kỳ, con trai của một gia đình đã trốn chạy Việt Nam năm 1975 để tránh nạn cộng sản – nay trở về để cưới hỏi con gái của một trong những đảng viên cộng sản”.
Công ty IDG Ventures của ông Nguyễn Bảo Hoàng hiện nay là thành viện của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Bà Virginia Foote, một thành viện của ban quản trị AmCham, cũng đã nuôi dưỡng tình cảm với ông Thủ Tướng, bố vợ của ông Nguyễn Bảo Hoàng. Trang nhà của Foote’s Vietnam Partners, một ngân hàng đầu tư, trưng bày hình ảnh của bà Foote với ông Nguyễn Tấn Dũng, ảnh được chụp vào lúc bà và các người hợp tác trong Vietnam Partners gặp gỡ ông Thủ Tướng tại Hà Nội ngày 1 tháng 6 năm 2007.
“Ban quản trị Tổ hợp Vietnam Partners đặt trụ sở ở Hoa Kỳ cam kết đầu tư vào Việt nam và nhờ chính phủ Việt Nam san bằng con đường để giúp đỡ thực hiện kế hoạch của họ trong lúc họp mặt”. Trang nhà của Vietnam Partners còn đề cập: “Trong cuộc họp, chủ tịch tổ hợp, bà Virginia B. Foote, nói bà sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đẩy mạnh mối liên hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trên những lãnh vực, thêm vào việc đẩy mạnh đầu tư của công ty của bà vào thị trường Đông Nam Á”.
Website của Vietnam Partners còn thêm câu nói sau đây về việc ông Thủ Tướng trả lời khi bà Foote xin ông giúp đỡ để “san bằng con đường” cho Vietnam Partners. “Để đáp lại, Thủ Tướng Dũng đánh giá cao sáng kiến đầu tư của công ty Vietnam Partners và mong mỏi ban điều hành của công ty làm việc với các cơ quan liên hệ và chính quyền địa phương để khởi sự những dự án mà họ mong muốn càng sớm càng tốt”. Tại các nước kém mở mang như Việt Nam, quý vị có thể đem những lời tán thành như vậy đến ngân hàng (quốc doanh) nổi tiếng để làm việc.
Bà Foote từ chối không muốn bình luận. (Năm ngoái khi tôi viết cho bà là công ty luật của ông Định có ghi Vietnam Partners vào danh sách khác hàng, bà Foote nói bà không nhờ điều này). Thành ra dưới con mắt của những cấp lãnh đạo trong cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ, việc bày tỏ cảm tình với những người như ông Lê Công Định, ông Lê Thăng Long và ông Trần Huỳnh Duy Thức, ngay cả tâm sự riêng tư, có thể đe doạ mối liên hệ kinh doanh béo bở với chính quyền Việt Nam. Ít ra quý vị không thể nào gọi ba tù nhân này là những “anh bạn cố trí cộng sản”.

Greg Rushford
Nguồn:
“Crony Commies”. The Rushford Report 2009 (25/1/2010)
Nguyễn Gia Thưởng dịch

© Thông Luận 2010


No comments: